Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Những cánh hoa xuân tuyệt vời

Nguyên Thạch - Tặng Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho sự kiên trì chịu đựng trong cuộc đấu tranh.

Tôi muốn viết về những cây hoa lạ
Trổ nhánh đơm bông trên vùng đất khô cằn
Trên một Quê Hương khó khăn nối tiếp vạn khó khăn
Nhưng những cánh hoa vẫn căng đầy hương sắc.

Hoa vẫn nở dẫu dưới gót giầy bọn giặc
Vẫn vươn lên dẫu dường tắt ngõ cùng
Dẫu nắng thiêu, dẫu nghiệt ngã, tàn hung...
Hoa vẫn đượm và hòa cùng đất nước.

Hoa vẫn tươi thắm cho đời, dẫu cuộc đời xuôi ngược 
Vẫn ươm niềm mơ... mai đất nước ngàn xanh
Hoa vẫn kết trên vai các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành
Lời cương quyết trên con đường đấu tranh cho dân tộc
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Gian hùng gặp anh hùng

Lời người dịch: Trước đây tôi có dịch bài về cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đăng trên trang mạng Dân Làm Báo dưới tựa đề "Cuộc gặp lịch sử" của tác giả Francis X. Winters. Hôm nay tôi dịch bài báo mà có lẽ là bài báo đầu tiên nói về cuộc gặp này và qua đấy giúp độc giả hiểu thêm phần nào bối cảnh và chi tiết về sự kiện. Tôi chân thành cảm ơn Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã gởi cho tôi tài liệu đặc biệt này.

Trần Quốc Việt dịch

Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến và theo sau hậu quả của cuộc chiến, người Nhật, người Pháp và phe cộng sản của Hồ Chí Minh tất cả đều đánh lẫn nhau vì Đông Dương; tất cả họ đều muốn đạt được sự ủng hộ của Diệm người Quốc Gia nhưng ông từ chối tất cả bọn họ vì chẳng ai trong họ ủng hộ "nền độc lập thực sự."
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt



VOA - Nói về đất Quảng Ngãi là đang nói đến một vùng đất có nhiều mộ gió để tưởng nhớ các ngư dân đã bỏ mình trên biển và cũng nói về một làng chài mà ở đó, đời sống ngư dân chưa bao giờ bình yên.

Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thậm chí xả súng thì làng chài Sa Kỳ, đặc biệt là ngư dân xã Bình Châu lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của nước khác.

Hầu hết các gia đình có người bị bắt đều ngại tiếp xúc với người lạ và đóng cửa khi có ai đó bước vào xóm.

Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy rủi ro.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Chung quanh đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất

Hành lang phía trước sân bay Tân Sơn Nhất. RFA photo
RFA - Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo “sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất.” Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.

Sân golf ráo, sân bay ngập

Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Thêm một nạn nhân chết chỉ sau 1 đêm ở đồn công an

Danlambao - Ông Ngô Chí Tâm (SN 1977, ngụ đường số 13, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức) được công an đến nhà để yêu cầu về trụ sở Công an P. Tam Bình, Q. Thủ Đức để làm việc. Sáng hôm sau, gia đình được công an thông báo nạn nhân đã tử vong.

Trao đổi với CTV Danlambao, em Ngô Từ Cẩm Tú - con gái của nạn nhân cho biết, khoảng 20h tối ngày 13/6, khi ba em đang ở nhà, phụ mẹ giặt quần áo thì có công an phường Tam Bình đến mời lên Trụ sở Công an phường làm việc. Công an mời nhưng chẳng có giấy mời hay bất cứ lệnh gì cả.

Đến khoảng 7h30 phút sáng ngày 14/6/2017 thì gia đình được công an xuống mời lên phường. Tại đây, công an thông báo cho biết ba em đã chết.

Phía công an nói rằng ba em “thắt cổ tự tử bằng giây thun luồn quần”. Và lúc đó ở trụ sở công an “không có ai trực nên không phát hiện kịp thời”.

Khi gia đình đến thì xác ba em đã bị công an đưa xuống bệnh viện An Bình (quận 5). Tại hiện trường không có gì cả.

Tại nhà xác bệnh viện thì trên thi thể ba em “mặt mày bị sưng và 2 mắt màu đỏ”.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Dân làng Đồng Tâm ‘rất phẫn nộ’

Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay, cúi đầu nhiều lần hướng về phía nhiều người dân đứng xem.




VOA - Người dân Đồng Tâm nói lãnh đạo “lật lọng” trong khi vị “thủ lĩnh tinh thần” đang “bực bội”, sau khi chính quyền Hà Nội ra quyết định “khởi tố hình sự” trong vụ bắt giữ cảnh sát cơ động.

Người thân của ông Lê Đình Kình, nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm, hôm 14/6 cho biết rằng ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong đó nhà lãnh đạo này được cho là đã nói rằng “không có con dấu của chính quyền” trên tờ cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự” mà ông Chung đã ký vào hồi tháng Tư.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

“Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước”

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Courtesy of Zing News
Hòa Ái - Dư luận phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định vừa ban hành vào hôm 13/6 của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự “bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản” ở xã Đồng Tâm.

Ông Nguyễn Đức Chung: “Phản trắc và lật lọng”

Hình ảnh người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chọn giải pháp cuối cùng buộc phải bắt giữ 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động hồi trung tuần tháng 4 để yêu cầu được đối thoại với chính quyền thành phố Hà Nội về những khuất tất trong vụ tranh chấp đất đai giữa giữa họ với chính quyền địa phương còn chưa phai nhòa.

Bút tích cam kết của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, với người dân xã Đồng Tâm sẽ thanh tra khu đất tranh chấp trong vòng 45 ngày và sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân ở đây vẫn chưa ráo mực…Thế nhưng, ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là người bội ước.
Những lời lập luận và lý luận ông đưa ra để bào chữa cho việc ông tiếp tục khởi tố là chuyện rất vô lý, mình dùng từ ngữ nặng nề là ‘phản trắc và lật lọng với người dân’-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung
Đó là ý kiến của rất nhiều cư dân mạng chia sẻ khi Công an Hà Nội vào ngày 13 tháng 6 ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

“Biệt phủ" rộng 1,3 ha của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái: Khác nào cung vua, phủ chúa ngày xưa!

Khu "biệt phủ" của gia đình giám đốc sở. Ảnh: Báo Thương hiệu và công luận.
Định An - Những ngày qua truyền thông, báo chí, dư luận bàn tán nhiều về thông tin "Biệt phủ" rộng 1,3 ha của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái được đăng tải trên báo đời sống Việt Nam - ông Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Có lẽ từ trước đến nay, với “hàm” giám đốc Sở, cơ ngơi của ông Phạm Sĩ Quý phải xếp vào dạng “kinh khủng” nhất. Bởi vì, nó không phải là biệt thự, dinh thự vài trăm mét vuông như những quan chức khác mà là “biệt phủ” trong khuôn viên rộng 1,3ha: Tọa lạc ở một vị trí đắc địa tại TP. Yên Bái, gồm một ngôi biệt thự thiết kế kiểu giật tam cấp, lưng tựa đồi, nhìn ra hồ nước. Bên cạnh đó là khu nhà sàn rộng chừng 60 m2. Trước mặt “biệt phủ”, có hồ nước chiếm phần lớn diện tích khuôn viên phía trước. Xung quanh hồ nước, có thiết kế phần động đá, trồng cây, hoa, khu nuôi gà cảnh…

Nói thật, thời phong kiến, trừ cung vua, phủ chúa ra thì đến quan nhất phẩm như là thừa tướng, thượng thư cũng không bao giờ có dinh cơ như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Đối thoại là văn minh, độc thoại là đáng khinh

Nguyễn Tiến Trung - Ngày 18/5 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã tuyên bố rằng đảng cộng sản “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận” đã gây chú ý trong người dân và nhất là tầng lớp trí thức.

Đảng cộng sản “không sợ đối thoại”?

Khi ông Thưởng phải khẳng định “không sợ” tức là để phủ định ý kiến trong dân chúng là đảng cộng sản rất sợ đối thoại. Thế thì tại sao lại có dư luận như vậy, dù rằng đảng cộng sản đang cầm quyền, muốn bắt ai thì bắt?

Ngược lại lịch sử, ngay từ năm 1958, đảng Lao Động, tên trước đây của đảng cộng sản, trong vụ án Nhân văn Giai phẩm, đã phải đàn áp các nhân sỹ trí thức dám nêu các ý kiến phản biện lại đường lối của đảng. Ngay từ thời điểm đó, giới lãnh đạo của đảng cộng sản đã biết rõ không thể biện minh được cho các chính sách của đảng, nhất là chính sách độc quyền chính trị, nếu tất cả được đem ra thảo luận công khai.

Việc ông Thưởng cho biết Ban bí thư đang thông qua vấn đề trao đổi, đối thoại cho thấy trên đất nước Việt Nam này, đến giờ phút này, người dân vẫn không thể trao đổi thẳng thắn với nhau và với đảng cầm quyền trên nền tảng một nền báo chí tự do. Cũng có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, vì như Hồ Chí Minh đã nói: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.

Thật vậy, ở Việt Nam hoàn toàn không hề có báo chí tư nhân trong khi thời thực dân Pháp vẫn có rất nhiều nhà xuất bản tư nhân được hoạt động. Cuộc Cách mạng tháng Tám hóa ra lại đưa dân tộc vào thế bị kìm kẹp ghê gớm hơn về mặt tự do ngôn luận, trong khi “tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do” (Voltaire).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Nền giáo dục ‘tô son trét phấn’

Hình minh họa.
Lê Việt Hà - Đến hẹn lại lên, phụ huynh Việt Nam mấy ngày nay vào mùa họp phụ huynh cuối niên học.

Vào lớp, cô giáo bắt đầu bi bô về tình hình học tập của lớp: Nào là “em rất khổ vì nhiều học sinh lớp ta vẫn chưa học giỏi đều các môn. Ngoài Toán, Tiếng Việt , Khoa Học, Lịch Sử , Địa Lý, nhiều em còn bị giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ than phiền….”

Rồi cô tiếp: “Em dạy Toán, Tiếng Việt, Khoa Học nhưng cuối giờ phải tranh thủ 30 phút làm thay luôn cả giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ gò cho từng đứa biết đọc nhạc, biết vẽ đúng… để lớp ta đạt tỉ lệ cao học sinh giỏi đấy các bác các anh chị ạ. (vì chỉ cần một môn không Tốt là không được chấm học sinh giỏi, không được giấy khen!), nếu không giáo viên bị phê bình, hạ thi đua, trường cũng mất danh hiệu, huân huy chương …”
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Một bài hát của Thức



Tuankhanh - Một ngày cuối tháng 4, tôi nhận được cú điện thoại từ gia đình của anh Trần Huỳnh Duy Thức, kể tình hình của anh Thức trong trại giam lúc này. Câu chuyện kèm theo một món quà bất ngờ: một bài hát mà anh Thức sáng tác nhân ngày của mẹ, vào tháng 5/2017.

Nhiều ngày, tôi không có lòng nào mà nghe nổi bài hát, bởi chỉ loay hoay nghĩ về tình trạng của anh Thức trong nhà tù số 6, một nơi nằm sâu ở phía tây Nghệ An. Từ tháng 8/2016, trong phòng giam nóng bức và tăm tối cả ngày lẫn đêm, những người quản lý trại tù số 6 đã quyết định cắt điện phòng giam của anh Thức. Mọi sinh hoạt của anh đều phải diễn ra trong một khung cảnh nhờ nhờ, suốt trong nhiều tháng, đã khiến thị lực của anh bị sút giảm trầm trọng.

Anh Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của anh Thức kể lại sau chuyến đi thăm nuôi vào tháng 4 vừa rồi, rằng anh Thức đang bị tình trạng mắt nhìn không còn rõ, lại có nhiều biểu hiện như ruồi bay trước mắt. Lúc này, anh đọc hay nhìn rất tệ. Khi gia đình xin trại giam mở điện phòng vào ban ngày, hoặc nếu không thì xin được gửi vào cho anh Thức chiếc đèn pin nhỏ bằng nhựa để anh có thể nhìn rõ hơn, thì phía nhà tù đã từ chối, nói rằng đèn pin thuộc vào thiết bị điện tử, nên không được sử dụng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Que sera, sera - Cái gì đến, sẽ đến?

Nguyên Thạch - Thời gian 42 năm trôi qua cho cả nước, trên 70 năm cho xã hội miền Bắc, thiết nghĩ không phải là chặng đường dài ư?. Bạn viết lên những khuôn mực đầy triết tính, tôi trang trải nỗi lòng đau đáu trăn trở cho một quê hương lầm than, các còm sĩ nêu lên những nỗi niềm bực dọc (bức xúc) căm hờn... Còn lại đây là những gì?. Hành động, đúng vậy, hành động là chặng đường cuối sau khi đã được trang bị bị những kiến thức và nỗi lòng cùng bầu nhiệt huyết... Bằng không, 2020 lù lù tiến đến, nó cuộn đi tất cả những gì mà chúng ta đã nói, đã trang trải trong hơn 42 năm qua vào bể khổ ải đầy vô vọng.

Bạn và tôi cứ ngồi vào bàn phím, cứ viết, cứ đọc cho dẫu rằng tâm hồn tôi bạn trĩu nặng khối tâm tư, cho dẫu rằng tôi bạn đau đáu trăn trở hàng ngày hàng giờ về một quê hương Việt Nam thê thảm đang bị ĐCSVN giày xéo, tàn phá về mọi mặt. Lời nói... sẽ chỉ là những lời nói suông nếu lời nói không được đi đôi với hành động.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Câu chuyện của dòng sông

Trần Thảo - Lúc ấy tôi còn bé lắm mà Ban Hợp Ca Thăng Long đã là ban hợp ca nổi tiếng nhất ở miền nam VN. Những ca khúc được Ban Thăng Long trình bày, với giọng ca của Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Hoài Trung Phạm Đình Viêm, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc, như Ra đi khi trời vừa sáng, Ngựa Phi Đường Xa, Hội Trùng Dương v.v. đã để lại trong tâm hồn tôi chẳng những là sự thích thú vì được thưởng thức nghệ thuật mà còn là mênh mang một tình yêu quê hương thắm thiết.

Là một cậu bé ở một tỉnh lỵ nhỏ miền trung nghèo nàn, tôi làm gì có cơ hội để tận mắt chứng kiến những cảnh giang sơn hùng vĩ trên khắp miền quê hương! Nên không hề cường điệu khi nói rằng Ban Hợp Ca Thăng Long đã chắp cánh cho tôi bay tới những chân trời, dẫu là bằng trí tưởng tượng, để thấy hãnh diện, để thấy yêu quý quê hương vô vàn qua hình ảnh Sông Hồng cuồn cuộn, Sông Hương tĩnh lặng êm đềm, và giòng sông Cửu Long bốn mùa tưới tiêu cho miền đồng bằng nam bộ thành một vựa lúa, một vùng trái ngọt cây lành.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Giáo sư Phạm Minh Hoàng từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam

Trần Quang Thành - Giáo sư Phạm Minh Hoàng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành 

Ngày 1/6/2017 mới đây trong cuộc tiếp xúc với Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng được biết Chủ tịch nhà nước cộng sản Trần Đại Quang vào ngày 17/5/2017 đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông.

Theo giáo sư Phạm Minh Hoàng đây là một quyết định quá bất ngờ gây cho ông choáng váng và phẫn nộ. Ông cho biết đã làm đơn từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Lũ quỷ lại đòi chặt cây

Hạ Trắng - Nhà cầm quyền Hà Nội loan tin sẽ chặt khoảng 1300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng trước ngày 30/9/2017 để thi công Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch- cầu Thăng Long. Cụ thể, sẽ chặt 1000 cây xanh, di chuyển 158 cây và cắt tỉa 142 cây. Công trình này do Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông- Vận tải Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội đưa ra “sáng kiến” chặt cây để phát triển kinh tế (theo lý giải của những kẻ lãnh đạo thành phố này) mà dư luận đã dậy sóng bởi những đợt chặt cây vô tội vạ vào mùa hè năm 2015- một mùa hè nóng như thiêu đốt.

Lần chặt cây năm nay cũng diễn ra trong bối cảnh Hà Nội nóng như chảo lửa, nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức 45 đến 50 độ C, thậm chí vào giờ nắng gắt nhất, nhiệt độ đo được tại lòng đường là gần 60 độ C. Người dân thủ đô đang phải chịu đựng những đợt nắng nóng chưa từng thấy, khắc nghiệt hơn những đợt nóng kỷ lục của năm 2015. Trong tình trạng nắng nóng khủng khiếp như thế này thì chặt một cây xanh trên đường phố cũng không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do nào. Chưa cần phân tích đến yếu tố môi trường, chỉ cần nói đến tác dụng làm “bóng mát” của cây xanh, cũng thấy được sự độc ác và ngu dốt của những kẻ được gọi là “lãnh đạo thành phố”.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Đức Giáo Hoàng Francis-Con đường hy vọng chung cho tuổi trẻ

Trần Quốc Việt - dịch - Các em thì đứng còn tôi lại ngồi. Thật là rất khiếm nhã! Nhưng các em biết tại sao tôi ngồi; chính vì tôi cần ghi lại những điều mà người bạn chúng ta ở đây đã nói. Những điều ấy là những điều hôm nay tôi muốn nói đến.

Một từ thật ấn tượng bạn ấy dùng là "mơ". Một nhà văn Châu Mỹ La tinh từng nói rằng tất cả chúng ta đều có hai mắt: một mắt thịt và một mắt thủy tinh. Bằng mắt thịt, chúng ta thấy những gì trước mắt chúng ta. Bằng mắt thủy tinh, chúng ta thấy những gì chúng ta mơ tưởng. Đẹp chứ, phải không các em?

Trong hiện thực cuộc sống hàng ngày, phải có chỗ cho mơ mộng. Người trẻ không biết mơ mộng thì cô độc, khép kín. Mọi người đôi khi mơ về những chuyện mà không bao giờ xảy ra. Nhưng dù sao vẫn hãy mơ về chúng, hãy ao ước chúng, hãy tìm kiếm những chân trời mới, hãy mở lòng ra trước những điều lớn lao.

Tôi không biết chắc ở Cuba các em có dùng từ này không, nhưng ở Argentina chúng tôi nói: " Đừng làm kẻ yếu đuối!". Đừng cam phận hay buông xuôi. Hãy mở lòng ra mơ mộng! Hãy mơ có các em xã hội có thể khác đi. Hãy mơ nếu các em gắng hết sức mình, các em sẽ góp phần làm thay đổi xã hội này. Đừng quên mơ! Nếu các em say mê mơ mộng quá nhiều, cuộc đời sẽ cắt ngang giấc mơ các em. Tuy chẳng thay đổi gì; nhưng dù sao vẫn cứ mơ, và hãy chia xẻ ước mơ của các em. Hãy nói về những điều cao cả các em mong muốn, vì các em có thể mơ càng cao thì các em sẽ đi càng xa hơn; cho dù cuộc đời cắt ngang nửa chừng giấc mơ các em thì các em vẫn đã đi khá xa rồi. Cho nên, trước hết, hãy mơ!
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Hải sản nguy hiểm từ hai phía

Cá dùng để làm chả cá ở Lý Sơn.







RFA - Bài tường trình này xem như một lời cảnh báo sau những gì chúng tôi tận mắt chứng kiến cách mà người ta xử lý hải sản, gồm tôm, cá, cua, ghẹ, mực, nghêu… và cả rong biển, mực biển. Dường như sự nguy hiểm của các loại thực phẩm liên quan đến hải sản đều bắt nguồn từ hai phía gồm môi trường biển hiện tại và trách nhiệm của người bán hải sản. Trong đó, vấn đề trách nhiệm của người bán hải sản cần đặt lên hàng đầu và cần phải có điều chỉnh kịp thời nếu như họ không muốn gián tiếp giết chết đồng loại của mình.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Bùi Quang Vơm - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam