Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Những sự thật cần phải biết (phần 19) - Sự thật về Võ Nguyên Giáp

Đặng Chí Hùng - Danlambao - Do sinh ra và lớn lên trong môi trường xã hội chủ nghĩa nên từ nhỏ tôi cũng bị nhồi sọ và tuyên truyền những điều dối trá. Khi tôi tìm tài liệu và biết về sự thật thì tôi hiểu ra rằng mình đã bị nhồi sọ bởi một chương trình nói láo có hệ thống. Tuy nhiên lúc đó tôi vẫn còn thần tượng một phần nào đó ông Võ Nguyên Giáp. Tôi coi trọng ông Giáp hơn rất nhiều Hồ Chí Minh. Nhưng... cách đây 6 năm thì sau khi đã tìm hiểu đầy đủ tài liệu tôi chợt nhận ra ông Giáp cũng không khác gì các lãnh tụ cộng sản khác. Vì vậy, hôm nay tôi sẽ phải viết về ông Giáp như một nhận thức đúng đắn nhất về ông ta đó là một vị tướng: Không có tài và coi thường sinh mạng của nhân dân.

Mời đọc thêm

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

Ảnh: Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê. Photo courtesy of thanhnienconggiao

Mặc Lâm - RFA - 2013-09-05 - Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Thông tin trái ngược nhau về vụ xô xát tại giáo xứ Mỹ Yên

 
 Công an được điều động đến giáo xứ Mỹ Yên trong tỉnh Nghệ An. (VRNs)
 
VOA Tiếng Việt - 05.09.2013 - Theo báo chí trong nước và tin tức trên các trang mạng xã hội, một vụ xô xát xảy ra hôm 4/9 giữa các giáo dân tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc tỉnh Nghệ An với lực lượng công an địa phương đã khiến ‘nhiều người bị thương, trong đó có 3 người bị nặng’.

Trong khi báo chí do tỉnh Nghệ An quản lý gọi đây là một vụ ‘gây rối trật tự công cộng’ thì giáo phận Vinh nói rằng đây là một sự ‘bức xúc trước việc làm không rõ ràng của chính quyền suốt hai tháng qua’.

Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp cho VOA Việt Ngữ biết rằng tình hình hiện giờ đã lắng dịu.

“Chúng tôi đang săn sóc các nạn nhân. Tất cả các nạn nhân bị đánh đập, bị đàn áp một cách dã man từ những người công an mặc sắc phục, rồi có trang bị vũ khí, trang bị lá chắn, đội mũ”.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Công an nổ súng trấn áp giáo dân

Ảnh: Công an dày đặc, trong tư thế chuẩn bị tấn công. Source chuacuuthe
 
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok. 2013-09-04: Như tin chúng tôi đã loan vào ngày hôm qua, giáo dân thuộc hai giáo họ Trại Gáo và Thanh Sơn, giáo xứ Mỹ Yên, địa phận Vinh đến tại Ủy ban Nhân dân xã xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An để đòi thực hiện lời hứa trả tự do cho hai giáo dân bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 vừa qua.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương không giữ lời như đã hứa và có văn bản với người dân trong ngày hôm qua. Hôm nay, một lực lượng công an được trang bị súng, chó nghiệp vụ đã đến. Theo tin dân chúng địa phương cho biết thì đúng giờ hẹn vào lúc bốn giờ chiều nay, công an bắn chỉ thiên chừng 15 phút trước nhà thờ giáo xử Mỹ Yên. Ngoài ra còn có một số giáo dân bị đánh.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Đảng sẽ đưa đất nước về đâu?

Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (P) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 05 Tháng 8 năm 2013. AFP photo

Thanh Quang, phóng viên RFA - 2013-09-02 - Việc luật gia Lê Hiếu Đằng “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh” để “tính sổ cuộc đời” và rồi đề xướng lập “Đảng của những người bỏ đảng” nhằm mang lại sinh hoạt chính trị cho đúng nghĩa, hình thành xã hội dân sự cũng như xúc tiến dân chủ hóa xã hội VN khiến, cho tới giờ, khoảng 20 bài viết trên báo lề đảng như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Đại Đòan kết, Saigòn Giải phóng…đồng loạt công kích.

Bất công khắp nơi

Lên tiếng với phóng viên Gia Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng cho biết:

Có thể nói đầu tiên khi tôi đặt ra những vấn đề đó thì thật ra đó là những vấn đề đi vào yếu huyệt của đảng cộng sản, của chế độ; thành ra quí vị đó phản ứng hơi mạnh. Tôi nghĩ đó là điều tất nhiên thôi. Mà vấn đề đó là vấn đề cốt tử hiện nay bởi vì một xã hội phát triển bình thường phải có những đảng chính trị đối lập để giám sát, chế ước lẫn nhau. Điều đó là xu thế trên thế giới…Bất cứ chính quyền nào, cộng sản hay không cộng sản mà ‘một mình, một chợ’, không có giám sát của xã hội dân sự cũng sẽ trở thành hư đốn, lộng quyền và lạm quyền thôi…

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill

 
Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-30

Thuyền nhân hoang mang

Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.

Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:

Mời đọc thêm

Thuyền nhân Việt tại trại Yongah Hill

Trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc, ảnh chụp hôm 25/6/2012. DIAC PHOTO

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-30 - Trong bài trước, chúng tôi có tường thuật về tình trạng thuyền nhân Việt Nam của trại Manus trên đảo Papua New Guinea, nay một số những thuyền nhân đó đã được đưa vào trại tạm cư Yongah Hill, Northam, thuộc Tây Úc.

Lo âu về tương lai

Ngày 15 tháng 8 vừa qua, một phái đoàn người Việt tại Thành phố Perth đã đến thăm các thuyền nhân này. Ông Lê Quang Hồng, một người trong phái đoàn cho biết như sau:

“Hôm đó chúng tôi gặp được 3 người trong nhóm 14 thanh niên Công giáo ở Nghệ An, còn 3 người còn lại là họ có thân nhân ở đây. Lần lượt mình cũng chia sẻ cảm nghĩ và mình hỏi trường hợp từng người để mình biết thực trạng cuộc sống của anh em trong đó, tâm lý, suy nghĩ của anh em trong đó, thậm chí là những nhu cầu có thể có của anh em để mình bằng cách này hay cách khác mình có giúp đỡ gì được hay không.”
Đa số anh em đều có sự khắc khoải, lo âu về tương lai của mình, nhất là nỗi lo âu về vấn đề mình có được ở lại hay là không? Họ rất là hoang mang. - Ông Lê Quang Hồng
Phái đoàn gồm 6 người, họ mang theo quà tặng của các đồng hương hảo tâm, lên đường lúc 12 giờ 30 xuyên qua làn sương mù của thành phố Perth, thẳng hướng đông bắc để tới trại Yongah Hill cách Perth 97 km. Trung tâm giam giữ di trú Yongah Hill Immigration Detention Centre (IDC) nằm cách thị trấn Northam khoảng 5 cây số, mới đi vào hoạt động từ tháng 6 năm ngoái, trại gồm 141 khu nhà với sức chứa cho 600 người nằm biệt lập giữa màu xanh ngút ngàn của núi rừng Tây Bắc Úc. Tại đây phái đoàn đã gặp được 6 thuyền nhân. Ông Lê Quang Hồng, cựu Tổng thư ký của Cộng đồng người Việt Tự do tại Perth cho biết nhận xét của ông sau hơn 2 giờ tiếp xúc vơi 6 thuyền nhân này như sau:

Mời đọc thêm

Nghị định 72 bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam


VOA - 02.09.2013 - Nghị định 72, một đạo luật gây nhiều tranh cãi ban hành hồi cuối tháng 7, có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng mới bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam bắt đầu từ ngày chủ nhật, 1 tháng 9.

Đạo luật ngăn chận dân mạng tại Việt Nam chia sẻ tin tức và các bài viết đã bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền đả kích, vì các tổ chức này cho rằng nghị định này nhằm mục đích trấn áp những tiếng nói bất đồng tại Việt Nam, một đất nước độc đảng theo chủ nghĩa cộng sản, theo tin của CNN.

Kể từ nay, dân sử dụng mạng tại Việt Nam bị cấm không được bàn các vấn đề thời sự, theo bản tin trên mạng tin tức Fud xilla.com hôm nay.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Không trung thực trong điều 4 Hiến pháp

Ảnh: Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. AFP

Phạm Đình Trọng - 2013-09-01

Lời thưa,

Khi bắt đầu viết, bài này có tựa Đảng Cộng Sản Việt Nam Với Lợi Ích Dân Tộc Việt Nam. Mới gõ phím được hơn trang, người viết được đọc bài Uẩn Khúc Trong Điều 4 Hiến Pháp, thấy giáo sư Hoàng Xuân Phú đã soi rọi rất tinh tế, chính xác xảo thuật ngôn từ mà những người soạn thảo HP (Hiến pháp) đã sử dụng giúp ĐCSVN (đảng Cộng sản Việt Nam) không bị ràng buộc vào bất kì điều nào của HP để ĐCSVN điềm nhiên đứng ngoài và đứng trên HP.

Bài viết của tôi, tập trung chỉ ra điều 4 HP ghi: ĐCSVN . . . đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc Việt Nam là hoàn toàn không đúng sự thật. Trong lịch sử hoạt động, ĐCSVN luôn luôn thí bỏ lợi ích dân tộc thiết thực để theo đuổi lợi ích giai cấp hư vô của đảng.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

Ngô Nhân Dụng - Người Việt phải đuổi kịp dân Campuchia

Ngô Nhân Dụng - Từ ba bốn chục năm nay dân Việt Nam đã biết mình thua kém dân các nước Nam Hàn, Ðài Loan, Thái Lan. Biết như vậy cũng thấy tủi, nhưng còn có thể đổ tại số mạng không may, đành chịu. Nhưng khi nhìn thấy dân mình không may mắn bằng dân Miến Ðiện, thì nhiều người đã nóng mặt.

Năm ngoái, nước Miến Ðiện bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, đảng đối lập thắng gần hết các đơn vị bầu cử bổ túc; cả thế giới theo dõi với con mắt ngưỡng mộ. Còn dân mình, chẳng biết bao giờ mới được bầu người đại diện thật sự vào Quốc Hội!

Nay lại đến dân Campuchia. Trong cuộc bỏ phiếu tháng trước, đảng đối lập bỗng nhiên thắng lớn, đã thổi lên một luồng gió mới vào sinh hoạt chính trị. Lý do chính khiến chính quyền Hun Sen thất bại là vì dân đã chán ghét nạn tham nhũng, lạm quyền của đảng Nhân Dân của ông ta; cũng như tình trạng lệ thuộc Trung Cộng và Việt Cộng. Dân Campuchia đã có cơ hội bày tỏ thái độ bằng lá phiếu. Còn dân Việt, bao giờ mới có một cơ hội như thế?

Mời đọc thêm

Khủng hoảng nhân cách

 
Bằng Phong Đặng Văn Âu - Danlambao - Tôi đơn giản chỉ là người lính tầm thường, nhưng thủy chung sống với cái “motto” ở quân trường: Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm. Khi quốc gia bị nạn ngoại xâm thì cầm súng chống giặc để gìn giữ biên cương và bảo vệ nền độc lập; khi giả từ quân ngũ thì sử dụng ngòi bút làm vũ khí để chống lại sự bất công và bênh vực kẻ bị đàn áp. Tôi cương quyết theo đuổi con đường đó cho tới hơi thở cuối cùng, bất chấp hệ lụy, vì nghĩ rằng đó là nghĩa vụ làm người. (Xin cảm ơn nhà phát minh Internet và chủ các trang mạng đã giúp cho tiếng nói của tôi được dịp đóng góp với đồng bào quốc nội trong cuộc đấu tranh vì quyền con người). Bắc Việt du nhập vào đất nước một chủ nghĩa phi nhân và đi xin vũ khí của ngoại bang để thôn tính Miền Nam dưới chiêu bài thống nhất, nên chúng tôi cần có sự trợ giúp phương tiện của nước khác để kháng cự, chứ không phải là lính đánh thuê! Giả thiết rằng Miền Nam chiến thắng Miền Bắc mà thi hành chính sách trả thù người thua trận thì tôi cũng chống!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Khởi tố ông lão 76 tuổi hiếp dâm cô bé học lớp 8

Ảnh: Ông Thành tại cơ quan điều tra.
 
Dân Việt - Ông Thành đẩy cô bé nằm ngửa nhằm thực hiện hành vi đồi bại. Tuy nhiên cô bé chống cự và la hét. Nghe tiếng động một người bán hoa quả gần đó đã gọi cửa, thấy thế ông Thành vội mặc quần áo vào.

Ngày 30.8, Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Trịnh Quang Thành (76 tuổi, ở xã Cổ Bi, Gia Lâm) để điều tra về hành vi hiếp dâm trẻ em.
 
Theo điều tra, ông Thành làm việc tại bưu điện văn hóa xã Cổ Bi. Trong xã có một anh người quen gửi cô con gái đang học lớp 8 đến bưu điện để tập vi tính.

Mời đọc thêm

Vụ bê bối “lương khủng”: lỗi hệ thống

Ảnh: Tiền đồng Việt Nam, ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 19/12/2011. AFP

Nam Nguyên, phóng viên RFA - 2013-08-30 - Dư luận Việt Nam sôi nổi với sự kiện một loạt doanh nghiệp công ích Nhà nước ở TP.HCM ăn bớt quĩ lương của người lao động, để trả lương cho lãnh đạo cao gấp 41 lần người lao động.
 
Bòn rút của người lao động

TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS một tổ chức độc lập đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:

“Tôi nghĩ đấy là một hiện tượng hết sức kỳ quặc đối với những công ty công ích của Nhà nước, trong trường hợp cụ thể này là chính quyền Sài Gòn và có lẽ những điều như thế phải chất vấn ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố là ông Lê Hoàng Quân, với tư cách ông ấy là người chủ của những doanh nghiệp này, rồi tới cơ quan Đảng của thành phố, rồi tất cả các thứ khác thí dụ như công đoàn. Có thể nói là toàn bộ những bộ máy kể cả người đại diện chủ sở hữu, cho đến những cơ quan giám sát tổ chức gọi là chính trị xã hội có vai trò để giám sát thì đều tê liệt, đều bị biến thành con rối của những kẻ nắm quyền lực ở đó.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Chỉ khen, không được chê

Ảnh: Trang bìa tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” của Nhà văn Phan Thị Vàng Anh với bút danh Thảo Hảo. Photo courtesy of NXBHNV
 
Nhảy nhổm lên khi bị chê

Nhà văn Phan Thị Vàng Anh trong tập tản văn “Nhân trường hợp chị Thỏ Bông” với bút danh Thảo Hảo, có viết một bài “Ai cho mầy chê con tao xấu?” rất thú vị. Hình như nếu tôi nhớ không lầm, bài tản văn đó ra đời nhân dịp một bộ phim bị báo chí chê và nhà đạo diễn của bộ phim đó nhảy nhổm lên thì phải.

Ấy vậy mà nhiều năm sau, cái tính nhảy nhổm lên khi bị chê ấy, vẫn cứ diễn ra, mới đây nhất là trường hợp một ca sĩ tự xưng là Mít-tơ gì đó, và nghe đâu còn được phong (chả biết ai phong) là “ông hoàng nhạc Việt”, khi bị một nhạc sĩ lớn tuổi nhận xét thẳng thừng về giọng ca của mình.

Tôi không muốn bàn nhiều về câu chuyện đang làm nóng một số trang báo và trên mạng về văn hóa ứng xử của một thiểu số trong giới nghệ sĩ, showbiz Việt này, cũng không muốn lạm bàn về ca khúc, giọng hát, phong cách hát của ngày xưa trước 1975 (chủ yếu nói đến ca khúc, nhạc sĩ, ca sĩ ở miền Nam) và bây giờ.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Blogger VN trao Tuyên bố phản đối điều luật 258 cho đại sứ quán Đức

 
 Blogger Hiền Giang Phương Bích trao Tuyên bố 258 cho đại diện Đại sứ quán Đức ông Felix Schwarz và Jonas Koll

Trà Mi-VOA - Cuộc quốc tế vận phản đối điều luật 258 do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng tiếp tục lan rộng với chặng chừng dân tại đại sứ quán Đức hôm nay.

Bất chấp các nỗ lực ngăn cản của an ninh, 5 đại diện của Mạng lưới Blogger Việt sáng ngày 28/8 có buổi gặp với giới chức tòa đại sứ Đức ở Hà Nội, trao Tuyên Bố 258 kêu gọi thế giới tăng cường áp lực buộc nhà nước Việt Nam hủy bỏ điều luật trong Bộ luật Hình sự quy định tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

LM Nguyễn Văn Khải thuyết trình tại Melbourne, Chủ Nhật 4-8-2013


Mời đọc thêm

Lê Hiếu Đằng, quy luật thoái đảng và “cơn lên đồng tập thể”

Ảnh: Ông Lê Hiếu Đằng. Photo courtesy of infonet.vn

Phạm Chí Dũng gửi RFA từ Việt Nam - 2013-08-27 - Thay phản biện xã hội và đấu tranh cho công bằng của người nghèo bằng những giáo điều chính trị, đổi chỗ đứng trong lòng dân lấy vị trí xếp hạng trên ngực Đảng, nhiều tờ báo Việt Nam không chỉ chịu chung tình cảnh bị định hướng như Trung Quốc mà còn đang tự sa chân vào chế độ “tự kiểm duyệt”.

Cân bằng lực lượng

Chỉ ít ngày sau sự kiện nữ sinh áo trắng Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa, danh giá của giới truyền thông xã hội Việt Nam lại một lần nữa được báo đảng tôn vinh nhiệt liệt.

Nhưng còn hơn cả thế, tháng 8/2013 đánh dấu lần đầu tiên mối tương quan lực lượng giữa truyền thông xã hội với các báo Lề đảng giao thoa nhau tại một điểm được xem là tạm cân bằng, khác biệt với thế so le trong sự kiện “Kiến nghị 72” và khác hẳn tư thế lắng tiếng của Lề dân vào những năm trước.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Giao dịch tình nghi rửa tiền ở VN năm 2012 lên tới hàng tỷ đô la

VOA - 26.08.2013 - Ngân hàng nhà nước Việt Nam nói tổng trị giá các giao dịch tình nghi rửa tiền trong năm 2012 lên tới trên 51 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 2,4 tỷ đô la.

Tân Hoa xã ngày 26/8 cho biết Ngân hàng nhà nước đã cung cấp hàng trăm báo cáo cho công an và thanh tra nhờ điều tra.

Ngược lại, Ngân hàng nhà nước cũng nhận được 50 yêu cầu từ các cơ quan thực thi pháp luật đề nghị rà soát hàng chục trường hợp tình nghi và các hoạt động của tội phạm trong các vụ án hình sự.

Tháng trước, Việt Nam vừa ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trao đổi thông tin chống rửa tiền với Thái Lan.

Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã ký kết các thỏa thuận tương tự với 6 cơ quan tình báo tài chính nước ngoài trong nỗ lực ngăn chặn tệ nạn này.

Nguồn: Xinhua/China.org/VNS


Mời đọc thêm

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Ý nghĩa bản án của Phương Uyên-Nguyên Kha


Phương Uyên trong cuộc phỏng vấn do đài VOA thực hiện

Trà Mi-VOA - 25.08.2013

Không phải một bản án nhẹ mà mình thấy đựơc sự công mình, mà qua bản án ấy càng thấy được sự nhố nhăng, vô pháp luật, thích thì bắt, thích thì thả, thích thì xử nặng, thích thì xử nhẹ, không dựa theo một chứng cứ gì cả. Tôi thấy như họ bắt con dân mình làm con tin để mặc cả, đổi chác với quốc tế chứ họ chả quan tâm gì đến luật pháp 

​Trước những áp lực từ công luận và từ quốc tế, Việt Nam hôm 16/8 bất ngờ trả tự do cho sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên và giảm nửa án tù cho người bạn cùng hoạt động với Uyên là Đinh Nguyên Kha.

Trước đó 3 tháng, Uyên và Kha bị tuyên án lần lượt là 6 và 8 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì rải truyền đơn, dán biểu ngữ chống Trung Quốc và phản đối tham nhũng, độc tài.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Ông Lê Hiếu Đằng: Báo Quân đội Nhân dân 'bỏ bóng đá người'


VOA - 23.08.2013 - Bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Ðằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, là đề tài được truyền thông Việt ngữ khắp nơi bàn tán sôi nổi trong mấy ngày gần đây. Bài viết mà ông Đằng nói ông gửi cho “bạn bè, đồng đội, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên SVHS Việt Nam”, kêu gọi họ hãy dấn thân hành động để đoàn kết dân tộc và xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Với bài viết mang tựa đề “Màn Tung Hứng vụng về” trên báo Quân đội Nhân Dân số ra hôm nay, thứ Sáu 23 tháng 8, tác giả đã mạnh mẽ đả kích những nhận định của ông Đằng. Nội dung chỉ trích bài “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh” của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên kỳ cựu có trên 40 tuổi Đảng, là “đầy những lỗi tư duy, lập luận phiến diện, hàm hồ, ấu trĩ”.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Ánh sáng của tuổi trẻ và bóng tối của chế độ CSVN


Hồ Phú Bông - Danlambao - Cách đây mấy năm, một người quen đã có thâm niên liên hệ với ông Hồ Ngọc Nhuận thời VNCH, về VN ghé thăm và gặp ông ở Thủ Đức, kể với tôi là trong chỗ tâm tình ông Hồ Ngọc Nhuận đã hoàn toàn lột xác! Chẳng những không còn cảm tình với chế độ đương thời mà tỏ ra chống đối rất quyết liệt. Khi người bạn hỏi: “Thế tại sao thầy không mạnh mẽ lên tiếng trước công luận?” Ông Hồ Ngọc Nhuận không trả lời thẳng câu hỏi mà đưa bàn tay các ngón được khép lại, như hình lưỡi dao, xẹt ngang qua cổ!

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Chủ nghĩa Mác Lê đại hạ giá

Ảnh: Poster chân dung các ông Karl Marx, Friedrich Engels và Lenin, từ trái sang. AFP

Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-08-21 - Môn học Mác Lê Nin là bắt buộc trong các trường đại học Việt Nam. Nay nhà nước Việt Nam lại muốn khuyến khích học môn học này bằng cách treo giải thưởng.

Môn học bắt buộc ...

Vừa qua Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký một nghị định, theo đó thì các tân sinh viên chọn ngành học, và dĩ nhiên chọn sự nghiệp của cuộc đời mình, là các ngành nghiên cứu về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí. Tin này đã đựoc hãng thống tấn AP đưa lại, và nhấn mạnh rằng sức mạnh của thị truờng đã chống lại những môn học này.

Một giảng viên đại học kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh cho chúng tôi biết là số tiết của các môn Mác Lê Nin bậc đại học thuộc nhóm ngành kinh tế là 60 tiết ở 2 năm đại cương, 75 tiết khi vào năm 3 tức chuyên ngành, ở bậc cao học là 90 tiết, nay chuẩn bị nâng lên 120 tiết. Ngòai ra còn có các môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với các sinh viên kinh tế, còn có một môn nữa là Lịch sử các học thuyết kinh tế có 45 tiết học, nhưng trong đó có 30 tiết dành cho kinh tế Mác Lê Nin. Và theo người giảng viên ở Đại học kinh tế này thì số giờ dùng vào các môn học này là quá nhiều.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Nỗi sợ bấm máy

Ảnh: Một viên công an ra hiệu cấm chụp hình trước phiên tòa xử GS Phạm Minh Hoàng hôm 10/8/2011 AFP photo

VietTuSaiGon - 2013-08-21 - Theo một số báo trong nước đưa tin: “Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ra văn bản gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP chỉ đạo về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.

Nội dung văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo này thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?

Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Nỗi hổ thẹn của báo chí nhà nước

 
Hôn mê

Gần hết trong hơn 700 tờ báo nhà nước ở Việt Nam vẫn như đang hôn mê trong nỗi hổ thẹn từ tiềm thức đến vô thức, trong bối cảnh chưa bao giờ xã hội lại cần đến tiếng nói phản biện của báo chí như hiện tình.

Với gần hết đội ngũ tổng biên tập và cả phó tổng biên tập đã được “cơ bản tái cơ cấu”, không có mấy phóng viên nhiệt thành nào lèn được bài viết phản ánh thực tồn xã hội ngổn ngang lên mặt báo.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Các Giáo sư trường ĐHCNTP Sài Gòn nói gì khi Phương Uyên về lại trường xưa?

 
David Thiên Ngọc - Danlambao - Trong lúc chỉ sau 6 ngày sau khi P.U bị bắt cóc đã có hàng trăm SV bạn bè của P.Uyên bức xúc viết lời nỉ non, cầu cứu đến chủ tịch nước. Tuy kết quả chỉ là sự im lặng lạnh lùng từ chính quyền nhưng tấm lòng của các SV kia là đáng trân trọng. Là những bậc "Sư" đứng trên cả cha mẹ mà hoàn toàn vô cảm, và còn có một số "Sư" lại cam tâm đứng về phía tà quyền cùng nhau trấn áp, gây áp lực cho các học trò thương yêu của mình phải làm những việc tang tận lương tâm...
Dân gian thường nói "Cười thầm dễ ở. Hổ ngươi thầm biết thuở nào nguôi?". Đó là lời của dân gian VN ta mà đa phần là ở tầng lớp nông dân nghèo, dân trí thấp nhưng luôn có lòng tự trọng cao và xác định nghèo chứ không hèn nên mới có câu trên truyền khẩu qua bao đời trong xã hội.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Vật thế chấp chính trị

Lời tuyên bố đầy bản lĩnh chính trị của cô gái trẻ Phương Uyên trong phiên tòa ngày 16/8/2013 là một bản án đanh thép đi vào lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam với chế độ độc quyền của đảng cộng sản ở Việt Nam
 
Thứ bảy, ngày 17 tháng tám năm 2013 
 
BS Hồ Hải: Từ ngàn xưa, khi con người bước ra khỏi cuộc sống của thời cộng sản nguyên thủy bầy đàn, để đấu tranh sinh tồn với hiểm họa vây quanh, cũng là lúc con người biết sử dụng vật thế chấp làm tin trong giao dịch.

Để được ngồi ngôi cao, hưởng ân sủng của thiên hạ, lấy uy tín với thần dân, các vua phong kiến sử dụng con mình để gả cho quốc gia lân bang làm vật thế chấp chính trị, để thực hiện phương án ngoại giao, chờ thời cơ xâm chiếm.

Trong làm ăn giao thương, tài sản cố định là vật thế chấp cho đối phương, ngân hàng để vay vốn làm ăn. Chỉ có những đối tác làm ăn lâu bền, uy tín lớn, tín chấp là một kiểu thế chấp cao cấp nhất của con người tới giờ này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

Tình trạng thuyền nhân trên đảo Manus


Sơ đồ đảo Manus, Papua New Guinea, nơi những người vượt biên đến Úc sẽ định cư. AFP

Bộ Di trú Úc cũng công bố phúc trình chỉ trích mạnh mẽ tình hình ở trung tâm thanh lọc trên đảo Manus. Phúc trình cho biết cuộc sống của người tỵ nạn tại trung tâm ở Papua New Guinea gặp nhiều rủi ro về an toàn và y tế, nơi sinh sống của những người này chật chội, nóng nực, ẩm thấp và nước uống không đủ cho mọi người đồng thời hệ thống điện có thể không an toàn trong điều kiện ẩm ướt. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cũng đưa ra bản phúc trình cho biết tất cả mọi người bị giam giữ ở Papua New Guinea đều có những dấu hiệu khủng hoảng tinh thần.

Tường An, thông tín viên RFA - 2013-08-16 - Hiện tượng thuyền nhân vượt biển đến Úc ngày càng nhiều là đề tài tranh cãi của chính phủ Úc.

Vừa qua, Thủ tướng Úc Kevin Rudd tuyên bố thuyền nhân đến Úc sẽ không có bất kỳ một cơ hội nào để định cư ở Úc mà họ được chuyển đến đảo quốc Papua New Guinea (PNG) để chờ thanh lọc.

Mời đọc thêm

Đại sứ Hoa Kỳ: 'Người Mỹ gốc Việt có tiếng nói mạnh mẽ'

 
Đại sứ Shear nhấn mạnh rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hiện đóng vai trò hết sức quan trọng trong mối bang giao song phương

Nguyễn Trung - VOA - 17.08.2013 - Dược sỹ Nguyễn Mậu Trinh cùng vợ tới nhà bác sỹ Nguyễn Quốc Quân từ sớm vì hôm nay, 16/8, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear gặp mặt người gốc Việt tại vùng thủ đô Hoa Kỳ.

Đây không phải là lần đầu tiên tham dự một sự kiện như vậy nhưng ông Trinh cho biết vẫn thấy phấn chấn vì có ‘dịp tốt để chia sẻ tin tức’ với ông Đại sứ.

Còn bác sỹ Quân, một nhà hoạt động dân chủ đồng thời là chủ bữa tiệc, thì nói đây là dịp để trình bày với ông Shear về nguyện vọng của cộng đồng gốc Việt.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đề cập tới nhiều vấn đề ngoài chủ đề nhân quyền như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà hai nước đang gấp rút bàn thảo.

Hòa giải cũng là một từ mà đại sứ Mỹ sử dụng khi nói tới vai trò của Việt Kiều ở Hoa Kỳ.

Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Việt Nam giàu mạnh, độc lập nhưng phải tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.

Bác sỹ Quân nói: "Chính quyền thì nó sẽ đến và sẽ đi, nhưng nhân dân hai nước sẽ tồn tại mãi mãi".

Mời quý vị xem tường thuật chi tiết trong phóng sự dưới đây:


http://www.voatiengviet.com/
Mời đọc thêm

Bầu cử ở Úc

 
Thủ tướng Australia Kevin Rudd.

Nguyễn Hưng Quốc - 15.08.2013 - Thứ Bảy ngày 7 tháng Chín tới, các công dân thành niên tại Úc lại đi bầu để chọn Quốc Hội mới, và qua đó, chính phủ mới.

Về chuyện bầu cử ở Úc, trước hết, có mấy điều cần lưu ý:

Thứ nhất, ở Úc có đến mấy chục đảng phái chính trị, kể cả những đảng phái có tên và mục tiêu tranh đấu rất… tếu như Đảng Tình dục Úc (Australian Sex Party), Đảng Quyền của người hút thuốc (Smokers Rights Party), Đảng của những người săn bắn và câu cá (Shooters and Fishers Party) hay Đảng Thể thao (Australian Sports Party), v.v… Trong đó, có ba đảng lớn: Đảng Lao Động, Đảng Tự Do và Đảng Quốc Gia. Hai đảng sau, Tự Do và Quốc Gia hầu như lúc nào cũng liên minh chặt chẽ với nhau dưới tên gọi Liên đảng (Coalition). Từ trước đến nay, hầu như chỉ có Đảng Lao Động và Liên đảng thay phiên nhau cầm quyền. Bởi vậy, chính trị Úc còn được gọi là hệ thống lưỡng đảng (two-party system).

Mời đọc thêm

Bầu cử Úc : Thuyền nhân là món hàng mặc cả

Úc bầu Quốc hội ngày 7/9/2013 : Hai ứng cử viên Kevin Rudd và Tony Abbott - REUTERS

Tú Anh - RFI - Thanh danh của nước Úc có cơ nguy bị tác hại nếu đảng bảo thủ đắc cử vào tháng 9. Ứng cử viên Tony Abbot tuyên bố sẽ « chận đứng các thuyền chở người tỵ nạn » muốn đến Úc định cư. Cánh hữu tại Úc, đang được thuận lợi qua các kết quả thăm dò ý kiến, sử dụng lá bài thuyền nhân để thu hút thêm cử tri.

Chương trình chống di dân bất hợp pháp của đảng bảo thủ do ông Tony Abbott lãnh đạo, đã được công bố vào ngày hôm qua 16/08/2013, có ảnh hưởng đến 32.000 thuyền nhân trong đó có 800 người Việt Nam như thế nào ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.


Mời đọc thêm

Cộng Sản chỉ có sụp đổ, không có chuyển đổi

BS Hồ Hải: Trong một bài viết hôm 12/8/2013 của ông bác sỹ Benjamin S. Carson - một tài năng y học của thế giới - trên Real Clear World về chủ đề chính phủ mới ở Trung Hoa chống lại hiến pháp của Hoa Kỳ. Ông cho rằng, 3 bài viết trên các trang nhất Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo và Hỏa Tuyến Bình luận của một giả có bút hiệu là Ma Zhongcheng - 马众诚, có nghĩa là Trung thành với chủ nghĩa Marx - đều cho thấy là một kiểu sửa lại những bài tuyên truyền cũ của thời Mao Trạch Đông ở thập niên 1970.

Theo Bùi Mẫn Hân - Minxin Pei - một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Claremont McKenna College, gần đây đã viết, "Các lãnh đạo mới của Trung Hoa có thể bỏ qua một số cải cách về kinh tế, hành chính phù hợp với mục tiêu bảo tồn sự cai trị của Đảng Cộng sản. Nhưng nó sẽ không chấp nhận bất cứ sáng kiến ​​nào có thể gây nguy hiểm đến độc quyền chính trị của đảng cộng sản, mặc dù đảng cộng sản ở Trung Hoa bây giờ không còn lý tưởng của cộng sản".

Mời đọc thêm

Bàn về "kỷ vật" chủ tịch nước trao cho tổng thống Obama

Nguồn bức thư gốc tại Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ: National Archives

BS Hồ Hải: Cách chơi khăm của các nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ với các nguyên thủ quốc gia không cùng chí hướng rất cay độc và trí tuệ mà không thể chối cãi được, vì họ luôn ở thế chiếu trên, không cần phải cầu cạnh những đối tác khó tin cậy. Chúng ta lược qua lịch sử và ý nghĩa của những việc tuy nhỏ, nhưng rất quan trọng này, để tìm ra cách nhìn khách quan trong các động tác ngoại giao.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

Phương Uyên trở về từ một bản án

Ảnh: Phương Uyên và bạn bè ngay sau khi được trả tự do. T.A gửi RFA

Mặc Lâm - RFA - 2013-08-16: Sau bao nhiêu ngày chờ đợi cũng như áp lực từ dư luận, bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha đã được tuyên bố vào chiều ngày hôm nay 16 tháng 8 tại tòa Phúc thẩm tỉnh Long An theo đó Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách. Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, giảm còn phân nửa so với bản án phiên sơ thẩm.

"Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc..."

Hầu như trong suốt cả ngày 16 tháng 8 người có quan tâm tới vụ án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều hướng về thành phố Long An để theo dõi phiên tòa phúc thẩm xét xử hai bị cáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng chí hướng mà họ theo đuổi thật cao cả.

Từ sáng sớm hàng chục người gồm thân nhân của hai em đến các bloggers và đặc biệt là trí thức đã có mặt truớc tòa án để yễm trợ tinh thần hai em. Đã có những xô xát xảy ra đến nỗi nhiều người nằm lăn truớc xe công an để phản đối đàn áp.

Cuối cùng thì bùng vỡ những tiếng reo hò sung sướng khi bản án được loan đi vào buổi chiều cuối giờ.
Mời đọc thêm

Chuyện bên trong phiên xử phúc thẩm Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

 
Hải Huỳnh - Danlambao - Kết quả phiên xử phúc thẩm vụ Phương Uyên - Nguyên Kha tại Long An ngày 16.8.2013 là một chiến thắng ngọt ngào của phong trào dân chủ cho Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng của Việt Nam cộng sản tòa phúc thẩm tuyên án khác xa tòa sơ thẩm. Đây là thành quả của lòng can đảm của các sinh viên yêu nước, sự hi sinh của gia đình, sự khích lệ của bạn bè, phối hợp của các blogger, sự sát cánh của truyền thông lề dân cùng tác động quốc tế đúng thời điểm.

Bên trong của phiên tòa phúc thẩm này là một cuộc chiến gay cấn giữa nhà cầm quyền độc tài toàn trị trong tay có đủ các phương tiện hùng hậu và một bên là phe dân chủ yếu ớt mỏng manh có lúc tưởng chừng như gục ngã. Chúng tôi những người làm báo vì chính nghĩa nhân dân rất vui mừng vì chiến thắng của công lý và niềm tin. Và may mắn cho chúng tôi là tiếp cận với những nguồn tin từ ngay trong các cơ quan nội chính của Long An. Những tin tức chúng tôi có được rất chính xác, nhưng vì sự an toàn của nguồn tin chúng tôi từ từ cung cấp cho độc giả các tin tức được cập nhật có chọn lọc.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Ghi nhanh về chuyến đi thăm Uyên, Kha, Uy trong tù

Đoàn khách thăm trước cổng trại tạm giam công an tỉnh Long An
 
Khi Nguyễn Tường Thụy, Lê Quốc Quyết, tôi và một vài bạn trẻ đến cổng trại tạm giam Long An thì cũng vừa lúc một một băng rôn đỏ rực " Nhiệt liệt chào mừng" được kéo lên treo trước cổng trại. Tôi nói đùa: "He he, họ nhiệt liệt chào mừng chúng mình đấy".
 
Đến gần hóa ra là " Nhiệt liệt chào mừng đại biểu dự lễ khánh thành trại tạm giam công an tỉnh Long An". Nhà tù mới được xây dựng rất to đẹp và hoành tráng trên một khu đất rộng mênh mông cách trung tâm thành phố Tân An (tỉnh lỵ Long An) khoảng chừng 10km. Vì vậy đường đi đến trại tạm giam rất thuận lợi, đỡ vất vả cho những người nhà đi thăm nuôi thân nhân trong trại.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Thư của Ls Nguyễn Thanh Lương gửi bà Nguyễn Thị Kim Liên - mẹ của Đinh Nguyên Kha


"Tôi xác định Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Phương Uyên chỉ là nạn nhân của thế lực "X" và tôi không hề bị tổn thương hay tự ái nghề nghiệp do em Đinh Nguyên Kha có đơn xin không tiếp tục yêu cầu luật sư bào chữa và có sự xác nhận của trại tạm giam công an tỉnh Long An hẳn hòi... Mai này, trước tòa mọi sự im lặng của tôi khi ai hỏi về Kha - Chính đấy còn là lời bào chữa ngậm ngùi mà đầy kiêu hãnh không chỉ riêng tôi mà còn có Kha... Tôi xin thức trọn đêm nay để bày tỏ thật lòng, để trình tường với chị về một Đinh Nguyên Kha vô vọng nhưng tràn đầy mến yêu..."
- Luật sư Nguyễn Thanh Lương.

Mời đọc thêm

Những tiếng kêu từ vùng giải tỏa – đền bù Lăng Cô, Huế

Ảnh: Dự án Khu biệt thự Hòa Bình Lăng Cô. www.diaoc-online 

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam 2013-08-12

Lăng Cô là cách đọc trại của người Pháp trong những năm đầu thế kỉ 18 khi họ phát hiện ra ngôi làng nằm liền kề đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, gần biển, có nhiều đầm, phá và có khí hậu cận nhiệt đới, nóng vừa, cho cảm giác thoáng, dễ chịu, chiều chiều, hàng ngàn con cò đến đậu trắng cả khu đầm phá để kiếm ăn, người Pháp gọi đây là Làng Cò nhưng lại đọc là Lăng Cô, địa danh Lăng Cô ra đời từ đó. Và, có thể nói, chính vùng đất đẹp, thơ mộng này đã thu hút nhiều khách du lịch, trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định mở rộng địa bàn du lịch về phía Lăng Cô, cũng chính dự án này đã tạo ra không biết bao nhiêu tiếng kêu than và nỗi khổ cho người dân bị mất đất.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Một nghị định vô lý, vô duyên, vô dụng

Bùi Tín - 12.08.2013 - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Nghị định số 72 về «Quản lý, cung cấp, xử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng». Ngày ban hành là 15/7/2013 và ngày bắt đầu có hiệu lực là 1/9/2013.

Nghị định72 (NĐ72) dài gần 20 và gồm có 6 chương, 46 điều, với rất nhiều mục, khoản nhỏ. Những ai muốn tìm hiểu phải kiên nhẫn lắm mới đọc nổi từ đầu đến cuối, vì chính kiến không rõ ràng, càng đọc càng khó hiểu và càng thấy không sao thực hiện nổi, cả từ phía người dùng internet đến các cơ quan chuyên môn của chính quyền, muốn quản lý chặt chẽ thông tin trong xã hội bằng luật lệ cứng nhắc lại vừa mập mờ khó hiểu.

Đến nay các blogger tự do trong nước đã nêu lên vấn đề NĐ72 «cấm các mạng internet cá nhân không được tổng hợp tin tức, không được cung cấp tin tổng hợp» là điều kỳ lạ, không rõ ràng; sao lại cấm tổng hợp tin tức, phạm vi cấm đến đâu. Việc tổng hợp tin tức là việc làm hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, về chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, thể thao, văn hóa, sao lại cấm, mà làm sao cấm nổi. Mọi người chờ đợi sự giải thích của Bộ Thông tin - Truyền thông và của Ban Cơ yếu Chính phủ và bộ Quốc phòng, là 2 cơ quan được NĐ72 giao trách nhiệm và quyền hạn áp dụng NĐ này không những trên lãnh thổ VN mà còn đối với các cơ quan truyền thông quốc tế về những tin tức liên quan đến Việt Nam.

Mời đọc thêm

Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân bị 'thương binh' hành hung

Ảnh: Luật sư ​​Lê Thị Công Nhân. RFA files

Gia Minh - RFA, Bangkok - 2013-08-11 - Luật sư bất đồng chính kiến Lê thị Công Nhân, người từng phải ở tù 3 năm về các hoạt động công khai đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, hôm qua bị một nhóm tự xưng là cựu chiến binh đánh khi cô lên tiếng bênh vực cho một gia đình lúc đi chợ ngang qua thấy gia đình đó bị nhóm gọi là cựu chiến binh hành hung và đập phá.

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê thị Công Nhân về những suy nghĩ của cô trước sự việc đó. Trước hết cô cho biết:

Ngay sau khi bị đánh đập bởi những người tự xưng là cựu chiến binh trước sự chứng kiến của công an có mặt tại đó; luật sư Lê thị Công Nhân đã có đơn trình báo và tố giác tội phạm gửi trực tiếp đến Công an Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội; cũng như gửi qua bưu điện đến cho công an Quận Đống Đa và Công an Thành phố Hà Nội.

Đơn này cũng được công khai trên mạng Internet.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Lê Hiếu Đằng : Cần cho lập thêm các đảng đối lập với đảng Cộng sản Việt Nam

Ảnh: Luật gia Lê Hiếu Đằng. RFI/Capdevielle

Thụy My - Trong bài viết mang tựa đề đơn sơ là « Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh » đăng trên mạng Bauxite ngày hôm nay 12/08/2013, luật gia Lê Hiếu Đằng đã nói lên những trăn trở của mình về vấn đề đa nguyên đa đảng, về vấn đề độc lập, tự do dân chủ và hạnh phúc …

Bài viết trong những ngày thập tử nhất sinh tại bệnh viện của vị luật gia nguyên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, lại mang đầy chất lửa, đầy tính chiến đấu. Đặc biệt ông đã mạnh dạn đặt vấn đề thành lập các đảng đối lập, chẳng hạn một đảng dân chủ xã hội, thay vì đảng Cộng sản độc quyền như hiện nay. Ông thách thức bất kỳ lãnh đạo nào trong bộ máy của đảng Cộng sản trả lời ông một cách công khai về vấn đề trên.

RFI Việt ngữ đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng hôm nay.

Mời đọc thêm

Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...


Lê Hiếu Đằng - BVN - Bài viết nầy cũng là để trải lòng với bạn bè, đồng đội và những nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ, các bạn TNSVHS mà tôi đã quen hoặc mới quen, để khẳng định một điều: với lòng tự trọng của một công dân một nước có lịch sử hào hùng chúng ta phải hành động. Không nên ngồi tranh luận với nhau về sự đúng, sai khi chọn lựa đứng bên này hay bên kia. Vì thật ra cả một bộ phận loài người trong đó có người VN khát khao với một xã hội tốt đẹp hơn, chống lại cái ác, cái xấu nên đã có thời gian dài nuôi ảo tưởng về ĐCS VN và CNXH. Vấn đề là trước đây chúng ta chưa có đủ điều kiện, dữ liệu để nhận thức một số vấn đề sống còn của đất nước nhưng hiện nay tình hình trong nước và trên thế giới đã thay đổi, vì vậy chúng ta phải nhận thức lại một số vấn đề trước đây. Nhận thức lại và dấn thân hành động cho cuộc chiến đấu mới. Đừng loay hoay những chuyện đã qua mà làm suy yếu sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy để con cháu chúng ta làm nhiệm vụ đánh giá lịch sử. Còn chúng ta trước mắt là hành động, hành động và hành động...

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Tình thế đòi hỏi

 
Từ trái: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm lăng ông Hồ Chí Minh.

Bùi Tín

19.06.2013 - Tình hình chính trị ở Việt Nam đang đòi hỏi cấp bách một tổ chức chính trị, để thoát khỏi tình trạng độc đảng lạc hậu và tệ hại cho dân cho nước.

Việc này không thể trì hoãn được nữa.

Việc hình thành một tổ chức chính trị ở Việt Nam là hoàn toàn chính đáng, hợp pháp, hợp đạo lý. Hiến pháp Việt Nam ghi rõ quyền lập hội. Các công ước quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng long trọng công nhận quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Bài Giảng Của Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh



Hôm nay, Chúa nhật sau lễ Giáng Sinh, Hội Thánh mừng lễ Thánh Gia, mừng Con Thiên Chúa làm người, sinh ra và lớn lên trong một gia đình, gia đình Đức Mẹ Ma-ri-a và Thánh Giu-se.

Bài Tin Mừng ngày 1 tháng Giêng ghi lại biến cố xảy ra 8 ngày sau lễ Giáng Sinh, đó là việc Hài Nhi chịu phép cắt bì theo đúng luật Mô-sê để đích thực trở thành một con dân Ít-ra-en, mang tên Giê-su.

Còn bài Tin Mừng hôm nay thì ghi lại một biến cố xảy ra khi Đức Giê-su lên 12 tuổi, cùng với cha mẹ trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua. Sau đó gia đình trở về Na-da-rét là nơi Đức Giê-su sinh sống cho đến lúc ra hành đạo. Sau này khi nói về Đức Giê-su người ta thường thêm “người Na-da-rét”, hẳn là để phân biệt với những người khác cùng tên.

Mừng lễ Thánh Gia, chúng ta suy gẫm về mầu nhiệm Con Thiên Chúa đến chia sẻ phận người với chúng ta khi chấp nhận sinh ra và lớn lên trong một gia đình, từ đó ta mới tìm hiểu xem hôm nay đến lượt chúng ta, chúng ta phải sống thế nào cho xứng danh Ki-tô hữu.

Gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta không thể tồn tại nếu không có những đơn vị lớn hơn chở che bao bọc, đó là khu phố hay thôn làng, là quận huyện, cuối cùng là quốc gia gồm những con người, cùng nòi giống, cùng ngôn ngữ, cùng truyền thống, sống với nhau trên một lãnh thổ. Quốc gia là một gia đình, dân tộc là một gia đình.

Vì đây là thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình nên tôi xin phép làm một chuyện ngoại lệ, đó là vượt ra khỏi cái gia đình nhỏ bé của mỗi chúng ta để nói đến một gia đình rộng lớn hơn, đó là quê hương, là đất nước, là tổ quốc, là dân tộc.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Tham vọng kiểm soát Thái Bình Dương của Bắc Kinh làm Á châu dậy sóng

Người dân Philippines biểu tình chống yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông trong « Ngày hành động toàn cầu » ở Manila 24/07/2013. REUTERS/Romeo Ranoco

Tú Anh
Biểu dương lực lượng trên biển, xâm nhập Senkaku, tổ chức du lịch tại Hoàng Sa, đánh chiếm đảo đá ngầm Scarborough, từ Hoa Đông xuống Biển Đông, Trung Quốc phô trương tham vọng làm cường quốc đại dương. Giới phân tích không loại trừ viễn ảnh Bắc Kinh sử dụng vũ lực để thống trị khu vực.


Thứ Năm hôm qua 08/08/2013, quyền đại sứ Trung Quốc tại Tokyo bị Bộ Ngoại giao Nhật Bản triệu tới để nghe Nhật Bản phản đối về vụ việc bốn tàu « hải cảnh » của Trung Quốc xâm nhập lãnh hải quần đảo Senkaku hơn một ngày. Trước đây, các tàu « hải giám » Trung Quốc chỉ kéo đến gần hoặc chỉ biểu dương đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc « chủ quyền quốc gia » chừng đôi ba tiếng đồng hồ.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Nhận diện nhóm lợi ích và lợi ích nhóm ở Việt Nam

Sự hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh tế Phạm Chí Dũng.

Các nhóm lợi ích

Anh Vũ: Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh giá khái quát về vấn đề này?
TS. Phạm Chí Dũng: Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011 cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm trục lợi.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Tôi khát khao vào đảng

''40 năm tôi luôn khao khát có một tổ chức chính trị hợp pháp nào đó phù hợp với lý tưởng sống, với phương pháp tư duy của tôi để tôi gia nhập.'' Huỳnh Ngọc Chênh
Huỳnh Ngọc Chênh - Tôi vẫn hay nói đùa với bạn bè, 61 năm qua đời tôi không có đảng. Nói đùa cho vui vậy nhưng trong lòng tôi chua xót lắm.
 
Khi tôi bước vào lứa tuổi hai mươi thì đất nước cũng vừa thống nhất, cả nước đặt dưới quyền lãnh đạo của môt đảng duy nhất đó là đảng CSVN. Tôi có điều kiện và rất hăm hở tìm hiểu, nghiên cứu lý tưởng, chủ thuyết và đường lối của đảng nầy. Sau một thời gian nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng như tiếp xúc với thực tế qua các đảng viên, tôi thấy rằng với quan điểm sống và phương pháp tư duy của tôi, tôi không thích hợp với đảng nầy, từ đó tôi từ bỏ ý định phấn đấu vào đảng mặc dù tôi vẫn liên tục làm việc trong hệ thống Nhà Nước do đảng nầy độc tôn lãnh đạo.

Vì hiểu biết về lý tưởng, chủ trương và đường lối của đảng ấy rất kỹ nên tôi biết rằng không vào đảng ấy thì không còn đảng phái chính trị nào khác để vào, ngay cả các tổ chức hội đoàn khác không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng ấy, không đi theo đường lối của đảng ấy thì cũng không có để vào.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Thư của một thanh niên ở Nam Định gửi Đồ Ngu

HNPD - Thưa Chú Đồ Ngu.

Cháu là một độc giả thường xuyên của trang mạng HNPD từ nhiều năm nay, Trước tiên cháu xin lỗi các bác, các chú về những từ cháu dùng trong thư này, mà cháu biết các bác các chú sẽ không quen, vì cháu thường xem trên mạng, thấy các bác các chú đã từng lên án là chữ việt cộng. Cháu xin bắt đầu kể: Cháu sinh ra ở cùng quê với ông Lê Đức Thọ . Năm mà các bác chú ở đây vào " giải phóng" các bác chú ở Sài gòn thì cháu chỉ hơn 10 tuổi

- Cháu là con út trong một gia đình có 3 anh chị em. Cha cháu và người anh cả đến chị kế của cháu đều tham gia đi B. Nhận thức lúc ấy là cháu chỉ mong đủ tuổi để được cùng gia đình cháu trong công cuộc giải phóng đất nước. Nhìn thấy những người lớn hơn tuổi cháu hăng hái lên đường, hừng hực khí thế. Lúc ấy cháu tự thấy mình như một kẻ tật nguyền, vô dụng.

- Cháu cũng quên giới thiệu, cháu từng là học sinh. Học sinh trường này tự hào vì là nơi học của ông Lê Đức Thọ hồi còn nhỏ. Trong trường, ngay dưới cột cờ là cái tượng nhỏ, ông đứng, giơ tay chỉ lên trời. Nhưng có lần thằng Phán ( bạn hơn cháu 6 tuổi ) bảo: những người được thờ sống là bị thế gian trù ếm, những người đó sẽ có kết thúc không có hậu. Thằng Phán không trúng tuyển nghĩa vụ nên không được đi B vì gia đình thằng Phán tuy có gốc là gia đình truyền thống cách mạng. Bố nó thuộc diện những người có vấn đề. Sau này. Bố nó bị quy thêm một tội nữa là không khóc một lần nào trong đám tang bác Hồ và, trong thư này, cháu muốn kể chuyện thằng Phán, với những bi kịch mà những người sống dưới chế độ Cộng sản thường gặp như cơm bữa. ( Cái tượng Lê Đức Thọ " biến" khỏi trường, lúc nào không ai biết...)

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Vì sao bạn chọn đi con đường này?

Đó là câu hỏi của một ông anh vừa mới quen ngồi nhậu chung dành cho tui cách đây độ 10 ngày. Anh ấy tự giới thiệu là "người có miệng nhưng lại bị câm", nên thấy những người dám "mở miệng" như tui thì anh ấy thắc mắc nên hỏi vì sao tui chọn đi con đường đầy rủi ro này?
 
Thấy câu hỏi này cũng khá lý thú nên lúc đó tui cũng bộc bạch về một quá trình "giác ngộ" của mình. Mấy hôm nay nghe cái nghị định 72 làm tui sợ quá, nên tui tự giác chấp hành trước, bằng cách không lấy thông tin từ báo chí nữa, mà chỉ kể lại "chuyện của mình" cho các chiến hữu trên FB nghe chơi.

Vì sao bạn chọn đi con đường này? Tui đã trả lời với ổng: đó là lý tưởng!

Nhưng để lý tưởng hình thành thì đó là cả một quá trình đau đớn và dằn vặt từ trong suy nghĩ, phải đi từ nhiều trạng thái khác nhau, và đôi khi có thể lệch lạc và hoang tưởng.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Sợ báo chí

Nguyễn Hưng Quốc - 03.07.2013 -  Trong một bài phỏng vấn đăng trên báo tamnhin.net ngày 23/6/2013, ông Lê Doãn Hợp, cựu Phó Ban tuyên huấn trung ương và cựu Bộ trưởng Văn hóa thông tin (sau đổi thành bộ Thông tin và Truyền thông), hiện đang làm Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, có một nhận định rất thú vị: “Riêng ở Việt Nam có một cái hay là hệ thống công quyền của chúng ta rất sợ báo chí. Một thiết chế mà quan sợ dân, sợ báo chí là một thiết chế rất tốt cần phát huy ở mức tối đa.”

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Đế quốc giả

Ảnh: Gian hàng bán các sản phẩm North Face giả tại Bắc Kinh. Áo North Face giả bán trong các gian hàng này chỉ với giá khoảng 20 đôla/áo.

Nguyễn Hưng Quốc - Giữa tháng 7 vừa qua, một trong những tin tức từ Trung Quốc thu hút sự chú ý của dư luận thế giới nhiều nhất là sự kiện viện bảo tàng Jibaozhai ở Hà Bắc tuyên bố đóng cửa sau khi bị phát hiện trưng bày toàn cổ vật giả.

Thật ra, khó có viện bảo tàng nào, ngay ở Tây phương, hoàn toàn tránh được đồ giả. Nhưng ở đó, đồ giả, nếu có, là do nhầm lẫn, và vì sự hiện diện đông đảo của giới chuyên môn cũng như cung cách làm việc cẩn thận và có trách nhiệm, số lượng đồ giả như vậy rất hiếm hoi. Ở Jibaozhai, ngược lại, có đến trên 40.000 hiện vật hoàn toàn giả mạo. Wei Yingjun, cố vấn của viện bảo tàng cố gắng biện minh: tình trạng cũng không đến nỗi quá tệ hại vì trong viện bảo tàng có khoảng 80 hiện vật thật. Bạn thử tưởng tượng: 80 hiện vật thật trong tổng số trên 40.000 hiện vật giả, tỉ lệ ấy có đáng được xem là “tích cực”? Việc Wei Yingjun xem đó là dấu hiệu tích cực cho thấy một sự thật: hiện tượng trưng bày đồ cổ giả rất phổ biến ở mọi viện bảo tàng tại Trung Quốc.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Toà Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đánh giá rất chính xác tình hình thật sự tại Việt Nam hiện nay

Toà Đại sứ Mỹ tại Hanoi đánh giá rất chính xác
tình hình thật sự tại Việt Nam hiện nay...

****
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số /2012/BRC Ngày 23 tháng 4 năm 2012 Số trang:4, Nguồn: S(A.199)

Báo Cáo
Đánh giá của Mỹ về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam
và động thái mới của Mỹ trong triển khai chiến lược “DBHB” đối với Việt Nam

I. TRƯỜNG HỢP LẤY TIN:
Tổng hợp qua quá trình tiếp xúc trực tiếp Claire Pierangelo/Phó Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Gary/Phòng chính trị Bộ Ngoại giao Mỹ; Greg/Thiếu tá pháo binh Mỹ; Chuck/Đại úy lính thủy đánh bộ Mỹ, từ 20.3.2012 đến nay.
II. NỘI DUNG TIN: Bà Claire Pierangelo
1. Về thực trạng tình hình kinh tế – xã hội VN hiện nay:
Theo đánh giá của Bà Claire Pierangelo: “Nền kinh tế VN hiện nay đang tồn tại rất nhiều vấn đề và cần phải tốn rất nhiều thời gian để khắc phục.Vấn đề lớn nhất của VN chính là lợi ích nhóm và tính nhiệm kỳ của các lãnh đạo quá cao, quá điển hình mà không có tầm nhìn dài hạn. Tất cả các giải pháp chính sách được đưa ra chỉ có tính thời vụ, tạm thời. Các tập đoàn kinh tế của nhà nước được hưởng quá nhiều lợi ích và Chính phủ VN hầu như chỉ in tiền phục vụ nhóm này trong khi hiệu quả đầu tư công vô cùng thấp, tham nhũng tràn lan. Trong khi đó, các công ty, doanh nghiệp tư nhân là những người sản xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội hơn cả thì lại thiếu đi những sự hỗ trợ và gặp rất nhiều khó khăn”…
“Ở VN hiện nay, cụm từ “tái cơ cấu” được Chính phủ và báo chí nhắc tới rất nhiều nhưng không có nội dung và hành động cụ thể đi kèm. Chính phủ VN hiểu vấn đề của họ, nhưng những lợi ích nhóm và cá nhân đang làm mờ mắt và chậm bước trên con đường thay đổi”.
Mời đọc thêm

Tin đặc biệt: Điếu Cày đã ngưng tuyệt thực sau 35 ngày

Người nhà các tù nhân lương tâm trước cổng trại giam số 6

Danlambao - Lúc 5 giờ chiều nay, 2/8/2013, con trai blogger Điếu Cày là Nguyễn Trí Dũng đã vào trại giam số 6 (Thanh Chương – Nghệ An) để thăm gặp bố. Được biết, trong buổi thăm gặp kéo dài 5 phút, Điếu Cày cho biết anh đã ngưng tuyệt thực vào hôm 27/7/2013 sau khi đại diện VKS Nghệ An buộc phải đến trại giam để giải quyết đơn tố cáo theo yêu cầu.

Ngay sau khi rời khỏi trại giam, số điện thoại của Nguyễn Trí Dũng đã liên tục bị khủng bố bởi hàng trăm cuộc gọi lạ bằng ngôn từ tục tĩu, kèm theo lời đe dọa với nội dung “Mày có tin tao giết bố mày không?”

Như vậy, tính từ ngày bắt đầu tuyệt thực vào hôm 22/6/2013 cho đến ngày kết thúc vào hôm 27/7/2013, Điếu Cày đã tuyệt thực tổng cộng được 35 ngày.

Mời đọc thêm

Tướng cướp

 
Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, người trực tiếp chỉ huy vụ cưỡng chế đất nhà ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, được phong hàm Thiếu tướng.

Thứ Hai, ngày 29.07.2013

"Cướp" là bản chất của mọi đảng CS. Đảng CS thuộc nhóm Bolshevik của Lê-Nin cướp chính quyền tại Nga Sô năm 1917. Tác động cướp chính quyền này trở thành truyền thống của mọi đảng CS sau đó, từ Âu sang Á, từ Trung Hoa đến Việt Nam. Tiếp theo đó là mọi đảng CS trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế tiến hành một chính sách đồng loạt cướp tài sản của người dân hầu làm giàu cho đảng và những cá nhân lãnh đạo. Mời quý thính giả nghe phần Bình Luận của Hiền Sỹ với tựa đề: "Tướng cướp" sẽ được Song Thập trình bày để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay.

Thật bất ngờ là một kẻ chỉ huy cuộc cướp phá nhà của dân oan Đoàn Văn Vươn đó là Đỗ Hữu Ca – giám đốc công an Hải Phòng đã được phong chức thiếu tướng trong tuần qua. Điều đáng nói là một công an đáng lẽ ra phải bảo vệ nhân dân nhưng ngược lại đàn áp dân, phá nhà dân... lại được lên chức. Đó là một sự nghịch lý của xã hội Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của cộng sản Việt Nam. Vậy là một lần nữa người ta thấy được ở Việt Nam: "Nhỏ không học lớn lên làm thủ tướng và cướp thật nhiều của dân sẽ được phong tướng".

Mời đọc thêm

Hai bức ảnh nói lên nhiều điều

Ảnh trái: Tổng thống Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi tại Tòa Bạch Ốc hồi tháng 9 năm 2012.
Ảnh phải: Tổng thống Obama gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, ngày 25/7/2013.

 
Bùi Tín - 30.07.2013 - Chỉ 2 bức ảnh có khi nói được nhiều điều còn hơn vài trang giấy.

Đó là 2 bức ảnh chụp cùng một nơi, Phòng Bầu dục của Tòa Bạch Ốc, nơi làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.

Bức đầu chụp khi Tổng thống Barack Obama tiếp bà Aung San Syu Kyi hồi tháng 9 năm 2012, ngay sau khi bà đến thăm và được mời phát biểu tại trụ sở Quốc Hội, tại đây bà đã được trao tặng Huy chương Vàng của Quốc Hội (Congressional Gold Medal), vinh dự cao quý nhất của cơ quan lập pháp Hoa Kỳ dành cho một nhân vật dân sự.

Bức thứ hai chụp khi Tổng thống Obama tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25 -7- 2013, sau khi hội đàm và ra tuyên bố chung về nâng cao quan hệ toàn diện giữa 2 nước.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Người dân ký tên yêu cầu Bộ trưởng Y tế từ chức

Hơn 8000 người ký tên yêu cầu bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nên từ chức. Screen cap/Media.vtv.vn

Hoà Ái, phóng viên RFA - 2013-07-31 - Những ngày qua, sự cố các bé sơ sinh tiêm vaccine bị thiệt mạng gây ra nỗi hoang mang trong dư luận, đặc biệt những gia đình có con nhỏ cần tiêm ngừa. Trước những lời tuyên bố và cách thức xử lý vụ việc của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khiến nhiều người quyết định ký tên yêu cầu bà từ chức.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam