Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Vũ Cao Đàm - Ba cuộc di dân vĩ đại: Cần một cái nhìn tĩnh tâm của các nhà lãnh đạo đất nước

Theo Bauxite Việt Nam - Share
Qua hầu hết các bài báo tôi đọc được trên mạng hiện nay, tôi thấy, nhiều người cho rằng, đã có hai cuộc di dân lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là cuộc được gọi là “Di cư từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954” và cuộc “Di tản của người Việt Nam ra nước ngoài sau 1975”. 

Theo tôi, các nhà nghiên cứu đã quên hẳn một cuộc di dân trước đó, diễn ra trong khoảng hai năm (1950-1951) với tên gọi là cuộc “Hồi cư từ vùng tự do về vùng tề” (chủ yếu diễn ra ở miền Bắc). Tôi cố tìm trong các tài liệu lịch sử, nhưng hầu như không có một nghiên cứu nào đáng được xem là có hệ thống về sự kiện này. Vì vậy, những điều tôi viết trong bài này chỉ là mong muốn đóng góp một vài ghi nhận về những gì diễn ra mà tôi được chứng kiến. 

Cuộc di dân thứ nhất: Cuộc hồi cư 1950-1951 

Sở dĩ người ta gọi là “Hồi cư”, là vì trước đó, những năm 1946-1947 có phong trào “Tản cư” và “Tiêu thổ kháng chiến”. 

“Tản cư” là cuộc di chuyển dân cư từ các thành phố về nông thôn để tránh sự đàn áp của quân đội Pháp. Phải nói thời kỳ này, quân đội Pháp đàn áp dân chúng rất dã man. Khi đó tôi còn nhỏ, nhưng chính mắt tôi đã chứng kiến quân Pháp bắn giết dân, hãm hiếp phụ nữ và cắt tiết những người vô tội. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Nam Nguyên - Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử

Hình ảnh người thương phế binh VNCH không được hưởng bất cứ quyền lợi gì. Cụ ăn mày Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa Bùi Văn Thiệt, SQ 67/101890 TĐ3/TrĐ7/SD5BB KBC 4.737. RFA files photos
Theo RFA - Share
Đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công dân hạng hai trên đất nước mình

Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Hải Ninh - Tam quyền phân lập - Giấc mơ xa vời

Nạn nhân Nguyễn Thanh Chấn bị nhốt tù oan 10 
năm, ảnh chụp hôm được trả về gia đình. 
Theo RFA - Share
Một báo cáo mới đây của Uỷ ban Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, trong vòng ba năm qua, có tất cả 71 vụ oan sai ở Việt Nam. Đây được cho là hậu quả không tránh được của tình trạng thiếu vắng tam quyền phân lập: độc lập giữa tư pháp, hành pháp và lập pháp. Tại sao Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi thể chế vốn được xem là tối ưu trên thế giới này và liệu có khả năng tam quyền phân lập có sớm đuợc thiết lập ở Việt Nam hay không, Hải Ninh tìm hiểu trong bài sau.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Hiện, cho biết có nhiều vụ án oan để lại hệ quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận như vụ 7 thanh niên ở Sóc Trăng bị bắt oan hay 5 công an ở Phú Yên dùng nhục hình dẫn đến chết người.

Luật sư Hà Huy Sơn, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn luật Hà Sơn, cho rằng nguồn gốc của án oan là việc Việt Nam không có một nhà nước pháp quyền thực sự, trong đó ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập lẫn nhau. Ông dẫn một thông tư liên tịch 01/2010 trong đó quy định về sự phối hợp của các cơ quan là viện kiểm sát tối cao, toà án tối cao và cơ quan điều tra. Theo thông tư này, các cơ quan kể trên phải phối hợp nhịp nhàng trong tất cả các giai đoạn từ điều tra, truy tố và xét xử.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa: một bài đáng đọc

Chân dung người lính VNCH
Theo VNQDĐ - Share
Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương. Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?
Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vụ giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thế hệ, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Thảo Cầm Viên Sài Gòn có nguy cơ bị san bằng hủy bỏ

Nếu không có gì thay đổi, theo như ước tính thì năm 2016, Sở thú Sài Gòn (Thảo Cầm Viên) có hơn 140 tuổi sẽ bắt đầu bị hủy bỏ, san bằng và nhường chỗ các dự án bất động sản đắt giá.

Thêm một di tích văn hóa - lịch sử của Sài Gòn sẽ đi vào dĩ vãng. Đây là nơi được xây dựng từ năm 1864 bởi người Pháp, và được ghi nhận là nơi bảo tồn động vật lâu đời hàng thứ 8 trên thế giới.

Chính quyền Tp.HCM cho biết sẽ dời Sở thú ra xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, có tổng diện tích 485 ha. Đất ở đây cũng đã được tổ chức đền bù cho dân chúng để chuẩn bị thực hiện cho dự án.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Thư ngỏ của LĐĐ Việt Nam: Đánh đĩ là góp phần yêu nước

Theo FB Van Man - Share
Xin các bác chớ vội bỏ đi vì cái tựa hơi "Phản Cảm, Nhạy Cảm" này. Hãy dành vài phút nghe chúng em giãi bày. Cổ nhân xưa có câu nói về việc hôn nhân:

Thiên kim mại đắc tam phân nhục
Lưỡng họ nghêng quy nhất bản mao

Nghĩa là:
Nghìn vàng mua đưọc ba lạng thịt
Hai họ khiêng về một túm lông

Ngày nay đám người mẫu, diễn viên chúng em bán những ba lạng rưỡi "tài sản cố định" của mình để lấy 1000 Đô mà các bác đã làm ầm ĩ cả lên. Báo chí lề phải phơi mặt chúng em lên cho thiên hạ phỉ nhổ, gọi chúng em là điếm, bán dâm, lười lao động, ham ăn chơi... vâng, tất cả đều đúng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

Nam Nguyên - Vụ biểu tình chặn QL1A: Đừng xem thường người dân

Xe ùn tắc trên quốc lộ 1A. RFA file
Theo RFA - Share
Cuộc biểu tình bạo động chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ từ chiều 14 đến đêm 15/4/2015, làm kẹt xe hàng chục km ngang qua huyện Tuy Phong và Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, đã gây chấn động dư luận toàn quốc. Điểm đáng chú ý, nguyên nhân của sự phản kháng giận dữ là vì môi trường sống của người dân địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Khiếu nại nhiều lần mà tình trạng ô nhiễm không giảm nên cuối cùng sự nổi giận của người dân đã bùng phát thành biểu tình và khi bị ngăn chặn thì bạo động đã xảy ra. Theo Vn Express, trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng (tức chai chứa xăng có nùi giẻ mồi lửa) tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Một khách sạn và 3 ô tô gần khu vực bị hư hại nặng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Bình Thuận: Người dân nổi lửa chặn quốc lộ, ném bom xăng chống trả CA đàn áp

Người dân dùng bom xăng tấn công cảnh sát cơ động, 'tái chiếm' quốc lộ 1A. Trước đó, vào trưa ngày 15/4/2015, sau cuộc giao tranh dữ dội bằng gạch đá, giới chức tỉnh Bình Thuận tuyên bố đã giải tán thành công người dân. Tuy nhiên, đến tối cùng ngày, rất đông người dân vẫn tiếp tục nổi lửa đốt đường, phong tỏa quốc lộ 1A.
Theo Danlambao -  Share
Liên tục trong hai ngày 14 và 15/4/2015, hàng ngàn người dân Bình Thuận đã tràn xuống quốc lộ 1A để biểu tình phản đối nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (do Trung Cộng xây dựng) gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Cuộc biểu tình đã khiến giao thông trên tuyến quốc lộ 1A tê liệt, xe cộ kẹt cứng kéo dài hàng chục cây số. Nhiều người dân phẫn nộ thậm chí còn dùng gạch đá, bom xăng chống trả quyết liệt khi cảnh sát cơ động kéo đến nhằm giải tán đám đông.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Thu hồi đất ở Long An: Dân nổi lửa, tạt acid vào lực lượng cưỡng chế

Thân nhân ông Nguyễn Trung Can phản đối vụ thu hồi đất
Theo VOA - Share
Ít nhất 12 người bị bắt, hàng chục công an bị thương vì acid, bom xăng trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.

Vụ việc xảy ra ngày 14/4 khi 3 hộ dân địa phương nổi lửa, tạt acid, và cho nổ bình hàn gió đá để phản đối hành vi mà họ cho là ‘cướp đất’ của tỉnh Long An khi lực lượng công quyền tiến hành cưỡng chế căn lều tạm của gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương trên mảnh đất mà họ đã sinh sống mấy chục năm nay.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Phạm Viết Đào - Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TQ cài

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón đặc biệt trong chuyến thăm của ông Trọng từ 7-10/4/2015.
Theo BBC - Share
“Thụt hố” truyền thông là một thuật ngữ độc đáo do một tờ báo điện tử đã 'duy danh', đặt tên cho việc chính quyền Hà Nội, nơi mà Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, từng là Bí thư Thành ủy, đề ra chủ trương chặt, thay 6.700 cây xanh vừa qua.

Có điều, trong chiến dịch khổng lồ chặt, thay cây xanh ấy… những cái hố truyền thông này là do chính quyền Hà Nội tự đào để tự mình độn thổ, còn trong chuyến du xuân thăm Trung Quốc kỳ tuần này, chuẩn bị đón đoàn Việt Nam do ông Tổng bí thư Trọng dẫn đầu, Trung Quốc đã “đào” những cái “hố bẫy" sâu hiểm, nguỵ trang tinh vi để tìm cách đẩy VN vào tình thế “sa hố”…
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Hải Ninh - Án tù vì chặt cây ở Biên Hòa – Nhìn lại vụ đốn hạ cây xanh ở Hà Nội

Phiên xử phúc thẩm vụ chặt cây tràm tại Tòa án nhân dân 
tỉnh Đồng Nai hôm 8/4/2015. Courtesy dongnai.com.vn
Theo RFA - Share 
Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai kết án tù đối với tám người cư ngụ tại thành phố Biên Hòa với tội “huỷ hoại tài sản”. Những người này được cho là đã chặt 12 cây tràm do lâm trường Biên Hòa quản lý, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Bảy trong số tám người này vừa lên tiếng kêu oan.

Vụ án này gây chú ý trong bối cảnh ở thủ đô Hà Nội nhiều cây xanh tốt tươi bị chặt mà vấn đề qui trách nhiệm vẫn chưa rõ ràng.

Quản lý lỏng lẻo?

Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 12 năm 2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 5 bị cáo mức án 5 tháng, bốn ngày tù. Số ngày này tương đương với thời gian tạm giam, vì thế họ được thả ngay lập tức tại tòa. Ba bị cáo khác thì bị tuyên phạt sáu tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Những bị cáo này bị tuyên án vì đã chặt 12 cây tràm, gây thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Ban đầu, Lâm trường Biên Hòa cáo buộc những bị cáo này đã chặt 24 cây tràm. Luật sư Trần Vũ Hải, bào chữa cho các bị cáo, cho biết:
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Tô Văn Trường - Bình luận bài viết trên BBC về dự án lấn sông Đồng Nai

Theo Bauxite Việt Nam - Share
Đánh giá nhận xét về dự án lấn sông Đồng Nai là tùy thuộc vào nhận thức và góc nhìn của mỗi người, cần phải tôn trọng các ý kiến phản biện đa chiều và “đối thoại” để làm rõ các vấn đề cùng quan tâm. 

Sông Đồng Nai, trong những năm gần đây đang bị “âm thầm” xâm lấn. Nhiều nhà hàng, quán xá đang dần dà gặm nhấm dọc sông theo phương thức “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Về tổng thể, sông Đồng Nai chưa được bảo vệ, quy hoạch và quan tâm đúng mức. Việc khai thác cát, đá khá nhôn nhịp, nhiều khu đất ven sông trước kia là bãi ngập nước, nay đã thành quán xá, nhà xưởng. Dự án “Lấn sông Đồng Nai” gây bức xúc dư luận vừa qua chỉ là “giọt nước tràn ly” mà thôi. 

Một số tờ báo trong nước như Người Lao động, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Tuần VN-VNN, Một thế giới, Thời báo Kinh tế Saigon v.v… thường phản ánh ý kiến đa chiều của độc giả về các vấn đề thời sự mà người dân quan tâm. Mới đây, BBC đăng ý kiến của tôi về dự án bôxit Tây Nguyên, họ cũng lấy nguồn từ báo Tuổi Trẻ. 

Đọc bài báo của tác giả Châu Tấn Phát: “Lấp, lấn hay nắn sông Đồng Nai” đăng trên BBC được mở đầu rất “ấn tượng” với người đọc: “Một khu đô thị mới khang trang, thơ mộng dọc dòng sông hiền hòa, không dây điện chằng chịt, không ngập nước. Một bờ kè thẳng thớm, xanh, sạch, đẹp, kiên cố chống xói lở lưng đường cong của dòng sông vào những mùa mưa lũ. Một cơ hội tăng việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân khu vực trong hiện tại và tương lai, thúc đẩy, phát triển kinh tế xã hội, tăng nguồn thuế phí lâu dài cho đất nước… 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Lê Bá Hùng khi ra đi bằng thuyền đánh cá mong manh, lần trở về bằng chiến hạm tối tân

Share
NgocAnhLe: Lê Bá Hùng sinh ra ở cố đô Huế, rời Việt Nam vào năm 1975 khi chưa tròn 5 tuổi. Lê Bá Hùng là con trai của ông Lê Bá Thông, một Trung tá Hải quân thời Việt Nam Cộng Hòa. Vào cuối tháng 4/1975, ông Lê Bá Thông đã đưa cả gia đình vượt biên cùng với 400 người trên một chiếc tàu đánh cá mong manh và sau đó nước Mỹ đã mở rộng vòng tay ân cần đón nhận họ.

Lê Bá Hùng lớn lên ở bang Virginia và trở thành công dân Mỹ vào năm 1985. Ông tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ năm 1992. Ông từng được thưởng nhiều huy chương và rồi tốt nghiệp trường chỉ huy tham mưu của quân đội Mỹ. Tháng 4/2009, ông được phong hàm trung tá với chức vụ hạm trưởng USS Lassen và trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên chỉ huy một chiến hạm Mỹ. 

Hạm trưởng Lê Bá Hùng cùng tàu USS Lassen đã 
tới thăm cảng Đà Nẵng ngày 7/11/2009.

Ngày 6/4/2015, đây là lần thứ hai ông trở về Việt Nam, lần nầy Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy hai chiến hạm USS Fitzgerald và USS Fort Worth bắt đầu cho đợt huấn luyện 5 ngày với hải quân Việt Nam. Chuyến trở về đầu tiên của ông vào năm 2009, khi ông chỉ huy chiến hạm USS Lassen cập cảng Đà Nẵng.

Nước Mỹ cũng không ngờ sau khi nhân đạo đón nhận và mở ra con đường, ông đã trở thành một nhân tài hữu ích cho nước Mỹ. Ông là người Mỹ gốc Việt đầu tiên mang cấp bậc Đại tá trong Hải quân Hoa Kỳ. 

Đại tá Hải quân Lê Bá Hùng là một trong những minh chứng xác thực cho các thành công vượt trội của người Việt tị nạn cộng sản tại các nước tự do. Một tài năng như thế chắc chắn sẽ bị chôn vùi và bị trù dập vì "lý lịch" nếu còn kẹt lại ở Việt Nam.



Share
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Đoàn Đạt - Tượng đài, dinh thự và… cứu đói!

Người dân ở  nhiều  địa  phương vẫn thường gặp
cảnh đói kỳ giáp hạt - Ảnh: H.X.Huỳnh

Theo Thanh Niên - Share
1.500 tấn gạo vừa được Chính phủ rót xuống để cứu đói cho người dân tỉnh Quảng Nam kỳ giáp hạt. Một tỉnh nghèo cần được cả nước quan tâm giúp đỡ! Nhưng có lẽ không phải vậy. Họ vừa xây xong nhà khách tỉnh ủy nguy nga tốn 165 tỷ đồng, vừa khánh thành một tượng đài hơn 400 tỷ

Chuyện trái khoáy! Song đó là một thực tế ở nước ta. Đáng lo là tiền để làm những công trình ấy đều là tiền dân, tiền nước. Nếu một tổ hợp khách sạn, hội nghị, kèm theo khu biệt thự, hồ bơi, sân tennis… đẳng cấp 5 sao do tư nhân đầu tư sẽ là chuyện đáng mừng với một địa phương nghèo, vì đã thu hút được đầu tư. Nhưng khi chính quyền vung trăm tỷ, ngàn tỷ để xây các công trình không đem lại lợi ích cho kinh tế địa phương hoặc chưa cần thiết trong hiện tại trong khi năm nào cũng cầu cứu chính phủ cấp gạo cứu đói thì rất đáng quan ngại.

Đáng buồn, đây không phải là chuyện của một địa phương.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Cảnh sát giao thông cấu kết côn đồ đánh dân đến bất tỉnh?

Theo SBTN - Share
Sau khi chứng kiến một nhóm người mặc áo thường phục đuổi theo và đánh gãy răng một nam học sinh tới bất tỉnh rồi cố thủ trong xe cảnh sát giao thông (CSGT), hàng trăm người dân đã bực tức bao vây nhóm CSGT này đề làm rõ.

Theo hình ảnh người dân ghi lại được bằng điện thoại, vào trưa ngày 9/4, trên đoạn đường 353– Quận Đồ Sơn – Hải Phòng, nhiều người thấy 2 nam học sinh vi phạm giao thông thì bất ngờ bị ba người đàn ông mặc thường phục đuổi theo. Sau đó, một trong những kẻ này đã đá mạnh vào mặt làm một học sinh gãy răng và bất tỉnh tại chỗ. 

Chứng kiến sự việc đánh người tàn nhẫn trên, hàng trăm người dân đã bao vây nhóm người này. Kẻ mặc thường phục đánh người đã chui vào chiếc xe hơi mang biến số BKS 15 B1 – 04511, mà trước đó CSGT dùng để bắn tốc độ, khóa chốt cửa và cố thủ trong đó. 

Được biết, tổ CSGT đang tuần tra trên đoạn đường này thuộc đội 2 Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an Hải Phòng. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Phạm Trần - Nguyễn Phú Trọng đã đầu hàng Tập Cận Bình

Theo Danlambao - Share
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thất bại ngay trong ngày đầu trong chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 10 tháng 4 khi ông phải chấp nhận mọi đòi hỏi ở Biển Đông của Chủ tịch Nhà nước- Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đây là lần đầu tiên ông Trọng sang Bắc Kinh kể từ sau ngày Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 do họ đặt vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để tìm kiếm dầu từ 2/5 đến 15/7/2014.

Trái với chuyến sang Bắc Kinh lần thứ nhất từ 11 đến 15/10/2011, lần này ông Trọng còn đem theo 4 Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng- Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là những người có triển vọng được lên cấp trong Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XII, dự trù được bầu vào tháng 1/2016.

4 Ủy viên Bộ Chính trị gồm Đinh Thế Huynh, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Chết người tại đồn, công an hưởng án treo

Theo VOA - Share
Hai công an Đắk Nông ngày 9/4 lãnh án tù treo trong cái chết của một nạn nhân ngay tại đồn sau khi bị bắt giữ trái pháp luật.

Ông Hoàng Văn Ngài một người dân tộc Hmong thiệt mạng ngày 17/3/2013 trong lúc bị giam tại đồn công an xã Gia Nghĩa vì bị nghi phạm tội ‘phá rừng.’

Công an nói ông Ngài tự đưa tay vào ổ điện tự tử chết, nhưng các hình ảnh chụp thi thể nạn nhân cho thấy ông có thể đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đồn công an dẫn tới tử vong.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông trước đây kết luận rằng ông Ngài chết do tự tử và không khởi tố tội hình sự đối với hai công an liên can đến vụ việc là Lê Mạnh Nam và Trần Đăng Tùng.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Giữ hay bỏ ngày quốc hận 30 tháng tư?

Share
Một người bạn trẻ hỏi tôi: “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”. Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự: “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước. Phải Hận mới có đấu tranh”. Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.

Chữ Hận có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận; nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận. Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là Ngày Đại Tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại”.

Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt nói: “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn”. Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn”.

Tôi nói chính xác hơn: “Ngày 30 Tháng Tư là ngày bọn bán nước, buôn dân thì vui; người yêu nước, thương dân – dù thắng hay thua – đều buồn”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Kính Hòa - Dân sinh và Dân quyền

Mới khánh thành nhưng công trình tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng hơn 400 tỷ đồng gạch nền dưới chân tượng đài bị bong tróc, bể nát. Hoituthienquangnam.com
Theo RFA - Share
Những điều bệ rạc và nhà lãnh đạo
Một dự án vĩ đại dù có bị phản đối nhưng cuối cùng cũng hoàn thành, đó là tượng đài Bà mẹ Việt nam được khánh thành tại tỉnh Quảng nam trong tuần qua. Ngay sau lễ khánh thành, sân lát đá trước tượng đài đã bị hư hại. Nhưng đó không phải là điều quan trọng mà blogger Tưởng Năng Tiến nhìn thấy qua tượng đài đồ sộ nhất Đông Nam Á này. Cái ông thấy là những người phụ nữ Việt Nam ủng hộ và hy sinh cho những người cộng sản ngày xưa nay được đền bù bằng các tượng đài và không có gì khác.

Lúc đói, mỗi người sẵn lòng giúp cho Nhà Nước hàng ngàn cân gạo; khi no, Đảng và Chính Phủ cũng không ngần ngại giúp lại cho nhân dân hàng ngàn tượng đài, nặng hàng ngàn tấn, với kinh phí hàng ngàn tỉ bạc chi từ tiền thuế của họ.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Malcolm Fraser, the former Australian PM, was the great benefactor of the Vietnamese refugee community in Australia

The Vietnamese refugee community in Brisbane commemorated their great benefactor, former PM Malcolm Fraser at the St Mark's Church, 96 Lilac Street Inala on 31 Mar 2015. Source: ngocanhle
Share
NgocAnhLe: On Friday, 20 March 2015, former Australian Prime Minister Malcolm Fraser has died at the age of 84. This is not just bad news for Australia , but also for a community of 300 thousand Vietnamese in Australia because He was the great benefactor of Vietnamese refugees in Australia. It was He who opened the door to receive Vietnamese boat people when He became Prime Minister in November 1975.

Malcolm Fraser is a Prime Minister having serious points of view for the Australia community. Almost on this period, after his dead, the Australia is focusing on his accomplishments, knowing Him as a pioneer on supporting more achievements on humane policy, human rights and equality.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2015

Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?”

Con đường dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam.
Share
Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau:

Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau:
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

SOS ! Bọn VC đang phá hủy thánh đường tại Việt Nam

Như Ba Cây Trúc đã đăng ở bài: Hà Tĩnh: Di dời giáo xứ Đông Yên, nỗi lòng kẻ ở người đi vào ngày 10 tháng 3, chính quyền VC vẫn đang tiếp tục phá hủy nhà thờ của Giáo Xứ Đông Yên trong chủ trương ngăn cấm Tự Do tín ngưởng và diệt trừ nơi thờ tự tôn giáo. Chúng tôi cực lực phản đối và mong toàn thế giới, nhất là Vatican can thiệp để cho lũ vô thần Cọng Sản chấm dứt mọi hành động xâm phạm nhân quyền của người dân. Sau đây chúng tôi xin bổ túc sự kiện bằng nhiều hình ảnh và một video clip (do Ông Nguyễn Văn Ri - Đức Quốc chuyển tới) cho thấy hiện tượng quái gở này mà chỉ có ở những chế độ độc tài phản dân mới xảy ra. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Cô giáo tỵ nạn Jennifer Ramm

Cô Giáo Tỵ Nạn Jennifer Joy Ramm, đã đem tất cả lòng
nhiệt thành và tuổi trẻ của mình ra để phục vụ người tỵ 
nạn khắp bốn phương trời, nhất là người tỵ nạn Việt 
Nam (Hình chụp tại trại tỵ nạn Galang, Nam Dương.) 
Share
Cô Giáo Tỵ Nạn mà tôi và các bạn đề cập tới ngày hôm nay, không phải là cô giáo ở Việt Nam đi vượt biên, sống tạm thời tại các trại tỵ nạn, mà là cô giáo người Úc, từ Úc tới các trại tỵ nạn để dậy tiếng Anh cho những người dân Tỵ Nạn đang sống ở đó. 

Cô giáo người Úc này tên là Jennifer Joy Ramm. 

San ngày Việt Cộng cưỡng chiếm Miền Nam, dân Việt chúng ta đã ào ạt bỏ xứ ra đi tìm Tự Do, vì không thể sống dưới chế độ bạo lực, tù đầy và sự trả thù dã man của bọn Cộng Sản. Cả thế giới dang rộng vòng tay và lòng từ thiện thiết lập những trung tâm tỵ nạn tại các hòn đảo trong vùng Á Châu Thái Bình Dương để chúng ta có nơi tạm trú chờ đi định cư ở các quốc gia khác. 

Trong thời gian tạm trú này, đã có rất nhiều thiện nguyện viên nam cũng như nữ, già cũng như trẻ, ở khắp mọi nơi trên thế giới tới các trại tỵ nạn để giúp đỡ chúng ta tìm thân nhân thất lạc cũng như học Anh ngữ. Một trong những người trẻ đó là cô Jennifer Joy Ramm mà các bạn hữu và các học viên thường gọi cô bằng cái tên ngắn gọn và đầy tình thân: 

"Chị Jenny". 

Jenny là con cả trong một gia đình gốc Anh, sinh sống ở vùng Burra Burri thuộc Tiểu bang Queensland. Đến khi lớn lên, gia đình đã chuyển về Cooroy để cô có thể tiếp tục học bậc trung học ở Noosa.Tốt nghiệp trung học, Jenny được học bổng của chính phủ Liên Bang để tiếp tục học ở Đại Học Queensland. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Hàng nghìn công nhân Việt xuống đường đòi quyền lợi

Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn xuống đường tuần hành phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới. (Ảnh: Thanh Niên Công Giáo)

Theo VOA - Share
Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã tuần hành để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới suốt nhiều ngày qua.

Vụ đình công bắt đầu từ sáng 26/3 với cuộc diễu hành của hàng nghìn công nhân trong khu công nghiệp Tân Tạo nhằm bày tỏ sự không đồng tình đối với Luật Bảo hiểm Xã hội 2015.

Theo các quy định trong luật này, người tham gia Bảo hiểm xã hội không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và vì thế, công nhân không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau nghỉ việc như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáng 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay Công ty Pou Yuen. Tình trạng rất phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ.
Nhà báo tự do Minh Đức.
Nhà báo tự do Minh Đức, chuyên theo dõi mảng lao động, cho VOA biết những diễn biến mới nhất:
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam