Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?




Tuấn Khanh - Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển... nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Trung Thu Việt Nam hay Trung Thu Trung Quốc ?

Múa thiên cẩu giờ chỉ còn trong ký ức người dân Hội An. Ảnh tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An







RFA - Tết Trung Thu đối với trẻ em vốn dĩ là điều gì đó đẹp một cách huyền nhiệm, đâu đó giữa đất trời, giữa cái lạnh bàng bạc của mùa thu, giữa ánh trăng huyền hoặc, bóng dáng cổ tích hiện hữu với đầy đủ các màu sắc của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, Tết Trung Thu hiện tại, có một điều gì đó không bình thường, sự lộn xộn của dịch vụ múa lân và những con lân chép nguyên hình lân sư tử của Trung Quốc cũng như điệu trống múa lân được sao chép nguyên bản lối đánh Trung Quốc đã cho thấy một Trung Thu Trung Quốc đang di chuyển khắp nẻo đường Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bóng đen lọt vào Nhà Trắng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Bùi Tín - Cả thế giới chăm chú theo dõi cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc. Tổng Thống Barack Obama đón Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia. 

Quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới đang ở trong tình trạng bình thường, nhưng lại có vài vấn đề căng thẳng. Điều nổi bật nhất là vị thế của Trung Quốc đang ở vào thế có nhiều mặt sa sút, khó khăn. 

Nền kinh tế tài chính đang trong cơn khủng hoảng; chứng khoán tụt dốc, ngành xây dựng đình đốn, Nhân dân tệ giảm giá trị tệ hại. Chính trị nội bộ rối rắm qua các chiến dịch chống tham nhũng, thực tế là đấu tranh rất gắt gao vì lợi ích phe cánh, cuộc "diệt ruồi đả hổ săn cáo" tiến lui đều khó. Về ngoại giao và quân sự, ý đồ lộ liễu độc chiếm Biển Đông vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và nhiều nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và của nhân dân Việt Nam, vấp phải sự răn đe thẳng thắn của Hoa Kỳ với cuộc chuyển trục quân sự sang vùng châu Á -Thái Bình Dương. 
Mời đọc thêm

Đại hội gia đình thế giới 2015



Source: RFA
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Bánh trung thu cao cấp dành riêng cho đảng











Babui
Source: Danlambao
Mời đọc thêm

Người dân còn phải chịu ngập đến bao giờ?

Người dân Sài Gòn chịu thảm cảnh này đến bao giờ. Đường phố Saigòn ngày 15 tháng 9, 2015




Gia Minh - Mưa gây ngập nặng tại nhiều thành phố Việt Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội lâu nay gây ra những khó khăn cho cuộc sống của cư dân. Cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh từng yêu cầu được cấp những khoản ngân sách nhiều ngàn tỷ đồng để triển khai công trình chống ngập. Chi phí cho chống ngập tiếp tục được yêu cầu tăng thêm; thế nhưng ngập vẫn hoàn ngập và mỗi lúc dường như lại nặng thêm.

Nguyên nhân vì đâu và lý do tại sao công trình chống ngập lâu nay chưa thể phát huy tác dụng?
Mời đọc thêm

Nỗi niềm nhạc chế cuối tuần

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh


Source: Youtube
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Người Việt biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc tại Mỹ







Trà Mi - Cộng đồng người Việt tại thủ đô Hoa Kỳ và các vùng phụ cận cùng tham gia với các cộng đồng bạn trong cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu chống Chủ tịch Trung Quốc trong lúc ông Tập Cận Bình hội kiến Tổng thống Barack Obama.

Ban tổ chức cho biết cuộc biểu tình diễn ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/9 (giờ địa phương) tại công viên Lafayette trước khuôn viên Tòa Bạch Ốc khi cuộc họp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung bắt đầu.

Sự kiện này dự kiến quy tụ sự tham gia của cộng đồng người Việt sinh sống tại thủ đô Washington DC, Virginia, Maryland, Philadelphia, New Jersey cùng với các cộng đồng của người Hoa theo Pháp Luân Công, cộng đồng người Philippines và Tây Tạng tại Mỹ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Robert Funseth, ân nhân của HO, qua đời

Ông Robert Funseth (ngồi), phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, và các nhân viên tại Việt Nam, vận động thả tù nhân chính trị. (Hình: vietnam.ttu.edu)
ARLINGTON, Virginia (NV) - “Ông Funseth vừa mất sáng nay, Thứ Sáu, 25 Tháng Mười, lúc 10 giờ 20 tại một bệnh viện ở Arlington, Virginia.” 

Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nói với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, sau khi chứng kiến linh mục làm lễ và thi hài ông Robert Funseth được đưa đến nhà quàn. 

Ông Robert Funseth, từng là phát ngôn nhân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời gian cuộc chiến Việt Nam diễn ra. Đặc biệt, khi đang làm phó phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông là người “được trao trách nhiệm đàm phán với giới lãnh đạo Hà Nội để yêu cầu thả tù chính trị và cho họ cùng với gia đình sang Hoa Kỳ định cư, cũng như cho những người thuộc diện con lai và thân nhân của những người Việt đang sinh sống tại Mỹ được rời Việt Nam theo chương trình Ra Ði Có Trật Tự (ODP),” theo lời ông nói với đài RFA vào năm 2005. 

Với nỗ lực không ngừng của ông Funseth, sau bảy năm, kể từ năm 1982, chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đã ký xong bản thỏa hiệp vào ngày 30 Tháng Bảy, 1989, đồng ý đưa 300,000 tù nhân chính trị, những cựu quân nhân VNCH cùng gia đình họ, đến định cư tại Hoa Kỳ.



*** 

Nói về nguyên nhân cái chết của ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho biết: “Ông mất chính là vì bệnh già. Khi vợ ông qua đời hồi đầu năm 2015, thì ông cũng yếu dần, chứ không bệnh gì. Vợ chồng ông Funseth chỉ có một con trai nhưng đã mất lâu rồi.” 

“Nơi ông Funseth ở có những người hàng xóm rất tốt. Hai, ba ngày họ không thấy ông ra lấy báo trước cửa, nên gọi cảnh sát và báo cho người em trai ông ở New York biết. Khi cảnh sát đến nhà mới biết ông té nằm trên sàn cả ba ngày rồi, vậy mà ông vẫn sống. Người ta mang ông vô nhà thương,” bà Thơ cho biết. 

Cũng theo lời bà, "tôi có hứa với ông bà Funseth là tôi sẽ thay mặt cho tất cả tù nhân chính trị chăm sóc ông bà khi họ đau ốm.” 

Thế nên ngay sau khi từ Việt Nam trở về, được em trai ông Funseth báo tin cho biết, bà Khúc Minh Thơ đã có mặt mỗi ngày tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị. 

Bà cũng cho biết, hôm Thứ Ba vừa qua, ông Funseth đã yêu cầu bệnh viện tháo ống trợ thở để ông được “ra đi tự nhiên.” 

Nói về ông Funseth, bà Khúc Minh Thơ cho rằng, “Tất cả tù nhân chính trị và cả bản thân tôi đều coi ông Funseth như một người ơn mà không cách gì trả ơn nổi. Đó là người đã cứu rỗi linh hồn những người tù nhân chính trị, những người HO.” 

Bà Thơ kể, “Tôi vẫn nhớ khi tôi vào nhà thương thăm ông, ông tỉnh lại nói chuyện với tôi suốt hai tiếng đồng hồ. Ông cứ sợ không gặp lại tôi. Tôi có nói ông không hề cô độc, dù vợ con ông đã mất, nhưng ông vẫn còn tụi tôi, tụi tôi hứa sẽ chăm sóc cho ông.” 

“Ông nhắc, ông nhớ, ông nói thao thao về những kỷ niệm, về những người tù nhân chính trị. Ông thương họ lắm. Cho đến lúc gần chết mà ông còn nói với tôi câu như thế này: Nếu bà không để tâm, thì cho phép tôi để hình tôi trên bàn thờ của bà.” 

“Vì sao biết không? Vì ông muốn khi nào những người tù chính trị ngày xưa có đến thăm tôi thì cũng sẽ gặp ông luôn. Vì ông đâu có gia đình. Ông chỉ có người em và hai người cháu lại không ở gần đây,” bà Khúc Minh Thơ giải thích tâm nguyện của ông. 

Cũng theo bà Thơ, “Trong nhà ông Funseth, dưới tầng hầm, có một thư viện, nơi đó ông cất giữ rất nhiều món quà của những người tù nhân chính trị, của những hội đoàn tặng cho ông.” 

Bà kể thêm, “Trong nhà thương, ông nhắc đủ thứ, nhớ kỹ đủ thứ. Nhớ lại những lúc tôi làm việc với ông. Nhắc lại lúc ông đi ký thỏa hiệp, ông về kể với tôi khi sang Việt Nam ký thì bên Việt Nam đâu có đồng ý tất cả các điều khoản đưa ra, vẫn còn một số điểm họ không chịu ký. Trong khi những người trong phái đoàn cảm thấy như vậy là cũng được, thì ông lại luôn nhớ câu tôi dặn trước khi ông rời khỏi Bộ Ngoại Giao để lên máy bay đi, là 'ông làm bằng cách nào tôi không biết, nhưng ông phải yêu cầu họ ký hết các thỏa hiệp đó mới được.' Tôi nói là nói vậy thôi chứ làm sao buộc ông như vậy được. Mọi chuyện khó khăn lắm chứ. Vậy mà đêm đó, ông kể, 1 giờ khuya ông ngồi dậy đọc kinh cầu nguyện cho Việt Cộng ký hết những điều khoản còn lại để cho gia đình tù nhân chính trị được yên lòng.” 

“Sáng hôm sau, khi phái đoàn của ông đi ăn sáng trước khi chuẩn bị trở về Mỹ, thì ông Vũ Khoan là người đại diện phía Việt Nam ký thỏa hiệp đó tiến đến nơi ông Funseth, và nói phía Việt Nam đồng ý ký hết những điều khoản còn lại. Ông nói ông mừng hết lớn. Khi ông đến phi trường Bangkok gọi về cho bà Funseth, kêu bà báo tin cho tôi biết,” bà Thơ tiếp tục kể về người ơn của chương trình H.O. 

Bà Khúc Minh Thơ còn cho biết, ông Funseth, trong những ngày nằm bệnh viện, đã nói nguyện vọng muốn được bà Thơ “làm cho ông một buổi Funseth's Day.” 

“Tôi nói ông cố gắng khỏe lại thì sẽ tổ chức, dự định cũng đúng vào dịp 30 Tháng Bảy. Giờ ông đi rồi, nhưng tôi nghĩ tôi cũng sẽ làm ngày đó cho ông, trong một hình thức nào đó,” bà nói. 

Chia sẻ về cảm xúc của một người thân thiết với ông từ 30 năm qua, bà Khúc Minh Thơ cho biết, “Ông ra đi tôi buồn nhưng cũng vui cho ông, vì ông vẫn thường nói ông nhớ vợ ông, con ông, ông cứ mơ thấy họ. Thì thôi coi như ông đã được đoàn tụ với vợ con mình. Nhớ về ông, điều cảm động nhất với tôi là việc ông cầu nguyện trong đêm để cho tất cả các điều khoản trong bản thỏa hiệp được ký hết.” 

Ngọc Lan/Người Việt 

Source: Báo Người Việt

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

God bless America!

Đức Giáo Hoàng đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ

Đức Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo La Mã đã đọc diễn văn trước cuộc họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ, trong đó có hơn 500 nhà lập pháp, các thẩm phán Tòa án tối cao và các quan chức chính quyền hàng đầu bao gồm cả Phó Tổng thống Joe Biden. AFP








Thanh Trúc - Bước sang ngày thứ ba chuyến công du nước Mỹ, tức thứ Năm 24 vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến điện Capitol và đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ.

Mọi ngã đường dẫn về điện Capitol ở thủ đô nước Mỹ đều có rào chắn và được canh gác cẩn mật khi Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đến đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội hôm thứ Năm ngày 24 vừa qua.

Đây không phải sự kiện được vào cửa tự do như thường lệ ở quốc hội, người tham dự phải có giấy mời mới vào được bên trong . Rất nhiều người, dù có vé mời, cũng chỉ được đứng ở ngoài mà thôi.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Đức Giáo Hoàng đặt chân đến Washington, bắt đầu chuyến thăm Hoa Kỳ



Nguyễn Khanh, RFA - Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô đã đến Washington D.C., khởi đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ kéo dài 6 ngày của Ngài. Trung Khang có cuộc trao đổi ngắn với biên tập viên Nguyễn Khanh, người đặc trách đưa tin về hoạt động của Đức Thánh Cha trong thời gian Ngài có mặt tại Washington D.C.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Một hướng xuất khẩu mới đầy tiềm năng

Xuất khẩu tù: Chủ trương sáng suốt của Đảng ta đã thành công!

Mai Tú Ân - Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần bị chuyển thẳng sang Mỹ từ trại giam số 5, Thanh Hóa.

Việc đưa em Tạ lên đường sang Mỹ vừa rồi, tiếp theo việc đưa tên Cù và Điếu trước đó, chỉ là bước đi nhỏ nhưng đã mở ra bước đi lớn lao và vĩ đại : Xuất khẩu tù. Một hướng xuất khẩu mới đầy tiềm năng để đem ngoại tệ về xây dựng đất nước và đem lại hạnh phúc cho nhân dân, là một chủ trương đẹp tuyệt vời của Đảng ta...

Thứ nhất là trong tình hình kinh tế bèo nhèo như hiện nay, chẳng xuất được cái gì kể cả cái ốc vít thì việc đưa xuất thành công liên tiếp lô hàng thử thức ba này là một bước đột phá, sáng tạo của Đảng ta, vận dụng linh hoạt đường lối CM, là dựa vào nhân dân, lấy của nhân dân để xây dựng CNXH...
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Tù Nhân Lương Tâm Tạ Phong Tần được ân cần chào đón tại phi trường Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ



Source: RFA
Mời đọc thêm

Chuyện phiếm với ông bạn chậm tiến

“Không có bão, ai biết tháp truyền hình kém chất lượng!”. Tháp truyền hình Nam Định hiện đại bậc nhất bị gió bão "cắt ngọt"
Nguyễn Lân Thắng 
- ...Này, sao có người bảo dạo này ông lên mạng nói chuyện ghê lắm, phản động lắm...?

- Tôi có nói gì sai đâu? Tôi chỉ nói những gì thực sự nó đang xảy ra thôi chứ có gì mà phản động? Mà nhà ông ngập lụt thế nào? Nghe nói Sài Gòn ngập tùm lum sau có mấy trận mưa hơi to là sao...

- Ừ thì ngập chút xíu ấy mà. Cũng hơi vất vả đưa con đi học tý nhưng xong rồi. Có cái xe máy mai phải đi bảo dưỡng, ngâm nước một hôm mà khói đen xì, máy kêu ầm ầm... Nhưng mà tôi hỏi này, sao bảo thành phố đầu tư ác lắm, mấy năm nay tốn hàng triệu đô la vào dự án chống ngập úng thành phố, thế mà cứ mưa hơi to tý lại ngập tùm lum nhỉ...
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Blogger Tạ Phong Tần vừa đặt chân đến Mỹ









Danlambao - Sau khi bị chế độ cộng sản trục xuất khỏi Việt Nam, blogger Tạ Phong Tần đã đặt chân đến Mỹ vào lúc 20:50’, 19/9/2015 theo giờ Los Angeles – tức 11:50’ trưa ngày 20/9/2015 theo giờ Việt Nam.

Khá đông người Việt tại Nam Cali đã có mặt tại sân bay Los Angeles để chào đón thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do vừa thoát khỏi ngục tù cộng sản.

Trong đoạn video vừa được phổ biến trên facebook, bà Tần chia sẻ lại quãng đường bị áp giải từ trại giam số 5 Thanh Hóa đến sân bay Nội Bài như sau:

“Riêng tôi có khoảng 50 công an áp giải, ở trong nhà tù đi ra có 3 xe áp giải. Tới sân bay có hơn 20 công an mặc thường phục nữa. Mặt mày thì bàng quan như không có nhiệm vụ gì, nhưng mà cứ lẩn quẩn ở đấy và có khoảng chục người cầm camera quay tứ tung”
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Mưa ngập lòng dân

Cao Huy Huân - Mấy hôm nay trời mưa suốt đêm ngày, không ít người muốn phát điên vì mưa to kèm theo hàng tá thứ hệ luỵ. Chiều ngày 15-9, cơn mưa suốt 3 tiếng đồng hồ đã “nhấn chìm” thành phố được mệnh danh là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Mưa lớn quá, lòng dân lại bộn bề.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Hổ chết để da - Hồ chết di họa

Người Đưa Tin - Nhìn ở nhiều góc độ, tất cả loài vật dù hung dữ tới đâu, độc hại đến cỡ nào, suy cho cùng cũng có ích cho con người nếu biết sử dụng đúng lúc và đúng chỗ, kể cả thực vật tưởng chừng nguy hiểm như loài hoa Anh Túc (Cây thuốc phiện) cũng được khoa học chế biến phục vụ con người trị bệnh và xoa dịu nỗi đau thể xác, chỉ có cộng sản là từ ngày có mặt nó trong thế giới loài người, chỉ mang đến thảm họa nghèo đói, đau buồn, chết chóc vì bản chất khát máu, và sở trường hận thù giai cấp của nó. Điều đó có thể lý giải vì sao người Nhật dựng tượng Nghĩa Khuyển để ghi nhận lòng trung thành của loài chó, thì tại Nga người dân kéo đổ sập tượng Lênin. Dù hắn cũng mang hình dáng con người nhưng ẩn bên trong là một tâm hồn què quặt, đui mù chân lý, hết sức hoang tưởng và tàn bạo, một thời là pháo đài của đảng cộng sản tại VN, đứng đầu là Hồ Chí Minh.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Đến quá "ngưỡng" của kiên nhẫn, chịu đựng thì lũ sẽ xảy ra...

Khi lòng dân hết chịu nổi!

Bùi Tín - Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 , các bài diễn văn của những nhà lãnh đạo đầy những danh từ sáo rỗng, trái hẳn với thực tế. Nào là thành quả vĩ đại, sự nghiệp vẻ vang, chiến thắng lịch sử, thời đại vinh quang, tương lai đầy hứa hẹn...

Nhưng tình hình đúng vào dịp này, đảng CS hình như cố tình trình diễn bộ mặt thật của mình. Nhà báo Đỗ Trường chỉ đùa cợt giải trí tinh thần với bài viết gồm toàn các chữ dấu sắc trên mạng cá nhân đã bị rút thẻ và sa thải, bất chấp hiến pháp và luật pháp. Sinh viên Phạm Lê Vương Các của trường Kinh Doanh và Công Nghệ bị buộc phải viết đơn xin thôi học chỉ vì em có tinh thần dân chủ và thật sự dấn thân cho dân chủ. Nghiêm trọng hơn, khi các bạn chiến đấu của tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật đến thăm, chúc mừng anh, gồm có giáo sư Phạm Minh Hoàng, các bạn Trần Thị Nga, Đặng Xuân Hoà, Trương Minh Tâm, Chu Mạnh Sơn, khi ra về đã bị một bọn côn đồ lưu manh hành hung rất táo tợn, gây thương tích. Bà con địa phương nhận diện bọn hung thủ là tay chân cộng tác viên của công an Lâm Đồng, chúng được CA thuê đi đâm thuê chém mướn, có tên là tội phạm hình sự đang thụ án sẽ được giảm án và thưởng tiền, cho về thăm nhà (theo mạng Dân luận cuối tháng 8/2015).
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Chỉ có ác ôn là có thật.




Ngày hôm nay 14 tháng 9 năm 2015, một số tờ báo lớn ở Việt Nam như tờ Thanh Niên có đưa bài báo với tiêu đề.

Có thể bỏ tù nếu xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Bài báo tường thuật uỷ ban thường vụ của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam họp bàn về cải cách tư pháp.

Bài báo có đoạn uỷ ban tư pháp quốc hội Việt Nam cân nhắc bỏ điều 88 để thay thế bằng điều 117. 

Điều 88 là điều luật quy định về tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước CHXCN Việt Nam. Rất nhiều bloger, nhà báo tự do đã bị nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay dùng điều luật này để truy tố và bỏ tù họ. Điển hình là CLB nhà báo tự do với 3 thành viên là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải đã bị khép vào điều 88.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2015

Lê Nguyễn - Tại sao Cộng Sản vẫn luôn trường tồn tại Châu Á?




Trên thế giới hiện nay, đếm trên đầu ngón tay còn xót lại năm thiên đường xã nghĩa: Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Lào và Cu ba.

Năm vừa qua với sự chuyển mình tích tực của Cu-Ba, quốc gia Mỹ latinh sau lệnh gỡ bỏ cấm vận của Mỹ, người ta hy vọng trong tương lai không xa dân chủ sẽ thực sự hiện diện trên đất nước của những điếu xì gà thơm ngon nức mũi người dùng này.

Nhìn lại bốn quốc gia châu Á còn lại, chế độ Cộng Sản- phế thải của nhân loại vẫn trường tồn qua thời gian vững chãi như cái bàn thạch.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Hãy lột mặt nạ CSVN tẩy rửa Wikipedia

Hoàng Thanh Trúc - Khi các “học trò” thủ phạm chính đã già cỗi thi nhau xếp hàng xuống tuyền đài chầu ông thầy Hồ Chí Minh, để tránh tội ác với lịch sử và dân tộc cũng như đánh bóng cái bảng hiệu “đảng CSVN quang vinh” trong mắt những công dân trẻ Việt Nam mới lớn lên thì chế độ CSVN đang dùng một phần “tài nguyên” (ngân sách) từ mồ hôi công sức đóng thuế của nhân dân làm chất xúc tác bằng mọi cách tẩy rửa gây nhiễu loạn thông tin về những sai lầm ngu xuẩn mà một thời đảng CSVN đã làm hao tốn máu xương kiệt quệ đất nước. Trên mọi lãnh vực trong đó có các kho dự trữ tàng thư lưu chiếu như “Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia” là một điển hình....

Lợi dụng Wikipedia là một bách khoa toàn thư tự do, là kết quả của sự cộng tác của chính những người đọc từ khắp nơi trên thế giới. Trang mạng này có tính chất “WiKi”, có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi...
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Dối trá, tham nhũng, “rửa tai” & dân chủ

Minh họa: Ngọc Diệp
(Dân trí) - Nơi nào mà thủ trưởng thích nghe lời nịnh nọt thì ở đó, sự dối trá lên ngôi và ngược lại. Nếu dối trá - tham nhũng là một cặp đồng hành thì “rửa tai” - dân chủ chính là “bài thuốc” chữa trị hữu hiệu.

Nếu đặt một câu hỏi, ví như điều đáng lo ngại nhất trong xã hội hiện nay là gì? Có lẽ nhiều người sẽ thốt lên: Tham nhũng!

Đúng, rất đúng bởi đã hơn một lần, nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước Việt Nam từng ví tham nhũng với “giặc nội xâm”.

Thế nhưng nhìn sâu xa, tham nhũng chỉ là một hình thức của điều lớn hơn, bao trùm hơn, đó là sự dối trá. Hay nói cách khác, tham nhũng chỉ là một bộ phận của dối trá. Căn bệnh được GS Hoàng Tụy, một nhà khoa học chính trực và thanh liêm đã từng thốt lên trên báo Dân trí cách đây mấy năm, rằng dối trá “đang là một mối nhục lớn”.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Từ hình ảnh em bé Syria, nghĩ đến những em bé miền Nam Việt Nam

Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền Nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó... Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé miền Nam Việt Nam giống như em bé châu Phi đói lả bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.

Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc động vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Vànhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.

Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa. 

Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Australia mở rộng vòng tay đón người tị nạn...

Australia đồng ý tiếp nhận 12.000 người tị nạn Syria, Iraq 

Australia đồng ý tiếp nhận 12.000 người tị nạn vì những cuộc xung đột ở Syria và Iraq. Thủ tướng Tony Abbott nói rằng những người thuộc “các nhóm thiểu số bị bách hại” sẽ có được nơi nương thân. Theo tường thuật của thông tín viên Phil Mercer của đài VOA tại Sydney, các chiến đấu cơ của Australia cũng vừa được cho phép tấn công các mục tiêu của nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Syria. 

Thủ tướng Tony Abbott nói rằng 12.000 người tị nạn từ Syria và Iraq sẽ đến nước ông để tránh điều mà ông gọi là “một cuộc xung đột đẫm máu”. Các gia đình của những nhóm thiểu số, trong đó có người Cơ đốc giáo, người Yazidi và người Hồi giáo, sẽ được ưu tiên. Chương trình tái định cư này được thực hiện bên cạnh chương trình hiện có để tiếp nhận gần 14.000 người tị nạn mỗi năm. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Xúc động với hình ảnh "Thiên thần ngủ say bên bờ biển"

Video: Em bé Syria chết trên bãi biển ám ảnh cả thế giới ( Nguồn video: Daily Mail ) 

Ngày 2/9 vừa qua, cả thế giới chấn động trước hình ảnh xác em bé 3 tuổi dạt trên bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bordun, Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh có sức lan tỏa vô cùng lớn, báo động tình trạng bùng nổ di cư sang châu Âu, khi những người nơi đây mong muốn thoát khỏi vùng đất đầy súng đạn, nghèo nàn để tìm về nơi yên bình. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Bi hài dạy kỹ năng sống cho trẻ em

Bài học cho các em tập đi mạnh dạn trên thủy tinh. Genk.vn
RFA - Dư luận mấy hôm nay xôn xao về vụ sách dạy kỹ năng sống cho trẻ em cấp một dạy các em đi trên thảm thủy tinh vỡ, tự đâm kim tiêm vào tay…để vượt qua sự sợ hãi, thể hiện lòng dũng cảm.

Thứ nhất, có vẻ như những người biên soạn nên bộ sách này vẫn chưa thật sự hiểu thế nào là dạy kỹ năng sống cho trẻ em. Dạy cho trẻ lòng dũng cảm là thuộc về phạm trù đạo đức, lẽ ra phải nằm trong bộ môn đạo đức hay giáo dục công dân gì đó, chứ không phải nằm trong phần kỹ năng sống.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015

Một xã hội ổn định với những khối ung thư tiềm ẩn

Những người dân oan có mặt tại Hà Nội bắt đầu xuống đường diễu hành biểu tình lớn, kéo vào trung tâm TP Hà Nội với sự tham gia của gần 1000 người phản đối bản án của bà Cấn Thị Thêu.(tháng 11, 2014). File photo
Gia Minh - RFA - Chính quyền Hà Nội luôn cho rằng xã hội Việt Nam hiện đang rất ổn định, đặc biệt mỗi khi xảy ra những bất ổn ở những nước trong khu vực như đánh bom, biểu tình quần chúng…

Thực chất có đúng thế không hay đang có rất nhiều mầm mống bất ổn trong nước?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Ai? Và tại sao thay tên Sài Gòn là TP.HCM?

Hoàng Thanh Trúc - Trên thế giới, ở các quốc gia có nhiều thành phố mang tên những con người, tất nhiên là khác nhau quốc tịch nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm: Người được vinh dự ấy đã để lại cho chính quốc gia mình hoặc nhân loại những thành tựu tinh thần hay vật chất mà giá trị “chân thiện mỹ” được khẳng định tuyệt đối bởi công luận xã hội. Trái với tiêu chí này, nếu áp đặt hay lạm dụng thì sớm hay muộn cũng đều có một kết cục bi đát cho danh dự của chính nhân vật không xứng tầm với vinh dự ấy mà điển hình gần nhất là trường hợp Thành Phố “Lenin…grad” (để ca ngợi Lenin) của nước Nga phải trả lại địa danh ban đầu là Sankt-Peterburg của chính nó, khi chế độ CS Nga sụp đổ và sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Vũng Lầy Giáo Dục

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Với một nền giáo dục quá thừa phong bì nhưng lại thiếu phong cách, quá thừa nhà quản lý, nhà tiến sĩ nhưng lại thiếu một nhà liêm sỉ. Điều đó quả thực đáng lo ngại đối với bậc làm cha làm mẹ luôn đau đáu về tương lai của con mình. (Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam)

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Việt nam: 70 năm vẫn lạc đường và đâu là lối thoát?

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm....File photo

Việt nam vừa tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm giành được độc lập, với màn diễu bình tốn kém là điều khiến cho tầng lớp những người có hiểu biết tỏ ra thất vọng. Vì theo họ, màn "diễn binh" hoành tráng đó chỉ nhằm mục đích che đậy sự thất bại trong việc quản trị đất nước của ban lãnh đạo Đảng CSVN trong suốt 70 năm qua mà thôi.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Lãng phí cây cầu trị giá bạc tỷ thực sự chỉ để phục vụ gia đình ông chủ tịch!

Cầu xây xong đã lâu, không thấy dân nào đi qua 

Cây cầu trị giá 3,5 tỷ đồng nhưng chỉ có 2 hộ dân đi qua. Ảnh: Báo Thanh Niên.
Người Việt - Cây cầu treo 3,5 tỷ ở Hà Tĩnh xây xong chỉ phục vụ được nhõn 2 hộ dân, thật xứng đáng là cây cầu đắt nhất thế giới. 

Nếu theo dõi tin tức báo chí mấy ngày nay, hẳn quý bạn đọc không thể không biết đến vụ cây cầu treo trị giá 3,5 tỷ đồng ở xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). 

Cây cầu này quá đắt đỏ, vì xây xong từ hồi tháng 6/2015 đến giờ, chỉ có nhõn 2 hộ dân có thể sử dụng. Còn lại mấy chục hộ dân khác trong vùng, họ không thể trèo đèo lội suối băng qua một đoạn đường đầy khó khăn để đến với cây cầu này.

Tất nhiên cây cầu treo dân sinh trị giá 3,5 tỷ đồng so với các cây cầu hoành tráng khác thì giá trị không hề lớn. Nhưng nó vẫn có thể được xếp vào hạng đắt kỷ lục trên thế giới vì đến lúc xây xong, chỉ có 2 hộ gia đình sử dụng được mà thôi. 

Điều đáng chú ý là 1 trong 2 hộ dân có thể sử dụng được cây cầu đắt giá kỷ lục tầm cỡ thế giới, thật tình cờ và bất ngờ, có tên gia đình ông chủ tịch UBND xã Sơn Thọ.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Có bao nhiêu người là quân nhân thực sự trong lễ diễu binh 2/9 hôm nay?












Trung tá Quân y xinh đẹp trong buổi diễu binh là... hàng mã

Vũ Lê Hoàng - Dân mạng đang lan truyền hình ảnh cô trung tá Quân y xinh đẹp dẫn đầu đoàn diễu binh khối Quân y nữ mừng ngày Khai sinh ra Nước VNDCCH sáng nay 2/9/2015; vốn đam mê cái đẹp nên làm sao em có thể ngó lơ, đang tính cách vô Quân y để kiếm chân lon ton thay bông băng cùng cô ý, nhưng ngó vô điểm trúng tuyển Quân y mà toát hết cả mồ hôi! Nhưng mới may mắn làm sao khi dân mạng tìm ra cô ý là Phạm Nguyễn Trúc Quỳnh (sinh năm 1993, quê Sơn Tây, Hà Nội) sinh viên trường ĐH Thương mại, nghe chừng việc của em giờ dễ chịu hơn nhiều vì điểm trúng tuyển vô ĐH Thương mại có vẻ vừa miếng! :D

Nhưng buồn cái ở đời đôi khi niềm vui của người này lại đồng thời là thất vọng của người khác, có đôi bác thất vọng vì cô ấy không phải là Nữ Trung tá Quân y thực sự! Rùi từ đó đặt ra câu hỏi "có bao nhiêu người là quân nhân thực sự trong lễ diễu binh hôm nay?" hay "có bao nhiêu huân chương, quân hàm họ đeo trên ngực là thực sự?" và "có bao nhiêu người dân tộc diễu hành qua lễ đài lại chỉ là bọn kinh bỏ mẹ đóng vai?" Rồi từ đó mà thêm cả loạt câu hỏi khác "Đến một việc như tổ chức lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm ngày Độc lập mà cũng phải giả dối như thế thì có khác gì Bắc Hàn không? Và "diễn" như thế có phải là cũng nhạo báng những người lính thực sự và cả tình cảm của người dân đối với người lính không?"
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

CA bắt tiến sỹ Nguyễn Quang A tại sân bay

Tiến sỹ Nguyễn Quang A đã bị CA bắt giữ tại sân bay Nội Bài ngay khi vừa đáp chuyến bay về đến Hà Nội.

Trước đó, ông A đã có một chuyến đi dài ngày tại châu Âu và Mỹ để tham dự một số cuộc hội thảo về dân chủ.

Sau khi hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 09:30 sáng, ngày 1/9/2015, ông A liền bị câu lưu bởi lực lượng an ninh.

Trên trang facebook cá nhân, ông cho biết đã nhận được một ‘giấy mời’ của tổng cục an ninh bộ CA, do đại tá Phạm Văn Hoàng – phó cục trưởng cục A67 ký.

A67 là tên gọi của cục bảo vệ chính trị VI, có nhiệm vụ ‘chống khủng bố, phản động trong nước’ thuộc tổng cục an ninh đối ngoại (tổng cục an ninh I).

Phía CA đã yêu cầu kiểm tra hành lý, nhưng ông A đã từ chối và bày tỏ thái độ bất hợp tác.

Đến 17 giờ chiều cùng ngày, ông vẫn đang tiếp tục bị câu lưu.

* Tiếp tục cập nhật

SourceDanlambao


Mời đọc thêm

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Tổng thống Obama đã bị bịp. Công luận thế giới đã bị ăn một quả lừa to đùng...

Khiêu khích ngang ngược toàn dân và toàn thế giới dân chủ

Bùi Tín - Thời gian qua, đã có nhiều hy vọng và phán đoán rằng trong dịp lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay sẽ có nhiều tù nhân chính trị - tù nhân lương tâm được trả tự do.

Trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ còn dấy lên niềm tin tưởng lạc quan rằng lần này có thể đón mừng "toàn thể tù nhân chính trị ở trong nước được trở về cuộc sống tự do" dựa trên cơ sở thực tế là chưa bao giờ cộng đồng người Việt lại tham gia ranh đấu sôi nổi, rộng khắp như vừa qua, vận độn sát sao các dân biểu, thượng nghị sỹ, các hội đoàn nhân quyền, dân chủ từ các tiểu bang cho đến ở Thủ đô Washington DC, với kết quả là chưa bao giờ các chính khách Hoa Kỳ nhận đỡ đầu nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam như hiện nay. Nhiều nhà bình luận thời sự quốc tế cũng lạc quan không kém, khi ghi nhận lời cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch ốc rằng "vấn đề nhân quyền cũng là mối quan tâm lớn của chúng tôi, để nhân dân ngày càng có nhiều quyền tự do".

Ai cũng có thể nhận ra rằng một khi người lãnh đạo CS nhận ra rằng trả tự do cho một số đáng kể tù nhân chính trị, dù chưa trả hết toàn bộ, sửa đổi vài điều khoản phi lý trong bộ Luật Hình sự về vi phạm an ninh quốc gia, công nhận quyền lập công đoàn độc lập của người lao động, thì Việt Nam có thể dễ dàng được đón nhận vào Khối TTP với rất nhiều điều lợi, và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có thể nâng cao, rất cao, uy tín của mình ở trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Thế nhưng sự thật cho đến nay là không phải như thế.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

70 năm các "Đầy tớ" xây dựng chế độ "Cộng hòa Chuối"!

Âu Dương Thệ - Hiện nay vào đầu Thế kỉ 21 cả mấy tỉ người trong các nước Dân chủ đa nguyên từng ngày, từng tháng, từng năm đang được hưởng các lợi ích thiết thực của chế độ này, mặc dù còn ở những mức độ khác nhau. Ra đường không sợ bị công an tra hỏi hạch sách cốt để được tống tiền; bạn bè hay bà con tới thăm nhau tự do không bị công an theo dõi; đọc báo nào hay nghe đài nào không ai được phép hạch hỏi; tham gia chính đảng, vào hội đoàn, viết báo phê bình sai lầm của tổng thống, thủ tướng… không sợ bị ghép vào tội phản quốc hay xâm phạm bí mật quốc gia. Những người có công ăn việc làm đều được bảo hiểm thất nghiệp, y tế và hưởng hưu trí; những người tàn tật… được hưởng trợ cấp xã hội.

Ở nhiều nước xây dựng trật tự xã hội theo Dân chủ đa nguyên đang có khả năng biến các địa ngục trở thành thiên đàng chỉ trong vòng một thế kỉ, thậm chí có những nước chỉ cần vài thập niên. Nói như thế không có ý là các xã hội này đã trở nên hoàn hảo. Tại đó vẫn còn quan tham nhũng hoặc lạm quyền, nhưng nếu bị khám phá thì bị trừng trị nghiêm khắc, ngay cả những người cầm đầu chính phủ, tiêu biểu như ngay ở các nước Mĩ, Pháp, Anh, Đức… Tại đó đôi khi vẫn có những người có quyền hành tìm cách bịt miệng dân, đàn áp báo chí, nhưng thường bị ngay những cơ quan quyền lực độc lập và bình đẳng khác điều tra làm rõ sai-đúng, nếu người có quyền hành lạm dụng quyền lực thì bị nghiêm trị từ mất chức tới ngồi tù. Tại đó cũng vẫn còn những người nghèo, nhưng được bảo trợ xã hội…
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Hiện tượng nào thì bản chất nấy

Bản chất và hiện tượng

Nguyễn Vũ Bình - Trong rất nhiều lập luận của báo chí quốc doanh, và luôn được dàn dư luận viên hùa theo, đó là việc khẳng định, bản chất của nhà nước cộng sản Việt Nam là tốt đẹp, những tiêu cực chỉ là hiện tượng nhất thời và không phải là bản chất của chế độ. Đã từng có, và hiện vẫn đang có nhiều người tin rằng, lý tưởng cộng sản là tốt đẹp, và những nguyên lý, chủ trương đường lối chính sách của đảng cộng sản là hoàn toàn đúng đắn, nhưng do hoàn cảnh, do con người thực hiện sai lệch dẫn tới một vài điều đáng tiếc xảy ra. Có nhiều người lại cho rằng, đảng cộng sản giai đoạn trước đổi mới (1985) giữ được bản chất tốt đẹp, làm được rất nhiều điều đúng đắn và ý nghĩa cho đất nước. Nhưng từ những năm đổi mới trở lại đây, con người và đảng cộng sản mới tha hóa. Những người này cho rằng, sự tha hóa của đảng cộng sản chỉ là vấn đề tham nhũng, và tham nhũng thì chỉ có từ đổi mới tới nay mà thôi.

Trên đây là quan điểm chung của rất nhiều thành phần thành phần, từ cán bộ tuyên truyền, lực lượng báo chí quốc doanh tới các dư luận viên, và cả một phần những người phản tỉnh nửa vời hiện nay.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Không ‘đặc xá’ cho tù nhân chính trị





Trong tổng số 18.298 tù nhân vừa nhận quyết định đặc xá nhân dịp 2/9 năm nay, không có bất kỳ tù nhân chính trị nào được ra tù trước thời hạn.

Đó là lời phát biểu của thượng tướng, thứ trưởng bộ CA Lê Quý Vượng trong buổi họp báo công bố quyết dịnh đặc xá diễn ra hôm 28/8/2015 tại Hà Nội.

Đây được nói là đợt đặc xá quy mô lớn nhằm đánh dấu 70 năm ngày đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền.

Lệnh đặc xá 2015 do chủ tịch nước Trương Tấn Sang ban hành sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 31/8 sắp tới.

Những tù nhân ra tù trước thời hạn chủ yếu vì các tội danh hình sự như: ma tuý, giết người, hiếp dâm, cướp giật, trộm cắp, vi phạm kinh tế, tham nhũng... 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Kỳ tuyển sinh 2015

Chân Như - Vừa qua sự kiện kỳ tuyển sinh 2015 được toàn nước nhắc đến vì đây là kỳ thi đầu tiên của Việt Nam được ghép hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học vào thành một. Theo bộ giáo dục và đào tạo là nhằm làm giảm áp lực thi cử và tránh gây lãng phí cho xã hội. Tuy nhiên, với lần thử nghiệm này đa số người dân cho là hoàn toàn thất bại. Ngay chính ông bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận đã lên tiếng nhận trách nhiệm về những bất cập trong đợt xét tuyển đại học đầu tiên gây phiền hà, tốn kém cho người dân. Trong diễn đàn bạn trẻ kỳ này, Chân như và các bạn trẻ khách mời sẽ cùng chia sẻ về đề tài này.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Đất nước tôi mỗi ngày là một tháng tư... đen

Người Đưa Tin - Có lẽ đối với người miền Nam, tháng tư là tháng đau buồn nhất cho cả bên này lẫn bên kia, không cần Võ Văn Kiệt ca bài "Triệu người vui có triệu người buồn". Cái ngày mà lẽ ra lòng dân quy về một mối để tái thiết đất nước, lại chính là ngày bắt đầu cho "cuộc chiến lòng người" nghiệt ngã đến tận ngày nay. Giá mà đảng cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH cách đúng nghĩa của kẻ chiến thắng bằng lòng bao dung sau ngày tàn chiến cuộc, không vì lòng hận thù nhỏ nhen bởi mặc cảm thua sút để đạp người dưới ngựa vì họ giàu có và văn minh hơn. Không sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn để "Thống nhất" đất nước bằng cuộc chiến phi nghĩa làm hàng triệu bộ đội sinh Bắc tử Nam, mà mục đích sau cùng chỉ để đánh cho Liên Sô và Trung cộng như chính Lê Duẫn thú nhận.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Hát quốc ca của VNCH không phải trả tiền tác quyền

Chuyện chó cười: Hết tiền nên ra chiêu mới ai hát quốc ca của nước cộng sản Việt Nam phải trả tiền tác quyền

VietPressUSA: Một chuyện “Chó cười” đang xảy ra và làm xôn xao dư luận trong nước VNcs; đó là Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) vừa đề nghị thu phí tác quyền bài “Tiến quân ca” là bài Quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác từ năm 1946. Bài ca nầy được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là CHXHCNVN. 

Báo chí, Truyền thông trong nước VNcs loan tãi công bố của Trung tâm VCPMC cho hay sẽ thu phí tác quyền khi bài quốc ca được trình diễn trong các chương trình nghệ thuật có hay không có doanh thu; các buổi hội nghị; các chương trình văn nghệ phục vụ các vùng nông thôn hẻo lánh; trong các sản phẩm điện ảnh kịch nghệ kể cả các bộ phim tài liệu. Một trong số các trường hợp, Trung tâm sẽ xem xét không thu phí là các buổi hát quốc ca chào cờ của học sinh mỗi đầu tuần. 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Chú bé 14 tuổi, Ngài Phó Thủ tướng, và những cô gái ăn sương

Em Vũ Thạch Tường Minh thẳng, phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, cô gái phố đèn đỏ...File photo
Kính Hòa
Cậu bé 14 tuổi

Chuyện được giới bloggers và mạng xã hội chú ý trong tuần qua là một cậu bé 14 tuổi lớn tiếng phê bình Bộ giáo dục Việt nam là đã để cho nền giáo dục nước nhà đi đến chổ thối nát.

Có những ý kiến trách mắng cậu học sinh trẻ tuổi, có ý kiến nghi ngờ rằng người lớn đã mớm ý cho cậu. Nhưng một số đông cho rằng cậu bé đã nói hộ cho nhiều người dân Việt nam, đã quá mệt mỏi chứng kiến sự tuột dốc của nền giáo dục bấy lâu nay.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Tri ân Vị Ngoại Trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt


RFA - Ngày 26 tháng Bảy 2015 vừa qua, báo chí Canada loan tin về sự qua đời của một chính trị gia lỗi lạc 89 tuổi, bà Flora Isabel MacDonald, nói rằng Canada vừa mất đi một biểu tượng nhân bản và hào hiệp của con người và đất nước này.

Bà Flora MacDonald là phụ nữ đầu tiên ở Canada được bổ nhiệm chức vụ ngoại trưởng trong nội các của thủ tướng Joe Clark. Tuy chỉ hoạt động trên chính trường Canada một thời gian ngắn, bà Flora MacDonald đã thành công trong việc cứu vớt mấy chục ngàn người tị nạn , trong đó phần lớn là Việt Nam, sang Canada định cư và làm lại cuộc đời.

Tháng Bảy năm 1979, trước làn sóng vượt biên Việt Nam tấp vào các trại tị nạn Đông Nam Á, bà Flora McDonald từng mạnh dạn tuyên bố rằng Canada đồng ý chấp nhận 50.000 người tị nạn, 50% do chính phủ bảo trợ và 50% còn lại do các tổ chức hay đoàn thể tư nhân bảo trợ.

Đó là kết quả sự vận động và những vòng họp về thảm trạng hay khủng hoảng thuyền nhân giữa bà ngoại trưởng McDonald, ông Ron Aikey, bộ trưởng Bộ Di Trú Canada cùng với thủ tướng Joe Clark lúc bấy giờ.

Hình chụp kỷ niệm lần thứ 25 Dự Án 4000 cứu thuyền nhân đến Canada. Tiến sĩ Lê Duy Cần ngoài cùng bên phải và bà ngoại trưởng Flora Isabel MacDonald đứng giữa. File photo










Quyết định đã khơi gợi lòng nhân đạo, khởi đầu cho phong trào yểm trợ thuyền nhân Việt Nam trên toàn quốc Canada. Cần biết là trước đó Canada chỉ mới có Project 4000, tức Dự Án 4000, do đô trưởng Ottawa là bà Marian Dewar khởi xướng, và mục tiêu là chỉ nhận bốn hay năm ngàn người tị nạn cộng sản vào Canada mà thôi.

Thực ra khi vận động chính phủ Canada nhận thêm mấy chục ngàn người tị nạn hồi năm 1979 , theo mô thức 50% do chính phủ và 50% do tư nhân, bà Flora MacDonald đã dựa căn bản trên một đạo luật tu chính hai năm trước đó. Từ Ottawa, tiến sĩ Lê Duy Cấn, hiện là trưởng dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân bên Canada, giải thích thêm:

Năm 1977 chính phủ Canada đã tu chính Bộ Luật Di Trú, trong đó lần đầu tiên chính phủ Canada cho phép tư nhân được phép bảo trợ. Tức là thường trú nhân hay công dân Canada có công ăn việc làm và không có tiền án được quyền đứng ra để bảo lãnh người tị nạn. Tùy theo lợi tức của người đó, có thể bảo lãnh từ 1 đến 5 người tị nạn.

Theo chính sách tư nhân bảo trợ này thì những người bảo trợ phải chịu trách nhiệm về vấn đề ăn ở, chi phí định cư của người tị nạn trong vòng một năm thôi. Những chương trình tư nhân bảo trợ này sau đó rất là phổ thông. Cho đến 1979-1980, hơn 8.000 nhóm bảo trợ được thành lập ở Canada, để bảo lãnh người tị nạn Đông Dương, trong đó phần lớn là người Việt.

Là thuyền nhân đến định tại Ottawa, Canada, đã 32 năm, ông Dương Thanh Liêm, hiện là công chức Bộ Quốc Phòng Canada, cho biết:

Tôi đến đây với tư cách tị nạn và thuyền nhân năm 1983. Trước khi tôi đến thành phố Ottawa, là nơi tôi đang ở, có một chương trình gọi là Project 4000, nhưng khi bà Flora MacDonald trở thành bộ trưởng Bộ Ngoại Giao thì bà đã yêu cầu chính phủ Canada bảo trợ những người tị nạn và tăng con số lên . Tôi đến định cư tại Canada theo chương trình bảo trợ của chính phủ do sự yêu cầu của bà ngoại trưởng Flora MacDonald .

Trong truyền thống uống nước nhớ nguồn, người Việt ở Canada, nay là những công dân Canada gốc Việt, không bao giờ bỏ qua cơ hội để bày tỏ lòng tri ân đối với bà cựu ngoại trưởng Flora MacDonald khi còn sinh thời.

Đó là âm thanh buổi lễ tưởng niêm 40 năm Sài Gòn sụp đỗ, do Liên Hội Người Việt Quốc Gia tại Canada tổ chức hổi tháng Tư năm nay, mà vị ân nhân đầu tiên được long trọng giới thiệu là bà Flora MacDonald.

Lên tiếng trước cử tọa, bà Flora MacDonald cũng không bao giờ quên cảm ơn những người bà đã cứu vớt và cho định cư vào Canada, nói rằng bản tính siêng năng, lòng tự trọng và sự cố gắng vượt bực của người Việt là những cống hiến vô cùng cần thiết và quan trọng đối với đất nước Canada.

Chúa Nhật 2 tháng Tám 2015, tang lễ cố ngoại trưởng Flora McDonald diễn ra tại giáo đường Christ Church Cathedral ở thủ đô Ottawa, có sự hiện diện của cựu thủ tướng Joe Clark, bộ trưởng Bộ Lao Đông Kelly Leitch, đông đảo viên chức chính phủ, thủ lãnh các đảng chính trị, bạn bè, thân hữu cùng đại diện Hội Người Việt Toronto, đại diện Liên Hội Người Việt Canada. Vẫn lời ông Dương Thanh Liêm:

Trong buổi lễ tang ông cựu thủ tướng Canada Joe Clark có nhắc lại là bà đứng trước Liên Hiệp Quốc bà kêu gọi các quốc gia bảo trợ thuyền nhân tị nạn Việt Nam, bà cũng lên án chính phủ Việt Nam trong vấn đề gây khổ sỡ cho những người thuyền nhân ra đi.

Sau này, trong thời gian làm việc tôi có thỉnh thoảng gặp và nói chuyện với bà. Bà là một người rất bình dân và mở lòng với mọi người. Cho tới khi mất bà vẫn là một người thích hoạt động xã hội, làm thiện nguyện cho những chương trình tị nạn tại các quốc gia rất là nhiệt tình.

Không chỉ người Việt ở Canada ngưỡng mộ và tri ân bà Flora MacDonald, những viên chức cao cấp trong chính phủ thời bấy giờ, cũng hết lòng ca ngợi vị nữ ngoại trưởng đầu tiên mà họ nói rằng được làm việc chung với bà là một vinh dự.

Đó là lời ông Ron Atkey, bộ trưởng Bộ Di Trú Canada từ 1979 đến 1980, người trực tiếp lãnh trách nhiệm từ thủ tục định cư đến việc bố trí những tổ chức tư nhân bảo trợ như nhà thờ, các tổ chức từ thiện, các đoàn thể thiện nguyện thuộc các cộng đồng dân cư ở Canada, trong lúc bà ngoại trưởng MacDonald đảm nhiệm những công việc liên quan về mặt ngoại giao với bên ngoài:

Chúng tôi phải làm việc chung trong một toán trách nhiệm dưới quyền cựu thủ tướng Joe Clark, công việc không thể hoàn thành nếu có người này mà không có người khác. Tôi dám nói rằng bà MacDonald, tác giả chính của chương trình nhận thêm tới 50.000 người tị nạn vào Canada, là hành động khơi mào lòng trắc ẩn của thế giới, thôi thúc lòng nhân đạo từ hai nước bạn khác là Hoa Kỳ và Australia.

Với quan điểm Canada không thể một mình giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhân, bà MacDonald đã tận dụng uy thế một vị ngoại trưởng để áp lực và thuyết phục Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Australia trước những thảm cảnh đau thương của thuyền nhân mà bà cho rằng đã khiến Canada và thế giới bàng hoàng rúng động.

Đó là sự đóng góp vô cùng to lớn và đáng kể của bà ngoại trưởng MacDonald , và chính phủ hiện hành lúc đó ở Ottawa đồng ý tăng gấp 10 lần so với hạn ngạch khiêm nhường từ chính phủ tiền nhiệm, nghĩa là từ 5.000 lên thành 50.000 người tị nạn được tiếp nhận vào Canada. Thoạt đầu việc tái định cư cho thuyền nhân chỉ diễn ra tại các thành phố lớn rồi dần dần lan ra các tỉnh bang xa hơn. Chính vì lẽ đó mà bây giờ đi tới đâu ở Canada người ta cũng tìm thấy người Việt Nam là vậy.

Đó là cộng đồng di dân tốt nhất mà Canada có được, cái mà Canada đạt được là những người Việt Nam đàng hoàng, lương thiện, chịu khó hội nhập vào xã hội đã tiếp nhận họ, đóng góp thêm những phẩm chất tốt lành và giá trị nhân bản cho đất nước này.

Nói về cố ngoại trưởng Flora MacDonald thì có nhiều điểm khó quên lắm, nhưng cái khiến người ta nhớ rất nhiều về bà chính là sự quyết tâm và lòng nhân hậu không mệt mỏi:

Đó cũng là kỷ niệm của ông Mike Molloy, cưu đại sứ Canada ở Jordan, từng là điều hợp viên chương trình cứu vớt thuyền nhân Đông Dương Indochinese Refugee Movement mà bà ngoại trưởng Flora MacDonald khởi xướng và vận động thành công:

Trong cuộc bầu cử mùa xuân 1979, ông Joe Clark và đảng do ông dẫn đầu đánh bại chính phủ Pierre Trudeau cầm quyền đã nhiều năm. Thủ tướng Joe Clark lúc đó chỉ định bà Flora MacDonald, chính trị gia nổi tiếng, một nhà hoạt động có khuynh hướng bảo thủ, lên nắm chức ngoại trưởng trong nội các của ông.

Chỉ sau vài ngày ngồi vào ghế ngoại trưởng, bà MacDonald đã có sự chú ý đặc biệt về thuyền nhân các xứ Đông Dương và đã nêu vấn đề này với tân chính phủ của thủ tướng Joe Clark, nói rằng tại sao Canada không thể tiếp nhận 50.000 thuyền nhân đang trong lúc đau khổ như vậy.

Và chỉ hai tuần sau , yêu cầu của ngoại trưởng Flora MacDonald và bộ trưởng Bộ Di Trú Ron Atkey được thủ tướng Joe Clark chấp thuận.

Tháng Bảy năm 1979, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc triệu tập phiên họp khoáng đại ở Geneva, kêu gọi các nước giúp giải quyết cuộc khủng hoàng thuyền nhân đang lên quá cao, nhất là từ Việt Nam. Bản thân bà MacDonald, trước khi đi dự phiên họp ở Geneva, đã gặp khá nhiều cản trở từ các vị bộ trưởng khác trong nội các.

Nhung tôi còn nhớ đến ngày 18 tháng Bảy năm 1979, bà ngoại trưởng Flora Macdonald chính thức tuyên bố trước quốc hội Canada rằng “Không, chúng ta không chỉ nhận 8.000 thuyền nhân mà chúng ta sẽ nhận 50.000 người”. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử tiếp nhận người tị nạn của chính phủ Canada tính cho tới thời điểm đó.

Hạn ngạch 50.000 người tị nạn Đông Dương vào Canada, phần lớn là người Việt Nam, sau đó được điều chỉnh lên thành 60.000. Đến cuối năm 1980, khoảng 64.000 người Việt Nam được chấp thuận cho tái định cư tại Canada, phần lớn đổ về Toronto, Montreal và Ottawa.

Từ giã chính trường năm 1988, bà Flora MacDonald vẫn làm việc cùng các tổ chức nhân đạo, trở thành chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của International Develpoment Center, chủ tịch tổ chức World Federalist Movement Canada.

Khi tang lễ kết thúc chiều Chúa Nhật ngày 2 tháng Tám, linh cửu của bà bà Flora Isabel Macdonald phủ quốc kỳ Canada được đưa về nguyên quán Nova Scotia, để an táng nơi phần đất bà được sinh ra.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại quí vị kỳ tới.

Source: RFA

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Khi cây cổ thụ bị trốc rễ

Bùi Tín - Cây cổ thụ lớn nhất thế giới, Trung Quốc, có số dân đông nhất thế giới, đang bước vào thời kỳ cáo chung, thời kỳ rẫy chết, không có gì có thể cứu vãn khỏi số Trời đã định vậy.

Số Trời đây là quy luật đào thải của mọi sự vật trên đời, quy luật sinh - lão - bệnh - tử của mỗi đời người; quy luật sinh - hưng - thịnh - suy - vong - phế - diệt của mỗi chế độ, mỗi triều đại ngự trị trong xã hội loài người, không một con người nào, một chế độ chính trị nào thoát khỏi cái định mệnh khắc nghiệt cay đắng ấy.

Đây là một loạt quan điểm, nhận định, bình luận chính trị gần đây nhất của nhiều mạng thông tin có cơ sở ở Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hoa Kỳ, của nhiều nhà bình luận chính trị Trung Quốc ở hải ngoại, của các mạng Minh Huei, Bo Xun (tiếng Hoa), cũng như của nhà báo - nhà bình luận Trung Quốc Gordan G. Chan, tác giả cuốn sách The Coming Collapse of China (Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc), được tái bản nhiều lần.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam