Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Công an cưỡng chế, bắn dân bị thương

Ảnh của báo Lao Động 
Ba phụ nữ bị thương phải nhập viện

BBC - Ba phụ nữ bị thương và một công an bị chém ở tay trong vụ xô xát liên quan đất đai ở tỉnh Vĩnh Long hôm 20/9.

Người dân ấp Mỹ Thới 2, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh không đồng tình việc chính quyền thi công tuyến lộ mà không bồi thường.
 
Sáng 20/9, công an và cán bộ xã tiến hành cưỡng chế với một số hộ dân, dẫn đến xô xát. 
 
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời trưởng Công an xã, Đoàn Văn Chính, nói: “Phía công an và xã Mỹ Hòa theo chỉ đạo của huyện đã có chuẩn bị lực lượng để bảo vệ.”

“Còn phía những gia đình chống đối thi công cũng chuẩn bị hung khí, cây rọi tẩm xăng, dao, ống sắt.”

“Do bị một số người dân cầm dao dồn vào gốc bưởi và bị đánh túi bụi, công an viên Nguyễn Văn Tâm đã rút súng bắn đạn cao su bắn vào những người tấn công để tự vệ và thoát thân,” ông Chính kể.

Không ngừng công trình

Ba phụ nữ bị trúng đạn phải nhập viện, còn ông Tâm cũng bị thương vì bị chém vào tay.

Trong khi đó, báo Lao Động cho biết thêm đây là dự án làm đường từ trung tâm xã đi qua năm ấp, trong đó có ấp Mỹ Thới 2.

Chính quyền địa phương nói 276/290 hộ dân đồng ý hiến đất không nhận bồi thường, và chỉ có 14 hộ yêu cầu bồi thường.

Tỉnh Vĩnh Long đưa ra mức giá 5 triệu đồng khi di dời nhà và 3 triệu nếu dời mộ.

Trong khi đó, chính quyền xã Mỹ Hòa nói công trình không phải ngừng lại khi trên 95% số hộ đồng tình.

Viết trên blog, cây bút Trương Duy Nhất bức xúc: “Không biết rồi sẽ còn thêm những hình ảnh nào nữa về những người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất như vậy?”

Chính phủ Việt Nam trình dự án Luật Đất đai sửa đổi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 17/9.

Hai trong số những điểm mới của luật sửa đổi là giá thu hồi đất, dù vẫn do nhà nước quyết định, sẽ "phù hợp với giá thị trường" trong khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ được tăng lên 50 năm.

Mặc dù vậy việc "sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước đại diện" vẫn không thay đổi.

Theo BBC
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Lãnh đạo ngân hàng ACB đồng loạt từ chức vì vụ bê bối tài chính

ACB, một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam
 ACB, một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam
Thanh Phương - RFI - Hôm qua, 19/09/2012, Ngân hàng Thương mại Á châu ACB thông báo là ông Trần Xuân Giá, chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này, cùng với hai phó chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang đã từ chức «vì lý do cá nhân». ACB cũng xác nhận các lãnh đạo từ nhiệm này đều có liên quan đến vụ bê bối tài chính tại ngân hàng này.
 
Theo thông báo của ngân hàng ACB, ba thành viên nói trên có liên quan đến việc phê chuẩn cho ông Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc ACB, ủy thác nhân viên của ông rút 34 triệu đôla từ ACB để gửi trái phép vào Ngân hàng Công thương Việt Nam.Hiện chưa rõ là ông Trần Xuân Giá, nguyên là Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư, cùng hai lãnh đạo kia của ngân hàng ACB có sẽ bị truy tố hay không.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Báo cáo của Committee to Protect Journalist (Ủy ban Bảo Vệ Ký Giả) về Tự do báo chí tại Việt Nam

Tự do báo chí của Việt Nam bị thu hẹp mặc dù nền kinh tế được mở cửa

Dân Làm Báo - Các biện pháp gần đây với mục đích kiềm chế quyền tự do Internet bao gồm gia tăng giám sát các trang blog, những quy định pháp luật mới cấm đăng tải các thông tin được xem như là một mối đe dọa cho an ninh quốc gia hoặc mối đoàn kết chung, và việc triển khai của cái gọi là "Hồng vệ binh" - những công an mạng giả danh là những người sử dụng Internet bình thường để gay gắt chỉ trích và sách nhiễu các đối tượng blogger được nhắm đến. Một dự thảo nghị định mới nhằm buộc các công ty Internet nước ngoài như Facebook và Google hợp tác với chính quyền và yêu cầu họ đặt trụ sở hoặc chỉ định đại diện tại Việt Nam...

Đây là một bản báo cáo rất giá trị và đầy đủ về hiện tình tự do báo chí, tự do ngôn luận và chính sách của nhà nước Việt Nam đối với các blogger, phóng viên... Dân Làm Báo xin được giới thiệu đến các bạn đọc.

Dân Làm Báo chuyển ngữ - Quan chức Việt Nam đang đẩy mạnh đàn áp các phương tiện truyền thông cũ và mới ngay cả khi họ quảng bá một hình ảnh của một nền kinh tế mở rộng, toàn cầu hóa. Sự giám sát dữ dội và việc bỏ tù các nhà báo bất đồng chính kiến, cùng với nền pháp luật ngày càng hạn chế, đã làm tắc nghẽn dòng chảy của thông tin. 

Đây là một báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalist - CPJ) do Shawn W. Crispin biên soạn. Dân Làm Báo chuyển ngữ.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Tại sao không có chủ nghĩa xã hội ở nước Mỹ?

 undefined
Phụ nữ biểu tình vẽ bàn tay sơn đỏ lên miệng để chống lại 
chủ nghĩa xã hội phía trước Tòa án Tối cao Hoa Kỳ

VOA - Vào lúc sắp diễn ra cuộc tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ, có thể nói gần như chắc chắn rằng đại đa số những người đắc cử sẽ là thành viên của hai chính đảng lớn là đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa. Tại sao Hoa Kỳ lại là thể chế dân chủ lớn duy nhất không có một đảng thứ ba trên thực tế, nhất là một đảng xã hội hay đảng lao động?

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Hoa Kỳ tiêu biểu cho các xã hội công nghiệp hóa tiên tiến nhất, chỉ trừ mỗi một điểm là Hoa Kỳ không có một đảng xã hội lớn ở cấp quốc gia.

"Nước Mỹ rất khác những nền dân chủ phương Tây khác,” ông Gary Marks thuộc Đại học North Carolina nói. Theo ông và những học giả khác, điểm khác biệt đó chính là “Tín điều kiểu Mỹ.” Đó là những lý tưởng như quyền bình đẳng, tính cơ động xã hội, tính tự chủ và chính quyền với quyền lực hạn chế, những điều mà người Mỹ vẫn duy trì từ khi tuyên bố độc lập khỏi Anh vào năm 1776.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Hà Hiền - “Thế lực thù địch” là cái bọn nào?

Hà Hiền - Dân Luận - Cũng như nhiều bài viết về chủ đề chống “diễn biến hòa bình”, bài viết gần đây nhất với tiêu đề “Thông tin ảo và “hiểm họa thật” (*) được đăng thành 3 kỳ trên báo Quân Đội Nhân Dân vừa qua lại đang tạo ra một làn sóng tranh luận khá sôi động trong cộng đồng mạng.

Bài viết này khá dài, nhưng mình chú ý nhất đến đoạn được trích dưới đây đề cập đến sự kiện năm ngoái ở Tuy-ni-di:

… Hình thức bày tỏ của “sự cảm thông” qua các trang thông tin cá nhân, mạng xã hội đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa phản kháng vốn đã âm ỉ do sự bức xúc đang “ứ” lên ở Tuy -ni-di vì thất nghiệp, tham nhũng, biến thành những cuộc biểu tình lật đổ chế độ. Phong trào được tiếp sức từ các thế lực trong ngoài, tiếp tục lan rộng, gây sụp đổ thể chế ở nhiều quốc gia. “Trái đắng” của cái gọi là “mùa xuân” ở chỗ, chẳng có “thành công của cuộc cách mạng” nào ngoài cuộc sống bất ổn hơn, khó khăn hơn cho người dân…

Việc người dân ở cái xứ Tuy-ni-di nọ thu hoạch được quả ngọt hay là trái đắng như báo QĐND suy diễn thì chắc chỉ những người dân ở đấy mới đưa ra được câu trả lời chính xác nhất. Mình không muốn bàn đến chuyện đó ở đây vì mình tuân thủ triệt để chính sách đối ngoại mà nhà nước ta đã tuyên bố là “làm bạn với tất cả các nước” và “không can thiệp vào tình hình nội bộ” của nhà người ta.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Thế nào là 'vì dân'?

Trung Ngôn - TuanVietnam.net - Trong khoảng 10 ngày qua, đã có một số đề xuất từ các cơ quan nhà nước và ngay cả từ cơ quan dân cử được đưa ra khiến người ta phải đặt câu hỏi: Đâu là quan điểm "vì dân" trong những chủ trương, chính sách này?

undefined

Đầu tiên là chủ trương xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia với vốn đầu tư dự kiến 11.277 tỷ đồng mà Bộ Xây dựng vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định. Trong thời điểm này, khi dòng vốn chưa đưa được vào sản xuất, kinh doanh do lãi suất còn rất cao; khi ngân sách tiếp tục đang bội chi lớn, lạm phát có dấu hiệu quay trở lại... thì việc đề xuất xây dựng một công trình không thực sự cấp thiết đã gây nên những phản ứng gay gắt từ phía người dân, doanh nghiệp, giới chuyên gia kinh tế... Bởi người ta đã biết, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện có đã là một công trình kiến trúc rất đẹp, một địa chỉ đi lại thuận tiện và đang phục vụ nhân dân đến xem rất tốt. Một dự án mới với dự kiến được đầu tư với qui mô lớn như vậy, trong khi "cái ruột" không được phát triển, bổ sung tương ứng...được chính nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử cho rằng đó là sự lãng phí rất lớn vào thời điểm này.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

Lưu Mạnh Anh - (Báo) Quân Đội Nhân Dân đã hết thời?

undefined

Lưu Mạnh Anh - Dân Luận - Sáng nay, 15/9/2012, trên trang anhbasam có bài chính luận "Thông tin ảo" và "hiểm họa thật" (1) dẫn từ nguồn Quân Đội Nhân Dân (QĐND). Bài viết cảnh báo (không biết cho ai) về một "hiểm họa thật" - hiểm họa ĐCSVN tiêu vong. Khốn thay! Hiểm họa này lại xuất phát từ "thông tin ảo" (?!)
Kể từ 8 năm qua, khi mà internet ngày càng trở thành phương tiện thiết thân hàng ngày của người dân Việt Nam trên mọi lĩnh vực, hầu hết độc giả cho đến các trang báo đều đồng thuận về các khái niệm: "thông tin đa (một) chiều", "thông tin chính xác (không chính xác)", "thông tin đã được (chưa được) kiểm chứng", "thông tin thật (giả)" và để bạn đọc tự đánh giá, phân tích, đối chiếu; nay qua báo QĐND, người dân (mới) biết thêm khái niệm: "thông tin ảo", "thông tin tốt", "thông tin xấu" (!)
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Sau khi Thủ tướng ra lệnh "xử lý" đến phiên QĐND xách súng nước ra bắn

undefined
Dân Làm Báo - Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tung ra văn thư 7169 ra lệnh công an điều tra, xử lý nghiêm... thì đến phiên các đồng chí QĐND biển-không-lo-giữ chỉ lo đánh "thù nhà" leo lên diễn đàn quân đội bắn gió các thế lực thù địch mà các đồng chí ấy dán nhãn trong một tiêu đề rất hoành tráng cho bài báo: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog "đen". Bài viết được đặt dưới mục Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”: “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”. Dân Làm Báo đăng lại và thêm vài lời bình loạn - gọi là mở tiệc cho bà con trong thôn cụng ly tiếp.

*

QĐND - Hàng trăm trang web, blog "đen" do hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước lập lên xen lẫn hàng trăm trang web, blog cá nhân với thông tin tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn, có loại ẩn chứa âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; có loại vô tình “nối giáo cho giặc”, “quá mù ra mưa”… Đỉnh điểm của hiểm họa từ những trang web, blog "đen” phải kể đến việc nhiều trang web đưa tin sai lệch, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thực trạng vấn đề này như thế nào, quản lý và xử lý loại “nấm độc thông tin” này ra sao? Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra, tìm hiểu, bước đầu làm rõ về hiện tượng này…
Mời đọc thêm

Cưỡng chế ngôn ngữ

Ts. Nguyễn Hưng Quốc - Đảng Vì Dân - Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: “cưỡng chế đất đai”. Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ. Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân”, “Việt gian”, “địa chủ”, “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “Mỹ ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “ác ôn”, “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền”, “chủ nghĩa bành trướng”, “tư sản mại bản”, “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang”, “lang sói”, “ác thú”, “quỷ dữ”, v.v.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Nguyễn Ngọc Già – Nguyễn Tấn Dũng và Mặt Trời Đen?!


Nguyễn Ngọc Già – Dân Luận - Công văn số 7169/VPCP-NC ra ngày 12/9/2012 của VPCP – về việc cấm bàn dân thiên hạ coi các trang mạng “phản động”, do đích thân ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu BCA, Bộ 4T phối hợp điều tra, xử lý (nghiêm), cùng với BTGTW, báo ND, VTV, VOV…phải nhập cuộc tuyên truyền thông tin – trở thành kỳ tích quảng cáo vô cùng hữu hiệu, độc nhất vô nhị từ trước đến nay cho các trang báo tự do, mà “Dân Làm Báo”, “Quan Làm Báo”, “Biển Đông” thật diễm phúc được hưởng, đặc biệt trang quanlambao – một trang sinh sau đẻ muộn, chưa được xem có “số má” trong giới “thế lực thù địch” cho đến khi Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải bị bắt.

Hiệu quả tức thì, hôm nay trên QLB với hơn 4.600 độc giả đang cùng online vào lúc 9 giờ sáng – số liệu đáng mơ ước cho bất kỳ trang nào! Quả đáng ganh tị như ông Nguyễn Công Huân đã kêu trời khi trang Dân Luận không được “vinh hạnh” đứng vào “sổ bìa đen” kỳ này! Một số độc giả trang anhbasam cũng tiếc nuối tương tự.
Mời đọc thêm

Dân Làm Báo: Phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn Associated Press tại Hà Nội phỏng vấn Danlambao

undefined

Tổng hợp dư luận truyền thông quốc tế về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra lệnh "xử lý" Danlambao. 

Dân Làm Báo - Sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công văn "xử lý" 3 trang blog Danlambao, Quanlambao và Biển Đông, phóng viên Chris Brummitt của Thông tấn xã AP đã có phỏng vấn một thành viên của Danlambao và tường thuật sau đó. Cùng lúc, các cơ quan truyền thông quốc tế đã đăng tải những tin tức liên hệ đến vụ việc này khắp nơi. Dân Làm Báo tổng hợp vào gửi đến các bạn trong thôn.

Phóng viên Hãng tin ABC chạy tít: 

"Under fire, a Vietnamese Blogger Vows Dissent" (Bị tấn công, một blogger Việt Nam nhất quyết thể hiện sự bất đồng chính kiến)
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Dân Làm Báo : Cam kết của Danlambao gửi đến các bạn trong thôn

"Danlambao và các bạn bè đồng hành sẵn sàng chấp nhận bị trấn áp, bỏ tù hơn là phải sống đời một con chó câm, ẳng cũng không dám ẳng, cúi đầu chấp nhận những kẻ lợi dụng quyền thế cai trị muốn bịt mồm ngăn cản những lời chính tâm. 

Dù ai ngon ngọt nuông chìu 
Cũng không nói yêu thành ghét. 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêu 

Xin mượn lời thơ của nhà thơ bất khuất Phùng Quán để kính gửi đến mọi người lời cam kết không cúi đầu câm miệng." DanLamBao.
Dân Làm Báo - Trong suốt nhiều tháng qua, chính trường Việt Nam đã trở thành một chiến trường đấu đá, sát phạt, thông tin nhiễu loạn và bắt bớ nhau giữa các phe phái trong nội bộ đảng. Theo dõi những diễn biến bằng một tư duy khách quan, chúng ta thấy được đất nước thân yêu của mình đang đối diện với một hiểm họa vô cùng to lớn: hiểm họa mất chủ quyền, tụt hậu với tình trạng thù trong giặc ngoài.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Lê Văn Lân – ‘Tham nhũng ở Việt Nam vừa tinh vi vừa trắng trợn’

Lê Văn Lân - Dân Luận - Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng vẫn là những nước có điểm số thấp và đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. 

Tại Hội thảo "Vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng" do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Lê Văn Lân có bài tham luận. Bài viết được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, VnExpress xin trích giới thiệu: 

Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chỉ có thể nhận biết được phần nổi qua những vụ việc đã được phát hiện, xử lý. Thông qua kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng trong những năm qua và căn cứ việc đánh giá của các cơ quan chức năng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Tuồng Nhơ Bẩn trên Sân Khấu Ô Nhục


Ngô Nhân Dụng - Việt Thức: Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB – lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.
Mời đọc thêm

Huỳnh Thục Vy: Vượt thắng sợ hãi để đấu tranh

Huy Phương - Việt Thức: Huỳnh Thục Vy là một cây bút chính luận trẻ tuổi ở Việt Nam với những bài viết phê phán thực trạng trong nước được phổ biến rộng rãi ở hải ngoại qua các trang blogs. Mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, những bài viết của cô về các đề tài cách mạng, dân chủ, nhân quyền, luật pháp… không chỉ thể hiện một kiến thức tự học có nền tảng mà còn một sự suy nghĩ sâu sắc vượt tuổi của mình. Có lẽ cô là một trong những cây bút chính luận hiếm hoi đã có nỗ lực nối truyền thống tâm linh của mình với con đường cách mạng dân chủ và nhân quyền của dân tộc. Những bài viết của Huỳnh Thục Vy, cũng như hoạt động của cả gia đình cô, đã khiến cho chính quyền Cộng Sản tìm mọi cách trấn áp.

Cuộc chuyện trò với Huỳnh Thục Vy từ trong nước được tiếp tục.


Huy Phương: Chúng ta đã thấy Martin Luther King, Jr. và Desmond Tutu đấu tranh cho nhân quyền trong cảm hứng Thiên Chúa Giáo cũng như Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và Aung Sang Suu Kyi đấu tranh chống độc tài xâm lược với những giá trị Phật Giáo. Theo cháu, cảm hứng nào và những giá trị tâm linh nào có thể là bạn đồng hành cho những bạn trẻ như cháu trên con đường đấu tranh chống toàn trị để chuyển hóa Việt Nam?
Mời đọc thêm

Lê Phan: Một sự phản bội

Mời đọc bài viết của LÊ PHAN, con gái của Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát. Bà đang là biên tập viên cho đài phát thanh BBC London. Bài viết cô đọng thấm thía, không chỉ cho người dân Miền Nam mà là cho người dân Bắc VĂN GIANG đang mất đất, viết cho những bộ đội Việt Cọng đã chết dưới tay giặc Tàu năm 1979, bài viết cho các nhà trí thức Miền Bắc như Trần đức Thảo, Trần Độ, Nguyễn Hộ những kẻ bị lừa cả một đời hy sinh ... Viết cho kẻ dự phần chiến thắng nhưng đã không được dự phần chia của cướp được. Nếu Võ văn Kiệt còn sống chắc sẽ nói lại là : " 30 tháng 4, có 3 triệu người vui, có 84 triệu người buồn".

Lê Phan - CongDongNguoiViet - Ðã mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4. Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều mình muốn nói đã nói rồi. Không viết, bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Võ Văn Kiệt, vì mình nằm trong số cả triệu người buồn.

Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không còn có cảm tưởng mình là người Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không còn nữa.

Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày ngày vẫn còn cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Tô Văn Trường – Mày đang ở đâu đấy?

Tô Văn Trường - Dân Luận - Trong giới làm báo, tôi quen biết nhiều người nhưng “hợp gu” nhất là nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Huy Đức. Anh Tuấn từ hai bàn tay trắng, trải qua bao nỗi khó khăn vất vả hơn chục năm trời mới xây dựng nên được thương hiệu của tờ báo điện tử Vietnam.net (VNN) để rồi lại ra đi tiếp tục sự nghiệp cũng đầy gian truân là xây dựng thương hiệu Viện Trần Nhân Tông ở Harvard. Huy Đức nhận được Nieman Fellowship đi học ở Harvard một năm. Một sự tình cờ, cả hai nhà báo nổi tiếng nói trên đều đang ở Harvard.

Bài viết mới đây “Bẫy việt vị của Thủ tướng” của Huy Đức đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Có 2 luồng ý kiến nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau. Luồng thứ nhất quan tâm tới nguy cơ đổ vỡ về kinh tế và cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm chủ yếu gây ra nguy cơ này. Luồng thứ hai không đánh giá thấp sự đổ vỡ về kinh tế song lo ngại rằng nếu chĩa mũi nhọn chỉ tập trung vào đây thì những kẻ theo Tầu (kể cả bọn quan thầy của chúng) càng hoan hỉ, càng dễ bị tránh đòn mà bọn này là những kẻ nguy hiểm nhất hiện nay. Không thể xem thường bàn tay “lông lá” nhiều mưu kế thâm hiểm của anh bạn láng giềng khổng lồ phương Bắc.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

PV Quốc Doanh – Đảng Cộng sản Việt Nam nguy cơ tan rã

PV Quốc Doanh

Bauxite Việt Nam - Không phải tiên tri, càng không ác cảm, đố kỵ, bài viết này xin trình bày sự quan sát cá nhân với nỗi đau xót xa. Chẳng gì, PV Quốc Doanh tôi đã ba chục năm là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng CSVN).

Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9/2012 vừa qua, đọc một vài bài báo, tâm trí tôi day dứt suy nghĩ, Đảng CSVN đang đứng trước nguy cơ tan rã. TS Nguyễn Sỹ Dũng viết trên SGTT bài “Bốn ước vọng của tháng Tám”, nhắc lại độc lập là “một trong những quyền thiêng liêng nhất” và cho rằng “độc lập chỉ thực sự được bảo đảm khi chúng ta không bị phụ thuộc về tinh thần và tư tưởng”. Đường lối của Đảng CSVN thì vẫn như trước đây, không hề ngượng khi cứ khẳng định kiên định theo chủ nghĩa nọ, tư tưởng kia. Cũng trên báo lề phải, nhà sử học Dương Trung Quốc nói, sức mạnh vĩ đại của Cách mạng tháng Tám 1945 là sự đồng thuận dân tộc trên cơ sở đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, thì bây giờ giá trị ấy “trớ trêu thay lại còn đang… ở phía trước”.

Từ lâu rồi, dân tộc ta không còn sự đồng thuận – từ khi Đảng CSVN không còn tin nhân dân, không tin đảng viên của mình. An ninh văn hóa, một tổ chức trong ngành Công an của Đảng CSVN, được giao nhiệm vụ chuyên đi dò la, đánh hơi tư tưởng của đảng viên, của người dân.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Blogger bình luận về blog Quan Làm báo

VRNs (04.09.2012) – Sài Gòn – Chào quý vị trong thời gian gần đây xuất hiện một blog với cái tên là QuanLamBao, một blog được tạo từ công nghệ blog miễn phí của google, với tên đầy đủ là QuanLamBao.BlogSpot.com. Điều làm cho các blogger nói riêng và cư dân mạng, là những người đọc tin trên internet, nói chung là blog QuanLamBao này cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin mà theo nhận định của nhiều người là thuộc dạng thâm cung bí sử của chế độ cộng sản Hà Nội hiện tại. Hầu giúp quí vị hiểu hơn về blog QuanLamBao này, chúng tôi mời quí vị lắng nghe cuộc phỏng vấn với blogger Lê Anh Hùng cũng là một công dân Việt đã nhiều lần làm đơn khiếu kiện lên các cấp và bộ ngành hơn bốn năm qua. Cuộc phỏng vấn được thực hiên tại Việt Nam vào lúc 9 giờ tối ngày 03.09.2012.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Tam Thái – Thượng đế còng lưng gánh thuế, doanh nghiệp xăng dầu cười tủm

Tam Thái (Dan Luan)

(Trái hay phải) – Với tuyệt chiêu mới nhất tiếp theo các giải pháp lợi hại như găm hàng, chế xăng từ nước lã, người ta cho rằng ngành xăng dầu có thể bĩu môi với nhận định rằng thuế, phí tại Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tranh minh họa: Tuổi Trẻ

Theo công bố của Tổng cục Hải quan được các báo đồng loạt thông tin trong ngày 6/9, thì từ đầu năm 2009 đến cuối tháng 6 vừa qua, các doanh nghiệp đầu mối đã tạm nhập tổng cộng 9,99 triệu tấn xăng dầu, nhưng tái xuất chỉ hơn 8 triệu tấn. Có nghĩa, còn hơn 1,98 triệu tấn xăng dầu (trị giá 1,39 tỷ USD) đã “ở lại” Việt Nam, thay vì tái xuất theo quy định.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam