Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Ấn Độ đáp trả việc Trung Quốc in bản đồ trên hộ chiếu


 
 Trang hộ chiếu mới của Trung Quốc có in hình bản đồ Biển Nam Trung Hoa 
nơi đang có nhiều tranh chấp chồng chéo nhau, 23/11/ 2012

VOA - Ấn Độ đã bắt đầu đóng dấu bản đồ của mình lên thị thực nhập cảnh cấp cho người Trung Quốc.

Hành động này là để đáp trả việc Trung Quốc cho in trong hộ chiếu mới một bản đồ vẽ hai khu vực mà Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền là lãnh thổ của Trung Quốc. Bản đồ của Ấn Độ cho thấy hai khu vực Arunachal và Aksai Chin là thuộc về Ấn Độ.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Bức tranh Úc: Đất nước

 

Nguyễn Hưng Quốc - Úc là nơi có khoảng 250.000 người Việt sinh sống nhưng với người Việt Nam ở những nơi khác, kể cả ở Việt Nam, đó vẫn là một đất nước khá xa lạ. Một lần, một người cháu của tôi ở Mỹ hỏi tôi: “Ở Úc, người ta nói tiếng gì hả bác?” Mà không phải chỉ người Việt Nam. Một sinh viên của tôi, người Úc, sau khi tốt nghiệp, sang Mỹ làm việc một năm; về, anh kể: một số đồng nghiệp của anh, người Mỹ, ngạc nhiên hỏi: “Mày học tiếng Anh từ bao giờ mà nói tiếng Anh giỏi quá vậy?”.
Mời đọc thêm

Hộ chiếu lưỡi bò: Bước đi “hiểm độc” mới của Trung Quốc

undefined
Vũ Quý (Dân trí) Trung Quốc đã tung ra thêm một thủ đoạn nhằm gián tiếp quảng bá cho chủ quyền của Bắc Kinh ngoài Biển Đông, bên cạnh các hành vi cụ thể thô bạo như tung các đội tàu cá hùng hậu ra đánh bắt tại các vùng ở Biển Đông đang tranh chấp, chặn bắt hay xua đuổi ngư dân các nước khác đến hoạt động tại các nơi mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình, mời thầu dầu khí quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đó là chưa kể đến các hành vi nhằm củng cố tình trạng đã rồi tại những vùng mà Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đóng như thành lập “thành phố Tam Sa” ngay tại quần đảo Hoàng Sa để cai quản ba quần đảo mà họ đòi chủ quyền là Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa; xây dựng hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa), cử đơn vị quân đội đồn trú tại đấy, phát triển hoạt động chính trị, xã hội, kinh tế, du lịch trên một số đảo...
Mời đọc thêm

Giới truyền thông, nghệ sĩ trả giá cao cho tự do ngôn luận


Olivia Ward - Dân Làm Báo lược dịch57 người - trong đó có 32 nhà báo - đã bị phục kích bởi một đám đông vũ trang, bị đạn bắn vào người xối xả, và trong một số trường hợp bị hãm hiếp và chặt đầu, trước khi họ bị ném vào các ngôi mộ tập thể được đào vội vàng... Ít nhất 600 nhân viên ngành truyền thông đã bị giết chết trong thập niên qua...
Mời đọc thêm

Vì sao công an thành đại họa của dân?

 
 Thi thể của cụ Hà Thị Nhung 76 tuổi, quê ở Thanh Hóa

Bùi Tín - Sáng thứ hai 12/11/2012, tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, ngay trước trụ sở Phủ thủ tướng, một số bà con dân oan từ Bình Dương và Thanh Hóa tụ tập đưa kiến nghị và đơn kiện nhân cuộc họp Quốc hội đang diễn ra. Một lực lượng công an hùng hậu đã được huy động đến đàn áp. Theo nhân chứng trong cuộc là bà Trần thị Huỳnh Mai đến từ Bình Dương, vài chục công an hùng hổ cầm dùi cui xông vào chửi bới, đánh đập bà con, dật xé biểu ngữ. Cụ Hà Thị Nhung, 76 tuổi, từ Thanh Hóa ra, lớn tiếng đọc những câu vè chống tham nhũng đã bị một nhóm công an xông đến xô ngã và đánh vào chỗ hiểm. Cụ ngất tại chỗ. Nhóm công an hèn nhát bỏ chạy tuy chúng có sẵn xe có thể chở cụ đi cấp cứu. Cụ Nhung tắt thở sau đó.
Mời đọc thêm

Sáng kiến (hay tối kiến) chống tiêu cực trong ngành y

 

Trần Vinh Dự - Gần đây trên trang VnExpress có diễn ra một cuộc tranh luận thú vị. Nó bắt đầu bằng một tuyên bố của bộ trưởng Bộ y tế, bà Nguyễn Thị Kim Tiến trước Quốc hội. Bà được yêu cầu giải trình về tình trạng tiêu cực trong ngành y, cụ thể như vấn đề cán bộ y tế quát mắng bệnh nhân, không quan tâm đúng mức, không chịu chữa trị, và đòi/nhận phong bì của người nhà bệnh nhân.
Mời đọc thêm

Bản đồ trên hộ chiếu: cơ hội hiếm có của Việt Nam

AFP. Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô 
cầm trên tay những hộ chiếu điện tử mới hôm 08-05-2012.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA - Bản đồ hình lưỡi bò mà Trung Quốc cho in trên hộ chiếu phổ thông của họ đang làm cho nhiều nước nổi giận không riêng gì Việt Nam.

Thực chất của vấn đề này lợi hay hại đối với Việt Nam khi Hà Nội luôn theo đuổi chính sách kềm chế đối với Bắc Kinh?

Sáng ngày 22 tháng 11 cả hai nước Việt Nam và Philippines chừng như cùng lúc lên tiếng chính thức phản đổi Trung Quốc trước ý định in bản đồ hình lưỡi bò lên hộ chiếu của họ. Ông Lương Thanh Nghị người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho rằng việc làm này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Tạ ơn người

undefined

Chương Khuê - danlambao - Ở đây vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, hằng năm cứ mỗi độ bất chợt nhìn mấy cây phong chỉ còn lác đác những chiếc lá vàng cuối cùng, tôi lại liên tưởng đến những chú gà tây trần truồng nằm đè lên nhau nơi quầy thịt trong siêu thị.

Mới ngày nào tay xách tay ôm, ngố ngáo vợ yếu con thơ chạy nạn, sa được vào lòng bao dung của những người không phải là đồng bào, của đất nước chẳng phải là tổ quốc mình, nay dã mười lăm mùa lá vàng rơi, mười lăm Mùa Lễ Tạ Ơn.
Mời đọc thêm

Hộ chiếu có in hình lưỡi bò – “Một thách thức lớn”

Một nữ công an Trung Quốc ở Giang Tô so sánh hộ chiếu Trung Quốc cũ (bên trái)
và hộ chiếu điện tử mới (bên phải) hôm 14-05-2012.

Quỳnh Chi, phóng viên RFA - Truyền thông Trung Quốc loan tin bắt đầu hồi tháng 5, Bắc Kinh đã cấp hộ chiếu phổ thông mới trong đó có in hình bản đồ lưỡi bò – một bản đồ mà đa số chuyên gia cho rằng không có cơ sở pháp lý.
Mời đọc thêm

Lễ Tạ Ơn - Thanksgiving 2012



Mời đọc thêm

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Công chức gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để tham nhũng

 
Cảnh sát giao thông là đối tượng tham nhũng số một tại Việt Nam


UCAN - Việt Nam cần áp dụng thể chế minh bạch và trách nhiệm giải trình để chống tham nhũng

Sáng 20-11, Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tổ chức họp báo công bố kết quả khảo sát xã hội học với chủ đề “Tham nhũng từ góc nhìn người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức”.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 2-4 năm nay trên 5.460 người gồm 2.601 người dân, 1.058 doanh nghiệp thuộc 10 tỉnh, và 1.801 cán bộ công chức ở năm bộ.

Theo khảo sát, đưa tiền và quà biếu cho công chức là cách nhanh nhất mà các doanh nghiệp và người dân áp dụng để công việc của mình được giải quyết nhanh chóng.
Mời đọc thêm

Trẻ em phải lao động vất vả kiếm sống


Trẻ em làm việc ở đống rác khoảng 18 giờ mỗi ngày để mưu sinh


Ucanews - Hàng ngàn trẻ em phải làm đủ mọi nghề để phụ giúp gia đình và nuôi sống bản thân.

Dù trời nắng hay mưa, đều đặn mỗi ngày Nguyễn Đăng Hiệp rời khỏi nhà từ sáng sớm với xấp vé số trên tay.

Dáng người nhỏ nhắn, đen nhẻm, tay chân bám đầy bụi đất, Hiệp rong ruổi khắp các con đường của quận Gò Vấp để bán vé số. Có hôm trở về nhà lúc 9-10 giờ tối, bụng đói lả.

“Chưa bán hết 100 tờ vé số, con không dám ăn gì cô ạ” – Cậu bé 10 tuổi nói trong lúc đưa tay xoa cái bụng xẹp lép.

Nói rồi cậu bé chìa ra tám tờ vé số còn lại và mời khách. Một vị khách nghe cậu nói thế, liền đề nghị mua cho cậu đĩa cơm ăn, nhưng Hiệp mau mắn từ chối: “Cô thương con thì mua dùm con vé số đi, bán hết mấy tờ này con sẽ lấy 10.000 đồng đi ăn hủ tiếu gõ”.
Mời đọc thêm

Tòa phúc thẩm Việt Nam y án tù blogger Ðinh Ðăng Ðịnh

 
Ông Đinh Đăng Định, trước đây là giáo viên trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn, 
huyện Tuy Đức, bị khởi tố với tội danh 'tuyên truyền chống phá Nhà nước'

VOA - Tòa xử phúc thẩm của Việt Nam hôm thứ Tư, 21 tháng 11, đã giữ nguyên án tù 6 năm mà tòa sơ thẩm đã tuyên phạt blogger bất đồng chính kiến Ðinh Ðăng Ðịnh.

Nhật báo South China Morning Post hôm thứ Tư nói rằng luật sư của ông Ðịnh đã xác nhận như vậy.

Ðây là vụ mới nhất trong loạt các bản án dành cho các nhà bất đồng chính kiến tại quốc gia độc đảng cai trị này.

Phiên tòa phúc thẩm kéo dài hai tiếng tại tỉnh Ðắc Nông đã bác kháng án của ông Ðinh Ðăng Ðịnh, một giáo viên môn hóa. Ông Ðịnh đã kháng án sơ thẩm buộc ông tội tuyên truyền chống phá nhà nước.
Mời đọc thêm

Việt Nam lại xấu mặt ở Nam Vang

undefined
Phạm Trần - Ông Aquio nói ngoài Phi Luật Tân còn một nước nữa “không tán thành ý kiến loại bỏ yếu tố Quốc tế hóa”. Ông Aquino không nêu tên nhưng sau đó các viên chức Phi cho biết nước đó chính là Việt Nam. Nhưng tại sao đại biểu của Việt Nam ngồi trong phòng họp khi xảy ra sự cố này là ông Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng đoàn và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã không dám nói nửa câu để bảo vệ danh dự cho nước mình?...
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Nước Úc trong thế kỷ Á châu

undefined
 Thủ tướng Australia Julia Gillard.
 
Nguyễn Hưng Quốc - VOA - Thủ tướng Úc, Julia Gillard mới công bố bản Bạch thư “Nước Úc trong thế kỷ Á châu” (Australia in the Asian century) dài trên 300 trang. Mục tiêu chính của bản bạch thư là vạch ra những mục tiêu chiến lược để phát triển nước Úc cho đến năm 2025.

Về phương diện kinh tế, có hai mục tiêu chính:

Thứ nhất, nâng mức thu nhập thực sự trên đầu người tại Úc từ 62.000 đô-la vào năm 2012 lên thành 73.000 đô la vào năm 2025.

Thứ hai, nâng mức sống của dân Úc từ hạng thứ 13 hiện nay lên thành hạng thứ 10 trên thế giới.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Xe chính chủ nhìn từ nước Anh

Cảnh sát sẽ kiểm tra việc chuyển nhượng sở hữu xe trong khi luật sư nói điều này trái luật

Nguyễn Hùng - BBC - Vấn đề xe chính chủ và khoản phạt khoảng một triệu đồng đối với xe máy và có thể tới 10 triệu đối với ô tô không chính chủ trở thành đề tài nóng bỏng ở Việt Nam trong hơn một tuần qua.

Cư dân mạng lồng tiếng vào video có nhân vật Hitler trên mạng YouTube trong đó "trùm phát xít" xỉ vả không tiếc lời "trùm giao thông" Đinh La Thăng.

Rồi có người lên Facebook nói "cái gì không chính chủ cũng sẽ bị phạt, chỉ có Hoàng Sa không chính chủ là không bị phạt".

Sau cơn thịnh nộ của nhiều người dân, các luật sư đã giải thích rằng hành vi bị xử phạt là đối với "hành vi không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật" chứ không chỉ đơn thuần là điều khiển xe không chính chủ.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Hà Hiển - Tản mạn về cái những cái BẤT

Sâu nhiều nhưng cả tổ chức đã bất lực không chỉ ra được con nào...

Hà Hiển - Dân Luận - Một cá nhân mắc khuyết điểm nghiêm trọng và không hoàn thành nhiệm vụ mà tổ chức giao cho mình nhưng vẫn không bị tổ chức ấy thay thế thì chỉ có thể xảy ra một hoặc hai tình huống sau:

1) Tổ chức ấy không tìm được ai để thay (như một vị lãnh đạo đã nói đại ý nếu cứ sai phạm là cách chức thì lấy ai mà làm), hoặc:

2) Có người thay nhưng không dám thay

Nếu đó là trường hợp 1 thì tổ chức ấy mang tiếng là BẤT TÀI còn trường hợp 2 thì mang tiếng là là BẤT LỰC.
Mời đọc thêm

“Nam Quốc Sơn Hà”: Chân lý chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt Nam

 

Lê Phước - RFI - Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là một bản trường ca về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất và bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền lãnh thổ thiêng thiêng. Một trong những minh chứng hùng hồn nhất cho tinh thần đó là bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của danh tướng Lý Thường Kiệt.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Cung Lê hạ nốc ao Rich Franklin trên võ đài UFC


Tấn Chương - VOA - Cựu vô địch Strike Force Cung Lê, võ sĩ Mỹ gốc Việt vừa thắng oanh liệt cựu vô địch UFC Rich Franklin bằng một pha nốc ao ngoạn mục vào giữa hiệp một của trận đấu được tổ chức lần đầu tiên ở Macau, Trung Quốc.

Giới hâm mộ quyền thuật ở Trung Quốc đã biết đến tên tuổi của Cung Lê trên đấu trường võ tự do, gọi tắt theo tiếng Anh là MMA (Mixed Martial Art), từ khá lâu rồi. Nay họ được trực tiếp cỗ vũ cho ngôi sao võ thuật gốc Á này khi các nhà tổ chức đưa giải đấu của UFC lần đầu tiên đến Macau, Trung Quốc trong trận đấu chính đêm 10 tháng 11 vừa qua.
“Tôi xuất thân từ Việt Nam,” Cung Lê nói trước trận đấu, “Macau chỉ cách quê nhà tôi vài trăm dặm, do đó cũng giống như là sân sau nhà tôi. Được đấu trận chính của đêm võ thuật hôm nay chính là ước mơ của tôi trở thành sự thật.”
Mời đọc thêm

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Thay đổi thể chế để tránh một vị Nguyễn Tấn Dũng khác

Một cuộc biểu tình của người dân đi khiếu kiện tại Hà Nội. Reuters

Thụy My - "Việt Nam chưa có «văn hóa từ chức» thể hiện lòng tự trọng của một vị lãnh đạo. Vấn đề ở chỗ «lỗi hệ thống». Nếu muốn không có một vị Nguyễn Tấn Dũng nữa thì phải thay đổi thể chế. Trong thế chế đó phải thực hiện được những quyền dân chủ của người dân, và xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự, và nền kinh tế nhiều thành phần".

Như tin chúng tôi đã đưa hôm qua 14/11/2012, trong phần chất vấn trước Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã đưa ra hai câu hỏi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết là có phải ông Nguyễn Tấn Dũng đã nặng trách nhiệm với Đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân hay không, khi ông đã xin nhận kỷ luật trước Trung ương Đảng mà chỉ xin lỗi trước Quốc hội. Thứ hai, ông có nghĩ đến chuyện từ chức hay không ?
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam