Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013
Sửa đổi Hiến pháp dưới góc nhìn một Thẩm phán Mỹ gốc Việt
Tài liệu hiến pháp VN phát hành năm 1992
Photo courtesy of chinhphu.vn
Photo courtesy of chinhphu.vn
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-02-19 - Thẩm phán Phan Quang Tuệ, Thẩm phán Liên Bang của tòa án San Francisco để tìm hiểu thêm mấu chốt quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ bản Hiến pháp đã và đang là kim chỉ nam cho nhiều nước trên thế giới.
Từ hiến pháp Hoa Kỳ...
Mặc Lâm : Thưa Thẩm Phán, rất cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi câu chuyện về Hiến pháp ngày hôm nay. Trước tiên xin được hỏi ông là Hiến pháp Hoa Kỳ được định nghĩa như thế nào và mục đích cao nhất của nó là gì, thưa ông?
Thẩm phán Phạm Quang Tuệ : Thực ra cách hành văn và trong
khoản mở đầu của Hiến Pháp Hoa Kỳ 1787 không định nghĩa điều gì hết, nó
chỉ nói lên cái khát vọng của người dân, của dân tộc Hoa Kỳ rằng là “We
the people of the United States. . .” những người soạn thảo muốn thiết
lập bản hiến pháp để xây dựng một nước Mỹ hùng cường trong một đoạn mở
đầu rất ngắn.
Điểm tôi muốn nhấn mạnh là trong đó bản hiến pháp mà họ viết nói lên
khát vọng của dân tộc Hoa Kỳ, có nghĩa không phải viết bản hiến pháp đó
cho thời kỳ 1787 khi nước Mỹ vừa độc lập, mà viết luôn cho cả hậu thế,
tức là một văn kiện căn bản đặt ra lộ trình cho dân tộc để đạt mục đích
tiến bước không ngừng, tạo ra một Hiệp Chủng Quốc hoàn hảo hơn.
Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013
Ông nghĩ gì lúc Đức Giáo Hoàng xin thoái vị?
Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) - (Viết tặng một người bạn học cùng trường, cùng tuổi)
Ông nghĩ gì lúc nghe tin Đức Giáo Hoàng xin thoái vị?
Khi Ngài vừa mới tiếp ông cách đó hai mươi ngày [1]
Trải sáu trăm năm rồi mới có một lần như thế
Một vị Giáo Hoàng xin từ chức hôm nay!
Khi tiếp kiến ông, Đức Giáo Hoàng đã đề cập những gì?
Ngài đã hỏi ông về cuộc đàn áp giáo dân Con Cuông năm ngoái? [2]
Về việc chiếm dụng đất của Nhà Thờ Thái Hà làm Ngài lo ngại? [3]
Hay về vụ dân Xứ Đạo Cồn Dầu bị cưỡng bức chuyển đi? [4]
Ông chỉ cần đánh bóng tuổi tên nên Ngài hỏi gì chẳng được
Giáo dân Việt Nam là công việc nội bộ của Việt Nam
Lần này về ông sẽ xiết chặt xiềng gông hơn trước
Để không ai còn dám ngồi mơ cầu cứu Vatican!
Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia
Tiến sỹ Lý Tiểu Binh nhận định rằng thời gian tới Việt Nam và Trung Quốc
'sẽ lại trải qua những thăng trầm trong mối quan hệ'.
Nguyễn Trung - 20.02.2013 - Trên các trang mạng xã hội hôm 17/2 đồng loạt xuất hiện hình ảnh
hoa sim tím để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt hy sinh trong chiến tranh
biên giới năm 1979. Trong khi đó, báo chí trong nước hầu như không đề
cập tới cuộc chiến mà con số thương vong vẫn còn gây tranh cãi giữa hai
nước láng giềng từng được coi là có mối quan hệ ‘môi hở răng lạnh’. Còn
tại Trung Quốc, Tiến sỹ Lý Tiểu Binh của Đại học Central Oklahoma cho
VOA Việt Ngữ biết rằng giới chức quân sự nước này vẫn sử dụng cuộc xung
đột xảy ra hơn 30 năm trước để khích lệ tinh thần dân tộc nhằm huy động
sự hậu thuẫn chính trị. Trước hết, ông Binh nói về những bất hạnh mà
chiến tranh biên giới gây ra cho cả Trung Quốc và Việt Nam.
Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên
Công trường bauxite Tân Rai, Lâm đồng do Tập đoàn Than Khoáng sản
Việt Nam (TKV-Vinacomin) đầu tư. Photo courtesy of sggp.vn
Nam Nguyên, phóng viên RFA - 2013-02-22 - Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở
Lâm Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.
Càng đầu tư càng lỗ
Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.
Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.
Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013
Góp ý về Hiến pháp biến thành phong trào đòi dân chủ
Hiến pháp Việt Nam (DR)
Thanh Phương - RFI - Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.
Kể từ khi chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến của người dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không ít người vẫn hoài nghi về thực tâm của giới lãnh đạo, nghĩ rằng rồi cũng chẳng đi đến đâu, giống như đợt góp ý cho Đại hội Đảng vừa qua. Nhưng bên cạnh đó cũng ngày càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào góp ý kiến này đang dần dần biến thành phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi tiên phong là giới trí thức.
Một vụ sát nhân thời Mao khuấy động dư luận Trung Quốc
Quảng Trường Thiên An Môn cùng bức ảnh Mao Trạch Đông. Ảnh tháng 9/2012. REUTERS/David Gray
Thụy My - RFI - Một phiên tòa hiếm hoi xét xử một người bị kết tội sát nhân trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, hôm nay 21/02/2013 đã gây ra nhiều chỉ trích tại Trung Quốc. Lý do là vì thời gian xảy ra sự kiện đã quá lâu, cũng như tính độc đoán của tư pháp.
Theo báo chí chính thức được AFP đưa lại, thì một ông lão ở tuổi bát tuần sống tại miền đông Trung Quốc, hôm thứ Hai 18/2 đã bị xét xử vì đã sát hại một bác sĩ bị cho là gián điệp. Phiên tòa diễn ra tại nhà bị cáo và chỉ kéo dài có một ngày.
Phiên xử về một tội đã phạm trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976) - thập kỷ nhiễu nhương trong đó nhiều triệu người đã bị giết chết – là một phiên tòa hiếm hoi, đến hơn 45 năm sau mới được tổ chức.
Theo báo chí chính thức được AFP đưa lại, thì một ông lão ở tuổi bát tuần sống tại miền đông Trung Quốc, hôm thứ Hai 18/2 đã bị xét xử vì đã sát hại một bác sĩ bị cho là gián điệp. Phiên tòa diễn ra tại nhà bị cáo và chỉ kéo dài có một ngày.
Phiên xử về một tội đã phạm trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976) - thập kỷ nhiễu nhương trong đó nhiều triệu người đã bị giết chết – là một phiên tòa hiếm hoi, đến hơn 45 năm sau mới được tổ chức.
Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013
Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ
Ông Lý Quang Diệu (giữa) tin rằng TQ sẽ không có cải cách dân chủ
BBC - Trung Quốc phải tránh những sai lầm của Đức và Nhật Bản trong thế chiến hai trong cuộc cạnh tranh siêu cường hiện nay, đó là lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu trong một cuốn sách mới ra.
Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.
Nhà nước đánh bạc với dân qua trò chơi "xổ số" ?
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013
Đảng là ai?
Lê Dủ Chân - Danlambao - Viết để trả lời “nhà văn, phó giáo sư tiến sĩ” Nguyễn Thanh Tú, báo QĐND...
Đường" kách mệnh" bác đi còn nguyên đó,
mỗi bước chân nhuộm đỏ núi sông này,
trăm năm sau thù hận vẫn chất đầy,
Đảng là ai?
Là xương rừng máu bể,
là người dân với thân thể gầy còm,
là gia đình mất cha, mất mẹ, mất con,
là tổ quốc mất biển, mất đất, mất rừng, mất đảo.
Vài chuyện đã rõ về ông Hồ
(Thư ngỏ thân gửi anh Đỗ Nam Hải)
Bùi Tín - VOA blog - Tôi vừa nhận đựơc bức thư ngỏ của anh về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc đối với cuốn sách nhỏ “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”. Tôi hơi sửng sốt khi được tin này. Vì tôi quen anh Quốc, lại vừa có dịp gặp anh Quốc ở California, Hoa Kỳ 2 năm trước.
Có
người mới đây phàn nàn là anh Quốc đã đồng lõa với Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, “kẻ tung người hứng” nhịp nhàng như để mớm lời cho ông Dũng có
dịp thanh minh trước Quốc hội rằng ông luôn tuân theo ý Đảng, không bao
giờ xin xỏ điều gì, nay Đảng không thi hành kỷ luật ông thì ông phải
phục tùng thôi.
Thanh niên VN nghĩ gì về Trung Quốc?
Hòa Ái, phóng viên RFA - 2013-02-19 - Sáng 17/2, chính quyền Hà Nội cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979.
Kẻ thù phương Bắc
Trước các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Trường Sa-Hoàng Sa và trước các biểu hiện của chính quyền Hà Nội trong thời gian gần đây mà mới nhất là hành động cấm đoán, cản trở không cho người dân đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến biên giới 1979, thế hệ thanh niên VN nghĩ gì, nói gì và sẽ làm gì trước nguy cơ bành trướng xâm lược của Bắc Kinh?
Bắc Triều Tiên cảnh báo Nam Triều Tiên về ‘hủy diệt cuối cùng’
Các nhà hoạt động chống Bắc Triều Tiên biểu tình ở Seoul phản đối
sau khi Bắc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân 13/2/12
VOA - 19.02.2013 - Bắc Triều Tiên đe dọa Nam Triều Tiên về “hủy diệt cuối cùng”, nói rằng Bình Nhưỡng có thể có những bước thêm nữa sau vụ thử nghiệm hạt nhân tuần trước nếu Seoul và các đồng minh tiếp tục thúc đẩy những trừng phạt mạnh mẽ hơn của Liên Hiệp Quốc chống lại chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên Jon Yong Ryong phát biểu tại một hội nghị giải trừ quân bị của Liên Hiệp Quốc ở Geneva là 'thái độ thất thường của Nam Triều Tiên chỉ đưa đến sự huỷ diệt cuối cùng.' Ông nói thêm tục ngữ có câu, một con chó mới đẻ không biết sợ con cọp”
Bình luận của ông Jon bị các quốc gia khác nhanh chóng chỉ trích, trong đó có Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ và Anh.
4000 hành khách thoát khỏi du thuyền gặp sự cố ở Alabama
Phổ biến ngày 15.02.2013
Sau 5 ngày lênh đênh trên biển, hơn 4.000 hành khách cuối cùng cũng thoát khỏi chiếc du thuyền gặp sự cố và lên được bờ ở thành phố Mobile, bang Alabama. Hành khách cho biết họ đã phải sống trong tình trạng không có điện và nhà vệ sinh bị hư hỏng trong gần 1 tuần. Thức ăn thì thiếu hụt và cả con tàu bốc mùi hôi thối. Một hành khách mô tả tình cảnh trên tàu là “giống như bị nhốt trong một nhà vệ sinh lưu động bị cháy từ 3 ngày trước.”
Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013
Úc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam qua viện trợ phát triển
Cảng Hobart, tiểu bang Tasmania ở Australia.
Ngọc Hân - VOA - 18.02.2013 - Hình ảnh quen thuộc mà công chúng bên ngoài Australia vẫn thường nhìn thấy trên màn ảnh truyền hình và các bức ảnh trên báo chí truyền thông thường là những đám cháy rừng dữ dội hoặc những trận lũ lụt kinh hoàng hàng năm.
Ngay cả tại Úc châu, nơi mà đa số dân chúng sinh sống ở thành thị, đây cũng là những hình ảnh quen thuộc. Từ đầu tháng Giêng năm nay, khi mùa hè bắt đầu, nhiều đám cháy rừng tàn phá hàng trăm ngàn hec-ta và biến những khu rừng xanh tươi thành những vùng đất trơ trọi đầy tro bụi tại các tiểu bang Tasmania, Victoria, NSW và Tây Úc – tức là hơn phân nửa lục địa Úc châu. Ngay trong ngày hôm nay, tại tiểu bang Victoria, “Mùa Hè Đỏ Lửa” vẫn tiếp tục.
Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
Phải tống cổ hết những công chức ăn hại ra đường
Nuôi đám người này không chỉ tốn kém tiền của, hệ lụy mà họ gây ra còn khủng khiếp hơn nhiều.
Tôi có một ông bạn, (nói thật ra thì vài ông, thậm chí là nhiều ông), đã lâu lắm rồi tôi không biết anh làm chính xác việc gì… Ngày nào cũng thế, khoảng gần 10 giờ anh mới lững thững thò mặt đến cơ quan. Đến nơi, anh thong thả cởi áo khoác, đun nước, pha trà, rồi ngồi ngả người khoan khoái trên cái ghế da mềm mại, một tay cầm thuốc lá, tay kia lật giở mấy tờ báo mới. Anh có biệt tài là điểm ngay ra được những tin "hot" để phổ biến cho cả phòng nghe, chêm vào những bình luận cực kỳ sâu sắc, chua cay rồi tự thưởng cho mình những tràng cười sảng khoái.
Uống trà chán, anh bật máy tính lên lướt web, đọc tin, người mẫu, ca sĩ hay hoa hậu... mà hở ra cái gì là thế nào anh cũng biết…
34 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung
Quân đội Việt Nam tại cuộc chiến biên giới Việt Trung năm 1979,
ảnh chụp hôm 23-02-1979. AFP PHOTO
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-02-17 - Đúng 34 năm về trước, ngày 17 tháng Hai năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn biên giới phía Bắc và chiếm giữ các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai và một số thị trấn dọc biên giới.
Theo tướng Ngũ Tu Quyền của Trung Quốc thì Việt Nam thiệt hại 50 ngàn bộ đội còn Trung Quốc chết tại chiến trường là 20 ngàn. Trong khi đó sự thay đổi trầm trọng trong cách ứng xử của chính quyền VN đối với những chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên thùy đang gây bức xúc cho người trong cuộc và buộc họ phải lên tiếng.