Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng"
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình"
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại
Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối!"
Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ
Em hỏi: - " 'bác' là ai vậy, hở Cô?"
Cô bảo: -"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG '!"
Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013
Phim Bụi đời Chợ Lớn
Ảnh: Đạo diễn Charlie Nguyễn đang hướng dẫn một cảnh quay trong phim. (phim3s.net)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-04-26 - Bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-04-26 - Bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
ĐGM Nguyễn Văn Long: Người Việt khắp nơi hãy liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản
VRNs (24.04.2013) – Melbourne, Aus – “Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ”. Đây là một đoạn trích lời phát biểu của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, tại State Parliament House, Melbourne, ngày 20.04.2013 vừa qua.
VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này do chính tác giả gởi đến.
Kỷ niệm 30 tháng 4: Một chuyến đi thăm nuôi chồng
Hoàng Yến - 4/24/2013 - Tiếng chuyển động rì rì của máy chiếc xe đò loại nhỏ đang chạy trên tuyến đường từ Qui nhơn đi Pleiku Kontum. Hành khách trên xe bắt đầu chập chờn vào giấc ngủ. Dù có mệt mỏi cho một chuyến đi xa, tôi không thể nào ngủ được, mắt nhìn ra khung cảnh ngoài cửa sổ xe, nhà cửa lui dần khỏi cảnh ồn ào bụi bậm trong thành phố. Nhìn xa xa, những ngọn núi nối tiếp ẩn hiện nhấp nhô, được bao phủ lớp sương mù như mây như khói. Xe bắt đầu tăng ga để leo dốc, con đường dốc ngoằn nghèo thật cao, một bên là vách núi đá một bên là vực sâu, chiếc xe như chênh vênh đang bò bên bờ vực, phía dưới vực rừng cây mờ mờ thật sâu. Tôi không dám nhìn xuống phía dưới, đưa tay áp lấy ngực miệng lâm râm cầu nguyện, cứ tưởng tượng không biết lúc nào chiếc xe sẽ lao xuống vực. Xe leo gần tới đỉnh đèo, ngay khúc quẹo hình chữ V độ dốc thẳng và cao. Đột nhiên xe khựng mạnh và dừng hẳn. Những người trên xe bừng tỉnh nhốn nháo vì đầu máy xe đang bốc khói mù mịt, sợ xe cháy ông tài xế nhảy vọt ra khỏi cửa sổ xe. Chiếc xe không người lái lùi lại từ từ, mọi người trong xe hoảng hốt tìm cách nhảy ra ngoài. Tôi ngồi hàng ghế bên trong, kẹt cứng giữa đám người đang chen nhau thoát ra khỏi xe. Chiếc xe lùi lại thật nhanh. Thất thần mắt nhìn thấy bờ vực cận kề tôi hét to “Lậy Chúa tôi”.
Chính sách xóa đói giảm nghèo có đến được với người dân tộc?
Ảnh: Một em bé của một gia đình nghèo thuộc dân tộc thiểu số đôi khi tự đi kiếm ăn. RFA file
Việt Hà, phóng viên RFA - 2013-04-24 - Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hay còn được gọi tắt là chương trình 135, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo do chính phủ Việt Nam thực hiện từ năm 1998 đến nay. Năm nay, chính phủ quyết định thực hiện giai đoạn 3 của chương trình này với mong muốn giảm số hộ nghèo xuống dưới 35%. Liệu cuộc sống của những người dân tộc hiện sống ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, những người được hưởng lợi từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ đã thực sự được cải thiện? và họ mong muốn gì trong giai đoạn tới?
Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc chiếm từ 45% đến 70%
Chị Liên: là người dân tộc Nùng, hiện sống ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Gia đình chị hiện có 2 vợ chồng và hai con nhỏ đang học cấp 1. Trong nhiều năm, gia đình chị được xếp vào hộ nghèo ở nông thôn và được hưởng trợ cấp từ chính phủ. Thế nhưng năm nay, gia đình chị được nâng cấp lên hộ cận nghèo tức có mức thu nhập khoảng 400,000 đồng một người một tháng. Với sự ‘nâng cấp’ này, gia đình chị bị cắt một loạt các trợ cấp vốn đã ít ỏi trước đây và đẩy kinh tế gia đình chị vào nhiều khó khăn, nhất là chuyện học phí, bảo hiểm y tế cho hai đứa con nhỏ.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
“Rửa vàng” từ chính sách của Ngân hàng nhà nước
Mạc Lâm - RFA - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Tổng cục 2 thuộc Bộ Công an điều tra những sai phạm của một bài báo trên tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu “rửa vàng” trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng. Tại sao lại xảy ra một sự việc có thể nói là rất nghiêm trọng đối với một tờ báo như vậy?
“Rửa” vàng bằng cơ chế?
Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.
Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
“Rửa” vàng bằng cơ chế?
Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.
Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.
Vô tâm hay ác ý.
Tháng tư về.
Với những người miền Bắc, đó là tháng của những niềm vui. Từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, những “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và đó chính là “ mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” như trong lời ca mà nhạc sỹ Văn Cao đã viết.
Niềm vui đó không dừng ở việc đoàn tụ gia đình, mà nó còn là những món quà của bộ đội mang từ miền Nam về. Những mặt hàng như: Đồng hồ, Radio, vảii vóc, quần áo…đối với người miền Bắc là xa xỉ. Bởi thế, nên có câu “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Hiện tại là những nhãn hàng Quốc tế được treo bày la liệt trên khắp cửa ngỏ tiến vào Hà Nội. Một thế giới Tư Bản đang dần dần làm cho đời sống của người dân Cộng Sản trở nên đầy đủ hơn.
Nhưng đối với người miền Nam thì tháng Tư về gợi lại trong họ những tháng ngày đen tối liên tiếp. Những chia cắt, phân ly. Những bắt bớ,tù tội, giết chóc, trù dập, giết hại, thuyền nhân…Nó không được như trong ca từ mà Văn Cao đã viết “Từ đây người biết yêu người. Từ đây người biết thương người”. Những hận thù trong chiến tranh được họ thoải mái mang ra trả thù của những kẻ đứng trên cương vị của người chiến thắng.
Không phải dễ dàng để người như ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ấy phải trăn trở lắm mới có thể nói được. Vì, ông Kiệt cũng là một người miền Nam. Bà con ruột thịt của ông cũng có người làm cho chế độ cũ.
Với những người miền Bắc, đó là tháng của những niềm vui. Từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, những “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và đó chính là “ mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” như trong lời ca mà nhạc sỹ Văn Cao đã viết.
Niềm vui đó không dừng ở việc đoàn tụ gia đình, mà nó còn là những món quà của bộ đội mang từ miền Nam về. Những mặt hàng như: Đồng hồ, Radio, vảii vóc, quần áo…đối với người miền Bắc là xa xỉ. Bởi thế, nên có câu “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Hiện tại là những nhãn hàng Quốc tế được treo bày la liệt trên khắp cửa ngỏ tiến vào Hà Nội. Một thế giới Tư Bản đang dần dần làm cho đời sống của người dân Cộng Sản trở nên đầy đủ hơn.
Nhưng đối với người miền Nam thì tháng Tư về gợi lại trong họ những tháng ngày đen tối liên tiếp. Những chia cắt, phân ly. Những bắt bớ,tù tội, giết chóc, trù dập, giết hại, thuyền nhân…Nó không được như trong ca từ mà Văn Cao đã viết “Từ đây người biết yêu người. Từ đây người biết thương người”. Những hận thù trong chiến tranh được họ thoải mái mang ra trả thù của những kẻ đứng trên cương vị của người chiến thắng.
Không phải dễ dàng để người như ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ấy phải trăn trở lắm mới có thể nói được. Vì, ông Kiệt cũng là một người miền Nam. Bà con ruột thịt của ông cũng có người làm cho chế độ cũ.
Nguyễn Ngọc Già: Trần Huỳnh Duy Thức - Tình Yêu Kỳ Diệu
Nguyễn Ngọc Già - Dân Luận - Tôi đã từng hỏi nhà tôi: Nếu anh bị bắt như những người tù nhân lương tâm thì sao?
Em không biết, dù đã từng vài lần nghĩ về điều này. Em cũng không biết, lúc đó em có đủ bản lĩnh đấu tranh cho anh như những người vợ khác không nữa, nhưng có một điều chắc chắn: em sẽ chờ anh, chờ anh về cho đến khi nào em còn sống - nhà tôi nhẹ nhàng trả lời.
Câu trả lời giản dị của nhà tôi làm tôi chợt nhớ đến vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Tôi không biết chị là ai, ngoài một bài báo cũ gần 4 năm về trước cho hay chị có tên Lê Đính Kim Thoa, khi đài BBC phỏng vấn về tình trạng chồng mình.
Ngày người Mỹ gốc Việt tại Texas
Dân biểu Hubert Võ
AUSTIN, TEXAS —
Ngày người Mỹ gốc Việt tại Texas
Nguyễn Phục Hưng - VOA - 24.04.2013 - Trong phiên họp sáng ngày thứ Tư, 17 tháng 4, 2013, Hạ viện tiểu bang Texas thông qua Nghị Quyết HR 1400 do Dân biểu gốc Việt Hubert Võ đệ trình. Nghị quyết này tuyên bố ngày 17 tháng 4 năm 2013 là “Vietnamese Americans Day in Texas” để vinh danh Người Mỹ gốc Việt tại Texas. Buổi chiều cùng ngày, Thượng viện Texas cũng thông qua Nghị Quyết SR 690 với cùng một mục đích.
Tổng lãnh sự Mỹ thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân (thứ hai từ trái sang) và các tham tán và viên chức chính trị của tòa đại sứ Mỹ đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng, hồi chiều thứ ba 23 tháng Tư. Courtesy danang.gov.vn
RFA - 25.04.2013 - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân hướng dẫn phái đoàn gồm các tham tán và viên chức chính trị của tòa đại sứ Mỹ đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng, hồi chiều thứ ba 23 tháng Tư.
Ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa chào đón Đoàn công tác, đồng thời thông tin chia sẻ một số vấn đề về kết quả hoạt động và định hướng phát triển của UBND huyện Hoàng Sa và của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
DÂN CHỦ HÓA LÀ SỰ TIẾN TRIỂN KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC CỦA LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (?)
“1975-2013: 38 năm, những chế độ từng được chính người VN xem là những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong khu vực đã lần lượt chuyển hoá thành những thể chế dân chủ. Hàn Quốc chia tay với Park Chung Hee và Chun Doo Hwan. Philippines tống tiễn Marcos. Indonesia hạ bệ Suharto. Myanmar là nước mới nhất chia tay với tập đoàn quân phiệt, bước vào con đường dân chủ. Thái Lan sau thời khuynh đảo của các tướng lãnh cũng đang bước vào thời kỳ dân chủ ổn định hơn. Ngay ở Singapore đảng Hành động nhân dân PAP cũng không còn có thể thống trị chính trường như trước.
Chuyển qua thể chế dân chủ, đó là xu hướng rõ ràng, là con đường nay có thể nói là không thể đảo ngược của các quốc gia trong khu vực. Cũng nhờ đó nền kinh tế của họ phát triển ổn định hoặc ít nhất là không thường xuyên co giật.
Chỉ VN là lội ngược dòng.”
Ngày Tổng vận động cho Nhân quyền Việt Nam được phát động tại Mỹ
Cuộc vận động dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt kéo về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.
Trà Mi-VOA - 22.04.2013 - Cuộc vận động do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt tại Mỹ kéo về Quốc hội Hoa Kỳ, để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.
Một cuộc vận động vào cơ quan hành pháp Hoa Kỳ hồi tháng 3 năm ngoái đã dẫn tới cuộc đón tiếp của đại diện Tòa Bạch Ốc với hàng trăm người Mỹ gốc Việt kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam.
Băng đảng và nhà nước
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok - Hiện tượng doanh nghiệp và chính quyền đứng sau lưng xã hội đen tấn công người dân ngày càng trở nên công khai, phổ biến khiến xã hội như đang rơi vào sự hổn loạn có chủ đích của các thế lực lợi ích nhóm được tiếp tay bởi chính quyền các cấp đang là mồi lửa rất nguy hiểm hiện nay. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết trong vụ mới nhất này.
Ảnh: Hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát
Chính quyền làm ngơ cho xã hội đen lộng hành?
Vào trưa ngày hôm qua hơn 50 côn đồ đã được công ty Hoa Thành thuê tới khu vực đất tranh chấp tại xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng tấn công người dân đang đấu tranh đòi đền bồi giải tỏa cho họ. Nói đến côn đồ Hải Phòng người dân nghĩ ngay đến những đầu gấu nổi tiếng từ những thập niên 80 khi các nhóm này cùng tháp tùng những người vượt biên tìm tự do sang Hong Kong định cư trong các trại tỵ nạn lúc bây giờ, đã cấu kết nhau dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt vật phầm ít ỏi do Cao Ủy phân phối cho người tỵ nạn. Những nhóm côn đồ này sau cùng lọt sổ qua vài nước đa số là Canada một số khác bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam và tiếp tục kiếm sống bằng những hành động phi pháp. Họ được bảo kê vì trong xã hội Việt Nam không có bất cứ một hành động côn đồ nào có thể qua mắt được công an khu vực.
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
Suy nghiệm tháng Tư, trò chuyện với nhà văn Thùy Linh
Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-04-23 - Nhà văn Thùy Linh vốn không bắt đầu sự nghiệp của mình bằng ý định trở thành nhà văn, nhưng Văn đã thành nghiệp và Chị đã đoạt các giải thưởng lớn về văn học như: Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ (1985) với truyện "Mặt trời bé con của tôi"; giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2001-2002) với truyện "Gió mưa gửi lại"; giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho tập truyện ngắn "Gió mưa gửi lại" (2004). Chị cũng viết trang blog buudoan.com mà trong đó chị viết nhiều về chính trị xã hội. Là một người trưởng thành sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, chị hầu như không có kỷ niệm về chiến tranh,
“Chiến tranh với Linh là những nỗi nhớ về mẹ, và về không gian yên bình ở thôn quê khi đi sơ tán để tránh bom Mỹ. Linh hầu như không có kỷ niệm gì về chiến tranh.”
Dù vậy hình ảnh người lính vẫn có mặt trong các truyện ngắn của nhà văn Thùy Linh.
“Người lính không thóat khỏi tâm lý hậu chiến. Nhân vật trong câu chuyện Những người còn lại là người lính bị điên lên sau chiến tranh. Linh biết những chuyện đó khi tiếp xúc với những bạn nhà văn đã từng là lính. Khi nói chuyện, dù bắt đầu với đề tài gì họ cũng lại quay về với chiến tranh, họ bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những người bạn văn của Linh đã từng là lính cứ mỗi dịp 30/4 là họ lại tập trung lại, kể về những người đồng đội đã hy sinh, rồi họ khóc.”
Ảnh: Những người lính VNCH sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. RFA files
“Chiến tranh với Linh là những nỗi nhớ về mẹ, và về không gian yên bình ở thôn quê khi đi sơ tán để tránh bom Mỹ. Linh hầu như không có kỷ niệm gì về chiến tranh.”
Dù vậy hình ảnh người lính vẫn có mặt trong các truyện ngắn của nhà văn Thùy Linh.
“Người lính không thóat khỏi tâm lý hậu chiến. Nhân vật trong câu chuyện Những người còn lại là người lính bị điên lên sau chiến tranh. Linh biết những chuyện đó khi tiếp xúc với những bạn nhà văn đã từng là lính. Khi nói chuyện, dù bắt đầu với đề tài gì họ cũng lại quay về với chiến tranh, họ bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những người bạn văn của Linh đã từng là lính cứ mỗi dịp 30/4 là họ lại tập trung lại, kể về những người đồng đội đã hy sinh, rồi họ khóc.”
Vụ "hòn đá lạ" ở Đền Hùng : quản lý bừa bãi di tích lịch sử
Thanh Phương - RFI - Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ảnh: "Hòn đá lạ" ở Đền Hùng Phú Thọ (TỄU - BLOG)
Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.
Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.
Tin vịt về Tòa Bạch Ốc làm các thị trường chứng khoán Mỹ xáo trộn
Ảnh chụp màn hình tin nhắn trên mạng twitter trong tài khoản của AP,
nhưng được bác bỏ sau đó vì là tin sai
VOA - 23.04.2013 - Một thông tin sai lạc hôm thứ Ba nói rằng có những tiếng nổ ở Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, gây thương tích cho Tổng thống Obama khiến cho các chỉ số chứng khoán chao đảo, nhưng đã hồi phục nhanh chóng sau khi các nhà đầu tư biết ra là một tin vịt.
Hãng tin AP nói các tin tặc đã lọt vào bộ phận tin tức của trang mạng xã hội Twitter, và đưa ra một Twitt nói rằng có hai tiếng nổ ở Tòa Bạch Ốc làm Tổng thống Obama bị thương.
Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Có hay không chuyện đổi tiền?
Bảng Đỏ - Danlambao - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành vừa lên báo Lao Động phản bác tin đồn Nhà nước sắp đổi tiền, kèm theo lời khẳng định chắc nịch “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”. Bên cạnh đó, ông quan CS còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày gần đây là do 'tin đồn thất thiệt về việc đổi tiền gây ra. Cũng ngay trong tối ngày 22/4, Ngân Hàng Nhà Nước lập tức phát đi thông cáo báo chí bác bỏ tin đổi tiển được đăng trênCổng Thông Tin Điện Tử Chính phủ.
Suy nghiệm tháng Tư
Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-04-22 - Andrew Lâm là một nhà báo và nhà văn người Mỹ gốc Việt. Anh là một trong những người Việt thuộc thế hệ di dân gia nhập vào dòng chính của truyền thông Hoa Kỳ. Andrew sinh ra ở Việt Nam, con trai của một viên tướng thuộc quân đội Việt nam Cộng Hòa, sang Mỹ ngay năm 1975 và trưởng thành ở quê hương thứ hai của anh. Andrew bắt đầu sự nghiệp báo chí và văn chương của mình ngay lúc còn học đại học. Anh đã được giải thưởng của Hiệp hội báo chí chuyên nghiệp, các giải thưởng cho hai quyển sách đầu tay là Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora (Giấc mơ hương: Suy tư về cộng đồng người Việt hải ngoại) và East Eats West, Writing in two hemispheres (Đông Tây quấn quít, viết giữa hai thế giới). Cuốn sách thứ ba của anh cũng vừa ra mắt bạn đọc tựa đề Bird of Paradise lost (Hoa thiên điểu đã mất).
AFP PHOTO: Sài Gòn ngày 30-04-1975.
AFP PHOTO: Sài Gòn ngày 30-04-1975.
Giới trẻ Úc gốc Việt và Ngày 30 tháng 4
Những người Việt Nam miền Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu của Hải quân Mỹ; Operation Frequent Wind,
cuộc hành quân cuối cùng ở Sài Gòn, bắt đầu 29/4/1975. (Ảnh: tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ)
Giới trẻ Úc gốc Việt và 'Ngày Quốc hận 30 tháng 4'
Ngọc Hân - VOA - 22.04.2013 - Thời gian không làm phai nhòa hình ảnh và tình cảm đối với biến cố 30 tháng 4 năm 1975 mà cộng đồng người Việt nước ngoài gọi là "Ngày Quốc Hận". Điều này rất tự nhiên đối với thế hệ thứ nhất người Việt định cư tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Thế nhưng, việc giới trẻ hải ngoại - sinh sau năm 1975 trong nước cũng như ngoài nước - tiếp tục quan tâm đến Ngày Quốc Hận là điều đáng chú ý.
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
TẢ BÁC BỘ TRƯỞNG
Hôm qua Bộ trưởng tới thăm
Cả trường em được bữa ăn no phè
Bài tập cô giáo giao về
Tả bác lãnh đạo xa quê – người Mèo
“Đầy tớ là phải rất nghèo
Là đít phải móp, là eo phải gầy
Là không chém gió mỏi tay
Là tóc phải bạc, là mày phải chau
Là mặt thì phải rất nhàu
Việc dân, việc nước, trước sau, bộn bề…”
Cả trường em được bữa ăn no phè
Bài tập cô giáo giao về
Tả bác lãnh đạo xa quê – người Mèo
“Đầy tớ là phải rất nghèo
Là đít phải móp, là eo phải gầy
Là không chém gió mỏi tay
Là tóc phải bạc, là mày phải chau
Là mặt thì phải rất nhàu
Việc dân, việc nước, trước sau, bộn bề…”