Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Bao giờ Quốc hội thoát khỏi vai trò trang trí?

Toàn cảnh buổi lễ khai mạc Kỳ họp thứ 6 quốc hội khóa 13 của Việt Nam hôm 21/10/2013. AFP photo

Nam Nguyên - RFA - 2013-11-23 - Về nguyên tắc Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Nhưng trên thực tế cơ chế này chỉ là công cụ của Đảng và mang tính hình thức. Câu hỏi đặt ra là, có cơ may nào để Cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, có thể thoát khỏi vai trò trang trí cho chế độ.

Một nền dân chủ giả hiệu

Hiến pháp 1992 hiện hành trao cho Quốc hội và các đại biểu chức trách và quyền hạn rất lớn. Ngôn từ diễn tả trong các điều 6, điều 83 và 84 rất hoành tráng. Nhưng trên thực tế Quốc hội và các đại biểu dù có xuất xứ ra sao, sự nghiệp như thế nào thì cũng không thể thay đổi những điều Đảng đã chỉ đạo.

Trả lời chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng một chuyên gia nghiên cứu ở TP.HCM so sánh chế độ chính trị ở Việt Nam với thời kỳ chủ nghĩa tư bản dã man ở Châu Âu trong thế kỷ 19. Theo đó, đặc thù của chủ nghĩa tư bản dã man là một nền dân chủ được coi là giả hiệu. Trong hoàn cảnh đó, những tổ chức đại diện cho dân chúng mang tính cách dân bầu không thể đóng vai trò đại diện cho khối cử tri đông đảo. Thay vào đó các tổ chức đại diện này mang dáng dấp khu biệt cô lập, có thể xem là vật trang trí cho một đảng phái chính trị nào đó.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Phạm Minh Hoàng - 20/11: Chuyện từ những người Thầy


Phạm Minh HoàngThường thì ngày 20/11 người ta viết về thầy để tri ân công ơn dạy dỗ. Nhưng bài này thì khác, tôi viết về một câu hỏi ray rứt suốt những năm tháng trên ghế nhà trường và còn kéo dài mãi về sau.

Ngày 20/11 còn là ngày Nhà giáo Việt Nam, nghĩa là chỉ liên quan đến Việt Nam, nhưng bài này tôi lại viết về người thầy Pháp của mình.

Tên thầy là Yves Meyer, giáo sư toán. Năm nay thầy 74 tuổi.

Tôi còn nhớ mãi những ngày tháng khai giảng của niên khóa 1974-1975 khi tôi bỡ ngỡ bước chân vào giảng đường 333 của Đại học khoa học Orsay, còn gọi là Đại học Paris-Sud. Phong thái của thày toán quả bao giờ cũng khác các thầy cô vật lý hay hóa học, nghĩa là hơi có vẻ bụi bụi. Tôi chưa hề thấy thầy Meyer đeo cà-vạt, lúc nào củng một cái pull cổ cao và bộ veste nhung màu rêu. Cách dạy của thày cũng “style” không kém, thày thường ra một câu hỏi, đứa nào trả lời trúng thưởng 5 quan. Thày đứng tuốt dưới bảng đen và liệng đồng cắc lên đứa đáp trúng. Nói chung thì thầy không dạy xuất sắc nhưng vui vẻ và dễ hiểu.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đinh Thúy An - Thư gửi bố Đinh Đăng Định nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Đinh Thúy An

Bố thân yêu!

Hôm nay, ngồi trong giảng đường tham dự buổi lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam mà con không ngừng nghĩ về bố-người thầy vĩ đại nhất trong lòng con. Vậy là sắp bước sang mùa 20/11 thứ 3 kể từ khi bản án tù 6 năm nghiệt ngã giáng xuống bố và gia đình ta. Chỉ vì lương tâm của một nhà giáo không cho phép bố im lặng trước thời cuộc, vậy là bố phải sống trong chốn lao tù, độc ác hơn nữa là bố phải sống chung với căn bệnh ung thư dạ dày mà không được đi chữa trị. Con tự hỏi cái “tâm” của những người ra quyết định bắt bố phải trở lại nhà tù nằm ở đâu???

Con đang tự hỏi “Không biết giờ này bố đang làm gì nhỉ? Mấy ngày hôm nay sức khỏe của bố thế nào?” Hôm nay, Con nhìn thấy được niềm vui của các thầy trong ngày lễ thiêng liêng này, con ước giá mà con có thể dâng tặng bố những niềm vui nho nhỏ ấy thì hạnh phúc biết bao. Con vừa căm giận vì sự tàn nhẫn, vô tình giữa những con người với nhau vừa đau lòng khi thấy bố sống trong đau đớn của bệnh tật, sống trong lạc lõng ở chốn tù lao - cái nơi mà đáng lẽ không bao giờ dành cho bố. Con thương bố, con thương mẹ, và không khỏi xót xa cho gia đình mình.

Mời đọc thêm

Cựu tù nhân Nguyễn Thanh Chấn muốn được minh oan và bồi thường

Ông Nguyễn Thanh Chấn đã được trả tự do sau 10 năm ngồi tù chung thân vì bị cho là phạm tội giết người.

VOA - 21.11.2013 - Người đàn ông ở tỉnh Bắc Giang mới tới gặp luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình, nửa tháng sau khi được thả sau 10 năm ngồi tù chung thân vì bị cho là phạm tội giết người.

Ông Nguyễn Thanh Chấn hôm 19/11 đã cùng vợ là bà Nguyễn Thị Chiến tới gặp bà Vũ Thị Nga, Trưởng Văn phòng Luật sư Công Lý Việt, người nhận bảo vệ quyền lợi miễn phí cho ông.

Bà Nga xác nhận với VOA Việt Ngữ rằng bà đã nhận được yêu cầu được bảo vệ quyền lợi từ ông Chấn và đã cử các luật sư bắt đầu thụ lý vụ việc.

Mời đọc thêm

Thủy điện: con dao hai lưỡi

Đập Thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam. File photo

Mặc Lâm - RFA - 2013-11-19 - Lợi nhuận từ nguồn thu bán điện và chức năng ngăn lũ, cắt lũ của thủy điện là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên những vụ xả lũ bất ngờ gây lũ lụt trong thời gian qua là vấn đề cần xem xét cặn kẽ để tránh cho người dân vùng hạ du những mất mát đau lòng như vài tuần lễ vừa qua.

Thủy điện lo sợ vỡ đập

Lũ lụt tại Việt Nam hình thành từ nhiều chục năm qua chứ không phải lúc này mới xuất hiện, đặc biệt là các tỉnh miền Trung nơi mỗi năm đều hứng chịu nhiều cơn lũ tàn phá nhà cửa hoa màu và nhất là sinh mạng người dân.

Năm nay lũ về nhanh và tàn phá nhiều vùng do mưa lớn kết hợp với việc thủy điện lo sợ vỡ đập đã cùng nhau xả lũ khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai là những nơi chịu lũ vì thủy điện. Riêng Quảng Nam lũ xảy ra do tác động của lượng mưa quá lớn. Những nơi bị lũ tràn về thật khó mà
Mời đọc thêm

Đập thủy điện và nhóm lợi ích






Kính Hòa - RFA - 2013-11-19 - Các đập thủy điện miền Trung, nơi có dòng chảy rất xiết, đã gây nhiều tai họa trong thời gian vừa qua. Tại sao người ta lại xây dựng những công trình nguy hại cho người dân như vậy? Có phải vì những lợi ích của những nhóm người nào đó?

Chết vì lũ của thủy điện

Bài toán năng lượng cho một quốc gia đang phát triển và đông dân như Việt Nam không bao giờ dễ dàng. Thủy điện từ lâu đã được tính đến như một nguồn năng lượng rẻ tiền và không gây ô nhiễm. Những đập thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Nam và miền Bắc trong những năm đất nước còn chiến tranh, đó là các nhà máy Đa Nhim ở miền Nam và Thác Bà ở miền Bắc. Vào thời gian ấy khái niệm đánh giá tác động môi trường chưa ra đời nói chung, và tác động nguy hại của các đập nước cũng chưa được biết đến nhiều.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Nhà nước CSVN chuẩn bị cấm hẳn sử dụng ngoại tệ như Bắc Hàn

SBTN - Những tin đồn cho rằng từ Tết nguyên đán năm nay, người Việt hải ngoại khi gửi tiền về cho thân nhân, sẽ không thể chuyển thẳng bằng mỹ kim như trước đây nữa. Tiền khi đến tay người nhận sẽ bị chuyển thành tiền Việt Nam, theo tỉ giá mà Nhà nước Cộng sản Việt Nam quy định. Ðó là một trong những để nghị của Ngân hàng Nhà nước Cộng sản Việt Nam về việc kiều hối phải chuyển sang tiền đồng, ngay cả Việt kiều về thăm nhà không được phép cho người thân ngoại tệ. Nếu nguồn tiền ngoại tệ bị phát hiện, tất cả những ai liên quan sẽ trở thành phạm pháp. 

Quyết định này sẽ được các quan chức chóp bu của chế độ xét duyệt thi hành vào tháng 12 này. Mặc dù được gọi bằng những cái tên là đề nghị hay dự thảo, trên thực tế thì một khi đã tiết lộ thông tin ra ngoài, thì thường đó là chuyện mà Hà Nội sẽ hành động bất chấp mọi phản ứng. Cũng có tin là Việt kiều khi về nước sẽ phải khai báo việc sử dụng ngoại tệ ở trong nước. Ngay sau khi khai báo, toàn bộ số tiền dự định sử dụng phải bị chuyển thành tiền đồng. Theo quy định mới, có thể chuyện lì xì tiền tết trong dân chúng sắp tới đây, nếu là mỹ kim có thể sẽ là phạm pháp. Người cho lẫn người nhận đều phạm pháp và số tiến đó có thể bị tịch thu. Những quy định mới này đang gây xôn xao cho nhiều người, từ các chuyên gia kinh tế cho đến dân chúng. 

Mời đọc thêm

Quốc hội cũng là một nhóm lợi ích?

Một đại biểu cầm phiếu bầu tại Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản tại Hà Nội vào ngày 17/1/2011, ảnh minh họa. AFP photo

Phạm Chí Dũng - RFA - Không những không còn “của dân” và “vì dân”, Quốc hội còn tiếp thêm một lực hút soi móc nữa đối với bầu ngân sách vốn đã bị các nhóm lợi ích xuyên đục đến tận cùng.

Từ ngủ gật…

Dù chưa kết thúc, nhưng kỳ họp thứ 6 khóa XIII Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nổi lên dấu ấn lặng cúi thấy rõ so với kỳ họp gần nhất và rõ hơn nhiều nếu nhìn lại thời gian cuối năm 2011.

40% trong tổng số đại biểu quốc hội đã “im lặng” khi được hỏi về việc chọn người chất vấn. Tỷ lệ này vươn lên gấp đôi so với kỳ họp lần thứ 5 vào giữa năm 2013 - thời điểm mà ngay cả những quan chức cao cấp của Quốc hội cũng phải bộc lộ nỗi bức xúc không hẳn là giả dối “hàng trăm đại biểu không có ý kiến gì trong suốt vài kỳ họp quốc hội”.

Mời đọc thêm

Đại họa bắt đầu cho dân tộc Việt Nam…bùn đỏ Titan!









Bình Thuận: Lũ bùn đỏ titan do vỡ hồ chứa trên núi

Tin tức thời sự - Vào lúc 7h30 sáng nay (18/11), bờ moong khai thác titan của Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận đã bị vỡ tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Bờ moong này nằm trên đỉnh núi cao, trữ lượng nước khoảng 300 m3.

Nước kèm theo bùn cát tràn qua tuyến đường nối Phan Thiết và đi mũi Kê Gà. Nước đổ xuống giống như dòng thác.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Nguyễn Quang Vinh - Hôm nay là cảm động (không bình, không luận)

Nguyễn Quang Vinh -  Mình rất cảm động khi nghe Chủ tịch Quốc hội nói rằng, sẽ quyết tâm thông qua Hiến pháp mới vào ngày 28/11, vì bác ấy nói đó là tinh hoa của dân tộc, bỗng dưng như một thói quen hồi đi học thời chống Mỹ, hễ nghe ai hô đến hai chữ "quyết tâm" là y như buông bát, đưa thẳng tay lên hét: Quyết tâm. Quyết tâm. Quyết tâm. Nhưng giờ có tuổi rồi, khôn ngoan rồi, hiểu đời rồi không hô theo hồn nhiên như vậy nữa mà là: Quyết tâm thông. Quyết tâm thông. Qua qua qua. Nhớ như in mấy dòng trên stt của cậu bạn mình là phóng viên một tờ báo, cậu ấy có dự để đưa tin về Quốc hội, cậu ấy cũng cảm động viết mấy dòng khi nghe thằng fb hỏi bạn đang nghĩ gì: Sáng nay Quốc Hội nghe báo cáo giải trình tiếp thu về sửa đổi Hiến Pháp. Đây là đạo luật gốc của đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định lịch sử và vận mệnh đất nước vậy mà hàng loạt ghế trống do ĐB không thèm đến nghe (trừ những ĐB có lý do chính đáng). Trước đó khi UBTVQH lấy ý kiến về việc chất vấn đã có tới 202 ĐB không có bất cứ hồi âm gì. Trách nhiệm của những ông nghị, bà nghị do dân bầu, dân nuôi đối với vận mệnh dân tộc là thế đấy. Nghị trường đối với những người vô trách nhiệm này có lẽ là nơi để giao lưu, để tìm
Mời đọc thêm

Đài Loan thu giữ 230kg heroin không vận từ Việt Nam

VOA - Cảnh sát Đài Loan ngày 17/11 loan báo triệt phá một đường dây ma túy lớn, tịch thu gần 230 kg heroin.

Đây là vụ bắt giữ tội phạm ma túy lớn nhất của Đài Loan trong vòng 20 năm nay.

Cục Điều tra Tội phạm Đài Loan cho biết 600 thỏi heroin cất dấu trong các thiết bị âm thanh bị phát hiện trong một kiện hàng vận chuyển bằng đường hàng không từ Việt Nam tới sân bay quốc tế Đào Viên của Đài Loan.

8 nghi can đã bị bắt trong đó có nghi can cầm đầu đường dây họ Wong.

Cục Điều tra Tội phạm Đài Loan nói cuối năm ngoái họ nhận được các cáo giác cho hay Wong làm ăn với một đường dây quốc tế vận chuyển ma túy từ Trung Quốc và Việt Nam sang Đài Loan.

Luật chống ma túy của Đài Loan quy định sản xuất, vận chuyển, và buôn bán heroin có mức hình phạt lên tới án tử hình.

Nguồn: AFP, The China Post


Mời đọc thêm

Mỹ hỗ trợ giáo trình mới về điều trị nghiện ma túy ở Việt Nam

Bệnh nhân nhiễm HIV tại Trung tâm Aids Mai Hòa.

VOA - 19.11.2013 - Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội mới cho biết rằng sinh viên đại học thuộc ngành xã hội trên toàn quốc sẽ được đào tạo theo giáo trình mới để nâng cao kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích giúp họ tư vấn và cung cấp các dịch vụ quản lý theo từng trường hợp đối với những người sử dụng ma túy ở Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức của Hoa Kỳ, Đại học Lao động Xã hội mới đây đã trình bày giáo trình mới về các vấn đề ‘ma túy và xã hội’, ‘tư vấn điều trị nghiện ma túy’ và ‘quản lý trường hợp đối với người nghiện ma túy’.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Việt Nam và Philippines điêu đứng vì thiên tai

Bình Định - Quy Nhơn chìm trong biển nước 16/11/2013. RFA files

RFA - Cơn bão dự trù đổ vào miền Nam Việt Nam thực tế đã không xảy ra nhưng đã gây rất nhiều mưa lớn và gây lũ lụt khắp nơi cộng thêm với sự xả lũ của các đập thủy điện trên toàn miền Trung.

Miền Trung Việt Nam khổ vì thủy điện

Chúng tôi tiếp xúc với một người dân sống cạnh đường quốc lộ 14B, con đường đi từ Đà Nẵng đi Kon-tum. Anh cho chúng tôi biết về tình hình lũ lụt năm nay như sau:

Mời đọc thêm

36 người thiệt mạng vì lũ ở miền Trung Việt Nam


Gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

VOA - Số tử vong trong lũ tại miền Trung Việt Nam đã lên tới 36 người trong khi 80.000 người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa chạy lên các vùng cao để tránh lũ, theo số liệu từ giới hữu trách Việt Nam. Hiện còn gần chục người đang bị mất tích.

Ban Chỉ đạo Phòng chống Lụt bão Trung ương cho biết gần 250.000 nhà cửa bị nước lũ nhận chìm và gần 3.000 hecta hoa màu bị phá hủy.

Trong số các tỉnh bị thiệt hại nặng nề có Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, và Gia Lai. Bình Định được xem là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 18 nạn nhân tử vong.

Một người tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp tại địa phương liên tục mấy ngày nay, ông Hồ Đắc Hưng, Phó Trưởng Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo Bình Định, cho VOA Việt ngữ biết tình hình lũ năm nay nghiêm trọng hơn các năm trước rất nhiều.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Ký Công ước chống tra tấn, Việt Nam phải sửa nhiều luật


Thanh Phương - Ngày 7/11 vừa qua, Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Nhưng để thực hiện đầy đủ các nội dung của Công ước này, Việt Nam sửa đổi nhiều điều luật cũng như thay đổi cung cách làm việc của ngành tư pháp và công an, để tránh những vụ dùng nhục hình, ép cung, bức cung như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.

Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước này.

Mời đọc thêm

Lòng tốt của người lạ

Hơn 10 triệu người Philippines bị ảnh hưởng bởi bão Hải Yến

Nguyễn Hùng - BBC Tiếng Việt - Tin siêu bão đổ bộ vào Philippines làm cả vạn người chết cuối tuần trước đã gây sốc và thúc giục nhiều chính phủ và người dân của nhiều nước chung tay cứu giúp.

Mặc dù con số 10.000 người chết được đưa ra lúc đầu không hoàn toàn chính xác, nhưng ngay cả con số hơn 2.000 người được xác nhận đã thiệt mạng cũng là quá lớn.

Vì vậy nhiều nước đã có những phản ứng tức thì để trợ giúp.

Trong bài 'Sự tử tế của người lạ' hôm thứ Năm, báo Metro của Anh liệt kê các khoản đóng góp tính tới ngày 14/11.

Anh đứng đầu với hơn 24 triệu đô la, theo sau là Hoa Kỳ với hơn 20 triệu, Ủy hội châu Âu gần 11 triệu, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Nhật Bản hơn 10 triệu, Úc hơn 9 triệu và Hàn Quốc gần 5 triệu.

Vào thời điểm đó Trung Quốc mới cam kết hơn 200.000 đô la dù sau này đã tăng con số này lên 1,6 triệu đô la.

Mời đọc thêm

Viết lại trang lịch sử


Nguyên Anh - Danlambao - Cuộc chiến ý thức hệ giữa một bên là lý tưởng CS và thế giới tự do đã chấm dứt gần 40 năm, những xung đột về giá trị tinh thần tưởng đã chấm hết nhưng không, nó chẳng những không lụi tàn mà vẫn âm ĩ cháy trong lòng người dân Việt.

Chủ nghĩa CS với chiến thắng cơ hội của mình đã bắt tay vào việc xây dựng CNXH trên toàn quốc, thế nhưng do chỉ là một phiên bản sao chép của một học thuyết vay mượn giả tưởng cho nên đã thất bại thảm hại, ngoài những ký ức về một thời ăn bobo xếp hàng rồng rắn, ngăn sông cấm chợ, đói nghèo lạc hậu ám ảnh trong đầu óc người dân đến ngày nay mang tên thời bao cấp!

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn



Ông Gerald Staberock, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT

Trà Mi-VOA - 15.11.2013 - Việt Nam ngày 7/11 ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn, hình phạt hoặc đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.

Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Dân chủ: Giải pháp cho xung đột sắc tộc

Một phụ nữ bộ tộc H'mong địu con ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái hôm 30/9/2013. AFP photo

Kính Hòa, phóng viên RFA - Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc. Sự khác biệt căn cước chủng tộc có thể gây nên những xung đột. Giải pháp cho những xung đột tiềm ẩn ấy phải là một nền dân chủ thực sự.

Rất hiếm có những quốc gia thuần chủng về mặt sắc tộc. Sự bất định và ngẫu nhiên của lịch sử nhân loại cứ chia ra những sắc dân rồi lúc nào đó lại trớ trêu gộp họ lại với nhau. Và như thế là các quốc gia mà cụ thể là nhà cầm quyền của các quốc gia, từ những nước lớn và hung mạnh như Hoa kỳ đến những nước bé xíu ít người biết đến như Đông Timor phải giải quyết những vấn đề sắc tộc, mãi mãi.

Mời đọc thêm

Quốc tế phản ứng về việc Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền LHQ



Trà Mi-VOA - 13.11.2013 - Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên tiếng bày tỏ quan ngại trước việc Việt Nam ngày 12/11 thắng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những tai tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội không ngừng leo thang.

Tại cuộc biểu quyết hôm qua, Việt Nam lần đầu tiên được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 chọn là một trong số 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc với 184/193 quốc gia bỏ phiếu tán thành.

Cùng bước vào nhiệm kỳ 3 năm tại Hội đồng với Việt Nam còn có những nước lâu nay cũng bị quốc tế lên án về thành tích nhân quyền như Trung Quốc, Nga, Ả Rập Xê-út, hay Cuba.
Chúng tôi không nghĩ rằng một khi được ghế rồi thì họ sẽ cải thiện. Thậm chí, thành tích nhân quyền của Hà Nội còn có thể sẽ tệ đi vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện đàn áp hơn nữa một khi đã lọt được vào Hội đồng... Bà Julie Gromellon, Liên đoàn Quốc tế vì Nhân quyền (FIDH).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở New York cho rằng với thành tích nhân quyền tệ hại, Việt Nam không thể trở thành một thành viên hữu ích trong Hội đồng.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam