Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Vì sao phái đoàn ngoại giao VN đột nhiên bỏ chạy giữa trụ sở LHQ?



CTV Danlambao - Hôm 5/2/2014, sau khi kết thúc phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền Việt Nam, phóng viên Đỗ Phủ của đài truyền hình SBTN đã có những nỗ lực bất thành trong việc phỏng vấn phái đoàn ngoại giao chính phủ CS Việt Nam.

Đoạn video phổ biến trên trang web đài SBTN cho thấy những hình ảnh khá hài hước, phóng viên Đỗ Phủ phải liên tục 'rượt đuổi' hết người này đến người khác trong phái đoàn CS để thực hiện cuộc phỏng vấn. Đáp lại, các 'nhà ngoại giao' của phía Việt Nam liên tục né tránh hoặc viện lý do từ chối, thậm chí có trường hợp đột nhiên vùng chạy như bị ma đuổi.

Mời đọc thêm

Đi rải tro hài cốt Lê Hiếu Đằng xuống sông Sài Gòn









Ra tới giữa dòng rồi, mới thấy sông Sài Gòn khá rộng, không hẹp như tôi vẫn tưởng. Chị Giang Thị Hồng – vợ anh Hiếu Đằng – và người con rể vẫn rải đều tay tro hài cốt của anh Đằng xuống mặt sông Sài Gòn êm ả. Hôm nay là 26 tết rồi, dậy từ 4 giờ sáng đi dự lễ truy điệu anh ở chùa Xá Lợi. Chiều nay trời se lạnh và nắng dìu dịu. Lúc còn sống, anh Đằng là một con người quyết liệt mà hiền hòa. Có lẽ vì thế mà lúc tiễn anh về cõi vĩnh hằng, đất trời cũng hiền hòa lắng dịu.

Tôi chăm chú nhìn theo các nắm tro hài cốt màu trắng từ tay chị Hồng rải xuống dòng nước trong xanh. Các nắm tro này kết thành các hạt nhỏ màu trắng như những hạt đá quý rồi tan dần trong nước. Đây là lần đầu tiên tôi dự một lễ rải tro cốt trên sông nên quan sát rất kỹ. Tôi đập nhẽ tay vào lưng anh Huỳnh Tấn Mẫm ngồi trước và hỏi: “Sao tro cốt lại màu trắng hả anh?”. Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm giải thích: “Vì là tro của xương nên màu trắng anh ạ!”.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Phạm Đình Trọng - Sự vỗ ngực kể công vô lối






Từ khi có được chính quyền, đảng Cộng sản Việt Nam liền tự huyễn hoặc bằng một khẩu hiệu mang đầy đủ sự kiêu ngạo cộng sản, mang cả vẻ lấp lóa vàng son của những ngai vàng trung cổ và mang âm hưởng tiếng tung hô của những vương triều phong kiến: Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm.

Năm nay, mùa xuân thứ 84 đất nước chìm trong hận thù giai cấp, chia rẽ dân tộc bởi cuộc cách mạng giai cấp sắt máu khi đảng cộng sản lấy giai cấp thống trị dân tộc, xã hội đang xao xác vì tham nhũng làm trống rỗng, kiệt quệ nền kinh tế đất nước, người dân đang xót xa nhận ra máu xương và năm tháng cuộc đời bấy lâu nay họ đã mang cống hiến cho một giá trị giả và đang vô cùng hoang mang vì họ vẫn bị buộc phải theo đuổi cái giá trị giả mù mịt đó “đến cuối thế kỉ này chưa chắc đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” như lời của chính ông Tổng bí thư đảng Cộng sản đã nói với họ, thì đảng Cộng sản lại đưa ra khẩu hiệu mà giá trị thực tế còn kém xa cả giá trị thực tế của chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam – người tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành những thắng lợi vĩ đại!

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

“Đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi.” (tuyển tập HCM)


“Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt, có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932. Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng.” - Đặng Xương Hùng.

Bảo Giang - Danlambao - Lời đoạn tuyệt với Hồ Chí Minh và đảng cộng sản của Đặng Xương Hùng biểu lộ một tâm tình trong sáng về với cái thật. Cái thật mà anh đã bị đánh cắp bằng lừa dối, bằng gian trá của cộng sản. Nó hoàn toàn khác với cái toan tính, có thể vẫn là không thật của Lê Hiếu Đằng - cũng đã thoái đảng, nhưng với lý do: “Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ không còn như trước - đấu tranh giải phóng dân tộc - mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân...”

Mời đọc thêm

Người dân không kỳ vọng VN cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR

Trà Mi-VOA - 05.02.2014 - Buổi Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam đang diễn ra tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Geneva, từ 2 giờ rưỡi đến 6 giờ chiều nay 5/2 (giờ địa phương).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc mở đầu bản báo cáo dài hơn 20 trang của phái đoàn chính phủ Việt Nam tại buổi kiểm điểm UPR rằng: “Chính phủ Việt Nam đã tăng đôi các nỗ lực thực thi các chính sách nhân quyền kể cả những khuyến nghị được Hà Nội chấp thuận từ đợt UPR lần trước vào năm 2009.”


Người dân không kỳ vọng Việt Nam cải thiện sau Kiểm điểm Nhân quyền UPR



Mời đọc thêm

Không thuyết phục được dân, tháo nước nhấn chìm nhà

Bà Phạm Thị Đạt bên khu nhà ở của mình, giờ đã mênh mông nước. Ngôi nhà hoàn toàn chìm còn duy nhật cái chuồng gà trên gò đất cao. Photo Bang Tam/nguoiduatin

An Vũ - RFA - Không đồng ý với phương án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, bà Phạm Thị Đạt đã đi kêu cứu khắp nơi. Thế nhưng khi chưa thuyết phục được bà Phạm Thị Đạt nhận tiền bồi thường, thì phía Ban quản lý dự án hồ Suối Mỡ đã nhẫn tâm chặn dòng nước nhấn chìm ngôi nhà cùng toàn bộ tài sản của bà.

Đã không vì dân mà còn coi thường sinh mạng dân

Căn nhà nằm trên miếng đất diện tích khoảng 6.000 m2 của gia đình bà Phạm Thị Đạt ở thôn Bà Gò, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nằm trên con đường vào khu du lịch Suối mỡ, đây cũng là cửa hàng bán hàng của bà để nuôi con ăn học.

Mời đọc thêm

Biểu tình tại Genève tố cáo VN vi phạm nhân quyền

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Phỏng vấn nhà báo Trần Quang Thành từ Geneve

Ảnh: Nhà báo Trần Quang Thành

Gia Minh - 2014-02-04 - Nhiều người Việt Nam đang có mặt tại Geneve, Thụy Sĩ để chứng kiến kỳ Kiểm điểm Định Kỳ Phổ Quát đối với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc.

Vào tối trước khi diễn ra sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện nhà báo Trần Quang Thành từ Slovakia đến Geneve. Ông là một nhà báo ở Hà Nội từng bị tạt acid trả thù do viết bài chống tham nhũng.

Gia Minh: Ông đang có mặt tại Geneve để tham dự kỳ Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam, xin ông cho biết tình hình chung đáng chú ý ở đó là gì?

Nhà báo Trần Quang Thành: Tình hình đặc biệt Kiểm điểm Phổ quát Định kỳ đối với Việt Nam sau bốn năm vào năm nay sôi động hơn nhiều so với lần thứ nhất bốn năm về trước. Có lẽ đặc biệt vì Việt Nam mới tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nên phải kiểm điểm sâu sắc hơn đối với Việt Nam. Việt Nam đang vi phạm nhân quyền rất nghiêm trọng kể cả từ ngày họ mới tham gia đến nay. Đặc biệt nhất là người được mời đến hội nghị này là nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng bị cấm. Ông này bị cấm đoán không được đến, còn bị tịch thu hộ chiếu ngay tại phi trường. Đó là tin mới nhất về việc Việt Nam vi phạm và khiêu khích quốc tế về vấn đề nhân quyền.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Lăng Ba Đình tiếp tục bị tấn công bằng búa tạ


Nhiều người bị công an khống chế và bắt giam sau cuộc đột kích tấn công lăng Ba Đình (Video: Facebook Lê Thiện Nhân)

Danlambao - Một bản tin gửi đến Danlambao cho biết, lúc 10 giờ sáng ngày 3/2/2014, một nhóm thanh niên mang theo búa tạ, phi trên 2 xe máy bất ngờ lao đến tấn công thẳng vào lăng Ba Đình ngay trong ngày mùng 4 tết. Cuộc đột kích đã được thông báo trước với ý định sẽ dùng búa tạ để “đập tan động quỷ Hồ”. 

Hành động mang tính biểu tượng trên diễn ra đúng vào ngày mà đảng cộng sản Việt Nam đang rầm rộ kỷ niệm 84 năm thành lập. 

Mời đọc thêm

Một nhà ngoại giao Việt Nam xin tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ


Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ.



Trà Mi - VOA - 03.02.2014 - Một nhà ngoại giao từng là lãnh sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Geneva công bố quyết định xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ chỉ vài ngày trước khi phái đoàn của Hà Nội sang đây báo cáo thành tích nhân quyền tại kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR vào ngày 5/2.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ tối 3/2, ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ (2008-2012), nói quyết định của ông là một sự lựa chọn ‘khôn ngoan’ trong cuộc đấu tranh lâu dài vì dân chủ-nhân quyền Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Ăn Tết Giáp Ngọ ở Genève

Bùi Tín - 30.01.2014Những ngày giáp Tết Giáp này, mọi tấm lòng Việt Nam yêu nước, thương dân, yêu dân chủ, chuộng dân quyền đều hướng tới Genève, Thụy Sĩ, một trung tâm chính trị-ngoại giao- tài chính-du lịch quốc tế nổi tiếng.

Vì sao vậy? Vì ngày 30/1/2014, cũng là ngày Ba mươi Tết cổ truyền, tại Lâu đài các Quốc gia (Palais des Nations) giữa Genève sẽ có cuộc họp trù bị của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền để chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm Định kỳ Tổng quát về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review – UPR) sẽ diễn ra tại đây vào ngày 5/1 tới.

Cuộc họp UPR diễn ra 4 năm 1 lần. Năm nay đến lượt Việt Nam được “lên mâm“ (sur le plateau) để tự kiểm điểm và trả lời những phê bình nhận xét, góp ý, chất vấn của các nước về vấn đề Nhân quyền là một giá trị cơ bản của tổ chức quốc tế cao nhất này. Điều đặc biệt năm nay là VN là thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ, có trách nhiệm làm gương mẫu về mặt này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Báo chí VN phản ứng với báo cáo của HRW

Hai công an Việt Nam đi ngang khu bán hàng tết ở Hà Nội hôm 27/1/2014, ảnh minh họa. AFP photo


Hôm 26 tháng 1 vừa rồi, báo Quân đội Nhân dân của VN mạnh mẽ phản ứng lại bản phúc trình của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vốn đề cập tới tình hình nhân quyền “thụt lùi” trầm trong tại VN trong năm qua. Câu hỏi cần được nêu lên là những nhận xét “màu hồng” về tình hình ở VN qua bài báo này có trung thực hay thuyết phục được người dân trong nước không ?

Sau khi ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Khu vực Á châu-TBD của Human Rights Watch họp báo ở Bangkok hôm 20 tháng Giêng vừa rồi để công bố bản phúc trình 2014 của tổ chức này với nội dung là tình hình nhân quyền VN sa sút trầm trọng trong năm 2013 khi Hà Nội tiếp tục duy trì thể chế độc quyền độc đảng, mạnh mẽ đàn áp giới bất đồng chính kiến, bỏ tù họ qua tòa án thiếu độc lập, số tù nhân chính trị tại VN gia tăng đáng ngại, và bản Hiến pháp mới của VN chỉ nhằm duy trì quyền lực đảng, thì 5 ngày sau, tức hôm 26 tháng Giêng, báo Quân Đội Nhân Dân phản ứng qua bài tựa đề “Cần cái nhìn khách quan về tình hình nhân quyền ở VN”.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2014

Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?


Thiện Ý 30.01.2014 - Một tháng trước đây là Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, giờ đây chúng ta bước vào Tết Âm lịch hay có người gọi là Tết Tàu. Vậy Tết Tây và Tết Tàu có phải là Tết Ta không?

Tết Tàu là Tết theo Âm lịch (Lunar Calendar), là giao thời (giao thừa) giữa những ngày cuối năm cũ qua những ngày đầu năm mới tính theo “Phép lịch định theo mặt trăng, tức là lịch Tàu và Ta thường dùng” (Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Nghĩa là mỗi năm có 12 tháng tượng trưng bằng 12 con vật: Dần (Cọp), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo hay Lợn); có những năm nhuận thành 13 tháng. Năm nay là năm Giáp Ngọ theo Âm lịch.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Chào nhau giữa đường mùa xuân


Với tất cả niềm tin sắt son và bất tử chúng ta xem nhà tù là nơi ngủ trưa, đồn công an là nơi đấu tranh, tòa án là nơi khẳng định chính nghĩa, đồng đội là nơi sưởi ấm, thế giới tự do là nơi ủng hộ, và ngày mai chính là bây giờ...

Trần Quốc Việt - Danlambao - Tư tưởng và tấm lòng vạch ra con đường đấu tranh trên bản đồ lương tâm của chúng ta. Những nẻo đường riêng tư như vô vàn những dòng suối nhỏ tụ về bên nhau để cùng nhau mở con đường chung đến mùa xuân trường tồn của dân tộc - mùa xuân tự do, dân chủ và phẩm giá con người. 

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Cung Chúc Tân Xuân: Giáp Ngọ 2014


Mời đọc thêm

Giật tượng Lê Nin, sự bất mãn của người dân đã lên tới đỉnh?

Công nhân đang làm cỏ bồn hoa ở công viên Lenin, Hà Nội. AFP

Mặc Lâm - RFA - 2014-01-28 - Vào lúc 4 giờ15 sáng ngày 23/01/2014, bốn học viên Pháp Luân Công đã đến công viên Lê Nin cạnh Đại sứ quán Trung Quốc số 46 Hoàng Diệu – Hà Nội để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp. Mặc Lâm phỏng vấn nhân vật chính trong vụ tổ chức này là anh Nguyễn Doãn Kiên để tìm hiểu thêm sự thật, mời quý thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn này.

Mặc Lâm: Xin anh cho biết anh và các bạn đã có ý định kéo đổ tượng Lê Nin vào lúc nào và điều gì đã khiến các anh đủ can đảm để thực hiện công việc hết sức nguy hiểm này?

Anh Nguyễn Doãn Kiên: Vấn đề hạ tượng Lê Nin thì người ta đã làm khắp nơi trên thế giới rồi còn ở Việt Nam thì chưa tiến hành và tôi thấy rằng việc đó nên làm vì chủ nghĩa Mác Lê đã quá bại hoại rồi. Lịch sử cả thế giới người ta đã đào thải từ lâu cho nên không thể để cái chủ nghĩa quốc tế này ở Việt Nam được nữa. Hạ tượng Lê Nin là bước đầu trong việc giải thể chủ thuyết Mác Lê đang gắn lên dân tộc Việt Nam. Tôi muốn làm việc này với một nhóm có 6 người tất cả có hai người cộng tác quay phim chụp hình còn 4 người trực tiếp tham gia hạ cái tượng này.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

‘Năm Rắn sắp qua đi, Việt Nam vẫn chưa lột xác’

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói rằng 'muốn cải cách được doanh nghiệp nhà nước thì phải cải cách bộ máy thể chế'.

VOA -  Người dân trong nước đang chuẩn bị đón Tết Giáp Ngọ trong bối cảnh những mảng sáng tối bao trùm nền kinh tế.
Người ta nói rằng một cỗ xe muốn đi nhanh, thì phải có động cơ mạnh và có phanh ‘ăn’, thì ở trong trường hợp này của chúng ta, động cơ lại hướng vào một hướng khác và cái phanh thì nhiều khi là không ‘ăn. Lê Đăng Doanh
Trong khi thị trường xuất hiện những mặt hàng tiền tỷ, thì tin cho hay, cũng có nhiều người dân phải chạy vạy để có một cái Tết no đủ. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, và trước hết ông nhận định về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm Quý Tỵ vừa qua:

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Vành móng… Ngọ

Canhco's blogNăm Ngọ, người tuổi Ngọ, những âm Ngọ… Đều dùng để chỉ con ngựa, ngay cả giờ Ngọ (từ 11h30 đến 13h30) cũng là giờ của con ngựa (cách nói bóng bẩy trong kinh Dịch là giờ ngựa băng qua đỉnh núi, một ngày được ví như ngọn núi, mặt trời ví như bóng ngựa, mặt trời qua khỏi đỉnh núi cũng giống như ngựa đã mỏi vó sau một buổi leo dốc…). Và trong dân gian, ngựa là động vật quí, có tánh linh, gần với con người, nó được xếp vào 12 địa chi. Nhưng cũng theo dân gian, con ngựa dù có quí cỡ gì đi nữa cũng tránh ngựa xoáy âm, ngựa có xoáy âm là ngựa phản chủ, gây tai họa. Vậy thế nào là ngựa có xoáy âm?

Về mặt hình dáng, ngựa có xoáy âm là ngựa có xoáy đóng ngay vị trí ấn đường, nghĩa là nằm giữa hai mắt, vùng giáp giới với trán, loại ngựa này, dù có hay cỡ nào chăng nữa, nó vẫn gây ra tai họa, và trong suốt quá trình chinh chiến từ cổ chí kim, những kiếm khách, hiệp sĩ, danh tướng đều mang một kinh nghiệm buồn nếu sở hữu trong tay ngựa có xoáy âm.

Đó là về mặt hình thể, xét về mặt ký hiệu dịch tướng, âm dương ngũ hành, mười hai địa chi gồm sáu chi dương (Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) và sáu chi âm (Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi). Mười hai địa chi này kết hợp với mười thiên can, trong đó, có năm can dương (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) và năm can âm (Ất, Đinh, Kỉ, Tân, và Quí).Gọi là Thuận Thiên.

Mời đọc thêm

Từ bè Lê Duẩn đến đền thờ trên đảo cụ Duẩn


Ngày 18/1/2014, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước về Hà Tĩnh và cắt băng khánh thành “Đền thờ cố TBT Lê Duẩn” ở Hồ Kẻ Gỗ, thuộc Tỉnh Hà Tĩnh. Nó được xây ở “Đảo cụ Duẩn”.

Đền này thờ ai?

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

'Viếng cứ viếng, phá cứ phá'

Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn.
Các vòng hoa viếng luật gia Lê Hiếu Đằng trước khi bị giựt mất băng-rôn. blog Huỳnh Ngọc Chênh

BBC - Một số quan chức lãnh đạo cấp cao của trung ương và địa phương hoặc đại diện đã tới dự lễ viếng, lễ tang của ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên đám ma của ông vẫn bị 'chọc phá', 'gây rối'.

Giới quan sát nói với BBC, trong ba ngày tang lễ cố luật gia, nhiều người thuộc cả hai phía là chính quyền và các nhóm bất đồng chính kiến, các tổ chức dân sự ngoài nhà nước đều tới dự tang lễ.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam