Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Một số ghế chóp bu đảng và nhà nước CSVN đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng nhờ thế lực, phe cánh vẫn còn ngồi lại để chỉ tay 5 ngón?

Chấm dứt họp Trung Ương Đảng, ‘bộ tứ quyền lực’ mới đã xong? 



Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa kết thúc kỳ họp thứ 12 trước khi khai diễn đại hội đảng vào đầu năm 2016 với những dấu hiệu có vẻ đã có một danh sách nhân sự chóp bu mới.

Bản tin điện tử chinhphu.vn loan báo “Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Khóa XI” đã kết thúc chiều Chủ Nhật 11 Tháng Mười, 2015 sau khi trải qua một tuần lễ bàn luận và thông qua các vấn đề từ chuẩn bị nhân sự cho kỳ họp đại hội đảng đầu năm tới, tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 và một số vấn đề khác. 

Điều chính yếu mà dư luận chú ý theo dõi là những ai sẽ bị đẩy ra khỏi các cơ quan chóp bu của đảng, ai sẽ được cài cắm vào, hậu quả từ các cuộc đấu đá nội bộ. 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Cái chết của em Dư, chúng ta không thể làm ngơ


Lê Nguyễn - Chuyện về em Dư ở Chương Mỹ, Hà Nội bị tử vong ở bệnh viện Bạch Mai sau khi bị tạm giam 2 tháng ở trại giam số 3, Xa La, Hà Đông, Hà Nội đã khiến chúng ta không thể làm ngơ cho tội ác của nhà cầm quyền độc tài được.

Và đúng như thế, dư luận đã rất phẫn nộ. Trong một tuần qua, nhất là hai ngày nay, khi tin em qua đời, trên mạng xã hội chia sẻ dày đặc hình ảnh em nằm bất động trong quá trình điều trị và hình ảnh người mẹ đau khổ gào khóc xót thương con mình bị chết oan uổng đã lan chuyền đến chóng mặt. Đó là về mặt hình thức.

Còn hành động cụ thể thì, ngay khi nhận được tin em qua đời thì đã có rất nhiều người dân và đội ngũ dân oan đã có mặt tại nhà xác bệnh viện phản đối, đồng thời yêu cầu thi thể em phải được phẫu thuật khám nghiệm để điều tra, làm rõ về nguyên nhân cái chết của em theo đúng quy trình pháp luật hiện hành, tránh nhà chức trách vội vàng chôn cất em nhằm phi tang chứng cứ tội ác của bọn chúng.

Điều này đã được các trang báo lề dân cập nhập liên tục để bạn đọc nắm chắc được vấn đề.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Nhân dân đóng thuế và xứng đáng nhận được dịch vụ tốt nhất từ phía chính phủ

Ở Hà Nội sống bằng ‘đường’ nào?
Ảnh biếm Bam.vn: Mấy Bác Tây Bảo: "Công Viên Nước Hà Nội Rộng Quá"

Hoàng Giang - Tôi về Hà Nội từ hè đã thấy vô số thông tin liên quan đến các loại “đường” cơ bản gặp vấn đề: đường cáp quang dưới biển bị đứt không ngừng, đường điện quá tải nên cắt luân phiên và gần nhất là đường ống nước vỡ, lần thứ 15 liên tiếp. Lạ là vụ vỡ ống nước sông Đà rõ ràng không được nhiều người quan tâm đến như việc mạng internet bị chậm hay đứt giữa chừng, mặc dù vỡ lần này là lần thứ 15, mới vào sáng ngày 26/9, trở thành một ký tích. Tôi đem chuyện đi tán phét, bạn bè tôi chẹp miệng nói “ôi dào chuyện thường, hết nước tao tranh thủ đi bơi rồi tắm luôn tại đó” hay vài đứa khác vẫn vui vẻ an tâm vì nhà còn nước sạch dự trữ. Thì rõ là vỡ như cơm bữa, còn ai hơi đâu mà ngóng nghe bán tán. Tôi về nhà không có nước tắm ngày nào cũng “gào thét” khổ sở nhưng ngay lập tức bị bố mẹ than vãn đại loại như “sung sướng quá nên mất có tí nước cũng kêu, ngày xưa bố mày có nước đâu, nước gánh từ sông suối về phải tiết kiệm lắm đấy”… Tôi ngạc nhiên quá, ngạc nhiên vì mất nước toàn thành phố to gần nhất cái thế giới này 1, thì ngạc nhiên vì thái độ bình thản vô cùng với tình trạng không nước sạch của dân thủ đô 10.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Vào sinh ra tử

Thêm một nạn nhân chết trong khi bị giam giữ









Danlambao - Nạn nhân mới nhất chết trong khi bị giam giữ là Đỗ Đăng Dư 17 tuổi (1998), thường trú tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Ngày 5/08/2015, do bị tình nghi đã lấy trộm 2 triệu đồng của nhà hàng xóm nên công an xã Đông Phương Yên đã tiến hành bắt giữ Đỗ Đăng Dư, sau đó chuyển lên công an huyện Chương Mỹ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Bác vu khống cháu la làng

Lê Minh Nguyên - Ngày 29/9/2015 cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái rượu của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng gởi thư không niêm cho 3 ông giáo sư Sùng-Tùng-Kháng (photo lá thư đính kèm) nguyên viện trưởng và khoa trưởng của lò nhuộm não Hồ Chí Minh. 

Theo cô, các giáo sư này "vu khống, bịa đặt những điều không đúng" trong Đơn Tố Cáo rằng cô đã vào quốc tịch Mỹ tại quận Los Angeles với tên mới là Helen Nguyen.

Theo nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà thì:

GS.TS Lưu Văn Sùng (sinh năm 1939) nguyên Viện trưởng Viện Khoa học-Chính trị, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, từng nhận huy chương Kháng chiến hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

GS.TS Đỗ Thế Tùng (sinh năm 1934) nguyên giảng viên cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nghỉ hưu từ 2005.

GS.TS Nguyễn Đình Kháng (sinh năm 1945) nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế-Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Đã đồng viết đơn gửi Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN (BCHTU) cho rằng cô Thanh Phượng nhập quốc tịch Mỹ là chạy theo Đế Quốc Mỹ, vi phạm nguyên tắc Đảng và phản bội dân tộc.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Thiếu niên 17 tuổi nguy kịch tính mạng sau 2 tháng bị công an tạm giam


"Chúng ta có nên tiếp tục đóng thuế nuôi những người công an là lực lượng thanh gươm, lá chắn của đảng cộng sản để họ giết bản thân chúng ta và con em chúng ta một cách không ghê tay như thế này không? Câu trả lời này dành cho tất cả chúng ta."

Trà Mi-VOA - Một thiếu niên nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau 2 tháng bị tạm giam, thêm một lời kêu cứu về tình trạng công an bạo hành vốn đã cướp đi sinh mạng của nhiều người trong thời gian gần đây.

Em Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, ở thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị công huyện bắt giam hôm 5/8 với cáo buộc trộm 2 triệu đồng của hàng xóm.

Người nhà em cho hay trong suốt 2 tháng em bị giam ở trại Xa La, công an không cho phép gia đình thăm gặp mà không giải thích nguyên do.
Hôm đầu tiên, công an ở trại Xa La đưa ra bệnh viện quận Hà Đông, gọi mẹ cháu ra. Mẹ cháu nhìn thấy cháu nằm hôn mê, họ bảo ‘Cháu ngủ, chị cứ về đi, có khi mai cháu lại về trại.’ 2 giờ chiều hôm sau, họ lại điện nói cháu hiện đang cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi ra, cháu cứ bất tỉnh, công an ngồi cạnh giường bệnh gác. Bác sĩ bảo nội tạng cháu đã hỏng hết, phù nề não. Mặt thì tím thâm, bầm hết cả, hai bên đùi sưng to lắm. Từ đầu gối trở xuống thì teo lại rồi.”
Bà Đỗ Thị Tuyết, bác ruột của em Đỗ Đăng Dư, nói.
Đến ngày 4/10, gia đình được công an gọi điện báo em đã nhập viện và hiện đang trong tình trạng hôn mê nguy kịch.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Loạn tướng - Kỹ nghệ phong tướng của V+

Kỹ nghệ phong tướng của V+
















Bộ Quốc phòng CSVN đã có đến 3 đại tướng, 10 thứ trưởng

Danlambao - Đúng vào ngày khai mạc hội nghị trung ương lần thứ 12, Bộ Quốc phòng CSVN đã có những thay đổi đáng kể về quyền lực đối với các tướng lĩnh chóp bu.

Chiều ngày 5/10/2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng hàm đại tướng đối với ông Ngô Xuân Lịch - chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và ông Đỗ Bá Tỵ - Tổng Tham mưu trưởng quân đội.

Cả hai tân đại đướng Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ đều đang là thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, theo hệ thống tổ chức trong quân đội CSVN thì tướng Lịch vẫn là người đứng trên tướng Tỵ xét về quyền lực thực tế. 

Nếu tính cả Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, quân đội CSVN hiện đã có đến 3 ông đại tướng đang nắm giữ binh quyền ngay giữa thời bình.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Đang Lên, Đang Sôi & Đang Rên

Tác phẩm Bông Hồng Tạ Ơn (Tập I) của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012. Courtesy photo






Tưởng Năng Tiến

“Trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh”

“Người ta đang dối trá với chính mình, trong đói nghèo vẫn hét toáng quang vinh”- Nguyễn Thông.

Bông Hồng Tạ Ơn (tập I) là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012, viết về hai trăm ba mươi tư tác giả và nghệ sĩ Việt Nam. Trang bìa cuối có in những dòng giới thiệu ân cần:

“Đây không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học, nghệ thuật. Mục đích của người viết nhằm chia sẻ chút hiểu biết, những gì còn nhớ về tác phẩm, tác giả mình yêu thích, với những người có cùng cảm nghĩ, như một cách bầy tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn đối với những người đã dâng hiến những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm ra được cho đất nước, nhờ đó, mọi người đã được thừa hưởng...”

Đây rõ ràng là một việc làm ý nghĩa và cao đẹp. Tuy thế, giữa những bông hoa tạ ơn của Nguyễn Đình Toàn – đôi lúc – người đọc hơi bị bất ngờ khi gặp phải gai. Những gai hồng dù rất nhỏ (và dù đã được chăm chút bởi một ngòi viết tài hoa, thông tuệ lẫn bao dung) vẫn khiến cho độc giả thoáng chút ngỡ ngàng, cùng thương xót.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh

Tuấn Khanh - Trong suốt những năm theo học ở các trường đại học, tôi học khôn được một chuyện là ở quê hương mình, lý lịch có thể giúp một người đi xa đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương lai nhanh đến nhường nào.

Tàn phá hành trình đến tương lai

Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.

Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi học contrabass luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2015

Phát động chiến dịch ủng hộ Linh mục Nguyễn Văn Lý

Linh mục Tadeo Nguyễn Văn Lý, 69 tuổi, bị Hà Nội kết án 4 lần với tổng cộng hơn 53 năm tù.







Trà Mi - Cộng đồng người Việt tại Mỹ trong tháng này phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vinh danh một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu bị cầm tù lâu nay tại Việt Nam.

Cuộc vận động do Ủy ban Tự do Tôn giáo khởi xướng thu thập chữ ký trên mạng nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tranh đấu của linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý vì dân chủ-nhân quyền cho người dân Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

Tập Cận Bình phát biểu tương tự Hitler







Trần Trung Đạo - Lịch sử nhân loại đã chứng minh một chân lý rằng không có từ bi, bác ái nhân loại đã bị tận diệt từ lâu. Tuy nhiên, lịch sử loài người cũng không phải là con đường đầy xanh bóng mát mà là con đường có nhiều đoạn đầy máu nhuộm với sự xuất hiện của những sát nhân độc ác nhất trong lịch sử loài người như Hitler và hôm nay có khả năng một Tập Cận Bình. 

Đọc diễn văn của Tập Cận Bình mang tinh thần “hòa giải và hòa hợp nhân loại” tại Liên Hiệp Quốc hôm 28 tháng 9 vừa qua, tôi lại nhớ đến các diễn văn của Hitler đọc trước Quốc Hội Đức Quốc Xã về “Hòa giải và hòa hợp châu Âu” nhất là đối với Ba Lan trước 1939.

Vị trí Việt Nam ngày nay cũng có đặc tính chiến lược giống như vị trí Ba Lan trước Thế chiến thứ hai nên xin trích vài đoạn trong hai diễn văn của Hitler trước Quốc Hội Đức 21 tháng 5, 1935 và 7 tháng 3, 1936 để so sánh với diễn văn của Tập Cận Bình.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Ông Robert Funseth, ân nhân của cựu tù cải tạo

Thanh Trúc RFA - Ông Robert Funseth, phụ tá ngoại trưởng kiêm phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong thời chiến Việt Nam, qua đời ngày 25 tháng Chín vừa qua trong sự nhớ tiếc của những gia đình cựu tù cộng sản từ Việt Nam qua Mỹ định cư theo chương trình HO từ năm 1990. Thanh Trúc ghi nhận cảm tưởng của một số cựu tù HO khắp nơi:

Nếu không nhờ chương trình HO và nhờ nỗ lực ngoại giao của phụ tá ngoại trưởng Robert Funseth thì không chắc những quân nhân miền Nam ra khỏi tù cộng sản có thể được tái định cư hợp pháp tại Mỹ từ năm 1990 trở đi.

Đó là cảm tưởng chung của những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, còn được gọi là những người HO vì được qua Mỹ định cư theo chương trình Humanitarian Operation, tạm gọi là chương trình nhân đạo, mà người lãnh nhiệm vụ thương thuyết với phía Việt Nam khi đó không ai khác ngoài ông Robert Funseth .

Từ Illinois, ông Bùi Bổn, cựu sĩ quan miền Nam bị cộng sản tập trung cải tạo 10 năm, qua Mỹ theo diện HO4 năm 1990:

Khi ở trong trại tù thì tôi đã nghe được những tin tức là chính phủ Hoa Kỳ có can thiệp với cộng sản Việt Nam để cho một số tù cải tạo và gia đình của họ được ra đi định cư tại Hoa Kỳ. Ông Funseth là người mà chúng tôi rất biết ơn bởi vì cũng nhớ chính sự ngoại giao của ông at thành thử chương trình HO tị nạn và nhân đạo cho những tù nhân cải tạo được hoàn tất.

Ông Robert Funseth và Hội gia đình tù nhân chính trị VN. Hình do bà Khúc Minh Thơ gửi RFA

Phải nói thành thật chúng tôi sống được là nhờ công lao của ông Funseth. Nếu không có chương trình HO này thì chúng tôi và gia đình chúng tôi mãi mãi sống trong sự đau khổ và nhục nhã ở trên chính quê hương của chúng tôi. Trước sự ra đi của ông Funseth chúng tôi vô cùng đau lòng và tiếc nuối. Bản thân tôi đã chuyển những tin tức nhanh nhất về tin ông Funseth đã rời bỏ chúng tar a đi đến cộng đồng người Việt.

Người thứ hai, cũng là HO4 với 6 năm tập trung cải tạo, ông Bùi Phước Ty, hiện cư ngụ tại California:

Chúng tôi được tin ông Robert Funseth không còn nữa. Với việc làm của ông, với tư cách phụ tá ngoại trưởng Mỹ, ông Robert Funseth đã bỏ không biết bao nhiêu công sức để có thể thương thuyết với chính quyền Việt Nam và sau đó chương trình HO giúp những gia đình của người tù cộng sản tái định cư ở Mỹ.

Cá nhân tôi và gia đình chúng tôi thì không bao giờ quên được người đã giúp mình tái lập được một cuộc sống mới ở Hoa Kỳ, con cái có cơ hội học hành và thay đổi cuộc sống từ sự cùng khổ ở đất nước Việt Nam sang xứ người.
Cá nhân tôi và gia đình chúng tôi thì không bao giờ quên được người đã giúp mình tái lập được một cuộc sống mới ở Hoa Kỳ, con cái có cơ hội học hành và thay đổi cuộc sống từ sự cùng khổ ở đất nước Việt Nam sang xứ người. 
- Ông Bùi Phước Ty
Chúng tôi được biết vào khoảng tháng Mười Một này tại Nam Cali, anh Nguyễn Phán với tư cách hội phó Hội HO, Thương Phế Binh Và Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa, sẽ tổ chức một buổi hội ngộ cựu tù tại Nam Cali. Chúng tôi sẽ đề nghị ban tổ chức một buổi vinh danh và tưởng niệm ông Robert Funseth. Ngày thang nào còn sống trên cuộc đời này thì chúng ta còn nhớ đến ông Robert Funseth. Hy vọng ban tổ chức sẽ thực hiện trong buổi hội ngộ HO này.

Phải mất 7 năm ông Robert Funseth mới thành công và ký kết bản thỏa thuận về chương trình HO với viên chức cao cấp Việt Nam lúc bấy giờ là ông Vũ Khoan.

Nói về ông Robert Funseth, phụ tá ngoại trưởng thời tổng thống Ronald Reagan, là nói đến một viên chức tận tụy với trách vụ, một con người giàu tình cảm và lòng nhân đạo ngay cả với những người không phải ruột thịt của mình:

Từ năm 1977 Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị bắt đầu vận động, điểm quan trọng nhất là khi tổng thống Reagan chấp thuận, đồng ý cho Bộ Ngoại Giao cử ông Funseth thương thảo với Việt Nam về vấn đề tù nhân chính trị.

Không bao giờ chúng tôi trong hội quên cái ngày mà ông Funseth cùng phái đoàn đi qua Việt Nam để ký kết bản thỏa hiệp ngày 30 tháng 7 năm 1989, khi đó ông Funseth đã cầu nguyện một đêm cho việc được hoàn thành. Khi về tới phi trường Bangkok thì ông Funseth đã gọi vợ là bà Marylin để bà báo tin cho chúng tôi biết vì tất cả anh chị em Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị đều chờ đợi kết quả đó.

Đó là lời bà Khúc Minh Thơ, người cùng tổ chức Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị từng sát cánh với ông Robert Funseth để chương trình HO hoàn thành. Theo bản thỏa thuận này, quân dân cán chính miền Nam được chấp thuận cho sang Mỹ định cư sau khi bị tập trung cải tạo trong các trại tù cộng sản 3 năm trở lên.

Ông Robert Funseth và bà Khúc Minh Thơ

Không chỉ những cựu sĩ quan HO mà cả những cựu quân nhân không đi theo diện HO, điển hình như người ở Houston, Texas, ông Huỳnh Công Ánh, không giấu được sự bàng hoàng trước tin ông Robert Funseth qua đời:

Tôi là cựu tù chính trị các trại tù khắp miền Nam tới miền Bắc. Tôi trốn tù đầu năm 1981và qua Mỹ năm 81. Từ đó tôi sát cánh với bà Khúc Minh Thơ và ông Funseth. Sau khi có hội Gia Đình Từ Nhân thì tôi thành lập Tổng Hội Cựu Tù Nhân và chúng tôi sát cánh với nhau.

Tôi biết rất rõ là mỗi lần ông Funseth họp hành với phía bên kia thì ông đều báo về cho bà Khúc Minh Thơ. Cũng nhiều lần, hình như 3 lần, ông có xuống Houston để cùng tổ chức với tôi chương trình vận động đó.

Tôi biết ông là một người rất tha thiết, rất nhiệt tình. Nếu không có ông thì tôi e rằng bản thỏa hiệp không có, hoặc là có chậm đi năm mười năm nữa thì liệu anh em HO trong các trại tù khốn khổ mà tôi biết rõ sẽ chết chóc rất nhiều. Cho nên công của ông đối với anh em HO rất lớn. Hàng năm chúng tôi đều có liên lạc với nhau. Khi ông nằm bịnh thì chính bà Khúc Minh Thơ hàng ngày vô bệnh viện và thông báo cho tôi những chi tiết. Từ khi ông nằm xuống thì chúng tôi cứ chờ đợi chương trình tang lễ để chúng tôi lên và có cơ hội đưa tiễn cuối cùng.

Từ thành phố Dallas, Texas, nhà báo Thái Hoa Lộc, cựu tù cộng sản:

Thời gian mà tôi biết ông Robert Funseth là khi thành lập Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị đầu tiên tại Dallas Fort Worth, sau đó chúng tôi phối hợp với 3 khu hội khác là Khu Hội Houston, Khu Hội Nam Cali và Bắc Cali, thì lần đầu tiên mà chúng tôi gặp được ông Funseth là trong lần chúng tôi đi Washington để tham dự bữa cơm ĐồngTâm do bà Khúc Minh Thơ tổ chức, lúc đó ông Funseth đã ký được cái hiệp ước với ông Vũ Khoan ngày 30 tháng Bảy năm 1989. Chúng tôi đã gặp ông rất nhiều lần. Nhờ sự cố gắng trong vòng 7 năm mà ông Robert Funseth đã đưa được một số cựu tù nhân chính trị, trong đó có những chiến hữu của tôi, đến được Hoa Kỳ cùng gia đình của họ gần 300.000 người.

Sự ra đi của ông Ông Robert Funseth là sự mất mát. Dù không là HO nhưng chúng tôi biết ơn ông, tất cả những tù nhân chính trị đều biết ơn ông.

Đã có nhiều gia đình HO, khi đã tạm ổn cuộc sống tại Mỹ, tìm cách liên lạc với ông Robert Funseth để thăm hỏi và cảm ơn. Cũng vậy, khi về hưu và không còn phục vụ trong nghành ngoại giao nữa, cựu phụ tá ngoại trưởng Robert Funseth vẫn thường xuyên giữ mối dây thân tình đến những gia đình HO mà ông biết.

Đó là tính cách của nhà ngoại giao Robert Funseth, người ân của HO. Anh Lê Thành con trai một gia đình đi khá muộn là HO 31, hiện là giám đốc công ty kỹ thuật cao Luraco nổi tiếng, nói như vậy về ông Robert Funseth:
Không bao giờ chúng tôi trong hội quên cái ngày mà ông Funseth cùng phái đoàn đi qua Việt Nam để ký kết bản thỏa hiệp ngày 30 tháng Tám năm 1979...
- Bà Khúc Minh Thơ
Ba của Lê Thành là Khóa 1 đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, khi miền Nam sụp đổ, ba vào trại cải tạo 7 năm. Ba đi tù cộng sản về thì gia đình rất khó khăn, tuy nhiên nhờ chương trình HO, đặc biệt sự vận động của ông Funseth, thì gia đình Lê Thành sang Mỹ theo diện HO 31 năm 1995 để có được sự đổi đời như vậy.

Trong thời gian qua Lê Thành cũng may mắn có sự gần gũi với ông, ông có viết thư cho Thành và Thành cũng có viết thư cho ông. Trong những giờ phút hấp hối tại bệnh viện, cô Khúc Minh Thơ hỏi ông có nhớ Tom Lê của Luraco không thì ông nói ông có nhớ, một điều mà hôm qua nói chuyện với cô Khúc Minh Thơ làm Thành rất nghẹn ngào và cảm động. Cho phép Thành đại diện gia đình cũng như toàn thể nhân viên công ty Luraco xin thành kính phân ưu.

Thể theo ý nguyện của người quá cố, tang lễ sẽ được tổ chức rất đơn giản trong vòng riêng tư với gia đình. Ông Robert Funseth sẽ được an táng bên cạnh mộ phần người vợ thân yêu của ông là bà Marylin Funseth và con trai của hai người.

Một buổi lễ tưởng niệm ông Robert Funseth sẽ được tổ chức tại Washington DC đầu tháng Mười Hai để những người yêu mến ông có thể đến tham dự đông đủ hơn.

Source: RFA

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Vì sao những người trong bộ máy chính quyền lại giàu có tột đỉnh...

Mẹ ta nghèo cơm chan nước mắt,
Con ta đau rau cháo cầm hơi.
Trời ơi, ông ở nơi đâu?
Sao không ngó xuống mà thương giùm dân tôi....
Mai Tú Ân - Một đất nước nghèo như Việt Nam nhưng thật buồn khi dân sở tại vùng nào đều chỉ tòa ngang dãy dọc, những tòa nhà to lớn nhất, lộng lẫy nhất và nói rằng đó là nhà ông chủ tịch X, ông bí thư Y hay trưởng phòng U... là chuyện bình thường và ở địa phương nào cũng có. Và người dân thường Việt Nam quá quen với khái niệm rằng, công ty này, ngân hàng nọ, nhà máy kia, hay trang trại nọ là của ông X, hay người nhà của một ông quan quyền lực nào đó của địa phương. Một dấu hiệu của sự kính nể, và cũng là điều không thể che dấu khi các quan chức chính quyền giàu khủng, giàu khiếp.

Quan chức thì cũng là công chức nên việc họ cùng gia đình chăm chỉ làm giàu cũng là một điều tự nhiên khi sự giàu có đó đi cùng với người dân. Rồi có thể có nhiều chế độ, chẳng hạn như nhà cửa cho người có công nên có một bộ phận người công chức giàu có hơn người dân cũng là chuyện bình thường. Thế nhưng giàu khủng, giàu kinh hoàng và giàu nứt đổ đống vách như của một số quan chức hiện nay thì lại là không bình thường.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?




Tuấn Khanh - Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển... nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Trung Thu Việt Nam hay Trung Thu Trung Quốc ?

Múa thiên cẩu giờ chỉ còn trong ký ức người dân Hội An. Ảnh tư liệu của Trung tâm Bảo tồn di tích Hội An







RFA - Tết Trung Thu đối với trẻ em vốn dĩ là điều gì đó đẹp một cách huyền nhiệm, đâu đó giữa đất trời, giữa cái lạnh bàng bạc của mùa thu, giữa ánh trăng huyền hoặc, bóng dáng cổ tích hiện hữu với đầy đủ các màu sắc của trí tưởng tượng. Tuy nhiên, Tết Trung Thu hiện tại, có một điều gì đó không bình thường, sự lộn xộn của dịch vụ múa lân và những con lân chép nguyên hình lân sư tử của Trung Quốc cũng như điệu trống múa lân được sao chép nguyên bản lối đánh Trung Quốc đã cho thấy một Trung Thu Trung Quốc đang di chuyển khắp nẻo đường Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Bóng đen lọt vào Nhà Trắng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Bùi Tín - Cả thế giới chăm chú theo dõi cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc. Tổng Thống Barack Obama đón Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia. 

Quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới đang ở trong tình trạng bình thường, nhưng lại có vài vấn đề căng thẳng. Điều nổi bật nhất là vị thế của Trung Quốc đang ở vào thế có nhiều mặt sa sút, khó khăn. 

Nền kinh tế tài chính đang trong cơn khủng hoảng; chứng khoán tụt dốc, ngành xây dựng đình đốn, Nhân dân tệ giảm giá trị tệ hại. Chính trị nội bộ rối rắm qua các chiến dịch chống tham nhũng, thực tế là đấu tranh rất gắt gao vì lợi ích phe cánh, cuộc "diệt ruồi đả hổ săn cáo" tiến lui đều khó. Về ngoại giao và quân sự, ý đồ lộ liễu độc chiếm Biển Đông vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và nhiều nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và của nhân dân Việt Nam, vấp phải sự răn đe thẳng thắn của Hoa Kỳ với cuộc chuyển trục quân sự sang vùng châu Á -Thái Bình Dương. 
Mời đọc thêm

Đại hội gia đình thế giới 2015



Source: RFA
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Bánh trung thu cao cấp dành riêng cho đảng











Babui
Source: Danlambao
Mời đọc thêm

Người dân còn phải chịu ngập đến bao giờ?

Người dân Sài Gòn chịu thảm cảnh này đến bao giờ. Đường phố Saigòn ngày 15 tháng 9, 2015




Gia Minh - Mưa gây ngập nặng tại nhiều thành phố Việt Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội lâu nay gây ra những khó khăn cho cuộc sống của cư dân. Cơ quan chức năng tại thành phố Hồ Chí Minh từng yêu cầu được cấp những khoản ngân sách nhiều ngàn tỷ đồng để triển khai công trình chống ngập. Chi phí cho chống ngập tiếp tục được yêu cầu tăng thêm; thế nhưng ngập vẫn hoàn ngập và mỗi lúc dường như lại nặng thêm.

Nguyên nhân vì đâu và lý do tại sao công trình chống ngập lâu nay chưa thể phát huy tác dụng?
Mời đọc thêm

Nỗi niềm nhạc chế cuối tuần

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh


Source: Youtube
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam