Người Quan Sát - Danlambao - Formosa nhận lỗi nhưng chưa nhận tội. Cũng không cho biết trong những lỗi đó đã thải xuống biển những chất độc gì và hàm lượng bao nhiêu. Đảng nhận tiền nhưng không biết những thiệt hại đối với môi trường đến kinh tế, sức khoẻ và đời sống của người dân nghiêm trọng ra sao. Đảng cũng cương quyết không nhận lỗi lẫn nhận tội khi đã biết rõ nguyên nhân cá chết cả tháng trước, nhưng vẫn phớt lờ để ngư dân ra biển, vẫn không một cảnh báo chính thức về hiểm họa tiêu thụ thức ăn hải sản có nguy cơ nhiễm độc. Chỉ có người dân là đóng vai trò nạn nhân lẫn khán giả và nhận thảm hoạ trong bi kịch Cá Chết Formosa.
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016
Cựu phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng: Cộng sản không thể sửa đổi mà phải thay thế tận gốc rễ
Danlambao - Đó là lời khẳng định của ông Kha Lương Ngãi - cựu phó tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng sau hơn 43 năm phục vụ cho chế độ cộng sản.
“Lạc đường”
Phát biểu trước 40 nhà hoạt động nhân buổi lễ kỷ niệm Ngày quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn hôm 26/6/2016 tại Sài Gòn, vị cựu đảng viên 70 tuổi này bộc bạch:
“Tôi là một trong những người đã đi theo cộng sản, mặc dù chưa phải là lãnh tụ hay lãnh đạo gì, nhưng vẫn thấy rằng cái chế độ, cái đảng, cái nhà nước này đã gây ra biết bao nhiêu đau khổ và tội lỗi cho nhân dân”.
Theo ông, chỉ bằng mắt thường cũng có thể thấy được cảnh đời đau khổ của người dân Việt Nam kể từ sau ngày 30/4/1975.
“Khi theo cộng sản, tôi đã nghĩ rằng mình đi theo một cái lý tưởng tốt đẹp. Nhưng dần dần, đến sau ngày 30/4/1975, đầu tiên mình ngạc nhiên hỏi” “Ủa, sao thế?””.
“Dần dần, qua phong trào đấu tranh của nhân dân, mình càng ngộ ra là đã đi lạc đường”, ông chia sẻ.
Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016
Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng
TuanKhanh - Nhiều năm nay, các khu người Việt giàu có, với các chủ nhân trẻ và bí ẩn đến từ Việt Nam, cũng là đề tài bàn tán ở Mỹ hay ở Úc. Thậm chí những người Việt định cư lâu năm, thành đạt kể từ khi vượt biển năm 1975 cũng phải ngạc nhiên về mức độ mua sắm, tiêu xài của những "người mới đến" này.
"Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài"
Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.
Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được "rửa" thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016
Việt Nam tứ bề thọ địch - nếu không liên minh với Mỹ sẽ mất nước về tay Trung Quốc trong nay mai
Trần Mạnh Hảo - Danlambao - Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.
Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămpuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp (ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…
Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.
Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.
Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên - Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.
Như vậy, chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam: “làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.
Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.
Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.
Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016
Người lính VNCH sau chiến tranh - Phần 1
Một người lính Việt Nam Cộng Hòa được di tản bằng trực thăng vào ngày 22 Tháng 2 năm 1971 sau khi bị thương trong cuộc đụng độ với Việt Cộng. AFP photo |
Xuân Nguyên - RFA - Sau biến cố 1975, nỗi buồn và niềm đau vẫn còn đọng mãi trong tâm trí và xác thịt của những người lính thuộc chế độ cũ, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người lính này trở về với cuộc sống thường ngày. Phía những thương binh miền Bắc, họ luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ từ chính quyền mới, còn bên các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, nên họ buộc phải bươn chải với đời để tồn tại với cơ thể không còn nguyên vẹn.
Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016
Kết quả trưng cầu dân ý - Anh quốc rời Liên minh Âu Châu (EU)
Thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức. Nước Anh phân hóa. EU khủng hoảng
Vũ Ngọc Yên - Danlambao - Tại Anh, ngày 23 tháng Sáu đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương Quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU). Ngày 24. 06 kết quả kiểm phiếu được công bố:
- Khoảng 46,5 triệu cử tri ghi danh;
-72% cử tri tham gia bỏ phiếu;
- 51,8% cử tri (17. 410. 742 người) đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Brexit, từ kép Britain và Exit có nghĩa Anh rời khỏi EU);
- 48,1% cử tri (16. 141. 241 người) bỏ phiếu Anh ở lại Liên minh.
Với kết quả này, Anh là quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Liên Minh EU sau 40 năm thành viên.
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016
Việt Nam rút bài ‘thủ phạm’ khiến cá chết hàng loạt
Cá chết trắng ven biển miền Trung (Ảnh chụp từ Vietnamnet).
|
VOA - Một tờ báo ở trong nước gỡ bỏ bài viết với tựa đề “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, sau khi bài này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Khi bấm vào bài báo trên phiên bản điện tử của tờ Giáo dục và Thời đại, xuất hiện một thông báo “không tìm thấy trang này”, và “đường dẫn không tồn tại”.
Tuy nhiên, bài viết trích lời Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn còn tồn tại trên các trang web khác.
Bài báo dẫn lời ông Tuấn nói tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt Nam hôm 2/6 rằng đã “xác định được nguyên nhân cá chết” nhưng “chưa thể công bố”.
Không giống như một số tờ báo khác cũng trích ý kiến của quan chức phụ trách về báo chí của Việt Nam, tờ Giáo dục và Thời đại dùng một câu nói của ông Tuấn làm tựa đề.
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016
Thảm họa biển miền Trung và những tội đồ dân tộc
Lê Dủ Chân - Danlambao - Biển miền Trung nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển, nguyên do chưa được minh xác, thủ phạm chưa tìm ra, mức độ độc hại chưa được xác định thì thái độ, lời nói, và hành động của những cá nhân, những tổ chức có trách nhiệm lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội, định hướng dư luận có mục đích gì nếu không phải là dùng tính mạng người dân để bao che cho tội phạm, khỏa lấp sự hèn nhược, bất tài, vô trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản hiện nay. Thảm họa môi trường biển miền Trung có thể bị nhận chìm và bị quên lãng nhưng những tên đem tính mạng và sức khỏe của nhân dân đánh đổi cho sự cai trị của mình sẽ mãi mãi là tội đồ của dân tộc Việt Nam...
Môi trường biển miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẳng đã bị nhiễm độc, cá chết trắng bờ, trắng đáy biển từ đầu tháng 4/2016 đến nay đã hơn hai tháng nhưng nguyên nhân cũng như thủ phạm gây ra vẫn bặt vô âm tín.
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Tiến sĩ Rupert Neudeck, ân nhân của thuyền nhân Việt, qua đời tại Đức
Chân dung tiến sĩ Rupert Neudeck trong lễ tưởng niệm 14/6/2016. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn gửi RFA
|
Thanh Trúc - RFA - "Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị." - Ông Nguyễn Hữu Huấn
Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.
Trái tim nhân ái
Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc.
Tôi rất cảm phục ông Neudeck, một người sống rất giản dị và sống rất bình thường. Từ hồi còn trẻ, ông bị ám ảnh nhất là trong thời gian ông mới năm hay sáu tuổi thì đã phải đi lánh nạn cộng sản Nga. Thông cảm được nỗi đau khổ của người tị nạn, những nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói hay chủng tộc mà ông xả thân ra làm. Khó có thể tưởng tượng được một con người đã hy sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho tha nhân.
Là người Công Giáo thuần thành, ông lấy tấm gương một người Samaritain nhân hậu trong Thánh kinh là xả thân cứu người. Khi cứu người thoạt đầu ông bị biết bao nhiêu chống đối, thậm chí có những người quá khích đã ném phân vào nhà ông, nhưng ông vẫn chịu đựng và làm đủ mọi cách. Đầu tiên ông thành lập ủy ban có tên là Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam, chỉ để chuyên cứu với những thuyền nhân Việt Nam đang thập tử nhất sinh trên biển cả. Cuối cùng ông đã cứu được 11.300 sinh mạng thuyền nhân Việt Nam. Từ đó ông tiếp tục cho đến ngày ông mất.
Những người mời ông đi thuyết trình hay đi nói chuyện đều đề nghị trả tiền vé máy bay hay tiền khách sạn thì ông đều từ chối hết, ông yêu cầu lấy tiền đó để vào quĩ cứu giúp người nghèo. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tị nạn, không được tàu Cap Anamur vớt hay được tàu Cap Anamur vớt, khi biết về ông đều tỏ ra kính phục.
Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
Những nơi nguy hiểm nhất mà không người nào thèm đến để cứu giúp thì ông đến một mình. Thí dụ cuộc kháng chiến của Afghanistan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô trong thập niên 80 thì ông tự một thân một mình ra đi, hòa nhập vào đoàn người tị nạn ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan đó. Ông đã một lần bị máy bay trực thăng của Nga bắn nhưng rất may ông thoát chết.
Đó là lời ông Nguyễn Hữu Huấn, thành viên trong Ủy Ban Cap Anamur ở Hamburg, từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người mà tiến sĩ Rupert Nudeck vận động thành lập:
Đầu năm 1980 tôi đi vượt biển lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cướp 2 lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu. Lúc đó cảm giác như là được sống lại. Nhìn thấy con tàu đồ sộ còn cái ghe của mình quá nhỏ thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, tôi đi liên tục trong 5 năm rưỡi.
Ông Nguyễn Đình Phúc, có người anh cả được tàu Cap Anamur vớt hồi năm 1980:
Ngày 9 tháng Tám năm 1979, con tàu Cap Anamur bắt đầu khởi hành từ Hamburg. Chuyến cuối cùng thì tàu cũng cập cảng Hamburg tháng Tám năm 1986. Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và dân tộc Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức.
Theo cựu thuyền nhân Lê Ngọc Tùng, đang sinh sống tại Hamburg, nếu không có tiến sĩ Rupert Neudeck và những chiếc tàu Cap Anamur đi vớt người vượt biển từ 1979 đến 1986 thì:
Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực ... sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.
Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4 chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:
Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.
Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi.
Tang lễ đơn giản
Ngày 8 tháng Sáu 2016 vừa qua, tang lễ chỉ được cử hành đơn giản trong vòng gia tộc thể theo ý nguyện của người quá cố. Là người thân thiết với gia đình qua nhiều năm làm việc cùng tiến sĩ Rupert Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur, cũng là người Việt duy nhất có mặt tại ngày vĩnh biệt, ông Nguyễn Hữu Huấn chia sẻ:
Gia đình từ vợ đến con cháu chỉ muốn mai táng ông một cách âm thầm thì vợ chồng tôi may mắn được tham dự. Tôi chưa thấy tang lễ nào đơn sơ như vậy bởi vì bà làm theo ý nguyện của ông là không hoa, không nến, không kèn không trống và chính những người con người thân khiêng quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện tại ngày hôm nay trước mộ của ông chỉ vỏn vẹn có cây Thánh giá và vái ba cây cỏ dại và chính ông bà muốn như vậy.
Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:
Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne) tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.
Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.
Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:
Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.
Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Thật tình ngày đó tôi thấy người Việt Nam người ta sụt sùi người ta khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi là muốn viếng mộ ông rồi muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.
Điều bất ngờ là không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng đến quá đông, ông Nguyễn Hữu Huấn nói:
Không ngờ người Đức đến quá đông, kể cả những người nổi tiếng, mặc dù bà Neudeck không chính thức mời. Thí dụ cựu thống đốc tiểu bang rồi cựu phó thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội rồi một số chủ tịch những đảng chính trị cũng đến nữa. Chúng tôi là người tổ chức chung với gia đình cho nên cái khó khăn là không biết làm sao mà sắp xếp chỗ ngồi cho họ cho đàng hoàng thì cũng chỉ biết cách xin những người Việt Nam nhường chỗ cho họ mà thôi.
Rồi lại còn thêm hầu hết những người đã từng ở trên tàu để đi vớt người thời thập niên 80, những người thiện nguyện của Ủy Ban Cap Anamur hồi trước là bác sĩ, là y tá đều đến hết.
Cũng nên nhắc lại hồi tháng Tám 2014, đại hội 35 năm tàu Cap Anamur, thay vì vẫn diễn ra tại quê nhà Troisdorf của tiến sĩ Rupert Neudeck, nơi một chiếc ghe của người vượt biển được kéo về trưng bày tại đó, thì lần tổ chức 35 năm Cap Anamur này được dời qua cảng Hamburg với cả ngàn người Việt khắp nơi trên nước Đức về tham dự:
Có hai lý do giải thích sự thay đổi này, thứ nhất là tại cảng Hamburg cách đây 5 năm một tấm bia biểu tượng người tị nạn đã được dựng lên nhằm đánh dấu nơi xuất phát mà cũng là nơi trở về của các con tàu định mệnh Cap Anamur.
Thứ hai chính là yêu cầu của tiến sĩ Rupert Neudeck, người sang lập Ủy Ban Cap Anamur, nói rằng sức khỏe của ông ngày một kém vì thế đây có thể là lần cuối cùng và ông mong muốn tổ chức ngày kỷ niệm 35 Cap Anamur tại Hamburg.
Không ai ngờ đến lần kỷ niệm 37 năm Cap Anamur thì tiến sĩ Rupert Neudeck đã lặng lẽ và thanh thản bay vào đại dương mênh mông trong sự nuối tiếc nghẹn ngào của những thuyền nhân vì ông mà được sống.
Một nén hương lòng thắp muộn cho vị đại ân nhân của người vượt biển Việt Nam.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Việc trưng thu, chiếm dụng đất tôn giáo ngày càng tăng
Đan Viện Thiên An tại Huế trong Mùa Chay 2014. Courtesy of tonggiaophanhue.net
|
Gia Minh - RFA - "Hiện nay còn 2500 cơ sở của giáo hội Công giáo tại Việt Nam bị tước đoạt một cách trắng trợn mà không có bất cứ văn bản hợp pháp nào phù hợp với các thời kỳ của nhà nước qui định." - Ông Nguyễn Hữu Vinh
Tình trạng cơ sở, đất đai tôn giáo - nhất là của giáo hội Công giáo, bị trưng thu hay chiếm dụng nhiều chục năm qua đến nay vẫn chưa được giải quyết theo yêu cầu; trong khi nhu cầu tụ tập và phục vụ cho xã hội của phía giáo hội ngày một tăng lên.
Tình trạng cơ sở, đất đai tôn giáo - nhất là của giáo hội Công giáo, bị trưng thu hay chiếm dụng nhiều chục năm qua đến nay vẫn chưa được giải quyết theo yêu cầu; trong khi nhu cầu tụ tập và phục vụ cho xã hội của phía giáo hội ngày một tăng lên.
Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016
Thấy gì qua hai vụ máy bay rơi?
Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6. Courtesy zing |
RFA - Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
Chuyện đời như PHONG và như KHUYỂN
(Nhân ngày Nhà báo 21-6)
Hà Sĩ Phu - Danlambao - Bài viết của nhà báo Đại tá Công an Nguyễn Như Phong nhân ngày Nhà báo, với tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” xuất hiện trên Petrotimes đã được bình luận nhiều về nhân cách nhà báo. Tôi xin hiến bạn đọc một bài viết cách đây 14 năm để hiểu thêm nguồn gốc bài viết của NNP nói trên và từ đó suy ngẫm về một điều khác, là số mệnh con người.
Tôi không duy tâm nên xưa nay vẫn không tin có số mệnh tiền định nào hết. Nhưng câu chuyện nhà báo Như Phong khiến tôi cứ buồn cười rằng hóa ra con người ta thế mà có số thật. Xem đấy, cái “mệnh” của nhà báo NNP không hiểu sao cứ dính chặt với danh xưng loài Khuyển mặc dù rất muốn thoát ra. Bài vừa rồi, tuyên bố thẳng thừng rằng NNP phải học theo con Chó (1), vì Chó không xấu, Chó đẹp lắm, vì Chó có những “phẩm chất cao quý” là ý đồ muốn thanh toán cái ám ành nhục nhã bấy lâu nay. Nhưng càng muốn thoát khỏi lại càng gắn chặt vào. Bạn đọc xem bài viết “Năm Mã nói chuyện Khuyển” kèm dưới đây sẽ rõ nguồn cơn.
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016
Trung tâm bảo trợ xã hội hay nơi giam giữ để trả thù?
Nhạc sĩ Tạ Trí Hải và người biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
|
Nguyễn Hữu Vinh - Ngày 3/6/2016, cụ Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố bất ngờ bị bắt vào Trung tâm Bảo trợ xã hội số 1 – Hà Nội.
Bắt vì tội yêu nước?
Có thể nói rằng việc nhiều người yêu nước, đi biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình bảo vệ môi trường sống, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến Biên giới Phía bắc dưới bom đạn kẻ thù dân tộc là bọn bành trướng bá quyền Trung Cộng, bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, vào đồn Công an, đánh đập, làm khó dễ… là chuyện không hiếm. Khi một nhà nước đã cam tâm kết bạn vàng với kẻ thù của đất nước thì chuyện bắt bớ trấn áp công dân yêu nước là bình thường.
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016
Nhà ngoại giao thô lỗ, nhà quân sự hoảng hốt
Bùi Tín - Lòng dân ở các lục địa không khác nhau là mấy. Rõ ràng dân các nước rất ít muốn kết thân với TQ, trong khi tỷ lệ muốn kết thân với Hoa Kỳ ngày càng cao thêm.
Cả cuộc họp báo phản ứng, có người đòi Vương Nghị phải xin lỗi cô nhà báo về thái độ thô lỗ cực kỳ xấu trong quan hệ đối ngoại, lẽ ra để cho chủ nhà trả lời rồi ông ta có thể góp ý thêm. Rõ ràng hai vấn đề Nhân quyền và Biển Đông là hai gót chân A sin của TQ, Vương Nghị rất lo sợ bị phơi bày hai điều yếu kém xấu xa ấy ra ánh sáng.
Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn toàn diện. Về chính trị, cuộc tiến công của phe Tập Cận Bình vào thành lũy cuối cùng của phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, phe được Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Lưu Vân Sơn bí mật tiếp sức, vẫn lần lữa vì không nắm chắc phần thắng.
Cả cuộc họp báo phản ứng, có người đòi Vương Nghị phải xin lỗi cô nhà báo về thái độ thô lỗ cực kỳ xấu trong quan hệ đối ngoại, lẽ ra để cho chủ nhà trả lời rồi ông ta có thể góp ý thêm. Rõ ràng hai vấn đề Nhân quyền và Biển Đông là hai gót chân A sin của TQ, Vương Nghị rất lo sợ bị phơi bày hai điều yếu kém xấu xa ấy ra ánh sáng.
Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn toàn diện. Về chính trị, cuộc tiến công của phe Tập Cận Bình vào thành lũy cuối cùng của phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, phe được Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Lưu Vân Sơn bí mật tiếp sức, vẫn lần lữa vì không nắm chắc phần thắng.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016
Khách Trung Quốc ngạo mạn tại Đà Nẵng
Photo: Võ Văn Trung |
Danlambao - Đêm 14/6/2016, một du khách Trung Quốc đã có hành vi châm lửa đốt tiền Việt Nam tại quán bar TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Sau khi thực hiện hành vi ngạo mạn này, vị khách Trung Quốc (áo trắng trong ảnh) đã rút tiền Trung Quốc ra boa cho nhân viên tại đây.
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016
Cựu chiến binh và Công Tằng Tôn Nữ
Kính Hòa - RFA - Trước những bài viết của bà Ninh phản đối ông Kerrey, blogger Cánh Cò hỏi rằng tại sao một người như bà Ninh chỉ trích ông Kerrey vì vụ thảm sát Thạnh Phong, mà lại im lặng trước những cuộc thảm sát khác do người cộng sản gây ra vào Tết Mậu Thân ở Huế, hay tại Xuân Lộc vào năm 1975, và mới đây bà cũng im lặng trước thảm họa môi trường tại Hà Tĩnh.
Một điều không ai ngờ tới về kết quả của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, đó là việc tranh cãi xung quanh người đứng đầu quỹ tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FV). Ông Bob Kerrey một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, người đã nhận trách nhiệm trong việc thảm sát hơn 20 thường dân Việt Nam vào năm 1969.
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016
Tranh cổ động Trung Quốc xuất hiện trên truyền hình Việt Nam
VOA - Kênh truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) lại vấp phải chỉ trích của dư luận sau khi bị phát hiện sử dụng hình ảnh minh họa kêu gọi “học tập tư tưởng của Mao Trạch Đông”.
Bức tranh cổ động có tên "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông" đã được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý".
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết hiện có nhiều luồng dư luận về vụ việc này.
“Trong nước dư luận đang xôn xao, bức xúc về chuyện này. Dư luận có nhiều chiều. Có một chiều nói rằng là đồng hóa nhanh quá. Có một chiều nói rằng nhầm lẫn rồi ‘lỗi thằng đánh máy’. Nó bộc lộ một sự ngu dốt của các cơ quan truyền thông Việt Nam, khi mà phải ăn cắp những cái ảnh này”.
Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016
Từ thiện vì ai?
Bà Tạ Bích Loan trong chương trình Làm từ thiện để làm gì? Screen capture
|
Liên tiếp hai chương trình mới nhất của VTV do bà Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình đang bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì nội dung, tính cách và mục đích mà nó nhắm tới.
Trình độ và tâm địa
Chương trình thứ nhất có tên: “Chia sẻ để làm gì?” nhắm tới MC Phan Anh khi người MC này có một status trên trang Facebook của anh, chia sẻ những suy nghĩ về hiện tượng cá chết tại miền Trung. Bà Loan và khách mời là đại tá công an, TBT tờ Đại đoàn kết Hồng Thanh Quang đấu tố anh không khác gì hình ảnh của những ngày cải cách ruộng đất.
Nếu “Chia sẻ để làm gì?” mang màu sắc đấu tố một người thì chương trình thứ hai có tên “Làm từ thiện để làm gì?” lại có mục đích tấn công hàng ngàn người trong và ngoài nước khi họ dấn thân vào công việc từ thiện. Trong vai trò người dẫn chuyện, bà Tạ Bích Loan đưa ra gợi ý rằng việc làm từ thiện đang dẫn tới hậu quả nào đó hay không, bà Loan nói:
Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016
Từ thiện và động cơ
Bé gái Mông mặc 1 chiếc áo khoác ấm do đoàn từ thiện trao tặng đang đi lấy củi cùng mẹ. Ảnh: Na Sơn. |
Tâm Quảng - Trong talk show “60 phút mở” “Làm từ thiện để làm gì?” MC Tạ Bích Loan cật vấn như tra khảo các nhà làm từ thiện về động cơ của họ, thì người ta cũng có quyền đặt câu hỏi: MC Tạ Bích Loan và TS Đặng Hoàng Giang dẫn chương trình này để làm gì?
Mời đọc thêm: Làm từ thiện để làm Người!
Chắc bạn đã từng có cảm giác khó chịu, cảm thấy xót xa khi thấy một người bị tai nạn, một người tàn tật, hay một người đói rách, rồi tự nhiên trong lòng bạn có mối thương cảm và muốn làm một điều gì để giúp đỡ cho những người đó. Điều này xảy ra một cách tự nhiên như một phản ứng, một bản năng, không có động cơ nào cả. Người ta gọi đó là lòng trắc ẩn, lòng thương người, một thuộc tính vốn có của con người. Dửng dưng trước những trường hợp đáng thương gọi là vô cảm.
Một điều đáng suy nghĩ tại sao trong những nước xã hội chủ nghĩa như Trung cộng, Việt Nam lại có quá nhiều những người vô cảm?
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016
Chưa bao giờ Tổ Quốc cần chúng ta như hôm nay
Lê Dủ Chân
1- Nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị có muốn một người ngoại quốc mà anh chị quý trọng và ngưỡng mộ, làm chủ tịch nước Việt nam hay không?
Chắc chắn câu trả lời dứt khoát của anh/chị là: Không.
2- Nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị có muốn người của một quốc gia khác, dân tộc khác thay thế người Việt Nam, dân tộc Việt Nam quyết định thể chế chính trị cho đất nước Việt Nam không?
Chắc chắn câu trả lời dứt khoát của các anh/chị là: Không.
3- Nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị có muốn dân của một nước khác, cho dù họ là dân của một nước tự do, văn minh và hùng mạnh nhất thế giới thay thế bạn lựa chọn người lãnh đạo quốc gia Việt Nam không?
Chắc chắn câu trả lời dứt khoát của anh/chị là: Không.
4- Và nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị là người Việt Nam, anh/chị có muốn hy sinh quyền lợi của Việt Nam vì, cho một nước khác không?
Chắc chắn câu trả lời dứt khoát của anh/chị là: Không.