Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Bí thư tỉnh ủy và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái bị bắn chết

Vụ bắn chết Bí thư Yên Bái Phạm Duy Cường (bên phải) và Chủ tịch HĐND Yên Bái Ngô Ngọc Tuấn gây chấn động dư luận. (Ảnh: ĐVO)

Sáng nay, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái là Bí thư Tỉnh ủy, ông Phạm Duy Cường và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, ông Ngô Ngọc Tuấn bị bắn chết trước khi cuộc họp của Hội đồng Nhân dân bắt đầu.

Truyền thông trong nước loan tin, vào khoảng 8 giờ sáng thứ Năm 18/8/2016, ngay trước cuộc họp của Hội đồng Nhân dân tỉnh, ông Đỗ Cường Minh, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm đã bất ngờ rút súng K59 mang theo trong người bắn thẳng vào ông Phạm Duy Cường và ông Ngô Ngọc Tuấn, hai lãnh đạo cao cấp của tỉnh Yên Bái.

Ngay sau đó, ông Đỗ Cường Minh đã dùng súng tự sát, chết tại chỗ.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Một Đóa Hoa (Nhầu) Cho Người Ngã Ngựa


Tưởng Năng Tiến - Nhật ký Vương Trí Nhàn, ghi ngày 14 tháng 8 năm 1979, có đoạn rất xúc cảm. Đọc mà không ứa nước mắt (chắc) cũng ứa gan: “Các bệnh viện quá đông người. Bệnh viện St.Paul khoa nhi ba trẻ con một giường, đêm có đứa ngã xuống đất chết luôn. Không có điện, nhiều trẻ bị chết, các bà mẹ trông cả về Lăng Bác mà khóc.”

Ba mươi năm sau, vào ngày 1 tháng 12 năm 2008, báo Tuổi Trẻ đi tin: “Tám bệnh nhân trên một giường ... tại các khoa hô hấp, sốt xuất huyết BV Nhi Đồng 1, bệnh nhân nằm gần kín các hành lang... Ban ngày hành lang còn có lối nhỏ để đi, chứ đến đêm kín mít chiếu. Mỗi gia đình là một khoảnh chiếu, cứ nằm vậy để thay nhau chăm con...”

Những bà mẹ hồi năm 1979 nay đã phải thành nội/ngoại hết trơn. Những em bé thơ, vào thời điểm đó (nếu còn sống sót) hẳn cũng đều làm mẹ cả rồi. Phụ nữ thuộc thế hệ này, chắc chắn, không còn ai “trông về Lăng Bác mà khóc” nữa. Dân Việt – cũng may – tuy ngây thơ thật, ngây thơ lâu, và ngây thơ lắm nhưng không ngây thơ mãi!

Khóc lóc không giải quyết được gì. Để cho người thân có một chỗ nằm ở nhà thương thì điều cần là vài cái phong bì, chứ không phải là những giọt nước mắt.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Giáo phận Vinh: Hàng chục ngàn người tuần hành yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam



Danlambao - Thứ 2 ngày 15.8.2016 nhân ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời - ngày lễ Quan Thầy của GP Vinh, hàng chục ngàn người thuộc giáo phận Vinh đã tiến về trung tâm giáo phận với những băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính phủ đóng cửa và khởi kiện Formosa ra toà.

Những khẩu hiệu mọi người cầm trên tay: "Huỷ hoại môi trường là huỷ hoại cuộc sống", "Yêu cầu chính phủ đóng cửa FormosaFormosa, "Formosa nhận lỗi, chính phủ Việt Nam Nhận Tiền, còn Nhân dân nhận thảm hoạ", "Hãy đồng hành vì con cháu chúng ta", "Vào thời điểm đất nước lâm nguy, biển đông bị ô nhiễm, ông bà cha mẹ đã làm gì để cứu biển, cứu chúng con?", "Mẹ địa phận Vinh ơi, Formosa đang huỷ diệt con cái của mẹ", và hô vang "Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mạng sống mình", "Yêu cầu chính phủ đóng cửa Formosa"...

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Cám ơn Si Ma Cai!


Thanh Huyền - Báo chí trong nước như “lên đồng” với văn bản thông báo do ông Thượng tá Trịnh Minh Phú, Phó Trưởng công an huyện Si Ma Cai (Lào Cai) ký ban hành ngày 02/8/2016. Nội dung phản ánh về tình hình an ninh trật tự 6 tháng đầu năm 2016 tại tỉnh Hà Giang (giáp biên giới Trung Quốc) “đã xảy ra 16 vụ/16 nạn nhân bị bắt cóc, mổ lấy nội tạng...”. Không những thế, thông báo còn nêu rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng gây án nhắm vào người già và trẻ em. Xác định hiện trường là khu vực vắng vẻ và phương tiện dùng để gây án của nhóm đối tượng người Trung Quốc sử dụng xe ô tô không gắn biển kiểm soát. Cuối cùng là cảnh báo người dân địa phương mình nâng cao tinh thần cảnh giác để tránh xảy ra điều đáng tiếc.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Mỹ và Trung Quốc nhìn từ Rio 2016


Mạnh Kim - Khác biệt gì giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thế vận hội Rio 2016? Vận động viên Mỹ có thể nói chuyện về lượng tử, vật lý thiên văn hoặc chính sách công… trong khi vận động viên Trung Quốc gần như chẳng có gì để kể ngoài chuyện khổ luyện. Vận động viên Mỹ có thể là nhà toán học tương lai trong khi tương lai vận động viên Trung Quốc có thể đối diện một sự thờ ơ ngược đãi…

Mỹ mang đến đoàn vận động viên gồm nhiều sinh viên đại học và họ đến Rio với tinh thần thể thao đúng nghĩa của lịch sử Thế vận hội hiện đại. Mệnh danh “quỷ tốc độ”, “tay bơi cừ khôi nhất” hoặc “vận động viên vĩ đại nhất thế giới hiện nay”, Katie Ledecky 19 tuổi, khi Rio 2016 kết thúc, sẽ trở về Mỹ (với tấm huy chương vàng) và trở lại giảng đường Stanford. Cùng đến Rio với Katie Ledecky là 30 sinh viên lẫn cựu sinh viên Stanford khác. Sinh viên Stanford tham gia nhiều môn: bơi, lặn, polo nước, chèo thuyền, bóng đá, tennis, volley, rugby, nhảy rào… Suốt từ năm 1912 đến nay, sinh viên Stanford luôn mang về ít nhất một huy chương Olympics.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Các bạn trẻ, tại sao không tung cánh?

Tổng thống Mỹ Barack Obama chào đón các bạn trẻ trong cuộc gặp gỡ Các nhà Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á tại Sài Gòn Việt Nam, ngày 25 tháng 5 năm 2016.


Thời còn đi học, hầu hết chúng tôi khi được hỏi có dự định gì khi ra trường đều nói muốn được làm công việc mình ưa thích, đúng chuyên ngành. Một cô bạn học báo truyền hình mong một ngày được đứng trên sân khấu làm MC chương trình ca nhạc sống động, hay anh chàng học tài chính ngân hàng thì muốn tìm hiểu cơ hội việc làm trong thị trường chứng khoán, buôn bán cổ phiếu… Có những mơ ước rất hay và thực tế, tuy nhiên sau tất cả, họ đều chọn cho mình một công việc nhà nước rất an vị. Và một điểm chung là những vị trí đó đều có được nhờ mối quan hệ của gia đình.

Mới đây, trưởng ban thành ủy Hà Nội đã xác nhận rằng huyện Mỹ Đức toàn cho con em, người thân, họ hàng vào cơ quan công tác tại huyện này là có thật. Việc cơ chế tuyển dụng đều “đúng quy trình, đúng thẩm quyền” đặt ra nhiều nghi vấn. Sự việc ông Vũ Quang Hải, 28 tuổi, con trai Bộ trưởng bộ Công Thương được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng của bộ này, cũng như làm phó tổng CTCP Bia rượu Sài Gòn Sabeco cũng khiến dư luận chú ý. Một vài luồng thông tin ngoài lề còn cho biết thêm các vị trí lãnh đạo cấp cao của Sabeco cũng toàn do COCC (con ông cháu cha) nắm giữ.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Luật gì thì luật, phải chừa tao ra

Phạm Thanh Nghiên - Nhìn tấm hình đoàn xe sang trọng và siêu sang trọng rầm rộ, hoành tráng của ông Nguyễn Xuân Phúc ngang nhiên diễu hành trên phố cổ Hội An - nơi cấm xe cộ qua lại - khiến tôi liên tưởng đến đội ngũ diễu hành thời Cách mạng văn hóa long trời lở đất bên xứ Tàu được nhà văn Dư Hoa miêu tả.

Xin trích nguyên văn vài đoạn:

“Lúc này, đội ngũ diễu hành dài nhất chưa từng có trong lịch sử của thị trấn Lưu chúng tôi đã đi tới, kéo dài suốt từ đấu đến cuối phố, rừng cờ đỏ dày chi chít như lông trâu bay phấp phới, những lá cờ to tướng như ga trải giường, những lá cờ nhỏ to bằng khăn mùi sao, cán cờ nọ va vào cán cờ kia, cứ nghiêng nghiêng ngả ngả trong gió.

Đồng thợ rèn của thị trấn Lưu giơ cao búa sắt nói to: Phải làm một thợ rèn cách mạng dũng cảm vì việc nghĩa, đập cho bẹp, đập cho nát đầu chó, chân chó của kẻ thù giai cấp, đập bẹp như lưỡi liềm lưỡi cuốc, đập nát như những đồ đồng nát.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Lại nói về lá cờ!



Mỗi một dân tộc đều tự hào về lá cờ mang bản sắc gốc của mình. Đó là một sự hiển nhiên mà lịch sử của bất cứ một quốc gia nào cũng xác nhận nó. Nước Liên Xô đã từng bỏ cờ dân tộc Nga để mang cờ cộng sản làm quốc kỳ. Ấy thế nhưng khi nước Liên Xô sụp đổ, người Nga lại trở về với cờ dân tộc mình. Và hôm nay, chúng ta lại phải nói về lá cờ của người Việt Nam. 

Cho đến nay, chỉ có hai lá cờ chính trong đời sống chính trị đó là cờ Vàng ba sọc đỏ và Cờ đỏ sao vàng. Cờ Vàng đại điện cho những người tranh đấu cho tự do, dân chủ. Cờ đỏ đại diện cho cộng sản. Xung quanh vấn đề cờ nào cho dân tộc vẫn là một vấn đề nan giải. Có nhiều người đã đặt một số câu hỏi cho vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, người viết sẽ giải trình những câu hỏi đó về lá cờ Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Sau những tấm Huy Chương Vàng


Lê Văn Luân - Khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đoạt HCV bắn súng cự ly 10m nam ở Olympic Rio 2016 tại Brazil, tất thảy đều cùng chung một niềm vui mừng với thiên hướng tự hào hai chữ Việt Nam trong ánh hào quang vừa le lói cháy lên.

Cá nhân anh, đó là một thành quả và xứng đáng nhận được sự tán dương cũng như những phần thưởng sau đó, kể cả tinh thần và nhiều tỷ vật chất.

Nhưng có thể nhìn vào một vài mảnh đời khác, cũng được tán dương với hào quang vô địch đã từng, Nguyễn Thị Nụ, giành huy chương vàng điền kinh Seagames 22, một tá các huy chương quốc gia và khu vực khác. Thế nhưng chị đã phải giải nghệ với hai bàn tay trắng, với đôi chân tàn tật và với cả sự bạc đãi của nơi mà mình đã cống hiến suốt gần hai mươi năm trời của tuổi trẻ không biết mệt mỏi. Đó là chuyện của làng thể thao, và cũng không thiếu những tình cảnh tương tự với các vận động viên khác mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Cộng đồng giáo xứ Kẻ Đọng hát vang bài "Trả Lại Cho Dân"



Cộng đồng giáo xứ Kẻ Đọng (giáo phận Vinh) cất vang bài hát "Trả Lại Cho Dân" trong đêm chầu thánh thể cầu nguyện cho quốc thái dân an ngày 7/8. 

Đây được cho là dàn hợp ca hay nhất, ý nghĩa nhất và hùng tráng nhất từ trước tới nay.

Trả Lại Cho Dân

Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Cộng Đồng Người Việt Tự Do Queensland gây quỹ yểm trợ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc


Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, được thành lập từ năm 1950, sau Thế chiến 2 để giúp người tỵ nạn trên khắp thế giới. 

Từ năm 1975 cho đến năm 1997, tổng cộng có 750 ngàn người tị nạn Việt Nam đã được UNHCR giúp đi định cư tại các nước Tây phương, trong đó hơn 100 ngàn đã định cư tại Úc. 

Thoạt đầu, cơ quan này chỉ có một ngân khoản khiêm nhượng là 300 ngàn Mỹ kim, nay nhu cầu hàng năm đã tăng đến gần 7 tỷ Mỹ kim để duy trì hoạt động cho 414 văn phòng tại 125 quốc gia, lý do năm nay 2016 số người tầm trú đã lên tới 59.5 triệu. Do đó UNHCR đang nợ một số tiền lớn của Mỹ và không đủ khả năng để trả nợ. 

Chưa bao giờ Cao ủy cần sự giúp đỡ của mọi người bằng lúc này. Đây là thời điểm thích hợp nhất để Cộng đồng Người Việt Tự do chúng ta thể hiện lòng biết ơn đến Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc. 

Với tinh thần đền ơn đáp nghĩa, không quên công ơn của Cao ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Queensland đã có những hoạt động quyên góp giúp Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc vào sáng ngày 30/7/2016 tại Inala và đêm văn nghệ dạ vũ gây quỹ ngày 6/8/2016 tại Acacia Ridge Hotel và được sự nồng nhiệt hưởng ứng của Quý Đồng hương. 

Chiến dịch gây quỹ đền ơn này là một nghĩa cử cao đẹp đối với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, luôn trân trọng biết ơn những gì người khác đã giúp mình.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Chẳng còn ai xóa được một bài báo


Trung Bảo - Dường như những ban bệ chuyên làm việc kiểm soát báo chí ở Việt Nam cứ tưởng cán cân trò chơi thông tin vẫn trong tay họ, như vài thập niên trước đây.

Mạng xã hội đã chứng minh điều ngược lại.

Tưởng rút bài trên báo thì có thể khiến dư luận không đọc được, tưởng vẫn có thể độc quyền nói năng? Trường hợp bài viết mới đây của tôi cho thấy họ nên phát triển chi bộ của Ban Tuyên giáo ở Facebook thì mới mong kiểm soát được sự lưu chuyển thông tin trong xã hội ngày nay.

Một ngày sau khi bài viết “Đừng ru ngủ đám đông bằng tự hào dân tộc viển vông” của tôi bị rút xuống khỏi báo Một Thế Giới, trên đường đi từ Đà Nẵng ra Huế, tôi và người anh còn cười cợt khi nhìn thấy một chiếc xe với dòng chữ “Xe chiếu phim lưu động” chạy trên đường.

Cứ tưởng cái thời của điện thoại thông minh đem lại mọi thứ trong lòng bàn tay, chỉ đi cách đô thị lớn như Đà Nẵng vài mươi km đã thấy một thứ phương tiện thông tin của những thế kỷ trước. Chiếc xe cũ kỹ và phương tiện truyền tải thông tin lạc hậu này chứng tỏ nó vẫn còn giá trị sử dụng đâu đó tại Việt Nam, hoặc nó tồn tại như minh chứng cho sự tụt hậu của những cơ quan tuyên truyền.

Cho đến khi bài viết của tôi bị rút xuống khỏi tờ báo Một Thế Giới, tôi không ngờ mình lại có thể bước vào “tổ vạn like” trên facebook sau khi quyết định đưa lại bài viết này lên facebook cá nhân.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Nghệ sĩ Kim Tuyến: "Tôi chọn tự do và không hối tiếc"


TuanKhanh - Tình cờ gặp được chi Kim Tuyến, một trong nghệ sĩ tài danh của giới biểu diễn miền Nam trước 1975. Dù ở trong các tuồng diễn của gánh hát Kim Chung hay Dạ Lý Hương, thì cái tên Kim Tuyến luôn đứng cùng với Hùng Cường, Tấn Tài, Thanh Hải… Khán giả của thập niên 60 luôn đánh giá tài năng của chị không khác gì Ngọc Giàu, Bích Sơn, Phượng Liên, Thanh Thanh Hoa… Giọng hát và lối trình diễn của chị là sự thu hút đặc biệt trên sân khấu của Sài Gòn. Nhưng có lẽ cũng vì vậy mà chị gặp không ít khó khăn sau tháng 4-1975 bởi chọn lựa của mình.

Tháng 7/2016, chị Kim Tuyến có kể về cuộc gặp giữa chị và nghệ sĩ Kim Cương. Giữa trùng phùng đó, người nghệ sĩ của Little Saigon đã bất ngờ bật ra câu hỏi với nghệ sĩ Kim Cương rằng vì sao bà lại là một cán chính nằm vùng.

Câu hỏi đó, cũng bật tung cánh cửa quá khứ, mở ra những điều âm ỉ chưa ai nói hết. Lịch sử ghi lại vô số những dữ kiện lớn lao, nhưng đôi khi vẫn thiếu những câu chuyện đời mà khiến ai nấy đều phải trầm ngâm suy nghĩ. Ngày chiến tranh ấy xa rồi, nhưng có những vết thương không bao giờ có thể lành.

Về nghệ sĩ Kim Cương, thật mới mẻ khi nghe kể lại qua lời của một đồng nghiệp – mà hơn nữa là mặt đối mặt chứ không phải là chuyện thêu dệt. Trong chuyện kể ấy, nghệ sĩ Kim Cương đã ngại ngùng ra đi, để tránh phải trả lời nghệ sĩ Kim Tuyến. Cuộc đời, quả thật khó ngờ hôm nay và mai sau. Cũng ít ai biết, trong những tháng ngày của chế độ mới, nhiều người kể rằng nếu không có ông Võ Văn Kiệt lên tiếng bênh vực thì bà Kim Cương cũng đã gặp nhiều búa rìu từ các cán bộ bảo thủ thâm căn – coi bà Kim Cương cũng cùng một loại “văn hóa đồi trụy”, không nên sử dụng trong chế độ XHCN.

Cám ơn chị Kim Tuyến, một nghệ sĩ tài danh và là một người thẳng thắn kể lại mọi thứ trong bài phỏng vấn dưới đây. Những gì chị nói ra, sẽ là phần tham khảo sống động nhất cho thế hệ mai sau về sân khấu, con người và cuộc đời của Sài Gòn trong ký ức của những ai yêu thương nơi chốn ấy.

Tôi giữ lại câu chuyện này với sự tôn trọng người kể, với tư cách hậu bối, và cũng sẳn lòng dành thời gian với với những ý kiến cải chính khác gửi đến, trong tinh thần sẳn sàng rộng đường dư luận. Trân trọng.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

Ngư dân Hà Tĩnh: Từ giờ đến chết tui cũng không tin cộng sản nữa



Vì Dân - Danlambao – Anh Mai Văn Đình, một ngư dân Hà Tĩnh đã nói như vậy trong cuộc phỏng vấn với blogger Vì Dân liên quan đến sự kiện cá chết hàng loạt tại miền Trung.

Báo Hà Tĩnh nói láo

Trước đó, vào ngày 28/07/2016, tờ báo thuộc cơ quan đảng bộ đảng CSVN Hà Tĩnh đã đăng một bài phóng sự của phóng viên Kiều Minh – Vũ Huyền, trong đó có đoạn: “Biển Hà Tĩnh đang hồi sinh”, “hải sản đã sinh sôi mạnh”, “cá nhiều vô kể”… (*)

Tôi xin khẳng định rằng, các phóng viên báo này đã lừa ngư dân Hồ Xuân Định tạo dáng chụp hình để tuyên truyền giả dối và mị dân. Trên thực tế, không bao giờ có chuyện người dân Kỳ Anh cho con cái xuống tắm biển Vũng Áng, Kỳ Anh.

Tôi cũng muốn nói với các anh chị rằng chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, thời đại này không có chổ cho những lời mị dân. Người dân không phải con lừa. 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Cư An Tư Nguy - Muốn sống trong hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh

Thạch Đạt Lang - Danlambao - Tiếng La-tinh có một thành ngữ: "Muốn sống trong hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh" (Si vis pacem para bellum) - Dịch ra tiếng Việt một cách ngắn gọn là Cư An Tư Nguy (Muốn sống bình yên phải lo chuyện bị hiểm nguy) - bốn chữ này cũng được chọn, ghi trên huy hiệu trường huấn luyện sĩ quan trừ bị Thủ Đức - Trường đào tạo sĩ quan trung đội trưởng của quân lực VNCH trước năm 1975.

Thành ngữ này xuất phát từ câu nói lịch sử được Marcus Tullius Cicero phát biểu trong quốc hội Rome năm 43 trước Tây Lịch (43rd BC: Before Christ) khi nói đến sự nguy hiểm của việc ký kết hòa ước với Marcus Antonius (người yêu của nữ hoàng Cleopatra).

Cha ông chúng ta, ở vào thời điểm Marcus Tullius Cicero phát biểu câu nói trên, dù cách xa Rom hàng chục ngàn cây số, chắc cũng có một quan niệm tương tự như vậy về hòa bình và chiến tranh, cũng như an ninh, độc lập, tự chủ của dân tộc, đất nước. Chính vì thế tiền nhân chúng ta, các thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần mới có thể bảo vệ được bờ cõi suốt chiều dài lịch sử hơn 4.000 năm, trước một anh láng giềng khổng lồ tham lam, gian ác, nham hiểm lúc nào cũng có dã tâm xâm chiếm, nuốt chững nước ta.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Khởi tố Formosa Hà Tĩnh và các tác nhân gây hại liên hệ

Cao-Đắc Tuấn - Danlambao - Tóm Lược: Việc khởi tố công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (FHTS) và các tác nhân gây hại liên hệ, cả về hình sự lẫn dân sự, cần phải được thực hiện nhanh chóng để đem lại công lý cho cuộc tàn phá môi trường tệ hại nhất trong lịch sử Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có đủ cơ sở để khởi tố FHTS và các kẻ gây hại liên hệ dựa vào các Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự, Bộ Luật Dân Sự, và Bộ Luật Bảo Vệ Môi Trường đang có hiệu lực. Nhóm cầm quyển cộng sản (NCQCS) tại Việt Nam không có cách nào hơn là phải tiến hành việc khởi tố FHTS và các kẻ gây hại liên hệ và giúp đỡ dân khởi kiện đòi bồi thường ̣để đem lại công lý cho mọi người

Sau một ngày lặn xuống biển tại một cảng của công ty Formosa Hà Tĩnh Steel (FHTS), anh Lê Văn Ngày, 44 tuổi, thợ lặn của công ty cổ phần và Xây dựng và Cung ứng lao động Quốc tế Nibelc, từ trần trên đường tới bệnh viện sau khi có triệu chứng đau ngực và khó thở vào ngày 24 tháng 4 năm 2016 (Thanh Niên 2016a; Tuổi Trẻ 2016). Các đồng nghiệp của anh cũng than phiền về các triệu chứng tương tự sau khi lặn xuống gần nơi xả thải ra biển tại FHTS. Năm thợ lặn của công ty Nibelc sau đó phải vào bệnh viện vào ngày 26-4-2016 (Thanh Niên 2016a; Tong 2016; Tuổi Trẻ 2016).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Dân bị đánh đập vì phản đối doanh nghiệp xây dựng nhà máy khi chưa đền bù

Lễ khởi công xây dựng nhà máy xi măng Sông Lam. Courtesy of vissaigroup.vn
Hoàng Dung - RFA - Thêm một dự án xây dựng chính quyền giao đất cho doanh nghiệp xây dựng nhà máy, trong khi doanh nghiệp chưa đền bù cho dân, dân phản đối nhà máy xây dựng thì chính quyền lại huy động một lực lượng lớn công an đánh dân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê

Tuấn Khanh - Sự kiện tin tặc Trung Cộng tấn công vào hệ thống IT của phi cảng Tân Sơn Nhất và Nội Bài, ngày 29/7, như có một luồng ánh sáng chớp lóe lên trong suy nghĩ của hàng triệu người dân Việt. Hy vọng thay, đó là khoảnh khắc sẽ thức tỉnh được nhiều con người về hiện trạng đất nước.

Có lẽ, bất kỳ ai vẫn lớn tiếng kêu to rằng đừng quan tâm chính trị, hãy chỉ lo làm ăn – làm giàu, và hãy cứ phó mặc cho Nhà nước giải quyết mọi chuyện, lúc này sẽ phải dành chút ít thời gian nghĩ về thân phận của mình và gia đình mình. Trên các chuyến bay của ngày 29/7, một nhà triệu phú hay một người nghèo khó đều có thể bỏ xác ngay trên đất nước mình trong niềm tin cố thơ ngây phi chính trị ấy. Có hơn 400.000 hành khách đã bị ảnh hưởng như vậy từ hành động cảnh cáo của nhóm tin tặc 1937cn, do Bắc Kinh tài trợ và nuôi dưỡng, mà bên cạnh đó, có những lời tố cáo cho biết các thành viên của nhóm này đã xâm nhập từ lâu vào hệ thống IT của Việt Nam. Dĩ nhiên, còn chưa tính tới việc có ai đó là kẻ phản bội và bán đứng các thông tin quan trọng cho giặc phương Bắc.

Nhưng vì sao, giữa vô vàn thống khổ lâu nay của quê hương – từ nạn bauxite đang giết dần mòn Tây Nguyên, từ biển và đảo đang mất dần, ngư dân bỏ mạng trên biển và tuyệt vọng trên bờ, cho đến những dự án nguy nga giả tạo xây lên để tạo ra ngân khoản rút rỉa mồ hôi nước mắt nhân dân, những cuộc cưỡng chiếm đất đai của nông dân như bọn thổ phỉ chiếm đóng – chuyện mất an ninh mạng của các phi cảng Việt Nam lại gây chấn động như vậy?
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Formosa: Cùng nhau lợi dụng lỗ hổng pháp luật

Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều 30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh. AFP



Nam Nguyên - RFA - Báo cáo Quốc hội về thảm họa môi trường 4 tỉnh ven biển miền Trung, Chính phủ thừa nhận có sự lợi dụng lỗ hổng pháp luật về đầu tư cũng như xây dựng và môi trường trong dự án Formosa. Bên cạnh đó Chính phủ cũng giảm số lượng người bị ảnh hưởng trực tiếp vì thảm họa Formosa.

Làm gì để phục hồi niềm tin của công chúng?

Thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bản báo cáo của Chính phủ về thảm họa môi trường ven biển miền Trung do Formosa gây ra đã tới tay các đại biểu Quốc hội hôm 26/7 vừa qua. Theo đó, Chính phủ nhìn nhận sự cố môi trường đã làm giảm lòng tin của người dân với Nhà nước. Trong bản báo cáo dài 23 trang do Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà ký tên và được phổ biến trên mạng, Chính phủ nhìn nhận:“Người dân nghi vấn về sự đúng đắn, đầy đủ của quá trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy ở Hà Tĩnh, giảm lòng tin vào khả năng của các cơ quan trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về môi trường.”
Chuyện bắt buộc đầu tiên phải là pháp luật và tôi đề cao chuyện đó, nếu không dùng pháp luật thì không một biện pháp nào có thể lấy lại niềm tin được. -LS Lê Văn Luân
Trả lời chúng tôi vào tối 28/7, đáp câu hỏi qua thảm họa Formosa Nhà nước Việt Nam có thể làm gì để phục hồi niềm tin của công chúng, Luật sư nhân quyền Lê Văn Luân từ Hà Nội phát biểu:
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam