Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Giáo dục – Việt Nam và Na Uy

Di Nguyễn - Khi so sánh giữa giáo dục Việt Nam với giáo dục ở các nước dân chủ phương Tây, các ý thường nói là, cách dạy ở Việt Nam có quá nhiều kiến thức chết, chuyên nhồi sọ và khuyến khích học vẹt, ít thực hành, thiếu kỹ năng sống, quá chú trọng các môn tự nhiên mà không quan tâm các môn xã hội, không khuyến khích tự do sáng tạo và suy nghĩ có tính phê phán… Những điều ấy nhìn chung ai cũng biết.

Trong bài này tôi sẽ viết chuyện khác.

Một trong những khác biệt dễ nhận thấy nhất là, khác Việt Nam, hệ thống giáo dục của Na Uy không tập trung nhiều vào thi đua. Na Uy có trường công và trường tư, có trường giỏi hơn trường khác, nhưng không có trường chuyên, trường điểm ở cấp trung học, và không có bằng danh dự ở cấp đại học. Không có lớp chọn (tôi theo chương trình IB đã là đặc biệt rồi) dù có thể có lớp kèm thêm cho học sinh có khó khăn, không có sổ đầu bài, không có sao đỏ, không có thi đua giữa lớp này với lớp khác, không có tiết mục mỗi tuần chào cờ và xếp hạng thi đua các lớp… Trong lớp không chia thành tổ, phần vì học sinh ở Na Uy ít khi bị cố định chỗ ngồi, nên không có tổ trưởng và không có thi đua giữa các tổ với nhau.

Không chỉ thế, chuyện thi đua giữa học sinh với nhau trong lớp cũng gần như không có. Trong khi Việt Nam chia loại học sinh xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, và xếp hạng và tặng phần thưởng cho hạng nhất nhì ba, Na Uy không có. Không những thế, học sinh ở đây không biết điểm nhau, trừ phi hỏi và tự nói.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Chỉ xin được làm Người

Tuấn Khanh - Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ – những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.

Một bức thư khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”.

Tôi đọc bức thư này trong một buổi sáng Chủ nhật, trời âm u và đầy mây mù nặng nề. Khung trời Việt Nam thật khắc khoải. Những người thốt lên lời đau đớn ấy, không khác gì những sứ giả của khải huyền miệt mài cảnh báo dấu hiệu chuỗi tận thế Ragnarok đang đến, nhưng tiếng nói của họ yếu ớt và chìm vào thời đại hỗn mang. Nhất là khi tôi đi ngang sân của Nhà Văn hóa Thanh Niên ở Sài Gòn, tiếng micro của người dẫn cuộc vui được đáp lại bằng những tràng hô rất to hoan hỉ. Quả thật, hiện thực của một dân tộc như đang chết sặc, lịm dần trong lịch trình giáo dục thờ ơ, hoan lạc xếp đặt.

Thư ngỏ cùng kêu gọi ký tên chống lại Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen chỉ cần có 1500 người tham gia. Thế nhưng các chữ ký đến chậm từng ngày, nó khác biệt làm sao, so với các cuộc vui mông muội mà hàng ngàn người nô nức ghi danh. Khác biệt với một sản phẩm thời thượng đắt tiền ra mắt mà trong tích tắc quá tải đến mức phải khóa sổ.

Tôi ký tên vào thư ngỏ này, với tư cách của một công dân còn tỉnh táo, nhưng lại quá tỉnh táo để tự vấn rằng lá thư này sẽ đến đâu, và ai sẽ đọc nó, hoặc ai sẽ thức tỉnh được phần người trong mình để nhận ra đất nước này đang chuồi dần vào lộ trình tận diệt Ragnarok bởi bọn trọc phú và quan lại điên cuồng trong dục vọng cưỡng đoạt quê hương?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

So sánh giữa vụ khủng bố 9-11 của Al Qaeda tại Mỹ và vụ khủng bố của cộng sản Bắc Việt vào dịp Tết Mậu Thân


Nguyễn Trọng Dân - Cả hai vụ khủng bố 9-11 tại Mỹ và khủng bố Tết Mậu Thân đều có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cả hai vụ này đều xảy ra một cách hết sức bất ngờ và có tính toán. Thứ nhì, cả hai vụ khủng bố đều đem đến thiệt hại nặng nề về nhân mạng cho thường dân và thứ ba, tất cả các nạn nhân đều chết một cách rất thảm khốc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Chùa Liên Trì bị tấn công, hoà thượng Thích Không Tánh phải nhập viện cấp cứu

Chùa Liên Trì - một trong số ít những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ảnh: Nguyễn Nữ Phương Dung


Danlambao - Sáng ngày 8/9/2016, nhà cầm quyền CSVN đã huy động lực lượng công an đông đảo kéo đến tấn công và cưỡng chiếm chùa Liên Trì - một cơ sở tôn giáo đã hiện diện hơn 70 năm thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, toạ lạc tại phường An Khánh, Quận 2, Sài Gòn.

Trong lúc cưỡng chế, nhiều sư thầy có mặt tại chùa cũng đã bị công an dùng vũ lực bắt lên xe đưa đi giam lỏng. Hoà thượng Thích Không Tánh - trụ trì chùa Liên Trì sau đó đã phải nhập viện cấp cứu.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Vì sao TBT Nguyễn Phú Trọng khó xử lý được ông Trịnh Xuân Thanh?

Ông Trịnh Xuân Thanh khi ở PVC - MT. Photo courtesy of doisongphapluat.com

Blogger Kami - Ngày 7/9/2016 truyền thông nhà nước đưa tin nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh đã xin ra khỏi Đảng CSVN. Theo đó, ông Trịnh Xuân Thanh nói ông xin ra khỏi Đảng vì lý do "không tin vào sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Cùng thời điểm đó trên mạng internet cũng xuất hiện tài liệu ba trang, được cho là báo cáo của ông Trịnh Xuân Thanh gửi Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Chỉ trích Tổng bí thư và ra khỏi Đảng

Theo báo Thanh Niên cho biết, ngày 4/9/2016 ông Trịnh Xuân Thanh đã bất ngờ gọi điện thoại cho một phóng viên của tòa báo này ở Cần Thơ. Sau khi trình bày nhiều nội dung nhằm giải trình và kêu oan sai trong những vấn đề liên quan đến bản thân mình như báo chí thông tin, thì ông Thanh cho biết đã làm đơn xin ra khỏi Đảng và đã gửi đến các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng như Tỉnh ủy Hậu Giang.

Vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh là mối quan tâm lớn của Đảng CSVN và dư luận, nên thông tin của báo Thanh Niên đưa ra cho thấy là có cơ sở. Tôi cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh còn tự do để viết ba lá đơn như dư luận đã đọc, vì chỉ có ông Thanh mới biết rõ các chi tiết về những quan hệ của cha của ông, Trịnh Xuân Giới với đảng và với cá nhân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

Câu hỏi "Bây giờ ông Trịnh Xuân Thanh ở đâu?" cũng không khó để trả lời, vì ông Thanh đang là đối tượng điều tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương và Tổng Cục An Ninh 2 của Bộ Công An, nên khó có thể đi khỏi Việt Nam, dù có muốn.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Từ Formosa Hà Tĩnh đến HSG Cà Ná


Câu chuyện biển nhiễm độc, hải sản chết hàng loạt ở biển Bắc miền Trung bởi một cú xả nước rửa ống của Formosa Hà Tĩnh dường như chưa hề nguội trong nhân dân thì liền sau đó, biển Nam miền Trung cũng chuẩn bị đón thêm một mối họa bởi tập đoàn Hoa Sen Group chính thức đầu tư xây dựng nhà máy luyện cán thép với công suất 16 triệu tấn mỗi năm.

Ngoài ra, bời biển Cà Ná còn gánh thêm 25 cụm cảng và hàng loạt công trình khác. Xem như bờ biển này chính thức bị công nghiệp hóa.

Và chẳng biết chuyện gì xảy ra tiếp theo. Người quan tâm chỉ nhớ một điều là trước đây, bài phát biểu trong buổi khởi công xây dựng Formosa, Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng nói như đinh đóng cột rằng bảo đảm công nghệ xử lý nước thải của Formosa hiện đại hàng đầu thế giới.

Và cái hiện đại hàng đầu thề giới mà Thủ tướng Dũng nói đó cũng rất rõ ràng, vì nó quá hiện đại nên xả một phát súc ống thì cả biển miền Trung đi toi! Giờ biết kêu ai, ông Dũng về hưu, bận “làm người tử tế” rồi!

Tới lượt ông Phúc, ông cũng tuyên bố như đinh đóng cột là phải đảm bảo xử lý nước thải để làm sao “cá có thể bơi được trong nước thải”! Hay nói như một lãnh đạo Cộng sản là nước thải có thể múc lên rửa mặt được, rửa rau và luộc rau được. Xin lỗi, đây chỉ là tư duy của các lãnh đạo Cộng sản, kiểu tư duy của Phạm Văn Đồng rằng một ký rau muống có hàm lượng chất bổ ngang với một ký lô thịt bò.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Dự án thép Hoa Sen Cà Ná - dấu ấn Nguyễn Xuân Phúc?

Mẹ Nấm - Mặc dù dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận đang ở bước đầu thẩm định nhưng trong buổi họp cổ đông bất thường sáng ngày 6/9/2016, ông Lưu Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã khẳng định khẳng định “cuối năm 2017 sẽ có thép bán.” Cơ sở nào để ông Vũ tuyên bố như vậy? Và dự án thép Hoa Sen (Cà Ná) liệu có phải là một “chủ trương lớn” nhận được sự đồng thuận từ Bộ Chính trị hay không?

Phát biểu trước các cổ đông của tập đoàn HSG, ông Lê Phước Vũ nói về dự án như sau: “khi nào Chính phủ cho làm, tỉnh Ninh Thuận cho làm thì chúng ta làm”. Tuy nhiên, vị chủ tịch tập đoàn này còn khẳng định sau đó: “Chúng tôi đang yêu cầu tỉnh Ninh Thuận khẩn trương đền bù, giải tỏa mặt bằng” (1) 

Trong hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 tại Ninh Thuận đích thân ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự và chỉ đạo hội nghị và công khai "hoan nghênh cam kết của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ khi đầu tư vào Ninh Thuận là nếu để xảy ra vi phạm môi trường thì sẽ đóng cửa nhà máy, nộp toàn bộ tài sản cho Nhà nước" (2). 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Hội đồng Liên tôn Việt Nam lên án nhà cầm quyền


Cát Linh - Hội đồng Liên tôn Việt Nam vừa ra tuyên bố lên án chính sách đàn áp tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 71 năm cầm quyền. Tuyên bố ký hôm 30 tháng 8 vừa qua.

Mục đích

Theo nội dung của bản tuyên bố do Hội đồng Liên tôn Việt Nam đưa ra để nói về thực trạng tôn giáo trong nước trong 71 năm qua cho biết, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là những thế lực thù nghịch, các giáo hội là những thành phần cần phải tiêu diệt.

Linh mục Phe-ro Phan Văn Lợi, thành viên của Hội đồng liên tôn Việt Nam cho biết trong 71 Đảng Cộng sản đặt quyền cai trị lên đất nước, thì các tôn giáo là lực lượng luôn gây những lo lắng cho nhà cầm quyền. Theo linh mục, lý do vì tôn giáo là những thế lực tinh thần và là một sự cản trở đối với ách độc tài của Cộng sản, với chế độ vô luật và vô luân. Chính vì vậy, nhân dịp này Hội đồng liên tôn Việt Nam muốn nhìn lại 71 năm qua và những điểm chính, nhất là đối với thời điểm hiện tại, Đảng Cộng sản đã làm gì đối với các tôn giáo.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Sinh viên Sư Phạm gây ấn tượng với thông điệp “Con Sâu Gặm Tiền” ám chỉ “CSGT” trong cuộc thi SV 2016

Các sinh viên trường đại học Sư Phạm Hà Nội đã gây ấn tượng khi ám chỉ “CSGT” là “Con Sâu Gặm Tiền” trong chương trình truyền hình SV 2016 - một sân chơi khá nổi tiếng dành cho sinh viên cả nước.

Trong tập 9 phát sóng ngày 28/8/2016, các sinh viên Sư Phạm Hà Nội đưa ra câu đố liên quan đến đề tài chống tham nhũng, với hình ảnh gợi ý là 2 con sâu bên cạnh một đồng tiền bị đục khoét. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Sẽ không còn một quan chức nào an toàn. Thời thế đảo điên. Chuyện gì cũng có thể xảy ra!

Phạm Chí Dũng - Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Thậm chí với một số “đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị”, phương án chuyển đổi chỗ ngủ đêm có thể trở thành một nhu cầu chính trị - tương đương với nhu cầu ăn uống.

Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp - những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng.

Bây giờ thì không còn quan chức nào an toàn. Nghe nói trước vụ thảm sát Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh còn dự họp với dàn lãnh đạo tỉnh và xưng hô với nhau theo đúng điệu “đồng chí”. Nhưng những phát đạn lạnh lùng và quả quyết sau đó đã xác quyết ranh giới cuối cùng: tình đồng đội và từ “đồng chí” xưng hô cửa miệng với nhau đã bị hất tuột vào vô thức, để thay bằng một ý chí sẵn sàng thanh trừng và diệt trừ nhau. Điều được gọi là “nhân học chính trị” ở Việt Nam đã tiệm cận giới hạn bùng nổ súng đạn.

Thảm sát Yên Bái: Điềm rất xấu về cuộc khủng hoảng mới trong đảng
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Chào đón anh Mười Thôn

Phạm Đình Trọng - Anh Mười Thôn là cựu giám đốc sở Tư pháp Tp. HCM Võ Văn Thôn. Ngày 26.8.2016 cựu giám đốc ngành tư pháp ở thành phố lớn nhất nước Võ Văn Thôn đã tuyên bố từ bỏ đảng sau 51 năm là đảng viên cộng sản.

Sinh ở quê Gò Công Đông nhưng anh Mười Thôn đã để lại tất cả năm tháng cuộc đời học hành, hoạt động chính trị, làm việc, cống hiến ở thành phố Sài Gòn. 

Hoạt động chính trị do những người cộng sản móc nối, giao nhiệm vụ từ năm 1957. Và một cuộc đời đẹp, một tên tuổi lịch sử đã đưa Mười Thôn trở thành người cộng sản. Năm 1965, bí thư ban cán sự sinh viên học sinh khu Sài Gòn - Gia Định Hồ Hảo Hớn là một trong hai người giới thiệu và bảo đảm cho anh sinh viên luật khoa Võ Văn Thôn vào đảng cộng sản.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Sự thật về "Cách mạng tháng 8" và ngày "Độc Lập" 2 tháng 9


Đại Nghĩa - Đã 71 năm qua lịch sử Việt Nam bị người cộng sản đánh tráo một cách trắng trợn làm cho nhiều người được sinh ra và lớn lên trong thời gian này chỉ học và nghe theo sự tuyên truyền sai lạc nên đã ngộ nhận về lịch sử của dân tộc mình. CSVN chỉ khoác lác bịa ra những chiến tích hào hùng chống Tây chống Mỹ mà không dám nhắc đến truyền thống anh hùng bất khuất của tổ tiên ta đã từng đánh đuổi quân xâm lược Bắc kinh. CSVN không dám nhắc đến sự tàn ác của giặc Tàu trong suốt thời gian đô hộ đất nước ta như thế nào. CSVN đã ru ngủ người dân Việt một lòng hữu hảo với “đồng chí” láng giềng 16 chữ vàng và 4 tốt, trong khi bọn chúng đang lăm le chiếm lấy nước ta một lần nữa.

Lịch sử Việt Nam bị cộng sản dối lừa như thế nào xin nghe “Nhà sử học Hà Văn Thịnh nói về Hồ Chí Minh” trả lời phỏng vấn của nhà báo Mặc Việt Hồng trên báo điện tử Đàn Chim Việt chua chát nhận rằng:

“Tôi nói thật với chị, lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm, với Pháp và Mỹ mà Việt Nam không thua trận nào là không thể chấp nhận được…

Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đã viết trên báo Lao Động năm 2005, ‘Lịch sử theo trang sách học trò’, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, đó là điều đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”. (DanChimViet online ngày 19-5-2010)

71 năm qua lịch sử Việt Nam đã bị cộng sản đã cố tình bưng bít, ngày hôm nay những đảng viên trí thức lão thành đã vượt qua sợ hãi, với tư cách là những chứng nhân của lịch sử, họ đã can đảm nói lên sự thật cho người đời nay cũng như con cháu đời sau sẽ không còn bị CSVN lừa phỉnh nữa.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Nữ dân biểu Canada gốc Việt và nhân quyền Việt Nam

Ảnh chụp sau khi bà Vũ Minh Khánh (thứ ba từ phải) trình bày trước Quốc hội Canada trường hợp chồng mình là luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị cầm tù ở Việt Nam. Bà Anne Quach Minh Thu là người thứ hai từ trái sang. Ảnh do bà Anne Quach Minh Thu cung cấp.

Kính Hòa - Vào tháng Sáu năm nay, bà Vũ Minh Khánh vợ của tù nhân chính trị Luật sư Nguyễn Văn Đài có mặt tại quốc hội Liên bang Canada để trình bày về trường hợp của chồng mình. Giúp đỡ bà Khánh trong các cuộc gặp mặt các giới chức Canada có nữ dân biểu trẻ tuổi Anne Quach Minh Thu. Bà Anne Quach Minh Thu là thành viên đảng Tân dân chủ của Canada, năm nay 34 tuổi, được bầu làm Hạ nghị sĩ liên bang hai lần, năm 2011 và 2015. Cha mẹ bà là người Việt Nam đến Canada tị nạn sau biến cố 1975.

Từ Canada bà Anne Quach Minh Thu dành cho Kính Hòa một cuộc trò chuyện về nhân quyền Việt Nam .
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

18 tổ chức XHDS kêu gọi khởi kiện Formosa

Thảm họa quốc gia về ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường. AFP



Kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa

Formosa cho đến nay vẫn được chính phủ cho phép hoạt động sau khi đồng ý chi trả số tiền 500 triệu đô la cho hành vi xả thải bất hợp pháp gây thảm họa môi trường cho 4 tỉnh miền Trung. Tuy nhiên số tiền tượng trưng này không thể bù đắp những thiệt hại to lớn về môi trường cũng như kinh tế của từng gia đình tại khu vực nó gây tai họa. Từ bức xúc này 18 tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam đã gửi thư kêu gọi cộng đồng hợp sức khởi kiện Formosa để đòi lại quyền lợi chính đáng mà Formosa phải trả.

Bức thư đề ngày 30 tháng 8 có chữ ký của đại diện 18 tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động tại Việt Nam trình bày diễn tiến mà công ty gang thép Formosa tại Vũng Áng đã gây ra cho người dân cũng như môi trường và các di lụy khác.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bay bổng không đúng lúc...


Mai Tú Ân - Thủ tướng Việt Nam có lẽ đang hào hứng lắm với những công việc của chính phủ nên ông đã liên tiếp phát ngôn những mỹ từ khoa trương, tối nghĩa và bay bổng hoàn toàn không đúng lúc.

Dĩ nhiên thủ tướng có quyền bay bổng và nên bay bổng nhưng đó là trong trường hợp thành công, thắng lợi của chính phủ và người dân thì hạnh phúc no đầy kia. Chứ trong khi môi trường đang xuống cấp thảm hại và chính phủ làm việc không được lòng dân, cũng như chưa có biện pháp khả dĩ nào có thể loại trừ được thảm họa Formosa gây ra cho người dân miền Trung thì ông phát pháo những câu nói thật khó hiểu, mà không phải người dân nào cũng hiểu:
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Đi hay ở : Bi kịch của một quốc gia


Nguyễn Quang DyQuyền tự do cư trú và di cư là quyền chính đáng của mọi công dân, là chuyện bình thường của mọi xã hội. Nhưng hiện tượng nhiều người bỏ đất nước ra đi ồ ạt như hiện nay tại Trung Quốc và Việt Nam là chuyện bất bình thường. Nó phản ánh não trạng bất an của cộng đồng và thực trạng bất ổn của đất nước. Tại sao người ta không ở lại để lên tiếng phản biện và góp phần đổi mới thể chế và phát triển đất nước? Câu chuyện đi hay ở không chỉ là bi kịch, mà còn là thảm họa quốc gia. Phải đổi mới thể chế trước khi quá muộn.  
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Rối loạn tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu nhuộm Yên Bái


Nguyễn Trọng Dân - Phe phái Nguyễn Phú Trọng cần phải loại Phạm Duy Cường ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II "hạ nhiệt" bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bới móc điều tra sự hối lộ của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm càng tốt - chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần...
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Hãy cứ tàn phá đi, khi còn có thể

Phạm Thanh Nghiên - Nhìn những bức hình bọn trẻ miền Trung nheo nhóc này, tôi lại nhớ đến lũ trẻ trong tù. Nhớ thằng Khoai Tây, thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin... Nhớ cả những đứa còn đỏ hon hỏn nằm chen chúc với mẹ trong buồng giam mà tôi chưa kịp hỏi tên.

Có những điều rất khác giữa những đứa trong tù và những đứa ở ngoài, tất nhiên rồi. Nhưng, chúng có một thứ chung, chung lắm: tương lai. Cái thứ tương lai mà nghe nhắc đến bố mẹ chúng rùng mình và người đời thì ái ngại. Còn lũ chúng, chưa đủ lớn để biết đau, biết khổ, để thấy cái thăm thẳm của đời người trước mặt.

Thằng Phê, con Bống, thằng Luân, thằng Bin, thằng Khoai Tây hay nhiều đứa khác không biết đến que kem chừng nào mẹ nó chưa được tha. Chúng quen với những bộ quần áo kẻ sọc, thứ mà người lớn sợ hãi và ghê tởm. Đời cũng có thể ban cho chúng một cuộc sống ra sống, cũng có thể lại xô đẩy đến vết đời như cha mẹ chúng. Cái vòng luẩn quẩn của nhà tù khi chúng mở mắt đã thấy, biết đâu lại thành nơi ăn chốn ở khi trưởng thành? Dám lắm chứ, ai mà biết được.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Nhận 500 triệu đô của Formosa để “bồi thường” gạo mốc cho dân


Vì Dân - Đây là hình ảnh về đống gạo mốc mà chính quyền Hà Tĩnh "hỗ trợ" cho dân biển miền Trung.

Cô Mai Thị Vinh, một nguời dân tại Vũng Áng nhắn nhủ chính quyền cộng sản Việt Nam: "Dân người ta bầu người tài người đức chứ đâu phải bầu thằng ngu thằng ngơ nào đâu! Nếu đảng làm được thì làm, hổng được thì từ chức hết đi!"
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Hai thanh niên Khánh Hòa nhận án tù vì tuyên truyền chống nhà nước


An Tôn - VOA - Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa hôm 23/8 đã xét xử sơ thẩm hai nhà hoạt động nam có tên Nguyễn Hữu Thiên An, 31 tuổi, và Nguyễn Hữu Quốc Duy, 21 tuổi, về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự.

Tòa đã tuyên án 3 năm tù giam đối với Nguyễn Hữu Quốc Duy, và 2 năm tù giam đối với Nguyễn Hữu Thiên An. Hai người này là anh em họ và đều đăng ký thường trú ở thành phố Cam Ranh.

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, cáo trạng của Viện Kiểm sát Khánh Hòa cho rằng tội của An là “thường xuyên truy cập các trang web phản động có những thông tin nói xấu nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và hồi giữa tháng 4 năm ngoái An “đã dùng sơn vẽ khẩu hiệu phản động” trên tường của một trụ sở công an phường ở thành phố Nha Trang.

Thông tin từ giới hoạt động vì dân chủ ở Việt Nam cho hay An đã hưởng ứng phong trào xịt sơn lên bảng, tường ở các nơi công cộng cụm ký tự #ĐMCS.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam