Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Những bí ẩn trong vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke ngày 01.11.2016

Thạch Đạt Lang - Vụ hỏa hoạn tại quán Karaoke vào khoảng 2 giờ chiều ngày 01.11.2016 trên đường Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy, Hà Nội làm thiệt mạng 13 người. Theo danh sách được công bố trên mạng internet cũng như báo chí chính thống của chế độ, 12 trong số 13 người bị thiệt mạng là cán bộ từ cấp phó phòng của cấp sở trở lên, sau khi thi mãn khóa lớp học bồi dưỡng chính trị cao cấp tại học viện chính trị quốc gia, rủ nhau đi liên hoan bằng một màn hát hò Kara thì ôkê! (1)

Không bàn đến thái độ dửng dưng, thậm chí là hả hê, thích thú kèm theo lời nguyền rủa của người dân đối với nạn nhân, chỉ thắc mắc là tại sao một tai nạn hỏa hoạn như vậy lại được sự lưu tâm của Hoàng Trung Hải, phó thủ tướng kiêm bí thư thành ủy Hà Nội? Ông Hải tuyên bố:

- “Đây là sự cố rất đáng tiếc và nghiêm trọng, cơ quan công an đang tiến hành điều tra nếu cần sẽ khởi tố vụ án”.

Thường trực TP sẽ có cuộc họp đột xuất về vụ này. “Tôi muốn khẳng định đã xảy ra cháy chết người thì trách nhiệm quản lý bao giờ cũng có. Như tôi là trách nhiệm của lãnh đạo TP”

Phải chăng vì trong số 13 nạn nhân, 12 người là cán bộ trung cấp của đảng, đầy tớ của nhân dân nên ông Hoàng Trung Hải phải lên tiếng? Nếu đúng thế thì làm đầy tớ dưới chế độ CSVN sướng hơn làm chủ rất nhiều. Được ăn, được nói, được gói mang về, vừa có quyền, vừa có tiền, chết vì “tai nạn” lại được “trùm đầy tớ” quan tâm, lo lắng. Trong khi vụ xả lũ ở Hố Hô chết 40 người chủ của đất nước, không thấy công an Hà Tĩnh, cán bộ của sở công thương Hà Tĩnh, bộ công thương “vào cuộc”, cũng không thấy Nguyễn Xuân Phúc hay Hoàng Trung Hải yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm. Đầy tớ xả lũ đúng quy trình chết 40 người chủ, ít ngày sau lại tiếp tục xả lũ cho chủ chạy hụt hơi, bơi mệt nghỉ, trèo lên mái nhà ngồi.

Trở lại vấn đề. Theo những hình ảnh phổ biến trên mạng thì mặt tiền của 4 căn nhà cao 8 tầng bị thiêu rụi hoàn toàn. Không cần phải là một thám tử, nhân viên điều tra, một người bình thường có thể tự hỏi: -Lý do nào một đám cháy lớn như vậy với 13 người bị thiêu sống, trong đó 12 là cán bộ đảng CSVN đang liên hoan ca hát Karaoke lại chỉ nằm ở tầng 5 của một tòa nhà trên đường Trần Thái Tông quận Cầu Giấy? Phải chăng đây là một vụ thanh toán nhau vì ăn chia không đều, hay vì trả thù, rửa hận giữa các đồng chí với nhau hoặc để bịt miệng một vài người trong số các nạn nhân? Nhân vật duy nhất thoát khỏi đám cháy là ai trong số các cán bộ đi liên hoan?
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Đi Tới - Lũ lụt miền Trung: dân chúng bất tín nhiệm đảng cộng sản


Lũ  lụt Trọng Lú im re
Phúc, Quang ngậm miệng, Ngân khoe áo dài.

Trận lũ lụt lớn tại Miền Trung vừa qua đã phơi bày sự độc ác và đểu cáng của đảng CS: không kịp thời lo cho dân mà còn tịch thu tiền cứu trợ của dân, chận đánh, ném đá, dọa truy tố và làm khó dễ những người đi cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt... Việc đồng bào nhanh chóng gửi tiền cứu trợ qua các cá nhân, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự, cho thấy tình thương yêu đồng bào, đùm bọc lẫn nhau, vẫn đầy ắp trong tim người dân VN. Sự đóng góp và cứu trợ - không qua nhà cầm quyền và các tổ chức của CS - cho thấy dân chúng đã không còn tin đảng CS nữa. Năm 1975, khi quân VC tới đâu, đồng bào đã bỏ chạy về phía có Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - phía tự do dân chủ. Thế giới đã gọi đây là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” để lánh nạn cộng sản. Việc làm từ thiện của người dân VN hôm nay - không qua tay bạo quyền cộng sản - có thể được xem là một hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm đảng CS.

1. Trận lũ lụt lịch sử

Theo phát biểu của người dân Quảng Bình, đây là trận Lũ lụt lớn nhất trong vòng 100 năm qua. Trận lũ năm 2010 gây lụt lội lớn nhưng nước lên chậm, người dân kịp di tản và mang theo được tài sản, gia súc lên vùng đất cao lánh nạn. Năm nay, trận lũ lụt kinh hoàng hơn vì nhà máy thủy điện Hố Hô đã xả lũ với vận tốc 1.800m3/giây, từ độ cao 72m xuống đầu hàng ngàn dân dưới hạ lưu.

Việc xả nước thủy điện vào khoảng 10h đêm ngay trong cơn lũ lớn--mà không thông báo trước--làm lượng nước lũ tăng với sức mạnh và tốc độ khủng khiếp. Chỉ trong phút chốc, nước chảy xiết dâng cao đến nóc nhà khiến dân không kịp chạy lánh nạn vì đêm tối, tầu thuyền bị chìm cuốn ra khơi, người và gia súc chết thảm... Thậm chí Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủy điện Hố Hô ngưng xả nước 1 giờ cho dân kịp chạy, cũng không được chấp nhận. Trong 2 ngày đầu của trận lũ lụt, nhiều làng mạc từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên bị ngập lụt và chìm trong biển nước làm nhiều người bị chết và mất tích, hàng trăm ngàn ngôi nhà bị hư hại và ngập nước. Có nơi nước lên quá mái nhà. Có nơi nước lên cao 3,53m. Nhiều xã thôn bị cô lập, giao thông bị tê liệt. 

Vì lợi ích nhóm, nhà nước CS đã bảo vệ đập thủy điện Hố Hô bất chấp thiệt hại về nhân mạng và tài sản của dân. Uất ức trước việc xả nước thủy điện Hố Hô gây ra chết người và thiệt hại nặng về tài sản mà không bị truy tố, người dân than: “Mặc dù nhà máy thủy điện Hố Hô xả nước quá định mức cho phép, gây ra thiệt hại nặng nề cho dân, các quan chức nhà nước vẫn nói xả nước “đúng quy trình”. Cứ mỗi lần có khiếu nại, họ lại bảo “đúng quy trình”, người dân chẳng còn biết kêu cứu vào đâu.”

Người dân chỉ còn biết kêu than trong vô vọng. Trong hàng chục năm qua, bao nỗi oan khiên, bao đơn khiếu kiện của người dân oan đều bị đảng CS vứt vào sọt rác. Nạn nhân phải chờ đợi mòn mỏi trong vô vọng hoặc bị tù tội, đàn áp hết thập niên này tới thập niên khác. Người CS vẫn tiếp tục tự kiêu, đàn áp và lừa dối người dân. “Đảng viên CS mà tự nhận là thành thật và liêm khiết thì chẳng khác nào tú bà, đĩ điếm khai báo vẫn còn trinh.” Dân chẳng còn ai tin đảng CS nữa. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Viết Từ Sài Gòn – Cán bộ và dân, lửa và nước

Chưa bao giờ bản chất của nhân dân với cán bộ nhà nước lại trái ngược nhau như nước với lửa giống tình trạng hiện tại. Nói một cách nghiêm túc thì cán bộ là lửa, còn nhân dân là nước. Và trong một số trường hợp ngẫu nhiên lại có sự trùng hợp, thậm chí tương ứng đặc biệt trong chuyện dân là nước, cán bộ là lửa. 

Nhiều người nói đùa rằng cán bộ là lửa, đến chết cũng gắn với lửa, còn dân là nước nên đến chết cũng gắn với nước. Chuyện này mới gnhe thì có vẻ đùa cợt nhưng sâu xa của nó vẫn có cái gì đó hớp lý khó nói. Từ trước tới nay, những vụ chết nổi cộm, chết đình đám của cán bộ điều rơi vào tình trạng chết lửa, nếu không chết vì chó lửa (súng) khạc đạn như vụ cán bộ công an giao thông miền Nam xử nhau, vụ cán bộ cấp cao tỉnh ủy Yên Bái xử nhau thì cũng là cán bộ nguồn của đảng Cộng sản bị chết cháy trong quán karaoke. Và đặc biệt, cái chết vì lửa của cán bộ luôn gắn với thú vui đàn đúm hoặc những vụ ăn chia bất minh, bất sòng phẵng giữa họ với nhau. 

Ngược lại, cái chết của nhân dân, nếu nổi đình nổi đám thì chết vì nước, từ cái chết của các thợ lặn ở Vũng Áng, Hà Tĩnh do bị độc tố (Formosa thải vào biển miền Trung) cho đến những cái chết trôi, chết mất tích do lũ, mà chính xác hơn là do nước xả lũ của các thủy điện cuốn trôi. Mặc dù cái chết của nhân dân nổi cộm hơn, đau lòng và oan khiên hơn, nhưng cái chết của nhân dân nhanh chóng bị chìm như hòn cuội chìm xuống dòng nước. Ngược lại, những cái chết của giới quan chức, cán bộ lại được nổi lên như lửa rơm gặp gió. Đương nhiên, nổi không đồng nghĩa với việc được chia sẻ, đồng cảm hay thương cảm, có khi là nổi theo hướng ngược lại. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Trung Quốc là nước phá hoại nhiều nhất môi trường biển Đông

Một công trình Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông, ảnh chụp hôm 15/5/2014. AFP







Việt Hà - Chuyên gia quốc tế lên tiếng quan ngại về những hoạt động quân sự hóa và xây lấp các đảo nhân tạo và đánh bắt hải sản quá mức ở khu vực biển Đông thời gian qua vì cho rằng những hoạt động này đang tàn phá môi trường biển một cách nghiêm trọng và làm giảm đáng kể nguồn thủy sản trong khu vực.

Thiệt hại sẽ còn nhiều hơn nữa

Việt Hà phỏng vấn giáo sư John McManus, thuộc khoa sinh vật và sinh thái trường đại học Miami, Hoa Kỳ. Giáo sư là người đã có nhiều năm nghiên cứu về môi trường biển Đông tại các khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa qua hình ảnh vệ tinh và thực địa. Lần gần đây nhất ông đến thăm Trường Sa để chứng kiến những tác động của con người lên môi trường ở đây là vào tháng 2 năm nay. Trước hết nói về hiện trạng môi trường biển ở khu vực biển Đông, giáo sư McManus cho biết: 

GS John McManus: Những loài cá ở tầng đáy như cá mackerel, cá ngừ, tất cả đều đang bị nguy hiểm. Đối với những loại cá từ rạn san hô thì đã có một số loài hoàn toàn biến mất. Đó là điều tôi chứng kiến khi tôi đến đây. Thay vì thấy những con cá lớn thường có ở đây tôi chỉ thấy một vài loại cá nhỏ như 7 cm hoặc 10 cm bơi qua các rạn san hô. Đây là một dấu hiệu rất xấu. Bên cạnh hoạt động đánh bắt cá quá mức làm tình hình ngày một thêm tệ, chúng tôi cũng thấy sự phá hoại hàng loạt đối với các rạn san hô. Có hai loại san hô, loại có vĩnh viễn và loại tái phát triển sau hai mươi năm. Những rạn san hô bị phá hủy bởi các hoạt động xây lấp đảo nhân tạo, chủ yếu được tiến hành bởi Trung Quốc, ước tính khoảng 99% và một phần nhỏ hơn là từ các quốc gia khác, ước tính khoảng 1%. Khoảng 14 km vuông san hô sẽ không bao giờ có thể phát triển trở lại. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

"Đừng sợ"

Nguyễn Văn Tâm - “Đừng sợ” đó là khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình đông đảo của khoảng 10 ngàn người dân trong thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vào ngày 2 tháng 10, 2016, trước công ty Formosa, công ty đã thải chất độc làm ô nhiễm vùng biển của bốn tỉnh phía bắc miền Trung Việt Nam. 

Khẩu hiệu này do một nữ tu Công giáo đã giương cao trước mặt những cảnh sát cơ động đang sắp sửa đàn áp nhóm biểu tình. Nhưng những cảnh sát cơ động này phải quay mặt đi không cho quay phim, chụp hình và sau đó không dám đàn áp rồi từ từ lẫn trốn cho nhóm biểu tình tự do tuần hành.

Dù có những tự do và không bị đàn áp nhưng nhóm biểu tình đã nêu cao tinh thần kỷ luật, giữ ôn hòa không bạo động không xâm phạm tài sản và tính mạng của công ty Formosa theo những chỉ thị của những lãnh đạo tinh thần công giáo Hà Tĩnh là linh mục Trần Đình Lai. Tuy nhiên linh mục Trần Đình Lai cũng cho người biểu tình biết được lập trường cương quyết cứng rắn là nếu cần đồng bào vẫn có thể san bằng công ty Formosa. Dù vậy phía công ty Formosa cũng lo sợ và họ đã phải di tản nhiều công nhân người Tàu ra khỏi phạm vi của công ty.

Linh mục Trần Đình Lai đã lãnh đạo cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động một cách tuyệt vời. 

Đây có thể nói từ hơn 70 năm nay chưa có cuộc biểu tình nào đông đảo, kỷ luật không có bạo động, xô xát như cuộc biểu tình này. Những ai đã được xem phim của các TV hay các youtube hay các tờ báo điện tử đều khâm phục đoàn biểu tình với những sự dũng cảm và kỷ luật của những linh mục lãnh đạo và giáo dân. Những hình ảnh và tin tức này đã được loan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên khắp thế giới ca ngợi về sự can đảm trong khi các cơ quan truyền của đảng lại im re. 

Đặc biệt có hai tấm hình gây ấn tượng: một tấm hình cho thấy đoàn biểu tình đông đảo gồm đủ thành phần già, trẻ, trai, gái… đứng trên tường của công ty Formosa với những khẩu hiệu và “băng đờ rôn” đủ màu sắc, đủ cỡ, với những khẩu hiệu gây ấn tượng nhưng không xâm phạm bên trong công ty Formosa. Một tấm hình khác gây nhiều sự chú ý là hình một nữ tu Công Giáo trẻ khuôn mặt hiền hậu, đạo đức cầm trên tay bảng khẩu hiệu: “Hủy Hoại Môi Trường Là Một Tội Ác. Vì Công Lý, Hãy Đứng Lên. Đừng sợ” hiên ngang đứng bên cạnh những cảnh sát cơ động đang chuẩn bị đàn áp.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Trở về, đi tới

Tuan Khanh - Trong một chuyến đi quốc nội, vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ. Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.

Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau “Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?”. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười khôn cùng ý nghĩa. “Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì”, một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. Trên mỗi gương mặt Việt lại có một nụ cười. Cũng thật khó tả.

Một người đàn ông lớn tuổi,đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra. Vì vậy chuyện phải quay trở về mẫu quốc là điều tất nhiên. “Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu”, người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều nao lòng.

Nếu như quả có một cuộc trở về định mệnh như vậy, thật xót xa cho lịch sử hàng ngàn năm của cha ông Việt đã chống chọi, bứt xiềng gông cho con cháu hôm nay. Một cuộc trở về như vậy, có lẽ chỉ có một ít người muốn, còn tất cả còn lại đều đau đớn, căm gan. Nhưng hôm nay, dường như mọi thứ đang “đi tới” chứ không phải “trở về”.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Người dân công khai tưởng niệm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm



Sáng ngày 31/10/2016, hàng trăm người dân từ mọi miền đất nước đã tập trung về nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương để tham dự thánh lễ tưởng niệm 53 năm ngày mất của cố tổng thống Ngô Đình Diệm.

Video buổi lễ tưởng niệm do CTV Danlambao thực hiện.

Source: Dân Làm Báo

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tổng BT Nguyễn Phú Trọng thất bại tại Hội nghị TW4

Kami - Sáng 14/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (Hội nghị TW 4) đã kết thúc sau 6 ngày làm việc. Ngoài bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những lời lẽ xáo rỗng, vô hồn thì hầu như dư luận không hề biết kết quả của Hội nghị TW 4 ra sao? những tuyên bố đao to búa lớn của Tổng Bí thư Trọng được triển khai thế nào? Trong lúc qua các thông tin về Hội nghị TW lần này do truyền thông nhà nước đưa tin về kết quả thì tẻ nhạt như cơm nguội. Điều đó đã tạo ra cho dư luận một sự nghi ngờ không nhỏ. 

Tuy vậy, mọi sự hoài nghi của dư luận đã được giải tỏa, sau khi vào sáng 18/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các ĐBQH đơn vị bầu cử số 1 tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà nội để thông báo về kết quả của Hội nghị TW 4 tới các cử tri lão thành cách mạng cũng như các cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu trên địa bàn này. Ngoài việc nói nhưng lời nói xáo rỗng, chung chung mang tính đe nẹt, dọa dẫm hòng khuếch trương quyền lực vốn đã được lặp đi lặp lại nhiều lần, ở nhiều nơi trong giai đoạn gần đây. Như kiểu: “Trọng tâm của trọng tâm là phải chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống và tự diễn biến, tự chuyển hoá. Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất, quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin” v.v... 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Từ đôi mắt bò

Con bò được chủ nuôi treo đầu khỏi mặt nước để không chết chìm trong lũ lụt miền Trung. TuanKhanh's blog
Tuấn Khanh - Trong hầu hết các vụ quan chức địa phương đến từng nhà tịch thu tiền cứu trợ, với lý do để chia đều cho tất cả mọi người, có một tình tiết đáng chú ý: hầu hết những người bị thu tiền đều bất bình nhưng đành im lặng chấp nhận.

Tình tiết này gợi lên nhiều suy nghĩ, đặc biệt rằng quan chức địa phương ở Việt Nam đã trở thành loại cường hào ác bá từ bao giờ, mà không ai dám phản đối công khai.

Chịu đựng trong xót xa

Hai tiếng nhân dân giờ âm vang xót xa và chịu đựng. Họ là tầng cuối cùng trên đất nước này, bị dẫm đạp, bị tước đoạt mà không hề dám cất lên một lời phản kháng.

Số phận con người hèn mọn như ngọn cỏ trong đất nước mà nơi nào hai tiếng nhân dân cũng được đọc lớn, kẻ hoa. Tự nhiên, tôi nhớ đến con bò thoi thóp sống trong mùa bão lụt vừa qua ở miền Trung.

Trong trận lụt kinh hồn táng đởm trung tuần tháng 10/2016, Quảng Bình gánh chịu những đau thương không bút mực nào tả xiết. Những con số đếm giản đơn cho biết cả ngàn ngôi nhà ngập đến nóc, ruộng vườn hoa màu chìm trong biển nước.

Gà vịt trâu bò chết lặng theo con nước dâng. Những con số đếm nhạt nhẽo nhưng căng phồng hàng ngàn câu chuyện về sống chết và phận người quẫy đạp để sinh tồn.

Tuyệt vọng…

Trên các trang mạng xã hội. Người ta chuyền tay nhau bức ảnh vể một con bò, được chủ nuôi treo đầu cao khỏi mặt nước để không chết chìm, nhưng nước thì đã ngập đến mũi.

Đây có thể là bức ảnh bao quát nhất, chỉ có cái đầu và đôi mắt tuyệt vọng, mệt mỏi của con vật, nhưng lại như nói hết, gào thét hết được trong thinh không về con người, về quê nhà, về nỗi đau và tương lai.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Tòa án Việt Nam quá yếu quyền trong vụ kiện Formosa?

Hơn 500 ngư dân Kỳ Anh đã kiện Formosa về thảm họa môi trường
Luật sư Ngô Ngọc Trai - Mới đây Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh đã trả lại 506 đơn kiện của bà con ngư dân trước đó đã khởi kiện Formosa yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lý do tòa án trả lại đơn kiện được cho là vụ việc đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1880 ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển.

Sự việc này có thể được phân tích thành dẫn chứng cho thấy tòa án Việt Nam quá yếu quyền.

Thứ nhất:

Chủ thể gây ra thảm họa cá chết là Formosa và người bị thiệt hại là bà con ngư dân, cho nên trong khi người dân chưa nhận được bồi thường thì việc các ngư dân khởi kiện Formosa là hoàn toàn đúng sự việc, đúng đối tượng. Nếu tòa án không quá yếu kém thì đương nhiên phải thụ lý giải quyết.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Bầu cử ở Hoa Kỳ

Ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton (trái) và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

Bùi Tín - Qua cuộc bầu cử năm 2016, người dân VN càng thấy rõ nền dân chủ Hoa Kỳ được vận hành cụ thể ra sao, các ứng cử viên được sàng lọc kỹ càng như thế nào, mỗi công dân tự mình theo dõi cuộc tranh cử suốt cả năm, cân nhắc về chính sách cụ thể của mỗi ứng cử viên, cả về tư tưởng chính trị, chủ trương mọi mặt khi cầm quyền, cho đến đạo đức cá nhân trong gia đình, tư cách công dân trong suốt cuộc đời, để cuối cùng người có tâm và có tầm cao hơn sẽ được lựa chọn, xứng đáng là người đứng đầu của nước dân chủ vào loại thuần thục nhất, cường quốc toàn diện số 1 của thế giới văn minh.

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 sắp diễn ra vào ngày 8/11 này.

Đa số các cuộc thăm dò dư luận đều cho rằng ứng cử viên của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton có nhiều hy vọng thắng ứng cử viên thuộc đảng Cộng hòa Donald Trump với đa số áp đảo.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Các nhà báo quốc doanh cần làm gì khi bị công an tấn công?

Một phóng viên bị tấn công ở Hà Nội. (Ảnh minh họa)
Phạm Chí Dũng - Việt Nam vào buổi hoàng hôn của chế độ cũng hệt như thời hậu Lê. Đất nước hỗn mang, lòng người ly tán, kiêu binh cùng cướp giật nổi dậy hoành hành. Tư tưởng cố thủ trong vỏ bọc “không nghe, không thấy, không biết” của rất nhiều nhà báo có thẻ và phóng viên không thẻ đã và đang bị đòn tấn công hội đồng của nạn công an trị bóc gỡ trần trụi.

Trong vực thẳm nuốt sống mọi thứ, không có ai là ngoại lệ. Sẽ còn những nhà báo quốc doanh phải trải nghiệm trận đòn hung bạo của lớp kiêu binh công an, nếu họ tiếp tục cam chịu cái thân phận tủi nhục ấy.

Ngay sau khi một nhà báo quốc doanh là Trần Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị một nhóm công an của Đội cảnh sát hình sự công an huyện Đông Anh (Hà Nội) lao vào hành hung, một nhà báo quốc doanh khác là Nguyễn Trung Bảo đã phải than chua chát đến mức cay độc: “Trận đòn hôm nay với các nhà báo nên xảy ra nhiều hơn nữa, và sẽ tất yếu như vậy thôi. Để các nhà báo hiểu rằng thân phận của họ thật ra không khác gì những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, chống Formosa... mà có những kẻ trong số họ đã bĩu môi cười khẩy với câu hỏi muôn thuở: ‘Làm vậy thì được gì?’”.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Dân chúng Việt Nam tin vào ai?

Hòa Ái - Qua hai sự kiện cứu trợ khẩn cấp nạn nhân mưa lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và khởi kiện Nhà máy gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên thảm họa môi trường, vấn đề niềm tin của người dân Việt Nam được đề cập đến. Họ tin ai để gửi gắm tiền cứu trợ, cũng như tin ai hướng dẫn họ khởi kiện Formosa?

Hiện tượng MC Phan Anh

MC Phan Anh, một người dẫn chương trình truyền hình, được truyền thông chính thống và các mạng xã hội đặc biệt nhắc đến sau khi anh xuất hiện trong một chương trình talkshow “60 Phút Mở” với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, do VTV1 phát sóng vào tối 29/5/2016. Những ai quan tâm đến thời cuộc tại Việt Nam trong thời gian người dân nôn nóng kêu gọi Chính phủ Hà Nội công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh Bắc miền Trung đều cho rằng chương trình “60 Phút Mở” đó thực chất là một cuộc đấu tố đối với MC Phan Anh, nhằm định hướng dư luận không nên chia sẻ các thông tin nóng liên quan đến sự cố thảm họa môi trường biển. Thế nhưng, cộng đồng cư dân mạng lại bày tỏ sự ủng hộ dành cho MC Phan Anh vì đã lên tiếng về môi trường sống ở Việt Nam.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Luật về Hội: Đảng quyết siết hay để ngỏ cửa vào TPP và nhận viện trợ?

Quả táo tẩm thuốc độc 

Dự thảo Luật về Hội năm 2016 đang đứng trước nguy cơ bị cùng số phận của Hiến pháp năm 2013. Lẽ nào giới quan chức đảng, quốc hội và chính phủ lại không nhận ra một sự thật quá trần trụi rằng sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua mà vẫn giữ nguyên những nội dung cực kỳ bảo thủ như “kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo” và “sở hữu đất đai toàn dân”, từ năm 2014 đến nay lượng tín dụng cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế cho Việt Nam đã giảm hẳn, còn số viện trợ không hoàn lại từ các chính phủ Bắc Âu đối với Việt Nam cũng xuống dốc thê thảm?

Không những giảm tín dụng và viện trợ, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát tiển Á châu (ADB) - 3 chủ nợ lớn nhất của Việt Nam - còn bắt đầu siết trả nợ đối với chính thể này từ năm 2014. Đến năm 2015, Việt Nam đã bị bắt buộc phải trả số nợ nước ngoài lên đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, kế hoạch trả nợ là 12 tỷ USD, tuy nhiên nhiều người cho rằng số nợ thực sự phải trả còn cao hơn. Những năm 2017 và 2018, nợ nước ngoài phải trả cũng có thể vọt lên 15-20 tỷ USD mỗi năm…
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

‘Nhóm cá mập’ Bộ Công Thương tiếp tục hoành hành

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (giữa) tại lễ đón Thủ tướng Lào tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, ngày 15/5/2016.
Phạm Chí Dũng - Chỉ “nghỉ xả hơi” khoảng 5 tháng sau Đại hội XII và giữa hai lần bầu bán cùng tuyên thệ không mệt mỏi của “tam trụ”, nhóm lợi ích Bộ Công Thương lại quẫy đạp đùng đùng khiến dư luận xã hội phải liên tưởng đến hình ảnh hàm răng sắc nhọn đặc biệt của loài cá mập trắng ăn thịt người ở vùng biển Caribê.

Ngay sau khi Bộ Công Thương có bộ trưởng mới là ông Trần Tuấn Anh, một nhân vật “đặc biệt” vì là con ruột ông Trần Đức Lương, cựu chủ tịch nước, cơ quan này đã gây nhiều bất ngờ khiến dư luận phẫn nộ.

‘Đi đêm’ và ‘bế vào quy hoạch’

Bất ngờ đầu tiên là có nhiều dấu hiệu cho thấy Bộ Công Thương “đi đêm” với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen và cố ý làm trái để dự án thép Hoa Sen - Cà Ná của doanh nghiệp này được “bế” vào quy hoạch, trong lúc trước đó dự án này không hề nằm trong danh sách quy hoạch đó. Cú “đi đêm” này lại diễn ra trong bối cảnh việc xử lý hậu quả của vụ Formosa Hà Tĩnh vẫn cực kỳ tắc trách và dư luận kịch liệt lên án những hậu quả nặng nề không tránh khỏi về môi trường và môi sinh của dự án thép Hoa Sen - Cà Ná.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

Điều tiết và xả lũ của thủy điện: Kinh nghiệm ở Bắc Mỹ

Đỗ Tùng - Nhiều năm nay mỗi khi có tin lũ lụt ở Việt Nam là hầu như có dính dáng đến việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Trong tuần qua báo chí đăng nhiều tin tức về lũ lụt ở miền Trung, đặc biệt là ở Hà Tĩnh và việc xả lũ của thủy điện Hố Hô. Tác giả muốn chia sẻ một số kinh nghiệm ở Bắc Mỹ về vấn đề này.

Trước hết, tất cả những dự án sử dụng nước, từ thủy điện, thủy nông, đến cấp thủy, giao thông thủy, v.v.. đều phải tuyệt đối tuân theo hai nguyên tắc sau đây:

1. Nước là tài nguyên chung của mọi người, không phải của riêng ai, nên tất cả những người sử dụng nước đều có bổn phận và quyền lợi bình đẳng.

2. Khi một cá nhân hay tập thể sử dụng nước làm thiệt hại đến tài sản hay tính mạng của người khác thì phía thiệt hại có thể đưa nội vụ ra tòa để phân xử. Tòa án phải độc lập và phán xét dựa trên những phương pháp và kỹ thuật điều tiết và xả lũ tốt nhất hiện có (best available technology) chứ không phải dựa trên bất cứ quy trình, quy phạm nào hết.

Cả hai nguyên tắc nói trên hầu như hoàn toàn vắng mặt ở Việt Nam.

Khai thác và sử dụng tài nguyên nước hay bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào khác cũng phải tuyệt đối tuân thủ hai nguyên tắc nói trên thì mới bảo đảm sự công bằng của xã hội.

Sau đây là sơ lược một số phương pháp và kỹ thuật mà một nhà máy thủy điện cần phải có để có thể điều tiết và xả lũ có hiệu quả.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Tự đốt thẻ tài xế taxi Mai Linh để phản đối hành vi đồng loã với công an và Formosa



CTV Danlambao – Một tài xế taxi Mai Linh đã tự đốt thẻ nhân viên của mình sau khi lãnh đạo công ty này từ chối phục vụ những người dân khiếu kiện Formosa hôm 18/10/2016.

Trong một đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên facebook, người tài xế này lên tiếng chỉ trích ông Hồ Huy – chủ tịch tập đoàn Mai Linh vì đã “quá hèn” và “chỉ nghĩ đến bản thân”.

“Hôm nay tôi sẽ chính thức tẩy chay Mai Linh, tôi sẽ đốt tấm thẻ của tôi cho ông thấy. Tấm thẻ này đối với tôi không còn tác dụng gì nữa.

Tôi ủng hộ cha Đặng Hữu Nam, và tôi ủng hộ người dân Hà Tĩnh khiếu kiện đòi Formosa cút khỏi Việt Nam. Chào ông!”, người tài xế này nói. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Khi một đất nước thiếu ‘người tử tế’?

Những cá nhân tổ chức cứu trợ đồng bào miền Trung. Photo: Facebook Nguyễn Lân Thắng


‘Một hiện tượng lạ’

Rất nhiều nhà bình luận, nhà văn hoá từng có những bài viết trong đó nêu ra ý kiến rằng có vẻ như sự tử tế đang mất dần trong xã hội Việt Nam. Sự vô cảm, bàng quang trước những mất mát, khó khăn của người khác dường như cũng bắc cầu với sự sợ hãi và mất niềm tin. Cái xấu và cái tốt, thiện và ác cũng khó có được sự phân ranh rạch ròi.

Và có lẽ chính vì những vấn đề thuộc về phần lớn qui chuẩn cho một xã hội văn minh nên rất dễ dàng nảy sinh ra những phản ứng được gọi tên là “hiện tượng”.

Bắt đầu từ chính đóng góp cá nhân của mình, MC Phan Anh đã tạo ra một “hiện tượng” trong xã hội Việt Nam, ngay vào thời điểm mà người ta cần sự giúp đỡ lẫn nhau nhất.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Dân hay Formosa, chính quyền phải chọn

Nguyễn Anh Tuấn 

(1) Chính phủ Việt Nam thì giao kèo với Formosa trong vòng bí mật, tự đứng ra nhận 500 triệu USD của Formosa rồi đưa ra phương án bồi thường cho người dân vừa thấp vừa bất hợp lý. 



(2) Tòa án Việt Nam thì trả lại đơn kiện Formosa của người dân địa phương, đóng lại cánh cửa tìm công lý trong ôn hòa cuối cùng của họ, với lý do là Chính phủ đã có phương án bồi thường rồi, mặc kệ người dân có đồng tình với phương án đó hay không. 

(3) Nay thì cảnh sát cơ động Việt Nam túc trực bên trong Formosa, ăn cơm trong căn-tin Formosa để bảo vệ Formosa như hình bên dưới. Ngay cả khi với mục đích là bảo vệ tài sản nhà đầu tư thì những hình ảnh này cũng rất tệ về mặt chính trị, khi mà chính Formosa là thủ phạm hủy hoại sinh kế của nhân dân trong vùng. Lực lượng cảnh sát lẽ ra nên dựng các lán trại dã chiến (vốn không mất quá nhiều thời gian) để ăn ngủ trong đó, thay vì 'cùng một chiến hào' với Formosa như vậy. 



Trước câu hỏi của người dân miền Trung: "Chọn ai, Formosa hay Dân?", chính quyền dường như đã có một câu trả lời không thể rõ ràng hơn. 

Thế thì đã đến lượt nhân dân sẽ chọn. 

Những người nắm quyền của Đảng Cộng sản VN hiện nay chắc chắn sẽ có một ngày nhớ lại những quyết định trên của họ như những sai lầm lớn nhất, trên phương diện bảo vệ sự lãnh đạo tuyệt đối của họ. 

Nhưng cùng lúc đó, một cách tình cờ, đây có lẽ lại là những đóng góp lớn nhất của họ trong việc đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển tiếp chính trị nhằm thoát khỏi một thể chế đã tha hóa, và mở ra một trang sử mới cho đất nước. 

N.A.T. 


Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng: Ông Trọng, ông còn lú cho đến bao giờ?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng - ...Tôi nhớ lại câu nói của ông Hoàng Norodom Shihanouk của Cambodia nhận xét về người lãnh đạo cộng sản “trong một trăm người Cambodia có đến 99 người ngu, một người khôn; trong một trăm người Việt Nam có đến 99 người khôn, chỉ có một người ngu. Nhưng cái may mắn của Cambodia là một người khôn đó là lãnh đạo 99 người ngu, và ở Việt Nam một người ngu đó lãnh đạo 99 người khôn”.

Kinh nghiệm dân gian không sai chút nào khi người Hà Nội gọi ông Trọng là Trọng Lú! Đến nước nầy rồi, không thể giấu tình trạng tham nhũng tràn lan mọi nơi, từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất mà hậu quả là toàn dân phải gánh chịu cả Bảy Chục năm nay. Ông Trọng công khai tuyên bố tình trạng tham nhũng trầm trọng với cử tri tại quận Ba Đình ngày 17/10/2016.

Tới bây giờ họ thấy nhân dân chỉ còn những vật thực tối thiểu để kéo dài cuộc sống, không còn gì để vơ vét thêm. Ngược lại bọn họ có quá nhiều tài sản, lớp chuyển ra nước ngoài giấu, lớp gởi họ hàng, lớp đem đầu tư trá hình ra ngoại quốc, họ thấy tạm đủ nên công khai nhìn nhận quốc nạn tham nhũng như là sự thú nhận để làm dịu sự căm phẫn từ dân chúng. Tóm lại, một bên không còn gì đáng để mà vơ vét, một bên vét đầy túi nên có vài lời tự thú cho bớt cơn tức giận từ dân. Người cộng sản đang chơi ván bài đó.

Trọng thú nhận nạn tham nhũng là từ mọi thành phần cán bộ trong đảng nên chống tham nhũng “là ta đánh vào ta”, ta đánh chính ta, Trọng Lú đánh Trọng Lú, cộng sản tham ô đánh bọn tham ô cộng sản đây. Thử hỏi có ai tự đánh mình bao giờ không? Đó chỉ là sự lập lại trò bịp bợm mà người cộng sản đã áp dụng từ thời cải cách ruộng đất mà Hồ Chí Minh đã giả khóc trước quốc dân để xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng. Trò hề vừa dở vừa lố bịch họ cứ đem ra gạt dân mình hoài.

Bị tố cáo nhận một tượng bằng vàng 50 ký, hai căn biệt thự siêu sang, đem bán sang tay để trở thành người trong sạch nhất của đảng cướp. Trò hề nầy dân tộc Việt đã thấy, đã chán ghét cả 70 năm rồi mà Trọng và bọn họ vẫn trơ trẻn lập lại. Trơ trẽn hay khinh khi dân tộc nầy có dám làm gì bọn họ không? Hay cả hai vừa trơ trẻn vừa thách thức cả dân tộc?
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam