Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Hãy bỏ lúa, chăn lợn nuôi gà để chóng giàu như cán bộ!

Nông dân Nam bộ - Suốt nhiều năm tháng với những ngày nắng rát da người, nông dân ta lưng đội trời miệng cạp đất mà nghèo thì vẫn rớt mồng tơi. Trong khi đó thì các quan đỏ ngày đêm tận tụy phục vụ nhân dân, có chút thì giờ riêng nuôi lợn, nuôi gà mà đồng chí nào cũng dinh thự đầy đường. Thôi thì nông dân ta hãy bỏ lúa, nuôi lợn nuôi gà để chóng giàu như cán bộ!


Theo ngài quan to thiếu tướng côn an Phạm Lê Xuất, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an thì nhiều cán bộ ở Yên Bái khai rằng họ đã... tự diễn biến từ đội tiên phong của giai cấp vô sản sang thành phần đi đầu của giai cấp tư bản là nhờ chăn lợn nuôi gà. Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ Công an thì đảng ta không có cơ chế để kiểm soát các quan lớn gà lợn này có bao nhiêu chuồng, mỗi chuồng bao nhiêu con để làm nên mớ tài sản khủng.

Trong những đồng chí lái lợn gà này có thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái là chủ nhân khu biệt phủ khủng trên một ngọn đồi thuộc phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ở Mỹ tôi nhớ về Sài Gòn



Trần Bảo Như - 1975, Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Với ý đồ xóa sổ thủ đô của một chính thể tự do, văn minh, họ đã cưỡng đổi Sài Gòn bằng một cái tên khác, mà thời gian và lịch sử đã chứng minh là tên của một tội đồ dân tộc, kẻ đã đem chủ thuyết Cộng Sản sắt máu hoang tưởng áp đặt vào Việt Nam, đẩy dân tộc vào cuộc chiến tương tàn và cuối cùng là thảm họa Bắc thuộc lần thứ ba ngày nay.

Bốn mươi năm sau "hòa bình và thống nhất", "Hòn Ngọc Viễn Đông" chỉ còn là vang bóng. Sài Gòn trở thành một đô thị xô bồ đầy nghịch lý: Người dân thường chen chúc lam lũ trong môi trường ô nhiễm, nhưng lại chỗ giải trí cho các đại gia, tư bản đến ăn chơi, hưởng lạc. Sân golf mênh mông sát bên cạnh phi trường không còn đất mở rộng với những con đường chung quanh vào phi trường tắc nghẽn, để các đại gia có được thú "độc" là vừa chơi môn thể thao trưởng giả vừa ngắm/nghe các máy bay lên xuống... Thành phố ngập lụt cùng dòng rác rưởi sau những cơn mưa lũ. Giao thông gần như ngoài luật lệ và ngoài tầm kiểm soát...
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Thằng Khùng

Phùng Quán - THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù.

Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Bản án 10 năm đối với Mẹ Nấm: trò kiếm vốn để đi buôn chính trị của CSVN

Vũ Đông Hà - Thủ đoạn bắt người, bỏ tù để dùng đó làm món hàng đổi chác trong thương thảo quốc tế của CSVN không có gì mới. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là nạn nhân mới nhất trong ván bài mặc cả của CSVN đối với Hoa Kỳ để ra vẻ có một nhượng bộ về nhân quyền nhằm đổi lấy đầu tư của Mỹ.

Khi vinh danh Mẹ Nấm là một trong những phụ nữ quốc tế can đảm, khi đích thân bà Melania Trump có mặt tại buổi lễ vinh danh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, Mẹ Nấm đã trở thành "món hàng đắt giá" để CSVN đem rao bán với Hoa Kỳ.

Suốt gần 8 tháng, kể từ khi bắt giam Mẹ Nấm vào ngày 10/10/2016, CSVN đã dùng Mẹ Nấm để "gom góp vốn liếng làm ăn". Đó là: (1) bỏ tù không định thời hạn, (2) không cho gia đình gặp mặt và (3) không cho phép chính thức có luật sư.

Ba "cái vốn" trên được tạo dựng trên những khổ đau của người tù và những lo lắng khôn nguôi của người thân trong gia đình của Quỳnh.

Ba "cái vốn" trên đã được đem lên bàn đổi chác khi Nguyễn Xuân Phúc vận động để được qua Hoa Kỳ gặp Donald Trump.

Ba "cái vốn" trên đã được Hoa Kỳ đòi hỏi và CSVN đương nhiên chấp nhận. 

Kết quả: Nguyễn Xuân Phúc kiếm được hơn 20 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 10 tỉ đô la.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Tổng thống Đức nêu vụ Mẹ Nấm?



VOA - Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.

Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.

Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm.
Quan chức về nhân quyền của Đức nói.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Hủy diệt lòng yêu nước, sự dũng cảm, dung dưỡng sự thờ ơ, vô cảm

Song Chi - So với Trung Quốc, thế giới ít quan tâm đến VN và do đó tình hình chính trị, xã hội, “thành tích” nhân quyền ở VN ra sao cũng chả mấy người biết, nếu họ không vì một lý do gì đó chú ý đến VN. Tôi đã từng nói chuyện với nhiều người Na Uy, người châu Âu cho tới những khu vực khác trên thế giới, không có mấy người hiểu rõ về hệ thống chính trị, tình hình chính trị xã hội ở VN.

Có một vài người bạn từng nghe tôi nói nhiều về VN nhưng vẫn không hình dung hết, đến khi tôi gửi một loạt bài về tình hình VN trên trang Human Rights Watch, RFS (Reporters Without Borders), cả cái video của đài truyền hình quốc tế Aljazeera về sự hà khắc, bóp nghẹt mọi quyền tự do ngôn luận của người dân và cách hành xử đối với những blogger dám lên tiếng của nhà cầm quyền…họ mới thực sự sửng sốt.

Lâu thật lâu, như hôm nay, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về phiên tòa ô nhục kết án blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, chỉ vì cái tội dám lên tiếng đấu tranh ôn hòa trước những sự bất công, phi lý, những vấn đề nhức nhối của xã hội như nạn công an lạm dụng quyền lực, bạo hành người dân đến chết khi đang trong lúc bị tạm giam để điều tra, hay thảm họa môi trường Formosa…
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Giới đấu tranh bàn biện pháp chống bạo hành

Buổi tọa đàm ở Hà Nội về vấn nạn bạo lực của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến vào chiều ngày 26/6/2017 tại Hà Nội. RFA


RFA - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm vào chiều ngày 26/6/2017, tại Hà Nội, tổ chức buổi tọa đàm về vấn nạn bạo lực của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến.
Nội dung chi tiết

Tham gia buổi tọa đàm ở Hà Nội có sự góp mặt của các cựu tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động xã hội, đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền, nhà báo độc lập và một viên chức của Đại sứ quán Thụy Sỹ.

Ông Nguyễn Vũ Bình - cựu tù nhân lương tâm, nhà báo độc lập cho biết thêm thông tin về buổi tọa đàm này:

“Hiện nay chúng ta biết, nhà cầm quyền Việt Nam đã chuyển phương thức sử dụng bạo lực là một trong những công cụ chính để đàn áp giới đấu tranh, thì chúng ta biết là dư luận xã hội rất đang quan tâm và hội tù nhân lương tâm hôm nay tổ chức là góp phần làm cho dư luận hiểu thêm được về hành xử của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến.”
Nhà cầm quyền Việt Nam đã chuyển phương thức sử dụng bạo lực là một trong những công cụ chính để đàn áp giới đấu tranh.- Nguyễn Vũ Bình
Tham gia tọa đàm, các nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm đưa ra phân tích các trường hợp nạn nhân bị bạo hành bởi lực lượng thân chính quyền trong nhiều năm trở lại đây. Qua đó, họ cùng nhau bàn thảo phương cách nào để giảm bớt vấn nạn bạo hành ngày càng gia tăng một cách công khai, coi thường luật pháp và các giá trị nhân bản.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Chính Nghĩa và Phi Nghĩa

Cánh Dù lộng gió - Xin giải thích sơ qua về Chính Nghĩa. Làm sao mới gọi là Chính Nghĩa? Khi một Chính Quyền được dân bầu ra, hợp hiến, hợp pháp, hết lòng vì nước vì dân, tất cả quân đội chỉ tập trung bảo vệ Tổ Quốc, chống lại sự xâm lấn của ngoại bang, hay nói đúng hơn là Chính Quyền này quân đội này chiến đấu vì lý tưởng tự do, bảo vệ người dân. Đó là lý tưởng được gọi là Chính Nghĩa, vì họ chiến đấu và bảo vệ lẽ phải và công bằng.

Trước năm 1975, VNCH là một Chính Phủ do dân bầu bằng những lá phiếu tự do của mình, mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu chọn ra những người mình thấy xứng đáng với sự tin tưởng của mình.

Chính Phủ này gồm Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Thượng Nghị Viện, Hạ nghị Viện.

Tất cả chỉ vì quyền lợi của Tổ Quốc và lo cho sự an nguy của dân tộc. Các đảng phái chính trị đều tranh đấu cho nhân quyền, chống lại sự bất công của xã hội.

Nói đến Chính Nghĩa thì cũng phải nói đến QLVNCH, họ chiến đấu chỉ vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào thoát khỏi những sự khủng bố dã man khi bọn CSVN chiếm đóng một làng quê hay một khu vực nào có nhiều dân cư sinh sống.

Các trận đánh lớn như Đồng Xoài, Bình Giả, Đức Cơ, Khe Sanh, Đầm Dơi, Tống Lê Chân, Dakto, Pleime, Mậu Thân, An Lộc, Quảng Trị, Thường Đức, Long Khánh. (1)

Những trận đánh nhớ đời đã làm cho quân địch phải khiếp vía bỏ lại trận địa nhiều xác chết chất chồng lên nhau vì chúng dùng chiến thuật của Tàu Cộng lấy thịt đè người.

Nơi nào có QLVNCH thì nơi đó người dân đang bị CSVN cưỡng chế đều bỏ chạy về phía QLVNCH cho dù đạn của CSVN có cướp đi mạng sống của họ, họ cũng cố chạy thoát về phía lính VNCH để được bảo vệ như trận Mậu Thân, quốc lộ số 1 đại lộ kinh hoàng Quảng Trị dù bị pháo trực tiếp vào đoàn người đang chạy tỵ nạn họ cũng cố chạy đến vùng có lính VNCH đóng quân.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Đan sĩ Thiên An bị hành hung



Hòa Ái - Vào sáng ngày 28/6/2017, có khoảng 100 an ninh, công an và côn đồ đến Đan viện Thiên An ở xã Thủy Bằng, Huế đập phá và hành hung các tu sĩ trong lúc họ dựng thập tự giá. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi kể lại vụ việc đã xảy ra với RFA như sau:

“Khoảng 8 giờ sáng hơn, lúc đó Cha Bề trên dẫn một số soeur đến thăm ra về thì bên an ninh, công an xã, công an huyện, công an tỉnh, xã đội, phụ nữ và một số côn đồ được thuê đến đập thánh giá, hạ xuống, không cho dựng. Nhưng các thầy kiên quyết ôm thánh giá. Những người này nắm tóc, xé áo lôi các thầy ra. Các thầy chống cự thì bị đập luôn. Có hai thầy bị đánh bầm đen mắt. Chúng tôi thấy khủng khiếp quá!”

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Vụ Đồng Tâm: Liệu có xử được “quan” trước?


Lan Hương - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân.

Liệu viêc xử lý có thể diễn ra đúng như lời Thủ tướng nói hay không?

Nguyên văn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông trong nước trích dẫn:

“Việc bắt giữ người trái phép, phá hoại tài sản phải được điều tra nghiêm túc. Trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở xã đó.”

Ai là những “cán bộ” này?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chuyện kể nhân ngày của Cha

Tuankhanh - Tôi ghi lại câu chuyện có thật, với bản video dưới đây như một phút suy niệm dành cho những người Cha đang - hay sẽ - đối diện với con cái của mình, mỗi ngày, từ nay và đến về sau.

Câu chuyện diễn ra ở toà án tại Mỹ. Một ông bố ra toà vì tội đậu xe sai chỗ và có thể bị phạt đến 90$.

Bất ngờ, khi phiên toà bắt đầu, cậu bé 5 tuổi - con trai của bị cáo - đột nhiên leo xuống ghế và tiến đến gần chỗ bố cậu đang đứng. Những ai đang có mặt tại phiên toà đều buồn cười. Vị quan toà cũng vậy. Điều đáng yêu là ông đã mời cậu bé lên chỗ của ông để phỏng vấn về tình trạng phạm tội của bố cậu.

Khi vị quan toà hỏi cậu bé, tên là Jacob, rằng nếu cậu chọn lựa mức phạt nào, số tiền 90$ và 30$, hoặc miễn phạt cho bố cậu thì Jacob đã đáp nhanh là nên phạt mức 30$. Mọi người trong phòng xử án đều bật cười.

Vị quan toà với gương mặt phúc hậu cũng bật cười. Và ông hỏi rằng cậu có đồng ý không nếu ông phạt bố cậu bé số tiền 30$ nhưng là dùng số tiền đó đưa cậu đi ăn sáng, Jacob gật đầu. Câu chuyện kết ở đó, có hậu như một cổ tích ở đời thường.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Cho một kiếp mơ được yêu nhau

Tuankhanh - Tác giả hai bài thơ đã cùng âm nhạc của Phạm Duy trở thành bất hủ trong lòng người Việt, nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, đã ra đi vào ngày 9/6/2017 tại miền Nam California. Một cái tên lớn của văn hoá Việt Nam đã hoá mây về trời trong những ngày ở quê nhà đầy mưa và mây xám.

Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình, là đôi tác phẩm trong hàng loạt các sáng tác của bà như truyện ngắn, truyện dài, thi tập... mà danh mục có đến 17 ấn bản, từ năm 1960 đến 1990.

Tài liệu về bà, chủ yếu được trích từ sách "Văn nghiệp & cuộc đời Minh Đức Hoài Trinh" do phu quân của bà là Nguyễn Huy Quang chép lại (sách đề tác giả là Nguyễn Quang). Hiện sách gần như tuyệt bản. Trong đó nói rõ tiểu sử của bà như sau:

"Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982. Tên tuổi của Minh Đức Hoài Trinh không ai trong giới văn học không biết. Bà sinh tại Huế, con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, Ông Nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình. Năm 1945 Bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó Bà biết sự lợi dụng của phong trào nên bà bỏ về Huế tiếp tục học.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Việt Nam: Điều luật mới đe dọa quyền được bào chữa

Luật Hình sự sửa đổi buộc luật sư tố cáo thân chủ, trừng phạt tự do ngôn luận

Human Rights Watch - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ một điều khoản trong bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền. Luật sửa đổi cũng có một số thay đổi tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước độc đảng.

“Buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa rằng các luật sư sẽ trở thành chỉ điểm cho nhà nước, và thân chủ sẽ không có lý do gì để tin tưởng luật sư của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam coi mọi ý kiến phê phán hoặc phản đối chính phủ hay Đảng Cộng sản là vấn đề “an ninh quốc gia” – điều này sẽ tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.”

Ngày 20 tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật hình sự sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm 2018. Điều 19, khoản 3 của bộ luật hình sự sửa đổi quy định rằng: “Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.”
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Trung tâm Văn Bút Quốc Tế yêu cầu nhà nước CSVN phải hủy bỏ những cáo buộc đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Danlambao - Trung tâm Văn Bút Quốc Tế (PEN International) đã ra lời kêu gọi các cầm quyền Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Mẹ Nấm trước phiên tòa xét xử vào ngày 29 tháng 6 2017.

Theo tổ chức này thì những việc làm của blogger Mẹ Nấm chỉ có mục tiêu thể hiện quyền tự do ngôn luận của cô một cách ôn hòa. Do đó, nhà nước CSVN phải trả tự do cho Mẹ Nấm ngay lập tức và không điều kiện.

TTVBQT cũng kêu gọi mọi người gửi kháng cáo đến giới chức cầm quyền CSVN và:

- Gọi điện thoại đến các cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam để yêu cầu hủy bỏ những cáo buộc đối với blogger và cũng là người hoạt động bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và thả blogger này ngay lập tức và vô điều kiện;

- Bảo đảm rằng cho đến khi được thả ra, blogger Mẹ Nấm được phép tiếp cận gia đình và luật sư của cô ngay lập tức;
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Họa Cộng Sản

Nguyễn Cao Quyền - Thuật ngữ “cộng sản” xuất hiện một cách chính thức trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản do Karl Marx và F. Engels soạn thảo và công bố năm 1848. Nhưng nó không xuất hiện bình thường mà xuất hiện dưới hình thức một sự đe dọa siêu hình: bóng ma cộng sản.

Thế rồi bóng ma cộng sản dần dần trở thành sự thật và đã ám hại 2/3 nhân loại trong suốt một giai đoạn lịch sử kéo dài hơn 150 năm.

Bóng ma đó đã hiện hình thành một mỹ nhân đầy quyến rũ. Nhưng khi quyến rũ xong thì nó lộ mặt thật là một con quỷ ăn thịt người. Tất cả những người nhẹ dạ không cưỡng nổi sức quyến rũ của nó đều bị ăn thịt.

Cách diễn tả này có thể làm cho người đọc rùng rợn nhưng thực tế đã xảy ra như thế. Những vụ cộng sản ăn thịt chính con dân của nó đã xảy ra khắp mọi nơi nên ai cũng biết. Một trăm triệu người đã bị nó lạnh lùng giết hại và hiện tượng khiếp đảm này đã được ghi lại bằng hình ảnh, nhân chứng và tài liệu.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Những cánh hoa xuân tuyệt vời

Nguyên Thạch - Tặng Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho sự kiên trì chịu đựng trong cuộc đấu tranh.

Tôi muốn viết về những cây hoa lạ
Trổ nhánh đơm bông trên vùng đất khô cằn
Trên một Quê Hương khó khăn nối tiếp vạn khó khăn
Nhưng những cánh hoa vẫn căng đầy hương sắc.

Hoa vẫn nở dẫu dưới gót giầy bọn giặc
Vẫn vươn lên dẫu dường tắt ngõ cùng
Dẫu nắng thiêu, dẫu nghiệt ngã, tàn hung...
Hoa vẫn đượm và hòa cùng đất nước.

Hoa vẫn tươi thắm cho đời, dẫu cuộc đời xuôi ngược 
Vẫn ươm niềm mơ... mai đất nước ngàn xanh
Hoa vẫn kết trên vai các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành
Lời cương quyết trên con đường đấu tranh cho dân tộc
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Gian hùng gặp anh hùng

Lời người dịch: Trước đây tôi có dịch bài về cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đăng trên trang mạng Dân Làm Báo dưới tựa đề "Cuộc gặp lịch sử" của tác giả Francis X. Winters. Hôm nay tôi dịch bài báo mà có lẽ là bài báo đầu tiên nói về cuộc gặp này và qua đấy giúp độc giả hiểu thêm phần nào bối cảnh và chi tiết về sự kiện. Tôi chân thành cảm ơn Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã gởi cho tôi tài liệu đặc biệt này.

Trần Quốc Việt dịch

Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến và theo sau hậu quả của cuộc chiến, người Nhật, người Pháp và phe cộng sản của Hồ Chí Minh tất cả đều đánh lẫn nhau vì Đông Dương; tất cả họ đều muốn đạt được sự ủng hộ của Diệm người Quốc Gia nhưng ông từ chối tất cả bọn họ vì chẳng ai trong họ ủng hộ "nền độc lập thực sự."
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt



VOA - Nói về đất Quảng Ngãi là đang nói đến một vùng đất có nhiều mộ gió để tưởng nhớ các ngư dân đã bỏ mình trên biển và cũng nói về một làng chài mà ở đó, đời sống ngư dân chưa bao giờ bình yên.

Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thậm chí xả súng thì làng chài Sa Kỳ, đặc biệt là ngư dân xã Bình Châu lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của nước khác.

Hầu hết các gia đình có người bị bắt đều ngại tiếp xúc với người lạ và đóng cửa khi có ai đó bước vào xóm.

Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy rủi ro.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Chung quanh đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất

Hành lang phía trước sân bay Tân Sơn Nhất. RFA photo
RFA - Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo “sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất.” Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.

Sân golf ráo, sân bay ngập

Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Thêm một nạn nhân chết chỉ sau 1 đêm ở đồn công an

Danlambao - Ông Ngô Chí Tâm (SN 1977, ngụ đường số 13, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức) được công an đến nhà để yêu cầu về trụ sở Công an P. Tam Bình, Q. Thủ Đức để làm việc. Sáng hôm sau, gia đình được công an thông báo nạn nhân đã tử vong.

Trao đổi với CTV Danlambao, em Ngô Từ Cẩm Tú - con gái của nạn nhân cho biết, khoảng 20h tối ngày 13/6, khi ba em đang ở nhà, phụ mẹ giặt quần áo thì có công an phường Tam Bình đến mời lên Trụ sở Công an phường làm việc. Công an mời nhưng chẳng có giấy mời hay bất cứ lệnh gì cả.

Đến khoảng 7h30 phút sáng ngày 14/6/2017 thì gia đình được công an xuống mời lên phường. Tại đây, công an thông báo cho biết ba em đã chết.

Phía công an nói rằng ba em “thắt cổ tự tử bằng giây thun luồn quần”. Và lúc đó ở trụ sở công an “không có ai trực nên không phát hiện kịp thời”.

Khi gia đình đến thì xác ba em đã bị công an đưa xuống bệnh viện An Bình (quận 5). Tại hiện trường không có gì cả.

Tại nhà xác bệnh viện thì trên thi thể ba em “mặt mày bị sưng và 2 mắt màu đỏ”.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam