Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Bọn con buôn vì lợi nhuận giết dân Việt bằng thực phẩm bẩn "Product of China"

Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Mới đây phát biểu tại Diễn đàn Y Tế Châu Á ở Singapore, ông Richard Horton - Tổng biên tập Tạp chí Y tế Lancet của Anh - cảnh báo: “Châu Á hiện đã chiếm phần lớn các ca ung thư gan và dạ dày, có thể chiếm 58% số ca ung thư của thế giới vào năm 2020”. 

Theo đó, sự tàn phá khốc liệt của căn bệnh ung thư đối với các gia đình người VN là quá to lớn, nhưng thật đau xót lại là những con buôn người Việt Nam vô đạo đức, vì lợi nhuận mà gián tiếp giúp bọn Chệt Bắc Kinh thực hiện sách lược dùng “Người Việt giết Người Việt”. Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược âm thầm nhưng quyết liệt không cần tới súng đạn. Chưa bao giờ con đường từ bao tử tới nghĩa địa của người Việt được rút ngắn nhanh chóng và dễ dàng như hiện nay. Hàng năm có đến hàng vạn cái chết được báo trước.

Hiện nay, nhiều gia đình người Việt Nam phần lớn đã nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn, nhưng về phía chính quyền thì làm ngơ mặc sức cho bọn con buôn người Việt Nam vô đạo đức tha hồ dùng thực phẩm bẩm “Product of China” giết người Việt. Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) xót xa nói: “80% nguyên nhân gây ra bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài. Trong đó, thức ăn bẩn, ô nhiễm thực phẩm là tác nhân gây nên 40% ca ung thư”.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Nói một đàng làm một nẻo

Trần Thảo - Trong truyền thống Á Đông, và tôi tin là ở bất cứ nơi nào trên thế giới, người mà nói một đàng, làm một nẽo được coi như một kẻ tiểu nhân, bất cố liêm sỉ. Việc đó không có gì phải tranh luận. Chế độ CSVN từ thời HCM, luôn luôn kêu gào đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, nhưng trong thực tế, tập đoàn CSVN đã làm gì để thực hiện cái khẩu hiệu đó? Hay tất cả hành động của HCM và tay sai đều làm ngược lại những gì mà họ đã tuyên truyền?

Trong hai năm 1956 và 1957, chế độ miền bắc VN đã theo lịnh Trung Cộng, tiến hành Cải Cách Ruộng Đất, với ý đồ tiêu diệt giai cấp tư sản, địa chủ, biến quần chúng nhân dân thành một tầng lớp bần cùng duy nhất để chế độ dễ dàng kiểm soát, cai trị. Theo ước tính của những nhà nghiên cứu về hệ quả ghê gớm của CCRĐ trên đất bắc, thì số người bị tàn sát có hệ thống trong hai năm 56-57 ở trong khoảng 50 tới 120 ngàn người. Con số nạn nhân đó đã khiến cho chúng ta thực sự kinh hoàng. Nhưng đó chỉ là tai hại mặt nổi của CCRĐ, cái hệ quả tâm lý của CCRĐ đối với người dân miền bắc VN vào thời gian đó mới là ghê gớm và kéo dài mãi mãi.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Bộ y tế cộng sản đòi ra luật cướp máu của người dân

Dân Đen - Bộ y tế của cộng sản Việt Nam vừa gửi bộ tư pháp văn bản dự án luật về máu và tế bào gốc. Đáng chú ý đề xuất này qui định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc công dân phải thực hiện mỗi năm một lần. Như vậy, nếu quốc hội thông qua dự án luật thì mỗi người dân sẽ bị cướp ít nhất 250ml (một đơn vị) máu của mình dù muốn dù không.

Với dân số khoảng khoảng 90 triệu người, một năm sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu (trừ khoảng 30 triệu công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu). Vậy thì sẽ có khoảng 50% dân số bị cướp máu theo luật của cộng sản (nếu được thông qua).

Theo tính toán lý thuyết của tổ chức Y Tế Thế Giới, ở các nước đang phát triển, dựa trên số dân của mỗi nước, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu. Một sự chênh lệnh về con số % giữa việc cần và việc bắt buộc công dân hiến máu. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Người Việt hải ngoại và viễn ảnh một nước Việt thứ hai tại hải ngoại, ở ngoài dải đất hình chữ S

Nguyễn Lương Tuyền - Biến cố tháng 4 năm 1975 đã khiến hàng triệu, triệu người dân Việt phải rời quê hương để trốn chạy chế độ Cộng Sản, sống ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới tự do. Cuộc chiến do người CSVN gây ra đã khiến hơn 3 triệu người Việt bị chết. Sau ngày 30/4/1975, người Việt vẫn tiếp tục ra đi, từ chối sống dưới chế độ độc tài Cộng Sản. Đó cũng là một hình thức phủ nhận sự hiện hữu của chế độ phi nhân, man rợ này ở quê hương. Cho tới những năm đầu thập niên 80, số người vượt biên, vượt biển giảm dần dần. Hàng trăm, trăm ngàn người đã bỏ mình trên đường vượt biên. Thảm cảnh vượt biên - Boat People - đã làm rúng động lương tâm nhân loại.

Một trong những thống kê đầu tiên nói về Người Việt Tỵ nạn CS là thống kê năm 2001. Theo thống kê này, vào thời điểm đó có từ 2 tới 3 triệu người Việt tỵ nạn CS định cư tại các nước tự do. Họ định cư rải rác tại nhiều quốc gia tự do. Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc, Anh Pháp... là những quốc gia nhận nhiều người tỵ nạn CS định cư.

Một vài cuốn sách viết về người Việt tỵ nạn CS - rất hiếm hoi - là cuốn Giá Tự Do với ấn bản tiếng Anh được xuất bản năm 2014 bởi Nhà Xuất Bản Truyền Thông. Tác giả là Ông Lâm Vĩnh Bình tức ông Lâm Văn Bé. Ông Lâm là một giới chức cao cấp trong ngành Giáo Dục của VN Cộng Hòa trước ngày 30/4/1975. Sách đã được tái bản năm 2015. Theo ông Lâm vĩnh Bình, US Bureau of Census làm Thống Kê về Người tỵ nạn Việt Nam mỗi 10 năm. Nhưng giữa 2 lần thống kê chính thức, US Census cũng làm thống kê mỗi 1 năm, mỗi 3 năm và mỗi 5 năm để cập nhật hóa một số dữ kiện.

Theo US Census, năm 2015 tại Hoa Kỳ, có 1.710.547 Người Việt Tỵ nạn CSVN định cư ở Hoa Kỳ. Nếu kể cả các con lai đa chủng, con số này sẽ lên đến 1.928.363 người.

Khi chế độ CS sụp đổ ở Nga, ở Đông Âu, một số lớn các lao động VN được CSVN gửi sang các nước đó làm '"lao nô" đã vượt biên giới sang sinh sống tại các nước tự do. Con số này lên đến 1,4 triệu người kể cả các du học sinh. Theo ông Lâm Vĩnh Bình, chúng ta phải phân biệt sự khác nhau giữa Người Việt Tỵ nạn Công Sản và những người này.

Người Việt Hải Ngoại đã rất thành công trong cuộc sống hội nhập mới. Hàng trăm ngàn chuyên viên kỹ thuật rất có khả năng đã và đang đóng góp tích cực vào quê hương thứ hai. Chính Người Việt tỵ nạn CS - (bọn đĩ điếm trốn nợ quê hương theo giọng điệu của Cộng Sản Việt Nam) - đã cứu nền kinh tế của CSVN khỏi bị sụp đổ vào những năm 80. Cũng chính các "khúc ruột ngàn dậm" (CSVN gọi người tỵ nạn CS bằng ngôn từ mới) đã gửi về VN hơn 12 tỷ Mỹ Kim mỗi năm.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Năm gà kể chuyện giết gà thời bao cấp

Lê Hải Lăng - Cái năm mà cả miền Nam bị xuống hố cả núi, miền quê nội của tôi phải chống chọi với ba thứ giặc: giặc cướp, giặc đói và giặc Cách (Cắt) mạng. Giặc ác ôn hơn cả là giặc công an, du kích địa phương. Chúng mang súng vào nhà nào là xem như nhà đó khó thoát tai họa. Nhất là những nhà có máu mặt giàu có và những nhà có tên trong danh sách đen là có con cháu cái gọi là "ngụy quân ngụy quyền". Chỉ cần nhẹ nhàng ghép cho một cái tội không chút bằng chứng là tay sai, là ngoan cố phản động thì thế nào đối tượng dân làng phải trả giá đắt ngang bướng thì bị giết, còn không thì bị bị đấu tố trong cuộc họp đội đoàn nông dân lao động. Cán bộ công an địa phương mạnh ai người nấy hành xử luật rừng. Chúng xem dân miền Nam như là kẻ thù cần phải hành hạ cho xuống ngang hàng súc vật.

Chính sách dùng cái bao tử để trị dân, ngăn sông cấm chợ từ hột muối hạt đường buôn đi bán lại từ tỉnh này qua tỉnh nọ đều bị trạm thu thuế kiểm soát tịch thu với lý do là buôn lậu. Vấn đề đi lại ra khỏi tỉnh phải xin giấy phép phường, xã, huyện duyệt xong phải ra tỉnh mới được cứu xét cấp giấy đi lại. Nhiều người có đủ lý do nhưng bị từ chối chỉ vì dưới các lá đơn không có đồng tiền đi kèm. Nhà nước càng làm làm khó về thể thức hành chánh dân phải đè cổ ra bán tất cả cái gì có trong nhà để lo chạy hối lộ dù là chỉ là tờ giấy đi xuất tỉnh thăm thân nhân ốm đau sắp chết năm trong bệnh viện. 

Dân chúng quê tôi ban ngày đi làm lao động tập thể mỏi tay rả xương, ban đêm về tới nhà chưa kịp ăn cơm tối lại phải đi họp đội, đoàn để nghe cán bộ chửi và dân nhìn mặt nhau đấu tố hơn là họp hành giải quyết thắc mắc chuyện này việc kia. Thông thường chúng đã sắp xếp cò mồi trước khi mổ xẻ một vấn đề gì, chẳng hạn như kêu gọi ủng hộ đóng góp tiền bạc lúa gạo cho nhà nước. Trong một cuộc họp kêu gọi ủng hộ. Việc đầu tiên là cán bộ Vẹm chỉ tay vào một vị bô lão giơ tay: 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Phán đoán về chính trị Việt Nam sắp tới

Ông Đinh Thế Huynh (trái) và ông Trần Đại Quang là ứng viên cho vị trí Tổng bí thư sắp tới?
BBC - Một nhà nghiên cứu lâu năm về chính trị Việt Nam vừa có bài viết tiếng Anh cho rằng đã có mâu thuẫn trong đảng và tranh đua vị trí tại Việt Nam, chưa đầy một năm sau Đại hội Đảng 12.

Đăng trên trang The Diplomat hôm 23/12/2016, Giáo sư Zachary Abuza, Học viện Quân sự Quốc gia (National War College), Hoa Kỳ, dự đoán có thể Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nghỉ giữa nhiệm kỳ, và ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư, là ứng viên thay thế hàng đầu.

Ông cũng cho rằng ba vụ điều tra gần đây - liên quan cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận, là cách gián tiếp làm suy yếu vị thế Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

"Ly Rượu Mừng"



Cao-Đắc Tuấn - Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết đến toàn dân và đất nước. Tuy bài hát không mô tả những cảnh tượng và sinh hoạt Tết như pháo nổ, hoa tươi sặc sỡ, bánh kẹo, bài hát tiêu biểu cho Tết Việt Nam vì chúc Tết là một tục lệ quan trọng trong Tết Việt Nam. Cộng với điệu nhạc vui tươi, giai điệu tiết tấu sống động, và lối diễn tả bình dị với vài điểm đặc sắc, "Ly Rượu Mừng" là một bài hát bất hủ trong dịp Xuân về.

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát Xuân gồm có những lời chúc Tết đến mọi người và đất nước. Bài hát rất thịnh hành trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Hầu như năm nào các đài phát thanh, truyền hình đều trình bày "Ly Rượu Mừng" trong suốt mấy ngày Tết. Trong các bữa tiệc, người ta thường hát bài này khi cụng ly chúc mừng Tết. Bài hát vẫn còn thịnh hành hiện nay ở hải ngoại trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy nhiên, ca khúc "Ly Rượu Mừng" không còn được ưa chuộng bởi giới trẻ tại Việt Nam hiện nay (Xem, thí dụ như, Anh 2015; Chi 2015).

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Làm ơn bớt lố!

Bộ trưởng Bộ Công thương : "Sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu thép Cà Ná có hệ lụy"
Lã Yên - Nghe ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương tuyên bố: "Sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu thép Cà Ná có hệ lụy" mà chán. Không biết cái ghế bộ trưởng đáng giá bao nhiêu mà ông dám đem ra đánh cuộc. Bài học từ Fomosa vẫn còn đấy, có thấy ai chịu trách nhiệm đâu, nhưng hậu quả thì người dân lãnh đủ. Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong diễn văn nhận chức (2006) chẳng phải cũng đã tuyên bố: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay". Nhưng sự thật thì sao nào ?...Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sai phạm đến thế nhưng cũng chỉ bị cách chức khi không còn chức và Quốc hội nghiêm khắc phê phán. Nói về việc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt câu hỏi: “Vụ ông Vũ Huy Hoàng, Quốc hội phê phán thế đã đủ đau chưa?". Xưa nay có ai bị phê phán mà bị đau không ?
😞😠
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Người lính chống Pháp và chống Cộng, trong nhạc phẩm Ly rượu mừng

Ông Bút - Cộng Sản dù ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, người ta vẫn biết nó là một đảng cướp. Sự nghiệp khởi đầu chỉ có nón cối, dép râu, với khẩu súng AK, ngày nay giàu sụ, phần đông đã trở thành đại gia đỏ. Đó là họ đã cướp vật chất: Nhà cửa, đồng đài, vàng bạc, vườn tược, đất đai v.v và v.v...

Họ cướp chính quyền, cướp không từ một thứ gì, cướp lịch sử và văn hóa, về điều này, bất cứ mọi đạo quân cướp nước đều làm như thế. Quân Tàu, quân Pháp đã tịch thu sách sử của chúng ta, một phần mang về bản xứ lưu trữ, phần khác tiêu hủy. Sau vài ngày cướp miền Nam, quân CS đã làm như vậy, với mức quy mô và toàn diện, quân Tàu, quân Pháp họ cướp âm thầm, quân CS cướp rầm rộ, còn áp đặt cho văn hóa miền Nam, một cụm từ dơ nhớp: "Văn hóa đồi trụy Mỹ Ngụy!".

Thế nhưng bài trừ văn hóa nhân bản của miền Nam, thế lại thứ văn hóa CS không ai có thể dùng nổi, vì CS có quyền nên với xã hội họ cấm được, trong lòng dân, văn hóa miền Nam, như mạch nước ngầm, muôn năm vẫn âm ỉ chảy mãi và ngấm sâu trong tâm khảm. Khi buồn lúc vui, họ ngâm lên bài thơ: Nguyễn Tất Nhiên, Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Bính... Dù hứng cách nào đi nữa, thơ Tố Hữu và của miền Bắc CS nói chung, khó lòng làm cho con người cảm khái, trừ một số ít người luôn chất chứa "hận thù giai cấp" hoặc căm thù thứ "quân giặc" vu vơ (1)

Bốn mùa đều ngân nga với những nhạc khúc mà họ yêu thích: Mùa Thu Chết, Đưa em vào hạ, Mùa Đông của anh, Xuân này con không về, Ly rượu mừng v.v...
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Một ngày trên Quê Hương



Đầu năm, We Production xin gửi đến các bạn Một Ngày Trên Quê Hương với ước vọng của những Công dân đứng lên đáp lời sông núi. Ước vọng sẽ chấp cánh, như lá cờ anh dũng trong tay một người con gái Việt Nam phất phới bay bên bờ biển xanh. Ước vọng sẽ vút cao, như bài quốc ca đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống... hùng tráng cất lên giữa lòng Sài Gòn...
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Thư gửi người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới

TuanKhanh - Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”.

Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi - và có lẽ là còn nhiều người khác nữa - vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chập trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó.

Mọi lời chúc và hy vọng cho năm mới vẫn như vậy. Tràn ngập trên facebook và điện thoại của tôi là những tin nhắn mừng năm mới. Năm thì mới nhưng nội dung thì không mới: vẫn là hạnh phúc, thịnh vượng… Con người ngàn đời luôn khắc khoải mang giấc mơ về ấm no và bình yên. Nhưng hy vọng đó cũng là một loại ảo ảnh đáng sợ, nó lôi dắt con người chạy mệt nhoài về phía trước.

Ở các quốc gia độc tài, khái niệm hạnh phúc và bình yên được dùng như một loại ecstasy ảo giác toàn dân. Các nhà lãnh đạo quen lối mị dân vẫn hàng ngày cất lên những bài hát ru về hạnh phúc và bình yên ấy để mê mị đám đông, để họ tiện tay đục khoét đất nước và đặt ra những luật lệ trói buộc con người, để bảo toàn sự thống trị thô bỉ của họ. 😟
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

2017




Góp nhau một Tiếng Nói lời
Vì Dân năm mới qua thời lầm than
Gian trần Mười Sáu miên man
Mười Bảy ve vãn muôn ngàn ước mơ!

Tiếng Nói Vì Dân
Mời đọc thêm

Giây phút xúc động nhất năm 2016 của tôi

Nhà nguyện, nơi tổ chức các buổi lễ ở giáo xứ Đông Yên, Kỳ Phương, Hà Tĩnh. Đây là nhà tạm trong lúc chờ nhà thờ chính đang xây. Quá trình xây dựng bị trì hoãn vì nhà thờ đem nhiều kinh phí xây dựng ra giúp giáo dân trong quãng thời gian khó khăn vừa qua.
Nguyễn Anh Tuấn - Còn vài giờ đồng hồ nữa là hết năm, ngồi điểm lại những thời khắc đáng nhớ nhất của bản thân trong năm qua, chợt nhận ra là đều liên quan tới Formosa.

Đó là khi phải cải trang thành công nhân xây dựng, trốn chui nhủi trong thùng xe tải do dân địa phương chuẩn bị sẵn để thoát khỏi Kỳ Anh hồi tháng 5. Nhìn cảnh vật trôi đi qua khe hở của thùng xe, thấy đau đớn vô cùng, rằng đất mình đây mà đến phải bí mật, đi phải chui nhủi thế này.

Đó là lúc trấn an Lipin, nữ phóng viên của đài PTS Đài Loan, cho qua cơn sợ hãi sau khi cả đoàn bị an ninh truy đuổi vì sang làm tin thảm họa cá chết tại Hà Tĩnh. Cuộc nói chuyện ngắn ngủi với cô trước khi đoàn rời đi ngay trong đêm đã giúp tôi lần đầu tiên cảm được bằng cách nào lòng yêu thiên nhiên có thể vượt biên giới quốc gia và đam mê nghề nghiệp có thể bước qua nỗi sợ hiểm nguy.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Két sắt của quan, manh chiếu của dân

Bạch Hoàn - Những khoản tiền ấy ở đâu ra, tôi không suy đoán. Nhưng phía sau một dự án cấp cho doanh nghiệp là ruộng vườn, đất đai của người dân bị giải toả và quan chức xây biệt thự mới, mua xe hơi mới... Thực tế này không còn xa lạ...Chỉ là, thấy xót xa khi quan ung dung ngồi trong xe hơi 5 tỉ đồng, còn người dân phải dùng xe máy chở người thân đã chết từ bệnh viện về nhà. Xót xa khi quan có 4 tỉ đồng nhàn rỗi để trong két sắt, còn những người nông dân ở Thanh Hoá rơi vào cảnh nợ nần khốn khổ vì bị tận thu thuế phí.

Thu nhập trung bình của người VN đã đạt 2.200 USD/người. Con số này vừa được công bố cùng với các thành tích kinh tế của năm 2016. Nhìn một cách tổng quan, chưa bao giờ dân mình có được mức thu nhập như hôm nay.

Tuy nhiên, tôi nhẩm tính phải mất 80 năm, một người dân VN mới làm ra được số tiền tương đương khoản tiền 4 tỉ đồng một lãnh đạo quá cố của tỉnh Yên Bái để trong két sắt ở phòng làm việc. Thậm chí, phải mất tới 100 năm mới làm ra được số tiền 5 tỉ đồng trị giá chiếc Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

2016: Năm cán bộ ‘ra nước ngoài chữa bệnh’

Khánh An - Trong động thái mới nhất liên quan đến vụ ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 28/12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hậu Giang, nơi ông Thanh công tác trước đây, công bố quyết định kỷ luật khiển trách đối với bí thư và nguyên bí thư của tỉnh này vì “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình, quy định về công tác cán bộ”.

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, được cho là đang trốn ở nước ngoài, sau khi viện lý do “đi nước ngoài chữa bệnh” rồi biến mất. Ông Thanh bị cáo buộc là đã làm thất thoát hơn 3 nghìn tỷ đồng thời còn làm phó tổng giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Sau ông Thanh, hàng loạt cán bộ trong các tập đoàn doanh nghiệp khác tiếp tục “ra nước ngoài chữa bệnh” rồi mất tăm mất tích. Báo chí Việt Nam sau đó đưa tin những cán bộ này đều có dính líu tới các vụ thất thoát, thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng trong thời gian nắm giữ các chức vụ chủ chốt tại các doanh nghiệp nhà nước.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

2016: Những đại án chưa thể khép

tuankhanh - Năm 2016 đã bước qua, những sự kiện lớn lao như lũ lụt, nhân tai thủy điện, thảm họa môi trường Formosa… đã át tất cả mọi thứ, tràn ngập sự quan tâm của dân chúng. Thế nhưng bản ghi nhớ của năm, vẫn còn những câu chuyện về tù đày, oan khiên đang hằn vào con người cần phải được nhắc lại. Đó là những ghi chép về Việt Nam với phần tối đen, vật vã trên hành trình đòi quyền làm người và sự công chính.

Có những số phận treo lơ lửng chờ cái chết, khản giọng kêu oan, và có cả những vụ án tưởng là đã được minh oan, nhưng rồi sự trí trá trong bồi thường. nhận sai của chính quyền từng địa phương khiến họ lại tiếp tục trở thành nạn nhân. 2016 khép lại, nhưng những câu chuyện như vậy vẫn còn tiếp diễn.

Những đại án này, nhắc cho chúng ta nhớ, rằng vài vụ án được đưa ra ánh sáng, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, rằng đâu đó trong các nhà lao, việc đánh đập bức cung, nhục hình vẫn tiếp diễn và vẫn có những con người đang đau đớn gào thét đòi công lý trong lằn ranh của sự sống và cái chết.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Bi kịch của Tống Thống Phác Cận Huệ


Ls Nguyễn Văn Thân - Thật ra người Hàn Quốc có một nền văn hóa và ý thức trách nhiệm rất cao. Bằng không thì họ không thể nào thay đổi vận mệnh quốc gia trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. GDP mỗi đầu người từ năm 1963 khoảng 100 Mỹ kim tăng lên 2,000 Mỹ kim trong thập niên 80, 10,000 Mỹ kim trong thập niên 90 rồi 20,000 Mỹ kim trong thập niên 2000 và hiện nay khoảng 28,000 Mỹ kim so với Việt Nam là 2,000 Mỹ kim (tức cao hơn Việt Nam tới 14 lần). Người Hàn Quốc không chỉ cần cù mà còn có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật rất cao. Họ không chấp nhận tham nhũng dưới bất cứ hình thức nào. Trong một chuyến công tác tại Bắc Ninh vào tháng 11 vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng ''tệ nạn tham nhũng, cán bộ hư hỏng có hết nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không''. Phải nói là chỉ có lãnh tụ ở Việt Nam mới có lối phát biểu ngu xuẩn như vậy chớ những câu nói đó không bao giờ có thể thoát ra khỏi miệng của một đảng trưởng tại Hàn Quốc. Có lẽ là do tinh thần và ý thức của người Việt không cao bằng người Hàn Quốc. Bằng không thì Việt Nam không có một lãnh tụ tồi tệ như Nguyễn Phú Trọng cũng như không đến nỗi tụt hậu và thua xa khi so với Hàn Quốc.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2016

Giáng Sinh mơ “Người cày có ruộng”

Phạm Thanh Nghiên - Tôi mơ về những cánh đồng bát ngát, những ruộng nương không bị khai tử bởi các công trình thủy điện. Mơ không còn ai bị đẩy khỏi mảnh đất cha ông để lại, hoặc do chính bàn tay mình bỏ công bỏ của ra gầy dựng. Mơ không còn những đứa bé chở nhau trên ghe vượt qua vùng nước ngập vào bờ để xin nước uống. Giáng Sinh, tôi mơ về một giấc mơ lẽ ra đã phải là sự thực hiển nhiên từ hàng chục năm về trước...
😟
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ hai tháng qua làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 300.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính trên 8.500 tỷ đồng. Còn nếu tính từ đầu năm đến trung tuần tháng 12/2016, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

Chi ăn uống, tiếp khách 3,2 tỷ đồng: Ăn thế có biết nhục?

Trụ sở Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai. Ảnh: VietnamNet.
Lã Yên - Đó chỉ là một vài câu chuyện bị phanh phui. Cả nước có 64 tỉnh thành, 713 đơn vị hành chính cấp huyện, 11.164 đơn vị hành chính cấp xã và còn các ban, bộ ngành trung ương, không biết họ chi tiếp khách như thế nào ?...Tiếp khách, khách là ai, hôm nay đoàn cán bộ tỉnh A qua tỉnh B, tỉnh B tiếp, mai tỉnh B qua tỉnh A, tỉnh A tiếp. Rồi tỉnh XYZ... Cứ mời qua mời lại như thế này thì ngân sách nào chịu nổi. Cán bộ cứ mặc sức ăn, ăn lấy được trong khi người dân đến cơm cũng không đủ no. Chẳng lấy ví dụ đâu xa, ngay tại Gia Lai này thôi, một xuất cơm của các em học sinh tiểu học Đăk Rong giá chỉ có 3.000 đồng. Xin lỗi chứ nhìn bữa cơm các em ăn nghĩ không phải cơm dành cho người..."Văn phòng HĐND Gia Lai: Ăn uống, tiếp khách 3,2 tỉ đồng". Nói thật, không chỉ tôi mà bất cứ ai đọc thông tin trên cũng điều "choáng", không biết họ ăn những gì mà khiếp vậy. Cụ thể: Một bữa ăn dọc đường ở Sóc Trăng khi đi công tác là 26 triệu. Có ngày tiếp khách ở bốn tỉnh hơn 35 triệu. Riêng ngày 25-11-2015, chi tiếp khách bốn nơi gần 60 triệu đồng: Cà Mau 17,8 triệu đồng không hóa đơn, tiếp khách Bình Định 15 triệu đồng, Long An 12,6 triệu đồng, Lâm Đồng 10,2 triệu đồng...😠

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016

Top ten phát ngôn ấn tượng 2016

truongduynhat: 1- “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát biểu tại ngày hội đại đoàn kết thôn Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 13/11/2016.
2- “Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, 5 năm tới đất nước sẽ phát triển thịnh vượng, nhân dân được ấm no” – Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, 21/6/2016.
3- “Chúc các đồng chí kỳ này nghỉ chính sách, và chúc cho cả tôi nữa, làm sao ráng làm người tử tế, sống tử tế” – Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu chia tay chính phủ trong phiên điều hành cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, 26/3/2016.
4- “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: tiểu vùng Mê Kông, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ…” – Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và 20 năm mở cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam, 2/12/2016.
5- “Chúng tôi đang xây dựng “cái lồng” để nhốt quyền lực. Lồng này là do ta thiết kế, do ta làm” – Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, trao đổi với báo chí quanh sự kiện Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, 30/10/2016.
6- “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi chết trước!”- Cục trưởng cục Chống tham nhũng (Thanh tra chính phủ) Phạm Trọng Đạt, phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành luật Phòng chống tham nhũng 4/3/2016.
7- “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” – Nguyễn Như Phong, cựu Tổng Biên tập báo Năng Lượng Mới (Petro Times), 10/6/2016.
8- “Nói là xả lũ nhưng thực tế là thủy điện cho nước lũ đi qua hồ mà thôi. Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện” – Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng điện – điện tử- tin học EEI, nói về hiện tượng xả đập thuỷ điện gây lũ ở miền Trung, 18/10/2016.
9- “Xin hội đồng xét xử miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương” – Lời nói sau cùng của bị cáo, cựu Chủ tịch huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Nguyễn Văn Bổng, phiên toà ngày 30/11/2016 xử ông và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái, thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng giải phóng mặt bằng dự án Formosa.
10- “Không mở đường, cứ để kẹt xe. Người dân chịu hết nổi sẽ chuyển sang dùng phương tiện công cộng” – Tiến sĩ Huỳnh Thế Du hiến kế giảm ùn tắc giao thông cho TP Hồ Chí Minh, 29/3/2016.



Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam