Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

Hãy đồng hành với Đồng Tâm








Đồ Hiếm - Gần 42 năm sống trong đất nước, mà người dân vẫn bị ù tai hoa mắt bởi những rác rưởi thông tin sai láo do hơn 700 báo/đài nô cộng, nên một thường dân như Đồ tui phải tự điều chỉnh lý luận thông tin đầu vào, để kết luận đầu ra như sau: Nhà cầm quyền CSVN tuyên bố gần 50 ha đất tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vốn thuộc hoàn toàn quyền xử lý của Bộ Quốc phòng từ năm 1980. Trước đây, chóp bu CS định xây sân bay Miếu Môn, dành cho các loại phi cơ vận tải hoặc trực thăng sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để đưa đàn cá tra trong Bộ Chính trị di tản (quy mã) khi quân Tàu ô bất ngờ chiếm đánh thủ đô. Nhưng nay thì không cần nữa, vì ĐCS Tàu đã trở thành thằng cha (hoang) tốt, nên chuyển mục tiêu xử dụng cho quyền lực mềm: USD & Tình báo. Nhà sản đã giao toàn bộ khu đất này cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (thuộc Bộ Tư Lệnh Thông tin Quân đội) để làm kinh tài. Một mặt có lợi cho tâm tư của các tướng tá tại Bộ Quốc phòng, hòng mua đứt sự trung thành của lực lượng quân đội qua việc nắm thóp các tướng QĐND, một mặt làm vừa lòng Bắc Kinh qua việc tạo cơ hội cho Viettel - cánh tay nối dài của tình báo Hoa Nam phát triển (nghe lén, nhiễu sóng, thu thập thông tin…) ngay tại thủ đô.

Người dân Đồng Tâm dù chân chất đến mấy cũng trở nên phẫn nộ trước quyết định của đảng đã cưỡng chiếm đất nông nghiệp của dân để sang tay cho quân đội kinh doanh. Bằng chứng là ngay từ năm 2012, khi đo đạc đất đai, nhà cầm quyền đã cố tình đo lấn sang đất của dân, và cho dù dân Đồng Tâm làm đơn khiếu kiện nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Hôm 15/04/2017, chính quyền địa phương có mời đại diện người dân trong xã ra khu vực đất đang tranh chấp để cùng đo đạc, xác định mốc, ranh giới giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm nhưng sau đó, đã xảy ra chuyện côn an bắt 15 người dân xã, và đổi lại, phía dân Đồng Tâm bắt 38 côn an, cảnh sát cơ động. Đến hôm nay, người dân đã thả tự do cho 18 cảnh sát cơ động về nhà, chỉ giữ lại 20 tên côn an và cán bộ.

Thực tâm người dân Đồng Tâm chỉ mong thành phố Hà Nội cử đại diện xuống giải quyết thấu đáo về việc đất đai tranh chấp nhưng đến nay, việc đối thoại với người dân mới chỉ thực hiện được "qua điện thoại". Lãnh đạo Hà Nội giao điều kiện sẽ xem xét các kiến nghị đất đai một cách thỏa đáng nhưng về phía Đồng Tâm phải đảm bảo an toàn tính mạng cho 20 côn an đang bị giam giữ.

Tất cả dân đen đang sống dưới chế độ cộng sản không cần phải kiểm chứng dài dòng chứng từ cho mất thì giờ, chúng ta đều biết chắc như đinh đóng cột rằng, đảng cộng sản là đảng cướp nên trong vụ việc này, lẽ phải thuộc về người dân Đồng Tâm.

Đồng Tâm đã tức nước vỡ bờ, Đồng Tâm đã trên dưới đoàn kết một lòng, Đồng Tâm đã vượt qua sợ hãi để cùng nhau vùng lên đối kháng với đảng nô cộng.

Trong không khí đấu tranh sôi sục này, Đồng Tâm đã bắn phát đầu tiên, bây giờ là việc của chúng ta:
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Bí mật của biển

TuanKhanh - Mới đây, có một bản tin nhỏ của Úc phát đi, mà có lẽ ít ai lưu tâm, đó là chuyện Bộ Tư lệnh Biên giới Hàng hải của Úc (Maritime Border Command – MBC) cho biết họ đã tăng cường gắt gao trên toàn bộ các vùng biển của Úc, liên tục tuần tra suốt 24g/ngày để chống lại nạn xâm nhập vùng biển (Australian Fishing Zone) của họ và đánh cá lậu. Thủ phạm chính gây lo ngại, là ngư dân Việt Nam.

Từ giữa năm ngoái đến nay, những chiếc tàu cá tội nghiệp từ Việt Nam đi thật xa và đến tận Úc để đánh bắt như vậy ngày càng nhiều hơn. Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (Australian Fisheries Management Authority – AFMA) nói rằng họ sửng sốt vì số lượng ngư dân Việt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có đến 13 vụ xâm nhập bị phát hiện trong 11 tháng, 161 người bị bắt, còn bao nhiêu thoát được thì chưa biết. Những cuộc bắt giữ và thẩm tra đều có một kết quả chung: các thủy thủ phần lớn là mù chữ và nghèo khó. Lý do đi tận đến Úc để đánh cá, theo lời khai của họ vì bởi khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát và không còn an toàn để ra khơi nữa. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Một cuộc đối đầu có thể trở thành cuộc chiến tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức

Hải Âu - Mỹ Đức là một huyện nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 40km về phía Tây Nam, hiện có khoảng 2.572 hộ dân với dân số hơn 8.600 người.

Những diễn biến xung quanh vụ việc người dân xã Đổng Tâm, huyện Mỹ Đức cố thủ chống lại lực lượng cưỡng chế của nhà cầm quyền Hà Nội đang là đề tài nóng trên các diễn đàn, mạng xã hội trong những ngày qua. Điểm mấu chốt của vụ việc cho đến lúc này là người dân đang giam giữ 32 người gồm công an, cảnh sát cơ động, an ninh giả dạng côn đồ.

Sự việc đang diễn ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức được dư luận biết đến khi một số trang mạng lề Dân đăng tải, chia sẻ đoạn clip cho thấy hàng chục công an bỏ chạy khi bị người dân rượt đuổi. Liền sau đó, những thông tin, hình ảnh một nhóm cảnh sát cơ động bị người dân “giam lỏng” tại nhà văn hóa của huyện được lan tỏa nhanh chóng. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong việc nhà cầm quyền dùng vũ lực cưỡng chiếm đất đai của người dân xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức. Đây không phải là lần đầu cộng sản Hà Nội hành xử thô bạo và trái pháp luật khi thực hiện những quyết định thu hồi đất.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

42 tháng Tư và cuộc chiến không bom đạn

Vũ Đông Hà - Những ngày này năm xưa, chỉ trong 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm”, toàn bộ miền Nam bị “giải phóng”. Cuộc chiến bom đạn chấm dứt. Xác người thôi còn phơi khô trên những đại lộ kinh hoàng. Việt Nam “thống nhất”. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa gãy súng giữa trời, nhìn nhau bằng đôi mắt uất hận. Những bộ đội cộng sản Bắc Việt ngồi dọc vỉa hè, ngơ ngác ngước nhìn Sài Gòn tráng lệ, và có người ôm mặt khóc. 

Bao năm trôi qua. Trong từng năm tháng ấy, xác người dọc theo Đại Lộ Kinh Hoàng đã được thay thế bằng hàng vạn thây người trên những hải trình xuyên biển Đông. Các cuộc tổng tấn công quân sự được đổi lại bằng những đại chiến dịch tập trung cải tạo, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp. “Ý thức đoàn kết dân tộc lại một lần nữa bị phần nào xao lãng bởi bệnh chủ quan và say sưa vì chiến thắng, bởi những cách nhìn hẹp hòi, biệt phái, bởi chuyện phân biệt thắng-thua, bởi những kỳ thị ta-ngụy...” (cố Thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt). Trong im lặng hòa bình, trong thống nhất đất nước nhưng phân ly lòng người, một cuộc chiến không bom đạn đã khởi đầu. “Ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “bè lũ phản động”. Chiến tranh xâm lược được thay trang đổi phục thành diễn tiến hòa bình. Những khẩu AK-47 được thế chỗ bởi điều 79, 88, 258... Những quả bom trải thảm B52 của đế quốc Mỹ đã nhường chỗ cho những ngọn hải đăng, tàu chiến, khoan dầu hiện đại và công trình xả thải của đế quốc Trung Hoa. Và những người bộ đội từ rừng về phố ngày xưa, bây giờ già nua, lặng nhìn cơ đồ và vận mạng của tổ quốc đang đắm chìm trong tăm tối. 
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Mar-a-Lago luận kiếm







Ls Nguyễn Văn Thân - Thế là sau gần 3 tháng gườm nhau, rốt cuộc rồi hai cao thủ sẽ có cơ hộ so gươm đối đầu tại Mar-a-Lago vào ngày 6 và 7 tháng 4 vừa qua. Có thể nói là không có điều gì tác động mạnh đến tình hình an ninh và kinh tế thế giới ngày nay bằng quan hệ Mỹ Trung. Cả hai đều muốn biến nước họ trở thành vĩ đại lần nữa. Với Tập thì sau một thế kỷ ô nhục, đã đến lúc Trung Quốc trở lại vai trò trung tâm của vũ trụ. Còn Trump thì cho là Hoa Kỳ đã bị hạ nhục trong suốt một thập niên qua. Từ một siêu cường độc cô cầu bại, Trump có cảm giác là Mỹ ngày càng xuống dốc và đang bị coi thường. Tư duy chính trị sỉ nhục, tổn thương và rửa hận đang là thời thượng. Lãnh tụ nào đánh gục được đối thủ sẽ được tôn vinh như là cứu tinh của dân tộc họ.

Từ quan điểm của Trung Quốc, quan hệ Trung-Mỹ dựa trên nền tảng chính sách một nước Trung Hoa. Tuy Tổng Thống Trump không còn hăm he từ bỏ chính sách này nhưng ý định tăng cường quan hệ quân sự và bán thêm nhiều vũ khí tối tân cho Đài Loan làm Trung Quốc rất bực mình. Đài Loan là một lá bài lớn của Mỹ trong tiến trình thương thuyết và thương nhượng với Trung Quốc.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Nhận định về Tổng Thống Trump qua hai việc: Tiếp đón Tập Cận Bình và pháo kích vào Syria







Gs Lê Đại Tường - Tôi vốn thích theo dõi thời cuộc, nhưng không thích làm chính trị. Sự theo dõi thời cuộc nước Mỹ sau kỳ bầu cử năm nay càng thu hút sự chú ý của tôi, vì tôi nghĩ rằng: ảnh hưởng của việc ông Trump đắc cử sẽ liên hệ đến Quốc gia VN. Theo dõi tình hình, nhưng tôi cũng rất dè dặt khi nói ra những cảm nghĩ của mình vì ngay trong Đại gia đình của tôi cũng có những đứa cháu bất đồng quan điểm với tôi. Không muốn có những xích mích, tôi chờ đợi vào một thời điểm khi có những sự kiện thuận lợi rõ ràng để biện minh cho những quan điểm của mình sẽ tránh khỏi bị chê trách là mù quáng, đầu óc già rồi thiếu minh mẫn.

Trước hết nhận xét và theo dõi những nguồn tin về TT Trump tiếp đón ông Tập cận Bình. Khi tin này mới được công bố, cả thế giới đã có phản ứng nhìn ông Trump như một tên ba trợn, lếu láo thay đổi chính sách, lập trường hơn cả chong chóng. Chuyện TT sẽ tiếp đón ông Bình tại Florida, một nơi rất đặc biệt, ông chỉ dành cho những người được ông sắp vào thành phần những bạn đồng minh hay người thân thiết của ông; như nơi này ông đã từng tiếp đón nồng hậu Thủ Tướng Abe của nước Nhật vào tháng trước. Chính ngay cả nước Nhật khi nghe tin ông TCB được tiếp đón tại địa điểm trên, báo Chí Nhật đã cảnh cáo chính quyền Nhật không nên trông cậy vào một đồng minh có tính tráo trở như vậy. 

Ngay cả Trung Cộng cũng hí hửng trước nguồn tin TCB được TT Trump ưu ái đón tiếp tại dinh cơ tráng lệ tư. Trước những ngày sang Mỹ, Trung Cộng đã nắn gân chính phủ Mỹ bằng những lời tuyên bố, ngang ngược, xấc xược về chủ quyền ở Biển Đông mà Trump vẫn im lặng. Thái độ im lặng được hiểu như một sự nhượng bộ nên ông Bình đã có cái nhìn coi thường TT Trump cũng chẳng hơn gì TT Obama. Tin tức chuyến công du của ông Bình được tiếp đón đặc biệt ở Mỹ đem ra phổ biến trên toàn quốc chủ ý gây uy tín làm tăng uy thế của TCB mà ông cần trong kỳ họp Đại Hội Đảng vào những tháng tới. 
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

Khởi tố vụ biểu tình Lộc Hà là ‘thêm dầu vào lửa’

Người dân biểu tình trước UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, ngày 3/4/2017. (Ảnh Facebook Nhật ký Yêu nước)











VOA - Công an tỉnh Hà Tĩnh hôm 12/4 quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật” liên quan đến một cuộc biểu tình ở một xã thuộc huyện Lộc Hà, do người dân bức xúc về vấn đề đền bù sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình, thuộc Phong trào Lao động Việt, nói với VOA hôm 13/4 rằng quyết định khởi tố không khác nào là đổ thêm dầu vào lửa.
Nếu mà họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, thì sẽ dấy lên một làn sóng căm phẫn của người dân tại vì người dân họ rất bức xúc. Cái việc họ lên bao vây trụ sở không phải hành vi vi phạm luật mà là hành vi đi đòi quyền lợi rất chính đáng. Đấy là việc cần thiết của người dân lúc bấy giờ. Họ lên đối thoại chứ không đập phá. Nếu họ [công an] bắt người ở vùng Lộc Hà, đó là sai lầm nghiêm trọng, giống như hành động đổ thêm dầu vào lửa, không giải quyết được sự việc, càng làm sự việc căng thẳng thêm . Ông Hoàng Đức Bình, Phong trào Lao động Việt
Vụ việc xảy ra hồi đầu tháng, khi người dân ở xã Thạch Bằng và Thạch Kim cáo buộc công an hành hung các thanh niên địa phương và một số nhà hoạt động vào đêm 2/4, công an còn bị cáo buộc đã nổ súng. Ngày 3/4, hàng nghìn người dân của hai xã này đã kéo đến trụ sở chính quyền huyện Lộc Hà để phản đối vụ đánh đập, đồng thời tiếp tục đòi đền bù thỏa đáng sau vụ ô nhiễm bị quy trách cho công ty Formosa.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Khởi tố vụ án "hủy hoại tài sản" liên quan biểu tình ở Lộc Hà

Người dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh biểu tình sáng ngày 3 tháng 4 năm 2017. Hình Facebook Bạch Hồng Quyền
RFA - Công an huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 13 tháng tư ra quyết định khởi tố một vụ án mà họ gọi là ‘hủy hoại tài sản’ tại xã Thạch Bằng thuộc huyện này.

Theo phía công an thì vào đêm 2 tháng tư khoảng 50 người dân đã vây đánh một tổ công an làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự tại xã Thạch Bằng, làm cho một nhân viên công an bị thương, và sau đó những người dân này đã đập phá tài sản trong nhà của viên trưởng công an xã.

Một người dân địa phương thì lại cho biết khác và vụ việc được nêu ra với cơ quan chức năng trong cuộc làm việc vào ngày 4 tháng 4 sau đó:

“Vụ công an quấy rối và làm mất trật tự trong đêm ngày 2 tháng tư 2017: đồng chí Thu công an Huyện và đồng chí Giáp công an Xã có hành vi nổ súng gây rối an ninh trật tự và gây rối cộng đồng. Công an dùng súng như vậy đúng hay sai?”

Một số nhà hoạt động xã hội cũng nói rằng trong đêm 2 tháng tư một công an đã vô cớ nổ súng vào đám đông, mặc dù không làm ai bị thương vong nhưng vụ nổ súng đã góp phần kích động cuộc biểu tình ngày 3 tháng tư.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 4, 2017

Việt Nam thuộc nhóm các nước tham nhũng hàng đầu

Việt Nam là nước có tỷ lệ tham nhũng cao dựa theo bản đồ do Transparency International cung cấp.
Courtesy of transparency.org
RFA - Tham nhũng tại Việt Nam đe dọa sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội, Việt Nam đứng thứ 133/176 bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu của Minh Bạch Quốc Tế, nằm trong nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.

Đây là thông tin được công bố tại hội thảo hôm 12 tháng tư ‘Thúc Đẩy Xây Dựng Môi Trường Kinh Doanh Liêm Chính’ do Phòng Thương Mai Và Công Nghiệp Việt Nam tổ chức với sự phối hợp của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội, gọi tắt là CENSOGOR.

Bà Nguyễn Thị Kiều Viễn của Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Xã Hội cho rằng doanh nghiệp tại Việt Nam như mắt xích kép, ý nói như con dao hai lưỡi, khi vừa là nạn nhân vừa là tác nhân gây tham nhũng. Bà nói trên 61% doanh nghiệp có hành vi đút lót tiền bạc, hầu hết đều có chuyện lại quả cho đối tác của mình. Ngoài ra, có đến 66% doanh nghiệp dân doanh phải chi trả những khoản phí không chính thức, gần 60% doanh nghiệp FDI tức có vốn đầu tư nước ngoài phải chi trả chính thức khi làm thủ tục hải quan.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tìm về những ngôi mộ thuyền nhân

Thuyền nhân vượt biển trong trại tị nạn ở Galang, Indonesia 1986. (Ảnh: Bùi Văn Phú) 
Thiện Ý - Trong suốt tuần qua, Đài phát thanh Saigon ở Houston, tiểu bang Texas, đã truyền đi các bản tường trình trực tiếp về chuyến đi thăm mộ phần những tuyền nhân Việt Nam đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường tìm tự do. Theo đó, một phái đoàn khoảng 60 người đến từ Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu, phần nhiều là những thuyền nhân đã sống sót sau các cuộc vượt biển đầy hiểm nguy với sóng gió và hải tặc. Chuyến đi thăm này dự định kéo dài trong ba tuần đi đến một số hải đảo trong vịnh Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương, nơi có nhiều xác thuyền nhân bị chôn vùi dưới ba tấc đất, không quan tài, không kim tĩnh! 

Theo những thuyền nhân vượt thoát trong những phoản thời gian khác nhau các năm trước đây, nay tham gia phái đoàn cho biết, mục đích và ý nghĩa chuyến đi này là để thăm viếng, tưởng niệm và cầu nguyện theo niềm tin tôn giáo cho các thuyền nhân có số phận không may đã bỏ mình trên biển cả do sóng dữ hay bị hải tặc sát hại trên đường vượt biển.Vì vậy trong phái đoàn này có sự tham gia của một số tu sĩ như một linh mục Công giáo và một Hòa thượng ở thành phố Houston, Hoa Kỳ và một linh mục Công giáo đến từ Đài Loan. 

Ngoài ra còn có năm Nhà sư và một số tu sĩ Phật giáo Thái Lan tình nguyện tham gia phái đoàn đến các hải đảo để cầu nguyện cho linh hồn các thuyền nhân tử nạn còn vất vưởng nơi đây được sớm siêu thoát. Đồng thời, phái đoàn cũng mang theo khoảng 70 bảng mộ bia đề tên những người mà thân nhân họ biết đã bị vùi chôn trên các hoang đảo mà họ từng trôi dạt vào bờ, đã chết đói chết khát hay bị hải tặc hãm hiếp, sát hại… 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Giỗ tổ Hùng Vương bằng biểu tình



Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Và câu chuyện giỗ tổ của người Việt hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ giỗ các vua Hùng bởi đây là khái niệm mơ hồ. Giỗ tổ nghề, giỗ tổ tiên ông bà, giỗ tổ xứ đất... Tất cả đều nằm trong câu ca dao này. Và với người dân các tỉnh Bắc miền Trung cũng không ngoại lệ.

Nhưng ngày giỗ Tổ năm nay ở đây có khác: trùng với ngày kỷ niệm một năm thảm họa môi trường biển.
Kể từ ngày cá chết, mình không đi biển được, phải ở trên cồn, không làm được cái gì cả. Một thành viên trong đoàn biểu tình cho biết
Một người đàn ông xưng mình là con cháu vua Hùng trong đoàn biểu tình chống Formosa chia sẻ với VOA: “Hôm nay kỷ niệm một năm ngày cá chết. Một ngày mà người dân chúng tôi đau khổ quá nên hôm nay chúng tôi phải đi biểu tình để kỷ niệm.”

Biểu tình, kêu gọi hiệp thông cầu nguyện, yêu cầu nhà cầm quyền phải trục xuất Formosa ra khỏi mảnh đất quê hương để duy trì dòng dõi con rồng cháu tiên và hướng về biển để cầu nguyện, để nhớ đến truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đưa 50 con ra biển mà mỗi ngư dân bây giờ chính là cháu chắt của Mẹ Âu Cơ.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

Tản mạn đôi chút về cải lương thời Việt Cộng

Nguyễn Trọng Dân - Sau ngày tháng Tư Đen năm 1975, chỉ tính ở Sài Gòn không thôi đã có gần nữa triệu người bị đi học tập cải tạo, nhọc nhằn chết chóc chưa biết. Điều này có nghĩa là có khoảng cả trăm ngàn gia đình chịu cảnh vợ ly tán chồng. Thế là tự nhiên, bài nhạc "Dạ Cổ Hoài Lang" được dân Việt Nam Cộng Hòa ca liên tục trong nước mắt ròng ròng hận tủi. Bài ca này của cụ Sáu Lầu này có đoạn chót như sau:

"...Chàng hỡi chàng có hay 
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây 
Bao thuở đó đây sum vầy 
Duyên sắc cầm đừng lạt phai 
Là nguyện cho chàng 
Hai chữ an bình an 
Mau trở lại gia đàng 
Cho én nhạn hiệp đôi í a"...
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017

Chuyện - Thật Bất Ngờ chế



Viết lời và trình bày: Sơn Túi Đỏ - Hà Tĩnh - Chuyện cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung Việt Nam (Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế...) và những vấn đề môi trường đáng báo động trong suốt thời gian qua thực sự đang gây nhức nhối trong dư luận và cần sự chung tay của cả cộng đồng để giải quyết vấn đề thực sự nguy bách này.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Cậu bé 12 tuổi lên án nhà báo, truyền thông lề đảng

...Các anh đang sống ở đâu? Các anh là con dân của nước nào? Các anh đang làm gì? Các anh đang sống vì ai? Đang sống vì mục đích nào? Tôi thấy mỗi người các anh đưa tin tào lao! Những tin hay, những tin người dân miền Trung các anh có ngon thì đưa tin đi. Các anh đưa vì đất nước đi... Mỗi ngày tôi mở TV tôi nghe những xàm xí... Ngày xưa ở giảng đường đại học các anh ước mơ sau này làm gì cho đẹp cho đời, làm gì để phục vụ cho dân...

Các anh sống làm sao để con cháu và tổ tông các anh không cảm thấy hỗ thẹn. Báo đài đưa tin tào lao! Kích động! Thế lực thù địch! Dân chết đói ngoài đấy! Biết không?... Các anh có ăn học đầy đủ mà tôi thấy nhục cho các anh! Sống làm người! Một lần chết, không bao giờ có lần thứ hai. Chết như thế nào? Chết nhục hay là chết vinh!? Mở mắt ra, mở cái não ra mà suy nghĩ...
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Lễ trao Giải Nhân Quyền 2017 cho luật sư Nguyễn Văn Đài

Đặng Hà - Bà Vũ Minh Khánh, vợ Ls. Đài, bị công an ngăn chặn ở sân bay không cho sang Đức nhận giải thưởng cho chồng.

Lễ trao Giải Nhân Quyền lần thứ 12 của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức đã diễn ra vào thứ tư ngày 05.04.2017 tại thành phố Weimar, miền Đông nước Đức. Luật sư Nguyễn Văn Đài là nhân vật được chọn để trao giải thưởng kỳ này, năm 2017.

Ban tổ chức cho biết, vì Ls. Nguyễn Văn Đài đang bị giam giữ ở Việt Nam, thành thử đã mời vợ Ls. Đài là bà Vũ Minh Khánh sang Đức để thay mặt chồng nhận Giải thưởng, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn không cho bà bay sang Đức. Chủ nhật ngày 02.04.2017 tại khâu kiểm tra hộ chiếu ở sân bay Nội Bài (Hà Nội) công an cửa khẩu đã chặn bà lại, không cho lên máy bay và thông báo bà bị lệnh cấm xuất cảnh cho đến năm 2019.

Giải Nhân Quyền của Liên đoàn Thẩm phán CHLB Đức được thành lập từ năm 1991, cứ 2 năm 1 lần, được chọn trao cho một nhân vật trong giới thẩm phán, chánh án, công tố viên hoặc luật sư, mà có những đóng góp đặc biệt vào công cuộc bảo vệ và cổ xúy cho nhân quyền tại quốc gia của họ, bất chấp sự hiểm nguy đến tính mạng, sức khoẻ, bị tù đày hoặc bị những thiệt thòi cá nhân nặng nề.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

Hà Tĩnh: Dân bao vây UBND huyện biểu tình phản đối Formosa và đòi công lý

Photo: Bạch Hồng Quyền
Danlambao - Vào khoảng 7h30 giờ sáng ngày 3/4/2017 hàng ngàn người dân xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh đã mang băng rôn biểu ngữ kéo lên UBND huyện Lộc Hà để biểu tình ôn hoà phản đối Formosa và đòi công lý cho những người bị thương khi nhóm công an nổ súng vào dân trong đêm 2/4/2017.

Được biết, khoảng 21 giờ ngày 2/4/2014, một số người thuộc nhóm “Truyền Thông Formosa” đang uống cà phê trong quán nước tại xã Thạch Bằng thì bị Công an huyện Lộc Hà vô cớ đến sách nhiễu, gây sự.

Họ đã dùng giày, đá... và cho nổ súng tấn công vào nhóm anh em đang uống cà phê. Sự việc diễn ra rất hỗn loạn và có đỗ máu, nên Giáo xứ Trung Nghĩa đã kéo chuông báo động kêu gọi những giáo dân xung quanh đến giúp đỡ. 
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Sao chỉ phạt có mình tôi!

Người Quan Sát - Biệt thự trên là của thanh tra xe ôm Phó ban nội chính Đắk Lắk Nguyễn Sỹ Kỷ. Câu trên là lời than thở của quan khi bị phạt về tội xây dinh trái phép trên đất nông nghiệp. Đây cũng vừa là lời nhận tội cho cá nhân của quan, vừa là lời tố cáo các quan khác đã hè nhau xây biệt thự trên "tài sản của nhân dân" mà không bị sờ gáy.

Ông quan Phó nội chính này có biệt hiệu là thanh tra xe ôm vì ông khoe rằng khi còn là cán bộ thanh tra tỉnh ông phải chạy xe ôm mới có chút đỉnh tiền xây biệt thự như ngày hôm nay.

Ông cũng "khẳng định" giống như tổng bí thư mênh mông tình dân Lê Khả Phiêu: "Thật ra lúc tôi làm lãnh đạo, giúp được người này người kia thì họ cho chai rượu, cho tí quà gọi là cảm ơn chứ làm gì có tiền mà xây cái nhà như vậy".

Tài sản nguy nga trên đất ruộng cướp được mà ông đang có là nhờ vào những thương vụ xe ôm, nhờ vào bàn tay trắng từ Hà Tĩnh vào Đắk Lắk theo đảng lập nghiệp và nhờ "được cất nhắc qua nhiều chức vụ khác nhau" theo nguyên văn lời của ông. Bên cạnh đó là nhờ đồng chí vợ bỏ nghề giáo viên đi làm vườn, trồng cà phê mới có một cái biệt thự mà ông nói là để làm “chỗ ra vào”.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Rác của một thời

TuanKhanh - Cơn mưa bất ngờ chiều tháng Ba, khiến không ít người ngạc nhiên. Thành phố tối sầm như một ngày tháng 7. Mưa lớn đến mức như trút nước, như muốn tự mình làm sạch đời sống Sài Gòn. Mưa xối xả như muốn đẩy hết bụi bặm và những ngổn ngang chồng chất vừa được tạo ra từ chiến dịch đầy sóng gió trong đời sống và dư luận dân chúng, vốn được gọi là “dọn dẹp vỉa hè”.

Trong những bức ảnh được giới thiệu trên mạng xã hội, người ta nhìn thấy đoàn quân ô hợp của ông Hải, phó chủ tịch quận 1, đã chuốt nhọn và nham nhở bậc tam cấp của quán café Starbuck nằm ở ngã sáu Phù Đổng Thiên Vương. Bức ảnh nói thật nhiều điều về một chiến dịch thị uy và duy ý chí, phia trước là sự hài lòng vô minh của một nhóm người, và phía sau là tiếng thở dài của đám đông.

Cuối tháng ba, những dòng tin vội vã và ít ỏi cho biết ông Hải tạm dừng các chuyến hành quân “dọn dẹp” của mình, lừng lẫy không khác gì các cuộc tuần tiễu trên biển Đông. Có bình luận là do công việc đã thành công bước đầu và ông Hải giao lại cho các quận. Nhưng cũng có lời bàn rằng ông Hải phải thu mình lại, trước những chỉ trích không vừa và các dấu hiệu sai phạm ngày càng lộ rõ.

Cơn mưa chiều tháng Ba quá lớn, tạt ướt cả khoảng nhà trước của một người dân trên đường Hồng Thập Tự cũ. Vừa che, vừa lau, người đàn ông này liên tục quát lên một mình “mẹ cha tụi nó, cái mái hiên xếp thì có ngăn cản gì vỉa hè mà tụi nó ập vô tháo rồi lấy?”.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

"Chúng tôi đấu tranh không vì giải thưởng"

RFA - Tất cả những người có mặt trong buổi lễ trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm sáng ngày 29 tháng 3 năm 2017 đã đồng loạt đứng dậy vỗ tay khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách Chính trị sự vụ, ông Thomas Shannon, xướng tên Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam, cũng là người duy nhất không thể có mặt tại buổi lễ.

Không phải vì lý do địa lý hay sức khoẻ, mà vì cô đang bị giam cầm trong nhà tù Việt Nam, vì tội dám “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam từ tháng 10 năm 2016.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người phụ nữ thứ hai của Việt Nam được vinh danh giải Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Năm 2013, giải thưởng thuộc về nhà đấu tranh Tạ Phong Tần. Thời điểm đó, bà cũng đang trong thời gian thụ án, một “điều kiện” hoàn toàn giống như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của năm nay.
Để đấu tranh chống độc tài không có quốc gia nào được mang quân đội hay dung vũ lực tấn công một chính phủ hợp pháp ở một quốc gia khác. - Tạ Phong Tần
Từ California, nơi bà bắt đầu cuộc sống lưu vong cho đến ngày hôm nay, Tạ Phong Tần nói rằng, ngoài ý nghĩa cá nhân, bà xem giải thưởng này là lời động viên chung cho tất cả mọi người.

“Tất cả người dân Việt Nam, trừ bọn cộng sản hoặc bè lũ phe cánh hãy vui mừng lên vì cuộc đấu tranh đòi dân quyền chống độc tài cộng sản của chúng ta không đơn độc. Hãy tin vào tương lai tươi sáng, một ngày không xa nước Việt Nam chúng ta không còn chế độ độc tài cộng sản.”
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Tản mạn và chút hoài niệm về nhạc vàng

Hiện Hữu - Có thể nói nhạc vàng tại miền Nam trước năm 1975 là một trong những mốc son của âm nhạc Việt Nam, nó phản ánh cái tâm thức của người Việt được hưởng những nét đặc trưng của xã hội miền Nam khi đó, cũng như được trầm mình trong bối cảnh của chế độ chính trị - xã hội lúc bấy giờ, khá tự do, cởi mở.

Những ca khúc nhạc vàng vào thời kỳ này đã biểu trưng những tâm tình cá nhân, những mẫu chuyện rất riêng tư, phù hợp với thị hiếu của người dân lúc bấy giờ, nhất là những người dân thị thành. Chủ đề của nhạc vàng cũng rất đa dạng, có những ca khúc viết về vẻ đẹp đầy sức sống, đầy thơ mộng của người nữ sinh trong bộ áo dài màu tím (có thể thấy sắc tím xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc lúc bấy giờ) hay là về kỷ niệm tuổi học trò với hoa phượng trong sân trường, đến ngày chia tay nhau, xa trường xa lớp nhưng mỗi đứa đều có mối liên tình với nhau qua lưu bút ngày xanh ( có lẽ nhạc sĩ Thanh Sơn là nổi tiếng hơn cả với chủ đề này).
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và chuyến đi xuyên Úc Châu trình bày về thảm hoạ môi trường tại Việt Nam

Mai Thanh Truyết - Đảng CSVN đã phạm nhiều sai lầm khi để cho Trung cộng thuê mướn nhiều vùng lãnh thổ chiến lược với hợp đồng lâu dài để họ lập ra các "khu tự trị", đem nhân công của họ qua làm việc và sinh sống luôn trong đó, không có cơ quan nào có quyền bước vào các "khu tự trị" nầy để kiểm soát họ đang làm gì. Khu tự trị Vũng Áng là một thí dụ. Đây là "họa mất nước" đã hiện rõ mồn một. 

Formosa chỉ là hiện tượng điển hình mà thôi. Không có Formosa Vũng Áng thì cũng sẽ có Formosa ở đâu đó trên khắp cả đất nước Việt Nam. Và thủ phạm chính là Trung Cộng. Và đồng thủ phạm, chính là đảng CSVN, vì lòng tham và sự ngu dốt, đang bán dần đất đai cho TC qua các vụ đầu tư khai thác của các công ty TC này...


Phỏng Vấn của Báo Việt Luận Sydney, Úc Châu 

Phóng viên Việt Luận: Chúng tôi được biết ông sắp đến Úc để chia sẻ với cộng đồng người Việt ở đây về hiện tình đất nước. Ông có thể cho biết những đề tài ông sẽ chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Úc trong chuyến đi lần này? 

Mai Thanh Truyết: Thưa Anh, chúng tôi gồm anh Nguyễn Vĩnh Khang, chị Nguyễn Thanh Thủy, và tôi sẽ qua Úc do lời mời của Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu và các tiểu bang có ghi trong poster dưới đây: 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Mẹ Nấm: từ ‘tội nhân’ tới giải thưởng quốc tế

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
Trà Mi - Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế là giải thưởng hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh các phụ nữ trên thế giới đã chứng tỏ lòng quả cảm ngoại hạng cũng như khả năng lãnh đạo trong việc cổ súy nhân quyền và đặc biệt là nữ quyền, bất chấp gian nguy cho cá nhân. Giải này được thành lập từ năm 2007. Năm 2013, blogger Tạ Phong Tần của Việt Nam từng được vinh danh Giải này khiếm diện trong lúc bà đang thọ án tù 10 năm tại Việt Nam vì tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước.’... Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sinh năm 1979, điều phối viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cũng là phụ nữ Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển hồi năm 2015 vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Phụ nữ Can đảm Quốc tế

Những hoạt động đẩy một phụ nữ trẻ tại Việt Nam vào vòng lao lý lại mang về cho cô Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế từ nửa vòng trái đất bên kia. Đó là hành trình chông gai, đẫm nước mắt, đánh đổi sự nghiệp, hạnh phúc gia đình, và cả sự tự do của bà mẹ đơn thân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được thế giới biết đến với bút danh blogger Mẹ Nấm.

Như Quỳnh là người Việt Nam duy nhất có tên trong danh sách 13 phụ nữ trên toàn cầu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2017.

Khác với những người bạn trong danh sách được vinh danh Giải thưởng năm nay, người phụ nữ Việt Nam này khiến mọi người quan tâm không chỉ vì cô là người nhận Giải vắng mặt duy nhất trong buổi lễ vinh danh, mà cô là người duy nhất trong số những người nhận Giải năm nay đang bị giam cầm.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Blogger Mẹ Nấm được giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm của Hoa Kỳ

Blogger Mẹ Nấm cùng hai con. Photo courtesy of danlambao
RFA - Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 29 tháng 3 được chính thức trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm 2017.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết đúng vào lúc 11 giờ sáng ở thủ đô Washington DC, tức 10 giờ tối giờ Việt Nam, đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon sẽ chủ trì buổi lễ vinh danh, trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm năm nay. Trong số những người được trao giải có blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Việt Nam.

Giải thưởng được nói nhằm tôn vinh những phụ nữ tỏ rõ lòng can đảm, nghị lực và khả năng lãnh đạo trong công cuộc giúp tăng tiến cuộc sống của những người khác.

Dịp trao giải là cơ hội đặc biệt nhằm thu hút quan tâm của quốc tế và hổ trợ cho những phụ nữ dám hy sinh cuộc sống và an nguy bản thân vì sự tiến bộ của cộng đồng.

Sau khi nghe tin blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh với giải thưởng Phụ nữ Quốc tế Dũng Cảm năm nay, bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm, vào chiều 29 tháng 3 cho Đài Á Châu Tự Do biết cảm nghĩ của bà:

“Tôi nghe tin này là từ sáng, nhưng tôi rất dè dặt vì không biết có phải là sự thật hay không; nhưng khi tôi đọc được từ đường link trên Facebook của ông Ted Osius thì tôi cũng như mọi người chắc chắn không kìm được cảm xúc vì tôi thấy đó là một vinh dự cho gia đình. Và trong lòng tôi không đè nén được nổi cảm xúc thương con vô bờ bến vì con đường mà con tôi đi vô cùng gian nan, chịu nhiều đắng cay khổ nhục mà không thể kể bằng lời được.”

Giải thưởng Phụ Nữ Quốc Tế Dũng Cảm ra đời vào năm 2007, từ đó đến nay Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh hơn 100 phụ nữ dũng cảm của hơn 60 quốc gia trên toàn thế giới.

Vào năm 2013, cựu tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần, chủ trang blog ‘Sự Thật & Công lý’, được trao giải này. Hiện bà đang phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Khi miếng mồi teo tóp, đấu đá khốc liệt hơn!

Trần Nguyên Thao - Sau (5) năm cố gắng, Hà Nội chỉ dựng được 886 tổ chức đảng [1] trong tổng số 457 ngàn doanh nghiệp tư đang hoạt động tại Việt Nam. Kết quả này cho thấy, dù bị chèn ép, đối xử bất công, phải đối mặt với giải thể, ngưng hoạt động, doanh nghiệp tư cũng vẫn không hoan nghênh chế độ muốn “cài cắm” người vào các công ty của họ. Hà Nội một mặt vận động, mong mỏi các nước phương Tây nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nhưng trong đường lối cai trị, chế độ lại muốn đặt ách đô hộ trên kinh tế cả nước. Chính ở điểm không xác định được nền kinh tế đi theo hướng nào rõ rệt, nên Việt Nam nằm trong thế giằng co, một bên tư nhân muốn cởi trói kinh doanh, bên kia là đảng chuyên quyền muốn kiểm soát kinh tế. Dù cho qua bao nhiêu cố gắng cộng đảng cũng không chỉ ra được thế nào là “nền kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa”. Sự kiện này đưa đến phá sản dần một nền kinh tế từ 31 năm nay. Đây chính là mấu chốt doanh nghiệp tư không thể cạnh tranh với các nước trong vùng. Và cũng là nguyên cớ đưa đến 217 ngàn công ty tư nhân ngưng hoạt động.

Hiện nay, theo báo trong nước, trung bình mỗi ngày có trên 315 công ty giải thể [2]. Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, đã có 18.900 doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động. Trong số này, có 92% thuộc doanh nghiệp nhỏ, vốn 10 tỷ đồng, còn lại là doanh nghiệp vốn trên 10 tỷ đồng.

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, Hà Nội chỉ còn trông cậy vào nguồn thế khóa nơi 38% các công ty có nguồn vốn ngoại quốc FDI (Foreign Direct Investment).

Mới đây (Feb 14) tin từ phía Nhật nói, một số doanh nghiệp ô tô của Nhật có thể rút khỏi Việt Nam do thủ tục rườm ra, tiền “bôi trơn” tốn kém, thuế khóa cao và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa đủ mạnh. Hơn nữa nhu cầu tại Việt nam chưa đạt tới mức phải duy trì nhà máy. Giá thành nhập khẩu cả chiếc xe từ nước ngoài còn rẻ hơn là nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về Việt Nam lắp ráp.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Lại một năm nữa tháng 4 đen

Cánh dù lộng gió - Chỉ còn vỏn vẹn 1 tháng nữa là tới ngày Quốc Hận 30/4/1975. 42 năm đã trôi qua dưới sự thống trị của đảng CSVN với những mỹ từ Chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước.

Miền Nam chúng ta đã kiên cường chống lại bọn giặc xâm lăng cho đến khi có lời kêu gọi của tướng Dương Văn Minh sau đó QLVNCH vì tuân lệnh cấp trên đã buông súng để tránh cho phần đất còn lại khỏi đổ máu. Để sau năm 1975 CSVN đã rêu rao là QLVNCH đã cởi quần áo bỏ chạy, sự sỉ nhục này những người lính bảo vệ miền Nam VN đã cắn răng chịu nhục 42 năm tròn.

Ngay sau khi chiếm được miền Nam CSVN đã 3 lần đổi tiền cướp sách túi người Dân. Đau đớn thay, sau "đại thắng mùa xuân" cộng sản đã thi hành triệt để câu nói "Nhà Ngụy ta chiếm, vợ Ngụy ta xài, con Ngụy ta sai" của Nguyễn Hộ (Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành Hồ lúc bấy giờ), chúng chiếm hết những cao ốc nhà cửa của các đơn vị hành chánh và quân sự của VNCH, những người bỏ nước ra đi, những gia đình có cha, hoặc chồng là Sĩ Quan QLVNCH cũ, sau khi đã kêu gọi họ đi trình diện học tập cải tạo, thực tế là đem đi đày đọa cho đến chết, nếu không có chương trình HO do chính phủ Mỹ can thiệp để họ và gia đình họ được xuất cảnh đi đoàn tụ tại Hoa Kỳ.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

1, 2, 3 chúng ta cùng biến

Phạm Trần - Một bộ phận thanh niên mất phương hướng, xa rời định hướng XHCN, ca ngợi Chủ nghĩa Tư Bản và các giá trị phương Tây.

- Thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp chiếm trên 53%.

- 225.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp.

- Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội.

- Việt Nam ước tính có khoảng 183.000 người nghiện ma túy… gần 33.000 người bán dâm, độ tuổi bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi.

- Mua bán người ở Việt Nam ngày càng tinh vi và nhiều thủ đoạn: Buôn bán trẻ sơ sinh, buôn bán bào thai, nội tạng và một hình thức buôn bán mới nhất gần đây là đẻ thuê.

*

Đó là những "con số biết nói" và "những chuyện trăm mối tơ vò" đang phơi ra trước mắt người dân Việt Nam sau hơn 30 năm "đổi mới" để thoát chết.

Nhưng báo đài của đảng, theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ biết trát son phấn lên mặt xã hội để chứng minh nhờ có đảng lãnh đạo mà chuyện gì cũng hoàn thành tốt và được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. 

Nếu được ủng hộ mạnh mẽ như thế thì tại sao đất nước cứ mỗi ngày một nghèo thêm để nối dài chậm tiến và tụt hậu so với nhân dân các nước trong khu vực? Thậm chí có nhiều lĩnh vực bây giờ thua cả Kampuchea và Lào, hai dân tộc từng bị người Việt Nam coi thường trong nhiều thập niên?

Các dư luận viên còn ồn ào rằng: "Truyền thống quý báu, mục tiêu cao cả thiêng liêng chăm lo lợi ích, hạnh phúc cho nhân dân là truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam." (theo báo Quân đội Nhân dân ngày 13/02/2017)

Họ còn lẩm bẩm câu viết trong các Văn kiện chính sách để khoe nước bọt: "Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác". 

Hô hoán bấy nhiêu chưa đủ, đảng còn vẽ vời: "Đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh"; hoặc hoang tưởng như Nhà Thơ Hoàng Trung Thông: "Ta bỗng thấy tắm mình trong ánh sáng/ Đảng nâng ta lên tầm cao của Đảng”.

Nâng cao đến chỗ nào sau những giây phút mê sảng ấy? Hãy đọc: "Bây giờ thấy nhiều người nói về đạo đức thật trơn tru, có lớp có lang. Nhưng trong lòng họ nghĩ khác, việc làm của họ khác. Nói không đi đôi với làm, nói toàn chuyện trên trời dưới biển, nhưng làm thì kể việc không hết mấy đầu ngón tay, đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực lãnh đạo giảm sút, làm mất uy tín cán bộ." (báo Nhân Dân,20/01/2017)

Uy tín cá nhân cán bộ mà mất thì ăn thua gì? Nhưng cán bộ là người ăn cơm đảng, học trường đảng và làm việc cho đảng thì tất nhiên cây nào phải sinh ra quả ấy chứ lấy đâu ra cái thứ cán lăng nhăng như thế?

Chỉ tiếc là đảng lại không muốn nhìn nhận đã thoái trào, chậm tiến và lạc hậu trước một Thế giới đã ruồng bỏ chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Tiền chưa giải ngân của ‘500 triệu Formosa’ bị lạm dụng?

Phạm Chí Dũng - Trong 8 tháng qua, với khoản tiền đã giải ngân bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung chỉ chiếm 30% trong số 500 triệu USD, số tiền còn lại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính “ngâm” để làm gì?... Sau khi giải ngân 30% của 500 triệu USD, với 8 tháng “giữ dùm” số còn lại, lãi tiền gửi ngân hàng của con số 350 triệu USD là ít nhất 300 tỷ đồng (tính theo kỳ hạn tiền gửi 3 tháng, lãi suất 5%/năm). Số tiền lãi này bằng đến phân nửa so với tiền “tạm ứng” đợt đầu cho một tỉnh miền Trung... Số tiền lãi 300 tỷ đồng trên thuộc về ai? Có phải theo “thông lệ” đã chui vào túi giới quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” mà không tính vào tiền bồi thường cho ngư dân? Và đó có phải là nguyên do sâu xa để Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính cố ý “ngâm” tiến độ bồi thường cho ngư dân càng chậm càng tốt?

Mới giải ngân 30%!

Cho đến tháng 3/2017, tức gần tròn một năm sau thảm họa kinh hoàng do Formosa gây ra ở 4 tỉnh miền Trung, giới quan chức nhà nước vẫn chỉ dùng từ “sự cố” làm nhẹ bớt những “nhạy cảm chính trị”, đồng thời vẫn tung ra các báo cáo cho rằng “người dân phấn khởi, đồng tình ủng hộ, đánh giá cao những chính sách của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết sự cố môi trường”.

Gần như chưa có gì thay đổi về não trạng “vì nhân dân phục vụ”…

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những địa chỉ tuyên giáo hăng hái nhất, bất chấp việc vào thời bộ trưởng tài nguyên môi trường cũ là Nguyễn Minh Quang, bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Formosa do bộ này soạn chỉ vẻn vẹn… một dòng. Còn khi mới xảy ra thảm họa Formosa, chính bộ này là nơi đưa ra nguyên nhân “thủy triều đỏ” như một thói dối trá lâu năm mặc định thành bản chất.

Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Bộ Tài chính lại đưa ra thông tin như thể khoe khoang thành tích rằng đã cấp 4.680 tỷ đồng trong tổng số 500 triệu USD do Formosa bồi thường. Sau đó có báo còn tuyên truyền như một thành tích rằng số tiền 4.680 tỷ đồng này đã được “bồi thường hết” cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung.

Bối cảnh tuyên truyền trên được lồng trong không khí phong trào biểu tình phản kháng Formosa và sự bao che của chính quyền vẫn dồn dập phẫn uất ở các giáo xứ Hà Tĩnh, Nghệ An và Quảng Bình. Trong lúc một số chuyên gia phản biện ước tính thiệt hại kinh tế của vụ “cá chết Formosa” phải lên đến 10 tỷ USD, kéo lùi đến 5% GDP của Việt Nam, và con số bồi thường 500 triệu USD của Formosa chỉ bằng 1/20 số thiệt hại ấy, rất nhiều ngư dân ở các tỉnh miền Trung lại phải than rằng số tiền bồi thường cho họ là quá ít, họ hoàn toàn không biết sống bằng gì sau “6 tháng hỗ trợ”.

Thậm chí ngay cả số “tạm ứng 4.680 tỷ đồng” cho 4 tỉnh miền Trung cũng rất đậm đà phong cách “báo cáo láo”. Bởi đến đầu tháng 3/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát đi một thông báo cho biết tính đến ngày 18/2, chính quyền 4 tỉnh miền Trung mới giải ngân được 3.330 tỷ đồng trên tổng số 4.680 tỷ đồng Chính phủ đã tạm ứng cho các tỉnh này.

Như vậy, tính từ thời điểm tháng 6/2016 là lúc chính phủ Việt Nam bất ngờ thông báo “Formosa sẽ bồi thường 500 triệu USD do thiệt hại xả thải ô nhiễm môi trường” đến nay đã qua 9 tháng, nhưng số tiền bồi thường mới chỉ chiếm vỏn vẹn 30% trong tổng số 500 triệu USD. Tỷ lệ này là rất “liêm chính” nếu đối chiếu lại lời hứa của quan chức cao cấp Nguyễn Xuân Phúc “ngư dân sẽ nhận được toàn bộ tiền bồi thường vào tháng 11/2016”.

Cần nhắc lại, Thủ tướng Phúc đã hứa “cuội” không chỉ một lần. Vào tháng 8/2016, ông ta hứa “tháng Chín ngư dân sẽ nhận được tiền”. Nhưng ngay sau đó, chính phủ lại gia hạn cho chính quyền 4 tỉnh miền Trung về việc “thống kê thiệt hại” do các tỉnh này bê trễ. Phải đến tháng 11/2016, một số ngư dân mới bắt đầu nhận được tiền bồi thường. Nhưng đó cũng là lúc mà phong trào biểu tình miền Trung đang dâng cao và gây áp lực đối với chính quyền địa phương và trung ương. Thử hỏi nếu không có con sóng biểu tình ấy, không hiểu đến lúc nào khoản tiền bồi thường còm cõi mới đến tay những nạn nhân môi trường đã không còn đường sinh sống?

‘Ngâm bồi thường’ để lấy lãi riêng?
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Jan Bubeník - Nhà cách mạng Nhung

Trần Quốc Việt dịch - Vào ngày 17 tháng Mười Một 1989, công an dẹp tan cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên ở Prague. Cuộc trấn áp này đưa đến các cuộc phản kháng trên toàn quốc, kết thúc bằng cuộc tổng đình công. Trong vòng 11 ngày, những cuộc biểu tình rất đông người đã lật đổ chế độ cộng sản. Václav Havel được bầu làm tổng thống vào ngày 29 tháng Mười Hai. Jan Bubeník trở thành nhà chính trị trẻ nhất trong chính phủ mới. Ông nói chuyện với Jo Glanville.

Chế độ cộng sản có rất nhiều cách trừng phạt khác nhau. Họ rất sáng tạo và nếu họ bắt quả tang anh làm điều gì đấy chống lại chế độ, thường thường họ sẽ chắc chắn làm cho anh rớt vào kỳ thi tới hay họ sẽ yêu cầu giáo sư đánh rớt anh. Tôi tham gia vào câu lạc bộ văn hóa ở trường y khoa, ở ký túc xá. Chúng tôi thường mời hoặc các nhà thơ hay các nhóm chơi nhạc rock hay những nghệ sĩ sân khấu không được phép thu âm chính thức, hay không được trình diễn trên đài, nhưng thỉnh thoảng được phép chơi ở các câu lạc bộ nhỏ. Chúng tôi làm những chuyện như thế. Chúng tôi trao đổi sách cấm, có một vài câu lạc bộ thảo luận.

Nhưng tôi tin chúng tôi chắc chắn không phải là những nhà bất đồng chính kiến. Gia đình từ trước đến nay đều có ảnh hưởng lớn đến đời tôi. Cha tôi là giáo sư ở trường đại học Charles cho đến sau năm 1968 thì bị đuổi việc vì ông từ chối hoan nghênh quân đội Xô-viết. Mặc dù ông không có tên trong danh sách những người bị sa thải vì ủng hộ Mùa Xuân Prague, nhưng việc không bỏ phiếu tán thành việc đuổi họ ra khỏi trường đại học đồng nghĩa là họ điền thêm tên anh vào danh sách ấy.

Sau khi mất việc, ông trở thành phu đường sắt. Trong cái rủi cũng có cái may - chồng của một người học trò cũ ông gặp ông trên đường ray liền hỏi: "Giáo sư, phải thầy đó không? Trời, thầy làm gì ở đây vậy?" Ông đáp đây là công việc duy nhất ông có thể tìm được để nuôi gia đình. Thế là anh ấy cho cha tôi công việc nhân viên an toàn lao động.

Ông ngoại tôi, từng đứng đầu bộ thuế vào thập niên 1950, được yêu cầu làm thống đốc một vùng của Sudetenland.

Ông tôi từ chối và cuối cùng làm việc ở mỏ than tại Bắc Moravia. Vào 1968 họ đến gặp ông và muốn phục hồi ông, nhưng ông nói xét vì những người đang nắm quyền, ông thà ở lại đấy. Vì vậy ông tôi không thể hành nghề luật, mà trở thành công chức ở nhà máy thủy tinh.

Ông tôi và cha tôi đều là những người rất quan tâm đến hạnh phúc và đoàn kết của những người khác. Cha tôi xuất thân trong gia đình chín người, gia đình rất nghèo. Ông tôi trở thành như người cha đối với tám người em ở trại cưỡng bức lao động Đức. Cho nên họ rất thiên tả, nhưng họ ghét chủ nghĩa cộng sản dưới hình thức như ở đây. Tôi lớn lên trong xã hội như thế và với những chuyện đời riêng như thế. Tôi cảm thấy xã hội sống hai mặt - tức ta trả lời hoàn toàn khác nhau cho cùng câu hỏi khi được hỏi ở nhà hay trước những sinh viên khác.

Về sợ hãi và thối nát

Thời ấy (năm 1989) tôi sợ. Tôi rất sợ. Người ta chỉ cần phát biểu không đồng ý thôi là đã vô cớ bị bắt giam rồi. Một bạn học tôi say rượu hạ lá cờ Nga ở ngoài đường xuống đã bị đuổi học và đi tù chắc chắn. Trong mỗi nhóm học ở đại học, thường có từ mười đến mười lăm sinh viên, chúng tôi biết chắc là sẽ có một hay hai kẻ chỉ điểm của mật vụ, cho nên chúng tôi luôn luôn hơi dè chừng.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Các quan chức cộng sản đã trở thành "siêu giàu" bằng cách nào?

Vũ Đông Hà - 15 năm qua, từ ngày Phan Văn Khải ký nghị định làm giàu đảng viên đến nay, một giai cấp mới mang tên tư bản đỏ được hình thành. Con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa từ vô sản đến tư bản được đảng cộng sản hoàn tất đại thành công theo tiến trình: "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên"

Con đường làm giàu được bảo kê bằng chính sách này có tên gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Gồm những bước như sau:

Bước 1: Trước hết, nhân danh nhà nước quản lý toàn bộ tài sản quốc gia, các quan chức cộng sản thành lập các DNNN và toàn quyền sử dụng công quỹ của quốc gia cho các doanh nghiệp này. Nhà nước vừa quản lý vừa làm chủ doanh nghiệp.

Bước 2: Để vừa là "nhà nước ta" vừa là "đảng ta" sở hữu chủ doanh nghiệp, Bộ Chính trị đảng CSVN đã ban hành Quyết định số 48-QĐ/TW, thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có 35 đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị với hơn 80000 đảng viên. (1)

Bước 3: Các quan chức thương lượng, dàn xếp những vị trí to, vừa, nhỏ cho cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương ngồi vào. Như mọi cơ cấu khác trong xã hội cộng sản, DNNN lúc nào cũng có 2 loại ghế - ghế điều hành và ghế chính ủy, nhưng tất cả đều quy về một mối: đảng. Lấy nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN làm ví dụ (2): EVN có một BCH đảng bộ gồm 27 đảng viên. Đứng đầu là Dương Quang Thành, vừa là Bí thư Đảng ủy vừa là Chủ tịch EVN. Phó Bí thư đảng ủy là Đặng Hoàng An, kiêm luôn Tổng giám đốc EVN. Bên cạnh BCH đảng bộ, EVN còn có các bộ phận khác trong đó có cả Ban Tuyên giáo!

Khi bước này hoàn tất thì trên thực tế toàn bộ tài sản của nhân dân đã lọt vào tay đảng cộng sản.

Bước 4: Biến tài sản của đảng thành tài sản của cá nhân đảng viên. Trong suốt thời gian làm ăn của DNNN, ở một số doanh nghiệp, các cán bộ tìm nhiều cách tạo ra những đề án mà mục đích chính là để tham ô. Kết quả là doanh nghiệp đi xuống nhưng sự nghiệp làm giàu của cán bộ đi lên. Một số khác nhìn xa hơn, thấy được lợi điểm của độc quyền làm ăn nên phát triển doanh nghiệp và sau đó cấu kết với nhau rút rỉa lợi nhuận của DNNN vào túi riêng. Tuy nhiên, cách nào đi nữa thì tài sản, lợi nhuận trên nguyên tắc vẫn là của tập thể đảng, mỗi cán bộ chỉ có thể "ăn" được theo thời gian của nhiệm kỳ. Làm thế nào để tài sản hay một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước chính thức trở thành tài sản của cán bộ một cách hợp pháp và vĩnh viễn? Kế sách của đảng cộng sản là:

Đẻ ra Nghị định 64/2002 (3).
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Việt Nam bắt giữ hai blogger vì tuyên truyền chống Nhà nước

Hai blogger Phan Kim Khánh và Bùi Hiếu Võ vừa bị bắt ngày 21/03/2017. FB Hoàng Dũng
Thụy My - Reuters hôm nay 22/03/2017 loan tin Việt Nam đã bắt giữ hai blogger vì các bình luận chống Nhà nước, nhằm "cảnh cáo các trường hợp tuyên truyền chống đối" khác.

Ông Bùi Hiếu Võ, 55 tuổi, được biết dưới tên « Hieu Bui » trên Facebook, và Phan Kim Khánh, 24 tuổi, đã bị bắt giữ để điều tra vì cáo buộc « tuyên truyền chống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam » - theo như thông cáo trên trang Facebook của chính phủ hôm nay.

Hãng tin Anh nhận định, mặc dù có những cải cách sâu rộng về kinh tế và tăng cường cởi mở trong xã hội, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn kiểm duyệt chặt chẽ các phương tiện truyền thông, hoàn toàn không dung thứ những chỉ trích.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

300 đại học hàng đầu châu Á không có Việt Nam

Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội nghe phát biểu của Chủ tịch Microsoft Bill Gates, 22/4/2006
VOA - Tạp chí uy tín về giáo dục trên thế giới Times Higher Education mới đây công bố bảng xếp hạng 300 trường đại học ở châu Á năm 2017. Không một trường đại học nào của Việt Nam lọt vào danh sách này.

Đảo quốc Singapore bé tí hon có tới 2 trường trong nhóm 10 đại học đứng đầu châu Á là Đại học NUS tiếp tục giữ vị trí số 1 và Đại học Công nghệ Nanyang đứng thứ tư. Trong khi vị trí thứ nhì thuộc về Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc. Đất nước có dân số khổng lồ này còn có 3 trường khác nằm trong danh sách top 10.

Nhật Bản, cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới, có trường Đại học Tokyo ở vị trí thứ 7, còn các trường Hàn Quốc nắm 3 vị trí cuối trong danh sách 10 trường đỉnh cao.

Tính chung trong danh sách 300 trường hàng đầu châu Á, tuy không giữ vị trí cao nhất nhưng Nhật có nhiều trường nhất với 69 trường, kế đến là Trung Quốc với 54 trường, Ần Độ 33 trường, và Hàn Quốc 26 trường.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Vụ Formosa: Ngư dân Nghệ An cũng muốn được đền bù

Người dân Việt Nam biểu tình phản đối nhà máy Formosa gây hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền trung Việt Nam. Ảnh chụp tại Hà Nội, ngày 01/05/2016. REUTERS/Kham
Thanh Phương - Mặc dù chính quyền Việt Nam đã thông báo sẽ kỷ luật những quan chức chịu trách nhiệm trong vụ công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiểm biển khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung vào tháng 4 năm ngoái, nhưng hồ sơ này tiếp tục gây xáo trộn ở một số địa phương, do ngư dân vẫn bất bình về chuyện đền bù thiệt hại cho họ.

Ngày 22/02/2017, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông báo sẽ xem xét, thi hành kỷ luật 11 quan chức bị coi là có những “sai phạm” trong vụ Formosa gây ô nhiễm. Bị xem là chịu trách nhiệm chính trong vụ này là ông Võ Kim Cự, nguyên chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Trong số 11 quan chức bị kỷ luật, còn có một cựu bộ trưởng Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Mặt trận những người mẹ không yên tĩnh

tuankhanh - Trong buổi chiều ngày 16/3, tôi được nhìn thấy một chị bạn thoát trở về từ đồn công an. Gương mặt của chị đầy nét mệt mỏi. Chị bị bắt giữ và giam nhiều tiếng đồng hồ, sau khi đã đứng giơ khẩu hiệu đòi minh bạch nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh (số 1 Dân chủ, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức).

Nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh đã qua nhiều ngày, với những điều ngày càng được phơi bày sáng tỏ hơn. Ngay trong buổi sáng mà những người phụ nữ bị xua đuổi, giải tán và thậm chí bị bắt giam, giới phụ huynh giận dữ chuyền tay nhau bản video phỏng vấn của Báo Thanh niên, trong đó xác định bé gái học lớp một đã bị lạm dụng đến chảy máu đẫm chiếc quần lót, bởi đã chứng cứ xét nghiệm cho thấy có tế bào nam trong dịch âm đạo của bé.

Bản tin này, với lời khẳng định việc bé gái bị xâm hại tình dục là hoàn toàn có cơ sở. Bước ngoặt này hoàn toàn khác với những cuộc điều tra, thông báo đầy tính loanh quanh, thậm chí bất minh trước đó. Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng về sự an toàn của bản tin nên đã vội tải về, gửi đi trên các trang mạng xã hội khác. Lo lắng không thừa, chỉ ít giờ sau khi được đăng tải, các phụ huynh nói với nhau rằng bản tin cũng bị rút xuống một cách khó hiểu.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017

Đạo đức chìm xuồng

Hoàng Giang - Trong blog của mình, tôi đã đề cập đến vấn đề lạm dụng trẻ em qua rất nhiều bài viết, đặc biệt trong khoảng thời gian có 2 sự kiện diễn ra song song, đó là vụ diễn viên hài Minh “béo” bị bắt giữ tại Mỹ do có hành vi ấu dâm với trẻ vị thành niên và một bé gái bị lạm dụng bởi ông Nguyễn Khắc Thủy (sinh năm 1940) tại Vũng Tàu. Cho đến nay, khi mà vụ án Minh “béo” được giải quyết xong xuôi, phạm nhân đã mãn hạn tù và quay trở lại Việt Nam thì vụ tại Vũng Tàu vẫn lửng lơ, chưa có quyết định xét xử từ phía tòa án chính quyền dù rất nhiều bằng chứng đã được cung cấp, thậm chí có nguy cơ bị đình chỉ. Chỉ duy nhất một thông tin được biết thêm: đó là kẻ xâm hại cháu bé từng là giám đốc ngân hàng nhà nước chi nhánh Vũng Tàu, kiêm Đảng viên lâu năm. Chi tiết tưởng chừng cỏn con nhưng lại là lời giải đáp cho sự chìm xuồng đáng ngờ của vụ này. 

Đầu năm 2017, liên tiếp 2 vụ ấu dâm khác xảy ra, tại Hà Nội và Sài Gòn. Tại Hà Nội, một bé gái 8 tuổi bị xâm hại ngay trong khu vực sinh sống của mình bởi nghi phạm Cao Mạnh Hùng, hàng xóm của gia đình bé. Sau khi bị tố cáo và bị công an địa phương bắt để xét xử nhưng được thả về ngay lập tức, nghi phạm cùng vợ con đã chuyển chỗ ở ngay trong ngày. Gây phẫn nộ nhất là hành vi không cảm thấy hổ thẹn của y, trái lại còn thách thức gia đình nạn nhân khi cậy mình có mối quan hệ rộng rãi. Tại một trường tiểu học ở quận Thủ Đức, Sài Gòn, một em học sinh 6 tuổi bị xâm hại ngay trong khuôn viên nhà trường. Nhưng khi được yêu cầu điều tra thì giáo viên trong trường lại khẳng định cháu nghịch chơi bị té ngã, chảy máu vùng kín. Camera an ninh tại thời điểm đó bỗng dưng bị hư hỏng, không lưu giữ được hình ảnh. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Trấn Thành và... Con đường xưa em đi

Trần Nhật Phong - Lá cải thật chú ơi! Chuyện Formosa rành rành trước mắt, không một tờ báo nào trong nước “soi đèn” vào bên trong Formosa, gần như bất khả xâm phạm, nhưng báo chí lại thoải mái khai thác câu nói “sốc” của Trấn Thành, rồi lại hả hê với lệnh tạm ngưng 5 bản nhạc trữ tình của người miền nam, theo cháu làm tan nát xã hội, làm băng hoại đạo đức chính là những kẻ làm báo chí ở trong nước, chính họ là những kẻ đang giết dần hệ thống tư duy của người Việt Nam. 

Vừa tiễn nhóm phóng viên của BBC về lại Luân Đôn từ California, inbox của tôi lại nhận được lời tâm tình của một người bạn trẻ, đọc xong dòng chữ của người bạn trẻ này, tôi khá ngạc nhiên, bởi vì xưa nay cậu trẻ này chỉ chuyên hỏi tôi về kỹ thuật nhiều hơn, chúng tôi thường trao đổi với nhau về ngành 3D (3D Animation), vốn ít đề cập đến chính trị hay báo chí, tôi vẫn thường giử thái độ chừng mực với những bạn trẻ như vậy, kể cả các fans của bà xã tôi, bởi vì tôi không muốn họ bị những phiền toái không cần thiết từ an ninh Việt Nam.

Nhưng câu nói của người bạn trẻ này đã khiến tôi giật mình, phải chăng những bài viết thời gian qua của tôi và nhiều bạn bè khác, các bạn trẻ vẫn đọc một cách âm thầm và không hề lên tiếng? Và nay có lẽ quá… ngán ngẩm với những trò “lá cải” của báo chí trong nước, đã không cầm lòng được nên inbox cho tôi? 
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Khi khán giả quay lưng với danh hài

Mặc Lâm"Không thích thì tắt TV!". Nghệ sĩ hài có cần vỗ tay không? Dĩ nhiên là có, Nhưng khi họ đã đạt tới đỉnh cao thì tiếng vỗ tay không còn quyến rũ họ như lúc ban đầu. Vỗ tay hay không đối với nhiều danh hài không còn quan trọng bằng những hợp đồng béo bở. Trấn Thành là một trong những danh hài dám xác nhận điều này khi công khai tuyên bố rằng “Nếu không thích xem Trấn Thành diễn bạn cứ tắt TV.”

Hài kịch có lẽ là loại hình dễ thu hút khán giả Việt Nam nhất. Người bình dân có thu nhập thấp là lớp khán giả trung thành của hài kịch. Sau những giờ phút vất vả mưu sinh, hài kịch giúp cho họ đẩy ra ngoài cơ thể những phiền muộn trong cuộc sống. Đối với người trung lưu có chút ít tiền của, hài kịch là thể loại giải trí tuyệt vời vì tiếng cười trên sân khấu không những giúp họ lấy lại thăng bằng trong cảm xúc mà ở những vở kịch hay, nội dung của nó theo chân người xem về tới tận nhà để lại những phê phán thói hư tật xấu của xã hội giúp cho người ta có cái nhìn nhân bản hơn trong đời sống.

Hài kịch được viết và trình diễn như những vở diễn ngắn gây cười khi sân khấu chuyển cảnh. Tuy ngắn nhưng muốn hay và khiến khán giả bật lên những tràng cười hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Một vở hài kịch sống lâu với thời gian đòi hỏi tính hài hước trên từng câu thoại, người diễn phải có duyên và lột hết những điều mà kịch bản đưa ra bằng kinh nghiệm của từng người. Nội dung một vở hài kịch thường được cân nhắc xử lý qua tài năng của mỗi tác giả. Hài kịch không có nhiều đề tài và có lẽ vì thế tác giả thể loại này ngày càng hiếm hoi cho tới ngày gần như biến mất khỏi sân khấu.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

CSVN muốn “tiêu diệt mọi dấu tích văn hóa-nghệ thuật của một nửa đất nước trước 1975”

Hạ Trắng - Sau khi “cởi trói” cho “Ly rượu mừng”, Cục Nghệ thuật Biểu diễn vừa ra quyết định tạm... trói lại năm ca khúc trước 1975 là "Con đường xưa em đi", "Chuyện buồn ngày xuân", "Cánh thiệp đầu xuân", “Rừng xưa”, “Đừng gọi anh bằng chú” để “thẩm định lại dị bản, tên tác giả, ca từ”.

Tuy nhiên, công luận đều cho rằng việc “thẩm định lại dị bản, tên tác giả” chỉ là trò bịa đặt, không có căn cứ mà mục tiêu chính là nhằm bức tử các ca khúc vốn thuộc vào hàng tinh hoa của nền nhạc Miền Nam trước năm 1975. Điều này thể hiện thái độ hằn học, thù ghét, sự ngu dốt và cả mặc cảm của chế độ Cộng sản đối với chế độ VNCH.

Dưới chế độ VNCH, nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng đã đạt đến trình độ đỉnh cao. Các tên tuổi nhạc sĩ, nghệ sĩ và những ca khúc trước 1975 dù bị bách hại, bức tử hay cấm đoán vẫn có sức sống mãnh liệt cho đến ngày hôm nay. Ngược lại, miền Bắc dưới sự cai trị của cộng sản thì các văn nghệ sĩ, từ họa sĩ đến nhà điêu khắc, từ đạo diễn đến nhà biên kịch, từ nhà văn cho đến nhà thơ, nhạc sĩ đến văn công đều phải phục vụ lợi ích cho mưu đồ chính trị. Nhiệm vụ duy nhất của họ là ca ngợi Hồ Chí Minh, ca ngợi đảng cộng sản. Các văn nghệ sĩ cộng sản hầu hết bị biến thành những tên đao phủ và các sáng tác của họ góp phần không nhỏ trong việc đẩy hàng vạn thanh niên ra trận để rồi chết cho cuộc chiến phi nghĩa này.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Khi con người giữ lại

tuankhanh - Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.

Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.

Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?”

Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam