Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

"When will daddy come home?" - Bao giờ thì bố về...

 
Nguyen Tri Dung - English version by Danlambao - "When will daddy come home?" - My little sister, Bi, anxiously asked at dinner. I kept on eating without a word, while our mother turned to switch on the TV to listen to the news. I don't know how many times her question has been repeated since the day our father was arrested in April 2008, nor do I remember how many times my mother and I answered her in silence. Our meals among the three people and a dog often exist amid the noise coming from the T.V. set... like tonight.

The days preceding the trial of Sept. 24, the security police continued to pay their visits and sent us their "invitations" with ridiculous contents, demanding more "working sessions" with us. Then "the homeless" (a local term I gave to the police in plain clothes) occupied our front door, watching, eating, sleeping, lying, sitting in their car and on the sidewalk. Any of us who stepped out of the house could immediately hear their shouting, calling on each other to block us, or to follow us on their motocycles. They often followed us so closely that we could smell the foul breath from these heartless machines living off cigarettes. My mother and I could have predicted the unjust sentence that the authorities would give my father at the trial, just from our observation of the facts that the authorities had given a green light allowing their "thugs-for-hire" to beat up my mother in Bac Lieu city, and to chase after me with the intention to stage a traffic accident. The days before the trial, the authorities' threats became more and more overt.
Mời đọc thêm

Một người Tây Tạng nữa tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc

undefined
Vụ tự thiêu mới nhất nâng con số người tự thiêu tại những vùng của 
người Tây Tạng ở Trung Quốc lên 55 người kể từ tháng 2 năm 2009

VOA - Một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London nói rằng ông của một nhân vật Phật giáo được tôn kính vừa tự thiêu để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

Tổ chức Tự do Tây Tạng hôm nay cho hay ông Tamdrin Dorjee, 52 tuổi, đã chết tại hiện trường ngày hôm qua, thứ Bảy, gần một tu viện ở tỉnh Cam Túc, miền tây bắc Trung Quốc.

Ông Tamdrin Dorjee là ông của Gungthang Rinpoche thứ 7, một trong những lãnh đạo tôn giáo được sùng kính nhất tại tỉnh Amdo ở đông bắc Tây Tạng.

Người Phật giáo Tây Tạng tin rằng ông Rinpoche là hiện thân của một nhân vật tôn giáo quan trọng.

Các nhân chứng nói sau khi nổi lửa tự thiêu, ông Dorjee hô to “Đức Đạt Lai Lạt Ma vạn tuế,” “Tây Tạng tự do” và “hãy để Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Tây Tạng.”

Vụ tự thiêu mới nhất này nâng con số người tự thiêu tại những vùng cư ngụ của người Tây Tạng ở Trung Quốc lên 55 người kể từ tháng 2 năm 2009.

Chính phủ lưu vong Tây Tạng nói 45 trong số những người tự thiêu này đã thiệt mạng
 

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện

Nguyễn Phúc - Thanh Niên - Trước những thông tin trái chiều, mù mờ về sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị), sáng 13.10, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng đã có chuyến kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư (CĐT) Nhà máy thủy điện Đakrông 3…

Sau nhiều ngày trì hoãn, ém nhẹm thông tin, cuối cùng lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn mới đưa ra báo cáo rằng vào khoảng 7 giờ ngày 7.10, 2 khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo CĐT) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỉ đồng. Tại hiện trường, đến sáng 13.10, những mảng bê tông nứt toác nằm ngổn ngang, nước vẫn chảy xối xả từ phía trên xuống dưới thân đập rồi đổ về hạ lưu. Chưa có dấu hiệu nào của việc sửa chữa, khắc phục…
Mời đọc thêm

'Nghi án' cán bộ chiếm đoạt trầm kỳ giá nhiều tỷ đồng

Nguyễn Nam Anh - VnExpress - Thấy dân đào được 4 khúc trầm, một trung úy cảnh sát rút súng bắn chỉ thiên rồi lấy số trầm trị giá nhiều tỷ đồng mang đi. Do không được chia tiền nên người dân đã làm đơn kiến nghị và nhiều công an đã nộp lại tiền.

Ông Thái Tùng, ở xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho biết, hôm 26/9, hàng trăm dân người mang đèn pin vào rừng Gộp Ngà để đào trầm vì nghe có người nói công an cho phép đào thoải mái, tỷ lệ ăn chia là 50/50. Sau một hồi đào bới, họ tìm thấy 4 khúc trầm. Khi ấy một trung úy rút súng ngắn bắn chỉ thiên để mọi người dạt ra. Nhóm công an lấy toàn bộ 4 cục trầm (nặng khoảng 1,5 kg, trị giá 5-10 tỷ đồng) và rút khỏi rừng trong đêm.

Dân đào trầm lên danh sách người có mặt tối hôm đó để được chia tiền. Nhưng sau 14 ngày, hàng trăm người dân đào trầm không nhận được đồng "ăn chia" nào, trong khi họ lại được tin công an huyện đã "ăn chia" mỗi người 4 - 60 triệu đồng.

Ông Thái Tùng kể lại vụ việc đào trầm kỳ. Ảnh: N.N.A

Vì thế, ngày 8/10, ông Tùng cùng ông Bùi Văn Khánh, Bùi Hữu Thảo, Chung Minh Hòa đã đại diện cho 56 người đào trầm tại rừng Gộp Ngà viết đơn kiến nghị gửi UBND huyện Khánh Sơn, Công an huyện Khánh Sơn về việc họ được công an huyện hứa “chia” số tiền bán trầm.
Mời đọc thêm

Dân ném đá cảnh sát, ngăn khai thác 'cổ vật 500 năm'

Trí Tín - VnExpress - Cho rằng, tàu đắm chứa cổ vật ở thôn Châu Thuận Biển là "lộc biển", cả trăm ngư dân đổ ra ngăn cản lực lượng chức năng khảo sát vị trí tàu. Một số người dân còn ném đá, đập vỡ kính xe chuyên dụng, làm cảnh sát bị thương.

Sáng 13/10, trong lúc cơ quan chức năng khảo sát vị trí con tàu đắm chứa cổ vật, hàng chục ngư dân xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bơi ra biển ném đá xua đuổi, làm bị thương cán bộ, chiến sĩ bảo vệ. TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi - người trực tiếp chỉ huy khảo sát tàu chứa cổ vật kể lại, trong khi các thợ lặn tập trung thổi, hút cát thăm dò con tàu cổ thì khoảng 60 ngư dân trong bờ bơi vào khu vực khoanh vùng cấm.

Ngư dân đổ xô ra bãi biển hò hét, cản trở cơ quan chức năng khảo sát, 
thăm dò 'kho cổ vật 500 năm' ở vùng biển Bình Châu sáng nay. Ảnh: Trí Tín.

"Lúc đầu họ giả vờ tắm biển, sau đó họ tiến sát vào nơi con tàu cổ chứa cổ vật. Cảnh sát giao thông đường thủy đưa hai ca nô đến nhắc nhở, ngăn chặn thì bị họ ném đá tới tấp khiến hai chiến sĩ bị thương ở vùng đầu và tay", TS Khôi cho biết.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Tham nhũng – Nhìn từ nhân tố con người

Lê Đoàn Hùng - Bauxite Việt Nam
Ai cũng biết hiện trạng tham nhũng ở Việt Nam cho đến nay đã trở thành một nguy cơ đẩy đất nước đến bên bờ vực thẳm, vì thế, không ít bậc thức giả có tâm huyết muốn đi sâu xem xét nguyên nhân của nó để tìm ra biện pháp phòng chống hữu hiệu hơn. Bên cạnh những nguyên nhân mà nhiều người đã nói như bộ máy cầm quyền độc đảng tự tung tự tác, tình trạng luật pháp lỏng lẻo, năng lực điều hành kém cỏi… dưới đây là bài viết của một cộng tác viên muốn đi sâu vào một nhân tố chưa được nói tới nhiều: nhân tố con người. BVN xin trân trọng đăng lên để bạn đọc xa gần tham khảo.

Bauxite Việt Nam
Tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là hiểm họa thực sự trên con đường phát triển của dân tộc. Nó không đứng riêng rẽ trong bức tranh tổng thể chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam mà ngược lại, tham nhũng đã, đang thể hiện sự liên hệ ràng buộc logic giữa các vấn đề xã hội với nhau. Nó là nguyên nhân, là chủ thể trong lĩnh vực này nhưng đồng thời cũng là hệ quả, là khách thể trong lĩnh vực khác. Truy tìm căn nguyên và giải pháp của quốc nạn tham nhũng, có những bài viết đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường; đã có nhiều bài viết đề cập đến sự cần thiết thực hiện cải cách thể chế quản lý nhà nước, đổi mới chính sách quản lý kinh tế, cũng như thay đổi khung pháp lý phòng chống tham nhũng. Liên tục từ năm 2000 đến nay, Việt Nam vẫn đều đều “lặn ngụp” trong nhóm các nước tham nhũng nghiêm trọng theo bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (chỉ số CPI dao động từ 2,4 đến 2,9/10) [1]. Phải chăng các vụ án được phanh phui như Đề án 112, PCI, PVN, PMU18, Vinashines, Vinalines… mới chỉ là “phần nổi” của những “tảng băng chìm”, phải chăng còn tiềm ẩn đâu đó cái ung nhọt, là gốc rễ gây nên căn bệnh tham nhũng mãn tính, kéo dài âm ỉ hết năm này sang năm khác? Bài viết này xin phân tích nhân tố con người trong tham nhũng và mối quan hệ đến các lĩnh vực trọng yếu khác của xã hội.
Mời đọc thêm

SỰ MẤT GIÁ TRẦM TRỌNG CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM


Bvbqd - Lương của một công nhân hiện nay không đủ trả tiền thuê nhà trọ, điện nước, chữa bệnh và mua chất đốt bằng gaz. Đã hết 3 quý trần thân xoay trở, tái cấu trúc này, cơ cấu lại kia, lành mạnh hóa nọ, nhưng năm nay, mặc dù kinh tế thế giới không suy thoái như 2009, mà nguồn lực tích lũy từ trước của các doanh nghiệp bị cạn kiệt hơn năm 2009, số lượng doanh nghiệp gặp khó khăn nhiều hơn. Sức mua của người dân kém, hàng hoa ế ẩm là do đồng tiền mất giá, buộc người tiêu dùng phải dè sẻn, thắt lưng buộc bụng để sống. Vốn để làm ăn và tiền cho tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày bị co lại. Ví dụ, năm 2000, giá thịt lợn ở chợ trời chỉ có 18-20.000 đồng/kg, nay là 160-180.000 đồng/kg. Xe chạy từ Nam ra Bắc chịu giá 10 triệu đồng, khi ra tới Bắc thì giá lên 13 triệu, bên thuê phải trả thêm 3 triệu, do chủ xe đổ xăng dọc đường đều bị lên giá. Nhà nước “giấy hóa” đồng tiền bằng cách in tiền để bù đắp vào những khoản tham nhũng lớn, thoát tội cho nhóm lợi ích, nhưng đó là cách rất nguy hại. Biện pháp tình thế in tiền lúc này sẽ đẩy lạm phát nhanh hơn. Vô hình trung Nhà nước ra tay vét cạn túi tiền lép kẹp của người tiêu dùng, gây thêm nỗi lo cho các bà nội trợ, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có thể tồn kho, nhưng người dân không có tièn mua sắm.
Mời đọc thêm

ĐỪNG NUÔNG CHIỀU CÁI LƯỠI


Minh Diện - Chính tên gọi của nhà lãnh đạo Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước, đã gợi ra những suy luận, lý giải theo kiểu tu từ học: “minh triết là gì?”. Theo Wikipedia tiếng Việt: “Minh triết là khả năng đạt đến sự tối ưu, áp dụng nhận thức và sự hiểu biết bằng diễn đạt khi nói và viết để đạt được kết quả mong đợi. Không bảo thủ, không kiêu ngạo, không miệt thị, không mơ hồ, không độc đoán; đồng nghĩa với thông thái, sáng suốt, thông tuệ, bậc minh quân. Minh triết là khả năng nhận thức được đâu là sai hay đúng đi đôi với đánh giá về hành động. Minh triết thường đòi hỏi ở khả năng kiểm soát phản ứng và cảm xúc (niềm đam mê) vì thế một nguyên tắc là lý lẽ và sự hiểu biết sẽ xác định hành động. Minh triết là một khái niệm triết học khá mới và được kỳ vọng có thể đem lại sự thay đổi mới mẻ ở nhận thức của con người trong bối cảnh xung đột giữa các nền văn minh trên thế giới ngày càng tăng, cùng với tốc lực phát triển của văn minh nhân loại. Minh triết là cách sống đoàng hoàng, hẳn hoi mà chẳng hề giẫm đạp lên bất cứ một giá trị nào khác, minh triết đơn giản là sống tốt cho mình và tốt cho mọi người, là sống tốt không chỉ cho hôm nay mà cho cả tương lai, là xây dựng cuộc sống của con người dựa trên tư duy khách quan và không bị chi phối bởi tàn dư lịch sử để lại. Sống như chúng ta đáng phải sống ấy chính là cách sống minh triết”.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Bài học từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ


Nguyễn Hưng Quốc - VOA - Sống ở Úc nhưng tôi lại thích theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Có ba lý do chính.

Thứ nhất, khác với tất cả các quốc gia khác, chính trị của Mỹ không chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ. Mà còn ảnh hưởng đến toàn cầu. Do đó, sẽ ngây thơ vô cùng nếu những người sống ngoài nước Mỹ có thể tự tin cho rằng bất kể ai lên làm tổng thống Mỹ, thế giới cũng chẳng có gì thay đổi cả.

Thứ hai, xem tranh cử ở Mỹ có cảm giác hồi hộp, căng thẳng, gay cấn như xem một trận đấu trong thể thao, thậm chí, trong võ thuật, ở đó, có hai đối thủ cùng so găng. Có đánh qua đánh lại. Cũng nhứ. Cũng lừa. Cũng phòng thủ. Cũng phản công.

Và cuối cùng, bao giờ cũng có một người ngã gục. Kẻ chiến thắng nhận vòng hoa, giữa những tiếng hoan hô vang dội. Và thứ ba, qua những sự quan sát ấy, chúng ta có thể học được một số bài học về dân chủ.

Trong bài này, tôi xin tập trung vào điểm thứ ba.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog'

"Nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ."
Ông Dũng bị những trang web phản đối
buộc tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.

BBC - Hãng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết vấn nạn kinh tế".

BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.

Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước.
Mời đọc thêm

Liệu đường dây của QLB có bị an ninh phanh phui ra sau khi quanlambao.vn@gmail.com bị cướp lấy?




Thông báo của trang Quan Làm Báo

BBT No Firewall - Dân Luận - Ngày thứ Ba, 9 tháng 10, trang blog Quan Làm Báo (QLB) cho biết là trang blog của họ bị hack trong khoảng 12 tiếng đồng hồ, nhưng đã chạy lại bình thường. Mới đây QLB cho biết địa chỉ liên lạc chính của QLB là quanlambao.vn@gmail.com đã bị cướp mất. Tuy sự việc blog tạm ổn nhưng với sự việc email quanlambao.vn@gmail.com bị tin tặc chiếm lấy là một thất thoát lớn cho QLB. Từ email này công an CSVN có thể lấy dữ kiện như email liên lạc khác, các IP từng vào đọc email, google chat, v.v.... để phanh phui ra đường dây của QLB. Chúng ta chờ xem diễn tiến sắp tới là gì.

Blog No Firewall có trao đổi với anh Châu Nguyên An, một chuyên viên về an ninh vi tính, về hư thật của vụ trang QLB bị hack.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Trang "Quan Làm Báo" bị chiếm địa chỉ?

BBC - Giữa lúc Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam ở trong tuần họp thứ nhì, trang blog có nhiều bài về chính trị Việt Nam ‘Quan làm báo’ không còn cập nhật được ở địa chỉ quanlambao.blogspot như mấy tháng qua.

Trang quanlambao bộ cũ có nhiều bài phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chập tối hôm thứ Ba 9/10 giờ Việt Nam, người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.

Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.
Mời đọc thêm

Thực thi công văn 7169 của Thủ tướng: Bộ Tin tặc và những hành động hạ cấp

undefined
Dân Làm Báo - Ngày 12 tháng 9 năm 2012, Văn phòng Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra công văn số 7169, chỉ thị "Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật". 

Ngày 9 tháng 10, 2012 trang Quanlambao bị cướp. Các ban ngành chủ quản theo lệnh của Thủ tướng bao gồm Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hóa ra là Bộ... Tin tặc.

Chính phủ của một nước, nắm trong tay hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh và truyền hình; chỉ huy một lực lượng công an "còn đảng còn mình", "thanh kiếm và lá chắn của chế độ", cuối cùng rồi cũng hạ mình, đào tường, khoét vách, bò hầm, chui cống để vào ăn cướp nhà blog của người khác.
Mời đọc thêm

AI ĐÃ HACKED VÀO QUAN LÀM BÁO VÀ BÔI NHỌ GIA ĐÌNH BÀ HOÀNG YẾN?

Quanlambao - Trong khoảng 12h Blog của chúng tôi đã bị Hacked và kẻ giả mạo đã đưa các thông tin bôi nhọ gia đình bà cựu nghị sĩ Hoàng Yến, không những thế còn vi phạm pháp luật của Hoa Kỳ.

Liệu 'Những người yêu nước hải ngoại' như đám Hacker dấu mặt tự xưng có làm nổi cái việc biết đến từng chi tiết các chuyến bay, đến số ghế mà bà và người thân đã đi trên chuyến bay và những tư liệu hình ảnh rất đáng xấu hổ chỉ của những trang mạng khiêu dâm bị ngay Luật pháp của Hoa Kỳ nghiêm cấm????

Có lẽ độc giả Việt Nam, những người thật sự yêu Tổ Quốc Việt Nam đang bị giày xéo bởi những tên bán nước như Nguyễn Tấn Dũng, NguyễnVăn Hưởng đều muốn biết bộ mặt thật của những kẻ chính trị gia bẩn thỉu đó đã làm gì.

Để hãm hại một con người Tướng Hưởng đã buộc Tướng Tô Lâm thành lập một ban chuyên án để chuyên hacked vào máy tính và emails của cá nhân bà Yến, cùng những người thân trong gia đình, của cả bạn bè bà Yến vừa ăn cắp thông tin, vừa chế biến, bóp méo theo mục đích của chúng.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Dân nghèo và chân trời vô vọng: "Nghẹn ngào bức ảnh anh ôm em trên bãi rác"



GDVN - Hình ảnh người anh bế em mình ngồi trên bãi rác, nhìn vào khoảng không tuyệt vọng khiến mọi người không cầm được nước mắt.
Mời đọc thêm

Không làm giàu cho kẻ xâm lăng: tẩy chay sản phẩm Trung Quốc!!!!!!!!!!!!!


NO-U - Thưa các anh chị cùng các bạn thân mến,

Chúng ta, những con người mang trong mình dòng máu Việt Nam, luôn có lòng tự hào của một dân tộc có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Và trong suốt chiều dài lịch sử đó, cha ông mình đã biết bao lần phải hy sinh xương máu, đánh đuổi lũ quân xâm lược từ phương Bắc tràn xuống. Hiện tại cũng như quá khứ không xa, Trung Quốc đã gây cho đất nước ta bao nhiêu tang thương, mất mát.

Hiện nay, với một hiện thực thế giới mới, Trung Quốc vẫn âm mưu xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ, từng bước tấn công vào chủ quyền, độc lập quốc gia và muốn biến dân tộc ta thành nô lệ, chư hầu của họ. Vì thế, mỗi người dân chúng ta, trong hoàn cảnh và khả năng riêng của mình, cũng nên thể hiện một điều gì đó dù là nhỏ nhoi để chống lại âm mưu bá quyền đó.

Việc thiết thực nhất, nằm trong tầm tay và quy định của luật pháp mà chúng ta có thể làm hàng ngày, bất cứ khi nào có thể, đó là: Tẩy chay hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng đang tràn ngập trên đất nước chúng ta.

Vì sao chúng ta phải cùng nhau làm thế?
Mời đọc thêm

“Tẩy chay hàng hóa kém chất lượng Trung Quốc”- bằng cách nào?



 
Paulo Thành Nguyễn - Cách đây 3 tháng tôi đã tuyên bố sẽ phản đối Trung Quốc (TQ) bằng cách riêng của mình, đó là thực hiện kế hoạch thay thế các sản phẩm Trung Quốc hiện đang kinh doanh sang một nguồn hàng khác. Phương án này được nhiều bạn bè ủng hộ, nhưng cũng không ít người khuyên tôi không nên cực đoan vì kinh doanh là vấn về dân sự.

Sản phẩm TQ hiện chiếm lĩnh thị trường với hơn 90% các mặt hàng từ tiêu dùng đến công nghiệp, thậm chí là cái quần lót cũng “made in China”. Có thể không quá lời khi nói rằng hầu hết chúng ta đang là nô lệ! Chúng ta đang bị xiềng xích bằng những nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu sinh sống và nhu cầu phát triển kinh tế…

Tình trạng nô lệ kinh tế, điển hình là sản phẩm Trung Quốc là một tiến trình lâu dài, có kế hoạch với mục tiêu là tràn ngập thị trường VN với sản phẩm TQ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người tiêu dùng VN từ bình dân đến cao cấp. Dựa vào tâm lý của người tiêu thụ Việt Nam và nguồn vốn khổng lồ cũng như nhân công rẽ mạt từ Trung Quốc, phương hướng xâm thực thị trường của TQ là muốn đẹp có đẹp, muốn rẻ có rẻ, muốn chất lượng cũng có luôn. Riêng mặt hàng tôi đang kinh doanh là gạch ốp tường, lát nền và những sản phẩm liên quan đến vật liệu xây dựng là minh chứng rõ nhất cho điều trên. Nhưng có thực sự chúng ta không thể thoát khỏi sự nô lệ với sản phẩm Trung Quốc không?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Việt Nam : Thị trường lớn tiêu thụ sừng tê giác lậu

Hai mẹ con tê giác ở vườn bách thú Basel, Thụy Sĩ, 18/09/2012
REUTERS

Từ Nam Phi, sừng tê giác được bán qua nhiều khâu trung gian, và chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ đã có thể đến Việt Nam. Nạn săn tê giác hoành hành đến mức mà chính phủ Nam Phi đã tăng cường biện pháp chống săn bắt trái phép tê giác, và chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có đến 192 trường hợp bị bắt giữ. Trong khi đó, tờ báo cho biết, Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến hồ sơ này.
 
Lê Phước - RFI - Báo The Guardian tại Luân Đôn nhìn về phong trào tiêu thụ sừng tê giác của các đại gia Việt Nam, mà điều đáng chú ý là sừng tê giác bất hợp pháp. Courrier International trích dẫn bài viết này với dòng tựa dí dỏm : «Tại Việt Nam, người ta nhậu với sừng tê giác».
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Bà Yến: Tôi không phải 'Quan làm báo'

Bà Đặng Thị Hoàng Yến (phải) nói bà không 'thân' với lãnh đạo nào

BBC - Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.

Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

Cả bà Yến và ông Tâm đều đã có thư 'kêu cứu' lên Bộ Chính trị về vụ bắt bớ nhân viên của họ.

Trong trả lời phỏng vấn BBC qua thư điện tử hôm 30/9 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Tạo, trước hết bà Yến trả lời câu hỏi 'bà có bình luận gì về các vụ bắt giữ' (những chữ viết hoa toàn bộ là nguyên văn email trả lời của bà Yến, tựa đề phụ là của BBC).
Mời đọc thêm

Khánh Ly biểu diễn tại Việt Nam? Tình, tiền và những nghịch lý

undefined
"Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"...  (Phan Văn Hưng)

Lê Diễn Đức - RFATrước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.

Tình...

Lên đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp; và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của một bộ phận trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản (CS), mà Kánh Ly là một thành viên không thể tách rời.

Tôi chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm VN. Là người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng. Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN, cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.

Tôi cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương, v.v... Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam