Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Phiên tòa xử Trần Thị Nga: bi hay hài kịch?


Từ Thức - Các ông lại diễn trò. Trơ trẽn. Xử án nhưng cấm không cho ai coi. Các ông biết kịch mình diễn quá dở? Trong khi giặc Tầu đe dọa ngoài khơi, quân ta chưa đánh đã chạy, các ông không có gì khẩn cấp hơn là mang một người đàn bà tay không, với hai đứa con dại ra xử. Hành hạ một người đàn bà dễ hơn là đánh giặc. "La vengeance est une justice sauvage" ("Sự trả thù là một công lý man rợ" - Francis Bacon). Cũng chẳng phải là một sự trả thù, vì có thù oán gì đâu? Trần Thị Nga hay Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ bày tỏ một chút lòng với đất nước, đang bị lấn chiếm mỗi ngày. Trên đất, trên rừng, trên biển.

Các ông quan tòa, khi đọc bản án người ta viết sẵn, có một chút áy náy, một giây bứt rứt? Mười năm cho Mẹ Nấm, người đã nói những điều chính các ông nghĩ, nếu còn lương tri. Chính các ông nói, nếu có can đảm. Tội của Mẹ Nấm, bà Nga? Viết báo, biểu tình chống Tàu, chống Formosa, giúp dân bị cướp đất, cướp nhà khiếu kiện. Trước khi bi giam, bà Nga đã bị côn đồ, tay sai của bạo quyền dùng gậy sắt đánh gẫy tay, gẫy chân. Công an cấm hàng xóm mang hai đứa con dưới 12 tuổi lên thành phố kiếm cơm ăn, khi nhà bà bị phong tỏa.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Tiền/vàng & nước mắt






Tưởng Năng Tiến - "Vấn đề với chủ nghĩa xã hội là tới lúc nào đó nó sẽ dùng hết tiền của người khác." - Margaret Thatcher

Chừng mười năm trước, tôi tình cờ đọc được một bài báo ngắn (“Tuần Lễ Vàng 1945”) của Trà Phương - trên trang Vnexpress, số ra ngày 13 tháng 10 năm 2010 - mà cứ cảm động và bâng khuâng mãi. Xin ghi lại nguyên văn, cùng hình ảnh, để chia sẻ với mọi người:

“Sau khi giành độc lập, đất nước gặp nhiều khó khăn về tài chính, 4/9/1945 Bác Hồ đã phát động Tuần lễ Vàng kêu gọi mọi người ủng hộ ngân sách quốc gia. Trong tuần lễ này, giới công thương có đóng góp nhiều nhất.

Một số bức ảnh về Tuần lễ Vàng đã được Nhà sử học Dương Trung Quốc sưu tầm trong một chuyến công tác tại Pháp mới đây. Theo ông Dương Trung Quốc, ngay sau khi từ chiến khu lần đầu tiên về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn nơi ở và làm việc tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang. Đây là nơi ở của nhà tư sản Trịnh Văn Bô, một người thuộc vào hạng giàu nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Babui - Lao động thối mồm

Lương tiền Hồ nhưng đô la tiền tỷ
Ai giàu bằng bọn đầy tớ nhân dân
Từng bước một nhớ làm theo bài bản
Lương mua bèo, mua cám xú nuôi heo
Heo nuôi thúc, nhanh tay sang kiếm lãi
Tậu ô tô chuyên đi chở trứng gà

Đem về ấp "đại trà" gà công nghiệp
Vài tháng sau gà đẻ trứng đầy nhà
Bán lấy trứng quy đô la bỏ túi
Túi nặng tiền rủng rĩnh tậu dinh cơ
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Lấy thúng úp voi

Nguyên Thạch - Thành ngữ Việt Nam có câu lấy thúng úp voi để ám chỉ hành động cố tình che đậy những sự thật, những việc to lớn không thể nào che đậy được. Ngày xưa khi phương tiện thông tin còn bị giới hạn, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản muốn nói gì thì nói, muốn vẽ gì thì cứ vẽ rồi dùng phương tiện truyền thông chủ yếu là bằng miệng, mà miệng đời thì luôn “tam sao thất bổn”, bởi:

Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo
Môi không vành mó méo tứ tung.

Câu ca dao thành ngữ này nói về người thiếu trung thực, điêu toa, lật lọng, thường còn được nói ngắn gọn là: “Lắt léo và miệng lưỡi”.

Cuộc đời thực của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn quá nhiều dấu hỏi chứ phải đâu riêng gì một cái tên! "Huyền thoại Hồ Chí Minh" được hình thành trong vô thức dân gian mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nó cũng có phần được hình thành một cách hữu thức bởi một số cán bộ gần gũi "cụ Hồ". Nghĩa là một phần cuộc đời Hồ Chí Minh đã được huyền thoại hóa. (1)

Người dân Kim Liên đồn rằng Nguyễn Sinh Huy (hay Nguyễn Sinh Sắc, cha đẻ của Hồ Chí Minh) không phải là thuộc dòng máu mủ của dòng họ Nguyễn Sinh làng này. Mà là con của một người khác: Ông đồ nho cử nhân Hồ Sĩ Tạo.

Rất nhiều mẩu chuyện về Hồ Chí Minh do ĐCS cùng các đồ đệ của ông tâng bốc, thêu dệt ra cũng có, hoặc do chính bản thân ông tự vẽ vời ra để tự ca ngợi, đề cao chính ông cũng có. Hãy đơn cử một vài thí dụ:
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Nhận diện mặt nội thù






Phạm Trần - Bây giờ là Thế kỷ 21 mà người Cộng sản Việt Nam (CSVN) vẫn suy tư và hành động như khi họ còn ăn hang ổ chuột để lừa dân vào “kháng chiến chống Pháp dành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước”. Có muôn vàn chuyện để chứng minh, nhưng chỉ cần nêu ra vài chủ trương rất độc tài, lạc hậu và kệch cỡm để thấy đảng CSVN đã bị tụt hậu sau lưng thế giới đến mấy chục năm.

Đó là khi người Cộng sản muốn che giấu tham quyền cố vị thì họ đòi việc gì cũng phải do “đảng lãnh đạo” và “nhà nước quản lý” cho phù hợp với chủ trương đảng cầm quyền là “yêu cầu tất yếu của lịch sử”. 

Chả có lịch sử Việt Nam nào đã cho phép đảng CSVN khua môi như thế. Đảng đã tự chiếm quyền làm chủ đất nước của dân để cai trị dân chứ có người dân Việt Nam nào đã bỏ phiếu hay trao quyền cai trị cho đảng đâu.

Ngay cả khi Hồ Chí Minh viết trong Di chúc năm 1969: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền...” cũng không có nghĩa là Quốc hội của đảng CSVN được phép quy định trong Điều 4 Hiến pháp cho phép đảng “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. 

Hành động của Quốc hội tước bỏ quyền tự quyết của dân là độc tài và phàn dân chủ. 

Chẳng những thế, đảng còn tự ý nhét chữ vào mồm dân để vu oan rằng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta.” (trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa - bổ sung, phát triển năm 2011).

Viết ẩu như thế chưa đủ hay sao mà nhiều cái loa tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đảng vẫn còn bịp bợm để khoe lời ông Hồ Chí Minh nói rằng “đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh”, hay “đảng bao giờ cũng đúng” để tiếp tục ép dân phải đeo vào cổ chiếc tròng Chủ nghĩa Cộng sản lạc hậu và giết người ngoại lai Mác-Lênin.

Nhưng đảng càng khua chiêng gõ mõ khoe khoang thì đảng viên càng suy thoái đạo đức nên thay vì phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” như khẩu hiệu mị dân của Hồ Chí Minh thì họ đã quay lưng lại với đảng để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để “thoái hóa” và “biến chất”.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Tại sao thế giới lên án ông Nguyễn Phú Trọng?

Paulus Lê Sơn - Ngày 02.11.2016, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng bị tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) liệt vào danh sách những kẻ thù của tự do báo chí trên thế giới. Ông Trọng được liệt vào phường tội lỗi của tổ chức Phóng viên không biên giới cùng với 35 tên là kẻ thù của nền báo chí tự do.

Nguyễn Phú Trọng từ thu hẹp nền báo chí…

Có rất nhiều quan điểm và sự chỉ đạo của đảng trưởng cộng sản Nguyễn Phú Trọng về cái gọi là “quan điểm tự do báo chí” của ông Trọng. Cái cách mà ông Trọng quan tâm báo chí mang tính đảng chứ không mang tính xã hội.

Gần đây nhất, ngày 06.10.2016, Tại Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ X, Ông Trọng ra lệnh cho nền báo chí Việt Nam: “Người làm báo cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc hơn nữa quan điểm báo chí là vũ khí sắc bén, là công cụ đắc lực của Đảng trên mặt trận tư tưởng. Báo chí cần góp phần đắc lực vào việc hình thành dư luận xã hội”.

“Phải có tính chiến đấu, định hướng dư luận, kiên quyết loại bỏ những tin, bài ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tình cảm, đời sống xã hội; đừng làm phân tâm xã hội, phân rã niềm tin”.

Và, “Báo chí phải là người đi tiên phong trên mặt trận tư tưởng, tỉnh táo, cảnh giác, lấy chính thực tiễn sinh động của đất nước đổi mới để tấn công, vạch trần những âm mưu thâm độc của các thế lực xấu, thù địch, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta”.

Tóm lại, ông Trọng ra lệnh cho nền báo chí phải là: “bản chất cách mạng, là công cụ tư tưởng, văn hóa của Đảng, là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Báo chí hoạt động theo định hướng của Đảng, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội”.

Ông Trọng lú lẫn đến mức “quên mất” cái kiến thức căn bản của báo chí là như thế nào. Báo chí là người cung cấp thông tin chính và phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí không phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thông tin. Truyền thông báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện ảnh.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Việt Nam và Trung quốc cần phải “Tự chuyển hóa”, phải học văn minh Hoa Kỳ rất nhiều

Vũ Duy Phú - Đó là kết luận khái quát nhất. Nay chỉ nói ngay vào một sự việc cụ thể, nhân có cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ điển hình vừa qua. Trong việc này cũng chỉ xin nói rất khái quát, bỏ qua các tình tiết lặt vặt, chi tiết, nhỏ nhặt, mẹo mực cụ thể.

Tại Việt Nam và Trung quốc, khi có chính kiến chính trị khác nhau, là đã mất đoàn kết, thậm chí đối địch, coi nhau là kẻ thù. Các phe phái trong cùng một đảng, khi tình hình thế giới và trong nước phát triển, nẩy sinh những tư duy khác nhau, nhất là khi đã đối nghịch nhau, thì dù ngoài mặt vẫn bắt tay, vui vẻ, mềm mại... song trong bụng thậm chí đã chỉ muốn tiêu diệt nhau. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng xã hội, và ngay nội bộ đảng lãnh đạo ở cả hai nước VN và TQ, cũng đang rối bời như hiện nay.

Còn tại Hoa Kỳ, do thể chế là Tự do Dân chủ Bình đẳng và Nhân quyền, nên có khác với thể chế Độc quyền một đảng công nông (búa liềm) toàn trị tại VN và TQ. Tại Hoa Kỳ, khi tranh cử, mọi người được tự do công khai minh bạch trình bầy chính kiến, tư duy..., họ đã dùng mọi hình thức mà Luật pháp đã cho phép để đánh bại đối phương, nhưng khi đã kết thúc thắng bại, thì họ - là hai đảng - lại tôn trọng nhau và tôn trọng kết quả. Giống hệt như thi đấu võ chẳng hạn, có thể trên sàn đấu, các đấu thủ đã nhắm thẳng vào mặt nhau mà cho những cú đấm trời giáng, thậm chi hộc máu mồm, máu mũi...,nhưng họ tôn trọng trọng tài đại diện cho luật pháp và công luận, và khi đã kết thúc rõ rồi, thì họ lại bắt tay nhau, hứa hẹn gặp nhau trên sàn đấu một dịp khác.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2017

Đức TGM Nguyễn Chí Linh trả lời phỏng vấn và cái nhìn thô thiển của một giáo dân

Lê Thiên - Đọc bài Phỏng vấn độc quyền Đức TGM Nguyễn Chí Linh của Église d’Asie về tình hình Giáo Hội tại Việt Nam đăng tải trên các báo Công Giáo Việt Nam ngày 05-07-2017, chúng tôi ghi nhận 10 điểm then chốt từ phát biểu của Đấng cai quản Tổng Giáo phận Huế kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (CT/HĐGMVN), như sau đây:

1. CSVN cướp đoạt tài sản: 

Đề cập tới vụ chiếm đất Đan Viện Thiên An Huế, ĐTGM Nguyễn Chí Linh thẳng thắn: “Các nhà cầm quyền đã ăn cắp tài sản của các đan sĩ, tức khu đất này, để bán cho các doanh nghiệp ngoại quốc, các doanh nghiệp du lịch… Họ chế giễu quyền lợi của các tổ chức tôn giáo, và, trong trường hợp này, các quyền lợi của Đan Viện.” Theo ngữ cảnh ở đây, từ tiếng Pháp “a volé” không thể dịch là “đã ăn cắp”. Ăn cắp là lén lấy. Đất đai ở Đan Viện Thiên An bị người ta cưỡng chiếm ngang ngược bằng bạo lực, cho nên “a volé” phải dịch là “đã cướp đoạt”, “đoạt ngang, cướp cạn” thì mới phù hợp!

2. Vết thương Mậu Thân 1968 đè nặng:

“Người Công Giáo của tổng giáo phận Huế là thiểu số và vẫn còn bị thương tích bởi các vụ tàn sát diễn ra trong cuộc Tấn Công Tết (Tết Mậu Thân 1968), nên không ai dám lên tiếng. Người ta để các đan sĩ phải tự xoay xở lấy. Và nhà cầm quyền dân sự mặc tình muốn làm gì thì làm.” KHÔNG AI DÁM LÊN TIẾNG! Ôi! Nỗi đau nào nhức nhối bằng? “Thương tích” trên “dân thiểu số Công Giáo” là thương tích gì? Chấn thương tâm lý? Mặc cảm tội lỗi? Hay mở miệng là bị đè đầu bóp cổ bịt miệng như người ta đã công khai bịt miệng Cha Nguyễn Văn Lý giữa phiên tòa? Có phải vì vậy mà ở Huế “không ai - kể cả hàng Giáo phẩm, không ai dám lên tiếng” chống lại bất công và bạo lực suốt gần nửa thế kỷ? Cái vết thương ấy hết thuốc chữa sao, khiến “nhà cầm quyền mặc tình muốn làm gì thì làm”?
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

“Cây vẽ”, hội chứng lừa tới đỉnh

Cánh Cò - Nhìn những hàng cây bị cắt khúc, nhựa đỏ tươm ra như máu nằm lăn lóc trên đường Nguyễn Chí Thanh ai có chút lòng với Hà Nội mà không khỏi cay đắng. Chỉ cay đắng thôi bởi mọi phản ứng hình như đã tê liệt, chai cứng. Người Hà Nội hay bất cứ ai trên phần đất này chắc chắn đã và đang có cùng một thái độ: không phải việc của mình.

Có bao nhiêu người uất ức? chắc là nhiều. Dù sao thì những thân cây kia đã lớn lên, sống cùng với người dân thủ đô. Chúng là kỷ niệm lúc nhỏ, che nắng lúc vào hè và chắn gió lúc trời đông. Bao nhiêu trẻ con lớn lên theo cây và mỗi khi đi xa điều nhớ tới đầu tiên là thân cây quen thuộc im lặng đứng phơi mình trước cửa. Cây đã trở thành bạn, thành người thân, thành một phần trong đời sống của người Hà Nội và bây giờ họ đang chứng kiến chúng bị bức tử, như một quần thể nối liền sự sống và văn hóa của con người. Họ nhìn. Có người lên tiếng than thở, có người tới ôm cây, gắn lên chúng những tờ giấy than vãn. Hơn chục người ra trước nhà hát lớn cầm giấy biểu tình. Tổng cộng hết tất cả những người có phản ứng: chừng trăm!
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Ký ức cuộc di tản 1975

Vào một ngày trung tuần tháng 3, Ba tôi nghe được nguồn tin quân Bắc Việt sẽ đánh vào Pleiku và theo lệnh của ai đó, quân đội VNCH sẽ rút quân khỏi Pleiku về Phú Bổn làm phòng tuyến chống Cộng. Ba nói với Má là chắc mọi chuyện cũng như Tết Mậu Thân thôi. Ba muốn nhân cơ hội này đưa cả nhà đi Sài Gòn chơi. Vậy là Ba Má chuẩn đi một cuộc hành trình du lịch, chỉ mang theo đồ gọn nhẹ, ít tiền vàng và sổ tiết kiệm Rồng Vàng của Ba Má.

Lên đường

Theo thường lệ, sáng Chúa nhật hàng tuần Ba sẽ chở cả nhà đi lễ tại nhà thờ Quân đội, sau đó đi ăn bánh ướt cuốn thịt heo và đi chơi biển Hồ. Nhưng sáng Chúa nhật ngày 16-3-1975, Ba chở mấy anh em tôi đi một vòng Pleiku, đến nhà một số người quen nghe ngóng tình hình. Thông tin thoái quân của quân đội VNCH gần như đã không còn gì bí mật. Nhà nào cũng tất bật chuẩn bị di tản. Ba tôi có vẻ như không nghĩ rằng sẽ rời bỏ Pleiku vĩnh viễn. Ba chở cả nhà ghé qua Nhà thờ Quân đội Pleiku gặp quý cha tại đây xem các ngài có di tản không. Trong số các linh mục, cha Tài là người quyết định ở lại. Trước khi chia tay với Ba tôi, cha Tài có nói đại ý rằng lần này Cộng sản sẽ chiến thắng và khuyên Ba tôi hãy chuẩn bị tinh thần để sống chung với Cộng sản. Cha có đưa một cuốn sách viết về Cộng sản để Ba tôi đọc. Cuốn sách này Ba tôi cất vào xe nhưng chẳng bao giờ có cơ hội đọc nó.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Dân còn nghèo, xây dựng Trung tâm hành chính nghìn tỷ để làm gì?

Tòa Trung tâm hành chính tập trung của tỉnh Bình Dương đặt tại khu trung tâm Thành phố mới Bình Dương có vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng (ảnh: VnExpress.net). 
Quốc Toản - (GDVN) - Việc nhiều địa phương nghèo nhưng thích “chơi trội” có thể xuất phát từ "tư duy nhiệm kỳ" của lãnh đạo địa phương, đồng thời không loại trừ khả năng có “lợi ích nhóm” để trục lợi. 

Hàng loạt Trung tâm hành chính nghìn tỷ

Hàng loạt các tỉnh, thành phố như Khánh Hòa, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng... đang tập trung lập dự án xây dựng Trung tâm hành chính với quy mô nghìn tỷ. 

Có thể thấy, chưa bao giờ “phong trào” xây dựng trụ sở làm việc cấp tỉnh, thành phố lại “nở rộ” như hiện nay. Trong đó, không ít công trình sử dụng nguồn vốn "viện trợ" từ ngân sách. 

Mới đây, dự án xây dựng Trung tâm Hành chính - Chính trị thành phố Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương, đang được các bộ, ngành xem xét, thẩm định đầu tư theo quy định. 

Theo đó, tổng mức đầu tư dự án này lên tới 9.894 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương chiếm khoảng 80%. Thời gian thực hiện dự án 5 năm, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2020. 
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Hoàng Xuân - Ai đẻ ra các ông sư hư hỏng

Sư Thích Thanh Mão ở Hưng Yên nói 'Thanh niên không uống rượu thì chán lắm
Ai 'đẻ ra' những ông sư hổ mang?

Tôi trả lời ngay nhé: Chúng ta - những người Việt đang sống trên đất nước này. Chính chúng ta, những người thành kính đi vào chùa rón rén như đi trên thảm thủy tinh. Chúng ta đã là người tạo ra họ.

Tôi chưa sống đủ lâu để so sánh thói quen kính Phật trọng sư của các thời, nhưng nghe các cụ cao niên kể thì chùa ngày xưa đơn sơ thanh tịnh, sư hiền lành giản dị, phật tử cúng dường cũng như chia sẻ đồ ăn thức dùng cho nhà chùa, có gì cúng nấy: nải chuối, bó rau, túi gạo... Không có thì khi rảnh vào chùa làm công quả, lấy phước cho mình.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Trong lòng Hà Nội

Rùa Hồ Gươm được đưa lên bờ để chữa trị các vết thương ngày 3/4/2011.
Hoàng Giang - Người ta thường nghĩ đến gì khi nhắc đến trong lòng Hà Nội? Hẳn là mặt Hồ Gươm màu xanh ngọc với Tháp Rùa nhỏ nhắn giữa lòng hồ, và bên dưới mặt hồ là linh vật trăm năm nằm lặng yên, chứng kiến biết bao sự kiện đổi thay của đất kinh kỳ. “Cụ” rùa – linh vật của đất Hà thành ngày 19/1/2016 đã mất. Tuy nhiên, thông tin “cụ” mất vừa được các báo đưa lên chưa đầy một giờ đồng hồ đã phải đồng loạt gỡ xuống vì nghe đâu đó việc dư luận xôn xao sẽ gây ảnh hưởng đến kỳ Đại hội XII vào ngày 20/1. Nghe quả thật ấu trĩ, nhưng ở Việt Nam thì những việc như thế kể ra vẫn thấy hợp lý vô cùng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Chia rẽ Bắc-Nam trong lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?






Một tờ báo có tiếng của Nhật nhận định rằng gốc gác miền nam cũng như yếu tố Trung Quốc có thể là lý do khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua.

Mở đầu bài phân tích có tựa đề “Gốc gác miền nam, và có thể là Trung Quốc, đã làm tan nát hy vọng của ông Dũng như thế nào”, tờ Nikkei Asian Review viết rằng “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 41 năm qua, nhưng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa qua cho thấy chia rẽ nam – bắc vẫn là một yếu tố chính trên chính trường” Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng 12 cuối tháng trước, ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Dũng rút lui khỏi cuộc đua.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Tại sao chúng ta phải gây quỹ giúp Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc?

Lịch sử thành lập Cao Ủy tị Nạn Liên Hiệp Quốc (CUTNLHQ) 

Sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc, hàng triệu người dân tại Âu Châu sau nhiều năm chiến tranh đã lâm vào cảnh bơ vơ nơi xứ lạ quê người, tị nạn rải rác tại khắp các nước ở châu lục này, cần phải được giúp đỡ để hồi hương và tái định cư, làm lại cuộc đời. Do nhu cầu cấp thời đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1950 Liên Hiệp Quốc đã thành lập Cơ Quan Tị Nạn LHQ, tiền thân của CUTN sau này, để phụ trách công tác tái định cư. Thoạt đầu, cơ quan này chỉ có một ngân khoản khiêm nhượng là 300 ngàn Mỹ kim, và dự định là sẽ giải tán sau 3 năm. Thế nhưng những mâu thuẫn và xung đột trên thế giới vẫn cứ liên tục xẩy ra ngày càng nhiều tại khắp nơi trên thế giới, khiến cho việc giải quyết vấn đề người tị nạn trở nên một nhu cầu thường xuyên. Cơ Quan Tị Nạn được đổi tên thành Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và liên tục làm việc giúp đỡ những người tầm trú, lánh cư và tị nạn cho đến ngày nay. 

Từ một ngân khoản rất khiêm nhượng khi khởi đầu là 300 ngàn Mỹ kim, ngày nay mỗi năm CUTNLHQ cần đến gần 7 tỷ Mỹ kim để duy trì hoạt động cho 414 văn phòng tại 125 quốc gia. Lý do là vì con số người tầm trú đã tăng vọt nhiều lần: năm 1980 chỉ có khoảng 7-8 triệu người trên toàn thế giới, đến cuối năm 2015 đã lên tới 65 triệu theo thống kê mới nhất mà CUTN vừa công bố hồi đầu tuần này. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Tự do báo chí ở Việt Nam vẫn xếp hạng 175/180

Thanh Trúc - Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175/180 trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, công bố hôm thứ Tư 20 tháng 4.

Tự do báo chí của Việt Nam sa sút

“Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.”

Trên đây là nhận định của ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp. Ông Benjamin nói thêm:

“Lãnh vực tự do thông tin và tự do báo chí của Việt Nam sa sút đáng kể, những hành động bắt giữ, sách nhiễu bloggers và các nhà báo công dân tiếp tục xảy ra, điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm và trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sau này.
Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.-Benjamin Ismail
Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những cái không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một đảng cộng sản như Việt Nam.

Một số các bloggers, tự đứng ra thành lập nhóm của họ, đã bị truy bức một cách đáng sợ. Không những thế, gia đình vợ con của họ còn bị đánh đập dã man bởi công an mặc thường phục hoặc đôi khi bởi bọn côn đồ được thuê mướn. Mục đích của những hành dộng đó nhằm đe dọa và tìm cớ để buộc tội những ai đang bị công an để mắt tới.”
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Lạc Trôi

Lạc trôi. Sơn Tùng
Huyền Chiêu - Đầu năm 2017, ca sĩ trẻ Sơn Tùng ra mắt trên kênh youtube MV Lạc Trôi. Và chỉ một ngày sau đã có 4 triệu lượt vào xem. MV cũng được xếp vào hạng nhất châu Á khi có được 100 triệu lượt vào sau 61 ngày.

Quá lâu không nghe giới trẻ bây giờ hát gì nhưng lần này tôi vào Net xem MV Lạc Trôi.

Sơn Tùng mặc y phục cổ trang nhưng mang giày sneaker của hãng Bitti’s (hãng giày của Đài Loan sản xuất tại Việt Nam) kèm áo len cổ lọ. Hình ảnh, cảnh quan đẹp. Sơn Tùng đóng vai một ông vua Trung Quốc đang cô đơn, lạc lõng, tìm kiếm một tình yêu đích thực dù chung quanh có nhiều mỹ nữ.


Thật ngạc nhiên và buồn cười khi thấy một ca sĩ đã 24 tuổi, được giáo dục trong nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa, lại viết ra những câu ca đầy sáo ngữ và ngô nghê đến vậy.

Chúng ta hãy xem một trích đoạn của “Lạc Trôi” nhé:
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Vì đâu thủ tục hành chính "độc ác"?

Lã Yên - Nổi tiếng là người có nhiều phát ngôn ấn tượng, lại mới đây, ngày 23/2 trong cuộc thảo luận về dự án Luật dược (sửa đổi) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra bức xúc: “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa." (Tuổi trẻ, 23/02/2016)

Luật do Quốc hội thông qua, thủ tục ra đời từ luật, ngay Chủ tịch Quốc hội còn phải than phiền về thủ tục hành chính như vậy, thì thử hỏi người dân biết kêu ai?

Khi đương chức, đương quyền ông im lặng vì quyền lợi của bản thân, của gia tộc, của Đảng. Nay đến khi sắp về hưu ông lại bộc bạch này nọ tỏ vẻ thương dân. Ông nói vậy, dường như ông cũng bất lực, bởi ông điều hành Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng, nên chỉ là bù nhìn nên ông không quyết định được gì cả. Hơn ai hết chính ông hiểu rỏ điều này nhất - trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, ông nói: "Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội...". Xin hỏi ông, Chủ tịch Quốc hội mà không đứng đầu Quốc hội vậy ai đứng đầu?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Thiếu tướng công an Trương Giang Long: Chửi Tàu, dạy Mỹ, khen Nhật, bợ Trọng, nổ đảng


"Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào… Chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ việc mà họ làm suy yếu từ bên trong... Tôi xin nói lại là Trung Quốc xấu như vậy hay xấu nữa chúng ta cũng phải tìm cách chung sống với họ, chỉ cố gắng phấn đấu làm sao để họ đừng xấu hơn... Hiện nay tụi nó khống chế chúng mình rất là kinh khủng!" - Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng

Tuankhanh - "Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài"

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được "rửa" thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam