Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Tản Mạn Cuối Năm: Đinh La Thăng, U23 Việt Nam Và Bi Kịch Dân Tộc

Nguyễn Trọng Bình

1. Truyền thông và “nghệ thuật sắp đặt” hay là “ăn cơm Chúa, múa tối ngày”?

Có một sự trùng hợp (mà theo tôi là hoàn toàn không ngẫu nhiên) là sáng ngày 08/01 khi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng được mở ra thì gần như trên các phương tiện truyền thông chính thống cũng đồng loạt đăng và dẫn lại (cùng nội dung khác tiêu đề) bài viết của ông Trương Tấn Sang – nguyên Chủ tịch nước bàn về sự thịnh suy của dân tộc và đất nước trong lịch sử đồng thời liên hệ với thực tiễn công cuộc chống tham nhũng của chính quyền hiện thời. Đọc kỹ bài viết này sẽ thấy có một bàn tay của ai đó đã “sắp đặt” và “đạo diễn” để nó xuất hiện cùng ngày, cùng thời điểm với phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm.

Việc tất cả các tờ báo lớn đều phải đăng hoặc dẫn lại bài viết trên chính là chỉ dấu thứ nhất. Chỉ dấu thứ hai là câu văn chuẩn bị cho đoạn kết trong bài viết của ông Tư Sang như sau:

“Hôm nay chúng ta bước sang một năm mới với một tâm trạng tươi tắn, niềm tin trong nhân dân đã trở lại, sức khỏe nền kinh tế có phần hồi phục, vị thế đất nước được lan tỏa rộng rãi”.

Chỉ dấu cuối cùng là nguyên văn câu kết: “Với niềm tin đó chúng ta cùng phấn khởi bước sang năm Mậu Tuất 2018” và lời ghi chú của tác giả sau bài viết: “Viết tại Thành phố Hồ Chí Minh, cuối năm 2017” [1]
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Nghĩa trang nghìn tỷ - Chết còn tốn tiền của dân!

Thanh Hồ - Những ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao việc Bộ Xây dựng và UBND TP Hà Nội phối hợp công bố quy hoạch xây dựng dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các anh hùng, danh nhân của đất nước ở Thạch Thất, Hà Nội với nguồn vốn dự kiến khoảng 1.400 tỉ đồng từ ngân sách. Hầu như mọi ý kiến đều cho rằng, đó là việc không nên.

Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, tổng diện tích nghĩa trang là 120 ha, gồm khu an táng 72 ha và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 ha. Nghĩa trang Yên Trung sẽ có 2.200 - 2.500 ngôi mộ; mỗi ngôi có khuôn viên 25 - 35m2. Khu vực cảnh quan có sức chứa 5.000 người.

Được biết, từ trước tới nay nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy- Hà Nội) là nơi táng những nhân vật chính trị cấp cao như bộ trưởng, thứ trưởng các bộ trong chính phủ, các ủy viên Trung ương Đảng trở lên; các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh; các tướng lĩnh xuất sắc; anh hùng lực lượng vũ trang,... nhưng nay đã hết chỗ. Vì vậy, năm 2015 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương xây dựng Nghĩa trang mới. Và khi đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ Xây dựng hoàn thiện Quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang Yên Trung. Điều đặc biệt ở dự án nghĩa trang Yên Trung là khi cán bộ cấp cao từ trần được chôn cất chung cùng vợ (hoặc chồng).

Đọc những thông tin trên tôi thực sự “choáng”, không hiểu các vị nghĩ gì khi thực hiện dự án trên bằng tiền ngân sách. Còn nhớ, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: “phải trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân”. Vậy việc bỏ ra 1.400 tỷ đồng để xây nghĩa trang như thế thì trách nhiệm ở đâu?
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá?

Song Chi - Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.

Cho nên không có gì ngạc nhiên khi lần đầu tiên đội bóng U23 Việt Nam vào được bán kết giải U23 châu Á sau khi thắng Iraq vào tối ngày 20.1 vừa qua, hàng ngàn hàng vạn thanh niên VN ở Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều thành phố khác ùa ra đường “đi bão”, và như thường lệ, cờ đỏ, tiếng hò reo tràn ngập đường phố. Có nhiều cô gái cởi trần, quấn lá cờ quanh ngực, mặc quần đùi ngắn ngủn, có cô phơi ngực trần và thậm chí...hơn nữa, ngay giữa phố!

Ừ thì vui. Ừ thì lâu lâu có một dịp được quậy, được xả stress, được la hét cuồng nhiệt giữa đường phố mà không bị ai cấm đoán. Người dân cuồng lên đã đành. Báo chí cũng cuồng. Có những bài báo giật những cái tít kiểu như “Hành trình rung chuyển châu Á của U23 Việt Nam” (Tiền Phong) “Người hâm mộ châu Á vỡ òa, chúc mừng U23 Việt Nam vào bán kết”(Dân Trí), rồi thì “U23 VN gây địa chấn”, “U23 Việt Nam đi vào lịch sử”, thậm chí “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”, Trí thức Trẻ) ?!…Rồi những ông lãnh đạo cấp cao nhất của đảng và nhà nước VN cũng hồ hởi phấn khích quá mức.

Cái status “đặt cả châu Á dưới chân” lập tức bị nhiều người trên facebook chỉ trích.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Vietnam Events of 2017


Vietnamese bloggers and rights activists are being beaten, threatened and intimidated with impunity. 

Human Rights Watch: Vietnam’s human rights situation seriously deteriorated in 2017. Police arrested at least 21 people for sweeping “national security” offenses that are used to punish critical speech and peaceful activism.

Restrictions on Freedom of Expression

Vietnam frequently used vaguely worded penal code provisions during the year to crack down on dissent, including “carrying out activities that aim to overthrow the people’s administration,” “undermining national great unity,” “conducting propaganda against the state,” and “abusing the rights to democracy and freedom to infringe upon the interests of the state.” Other laws, such as disrupting public order and resisting officials carrying out their public duty, are also used to repress exercise of basic civil and political liberties.

In June 2017, the National Assembly, which operates under the effective control of the ruling Communist Party, revised sections of the penal code to criminalize actions related to preparing to perform forbidden acts involving national security. Those found guilty face up to five years in prison. The revised penal code also holds lawyers criminally responsible if they fail to report their own clients to authorities for a number of crimes, including national security violations.

During 2017, authorities arrested at least 21 rights bloggers and activists, including former political prisoners Nguyen Bac Truyen, Truong Minh Duc, Nguyen Van Tuc, Nguyen Trung Ton, and Pham Van Troi, for exercising their civil and political rights in a way that the government views as threatening national security. At time of writing, at least 10 other people had already been put on trial, convicted, and sentenced to between 5 to 10 years in prison.

Authorities continued to detain many people without trial, including blogger Ho Van Hai (also known as Dr. Ho Hai), held since November 2016, and rights campaigners Nguyen Van Dai and Le Thu Ha, detained since December 2015.

In May, an appeals court upheld the long prison sentences given to Tran Anh Kim and Le Thanh Tung. In December 2016, the People’s Court of Thai Binh sentenced Tran Anh Kim and Le Thanh Tung to 13 and 12 years in prison, respectively, for allegedly founding a pro-democracy group called the National Force to Raise the Flag of Democracy.

In June, a court in Khanh Hoa sentenced prominent blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh (also known as Mother Mushroom) to 10 years in prison for critical online posts and documents she published on the internet collected from public sources, including state-sanctioned media. In July, a court in Ha Nam province sentenced prominent activist Tran Thi Nga to nine years in prison for her internet posts.

Physical assaults against human rights activists occur frequently. In June 2017, Human Rights Watch published a report highlighting 36 incidents in which men in civilian clothes beat activists between January 2015 and April 2017, often resulting in serious injuries. Attacks by thugs on rights campaigners took place in many regions, sometimes in the presence of uniformed police who did nothing to stop the attacks.

A typical case occurred in February 2017, when a group of men in civilian clothes abducted former political prisoner Nguyen Trung Ton and his friend Nguyen Viet Tu off the street, dragged them into a van, and drove away. While in the van, the men stripped off Ton’s and Tu’s clothes, covered their heads with their jackets, threatened them, and repeatedly hit them with iron pipes before dumping them in a forest, far from where they had been seized. Nguyen Trung Ton required surgery at a local hospital for the severe injuries he incurred. Police failed to seriously investigate the case or apprehend any suspects. In July, Nguyen Trung Ton was arrested and charged with “carrying out activities that aim to overthrow the people’s administration.”
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Việt Nam: Các sự kiện năm 2017

Human Rights Watch - Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi nghiêm trọng trong năm 2017. Công an đã bắt giữ ít nhất là 21 người với các tội danh “an ninh quốc gia” có phạm vi áp dụng quá rộng, thường được vận dụng để trừng phạt những tiếng nói phê phán chính phủ và các hoạt động ôn hòa.

Hạn chế Quyền Tự do Ngôn luận

Chính quyền Việt Nam thường vận dụng những điều luật hình sự có nội dung mơ hồ để đàn áp bất đồng chính kiến, trong đó có tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” “phá hoại khối đoàn kết dân tộc,” “tuyên truyền chống nhà nước,” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.” Các điều luật khác, như gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ cũng được sử dụng để đè nén việc thực thi các quyền tự do chính trị và dân sự cơ bản.

Tháng Sáu năm 2017, Quốc hội, cơ quan hoạt động dưới sự kiểm soát hiệu quả của Đảng Cộng sản cầm quyền, đã sửa đổi bộ luật hình sự để hình sự hóa hành vi chuẩn bị thực hiện một số hoạt động bị cấm liên quan tới an ninh quốc gia. Những người vi phạm sẽ phải đối mặt với mức án năm năm tù giam. Bộ luật sửa đổi cũng quy trách nhiệm hình sự cho các luật sư nếu họ không tố cáo chính các thân chủ của mình với chính quyền về một số tội danh, trong đó có các tội về an ninh quốc gia.

Trong năm 2017, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 21 blogger và nhà hoạt động nhân quyền, trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội vì đã thực thi các quyền dân sự và chính trị của họ theo cách bị chính quyền cho là gây nguy hại tới an ninh quốc gia. Tại thời điểm viết báo cáo này, có ít nhất mười người khác đã bị đưa ra xét xử, quy tội và kết án từ 5 đến 10 năm tù.

Chính quyền Việt Nam tiếp tục giam giữ nhiều người không xét xử, trong đó có blogger Hồ Văn Hải (bút danh Bác sĩ Hồ Hải), bị giữ từ tháng Mười một năm 2016, các nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà bị giữ từ tháng Mười hai năm 2015.

Tháng Năm, một phiên tòa phúc thẩm đã giữ nguyên bản án tù nhiều năm đối với Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng. Tháng Mười hai năm 2016, Tòa án Nhân dân tỉnh Thái Bình kết án Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng lần lượt là 13 và 12 năm, vì bị cho là thành lập một nhóm dân chủ với tên gọi Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ.

Tháng Sáu, một tòa án ở Khánh Hòa kết án blogger nổi tiếng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) 10 năm tù giam vì đăng tải lên mạng các bài viết phê phán chính quyền và các tài liệu thu thập từ các nguồn công khai, trong đó có báo chí nhà nước. Tháng bảy, một tòa án ở tỉnh Hà Nam xử nhà hoạt động nổi tiếng Trần Thị Nga chín năm tù giam vì các bài viết trên mạng internet.

Nạn hành hung cơ thể các nhà vận động và blogger tiếp tục xảy ra thường xuyên. Tháng Sáu năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bản phúc trình nêu bật 36 vụ trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017, trong đó các nhà hoạt động ở Việt Nam bị những người mặc thường phục đánh đập, thường gây thương tích nghiêm trọng. Tình trạng côn đồ đánh đập các nhà vận động nhân quyền xảy ra ở nhiều vùng miền, nhiều khi ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để ngăn chặn việc hành hung.

Một trường hợp điển hình xảy ra hồi tháng Hai năm 2017, khi một nhóm người mặc thường phục bắt cóc cựu tù nhân chính trị Nguyễn Trung Tôn và bạn anh, Nguyễn Viết Tứ trên đường, lôi hai người vào một chiếc xe van, và lái đi. Ở trong xe, những người đó lột quần áo của Tôn và Tứ, dùng áo khoác của chính hai người trùm đầu họ, dọa dẫm và đánh nhiều lần bằng gậy sắt rồi bỏ họ xuống một khu rừng xa nơi bắt cóc họ. Các vết thương nặng do vụ đánh đập gây ra khiến Nguyễn Trung Tôn phải đến một bệnh viện địa phương để mổ. Công an không điều tra nghiêm túc vụ việc này hay bắt giữ một kẻ tình nghi nào. Tháng Bảy, Nguyễn Trung Tôn bị bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Hạn chế Quyền Tự do Nhóm họp, Lập hội và Đi lại
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Sẵn sàng cởi truồng cho bóng đá nhưng sẽ trùm mền khi mất nước!

Nguyên Thạch  - Xuân lại sắp đến trên dải đất cằn cỗi kiệt quệ (về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) hầu như toàn diện này, những con dân có lương tâm cùng bổn phận không thể không đau lòng ngao ngán khi nhìn thất thế hệ trẻ đã bị đầu độc cả hình hài lẫn tâm tưởng, lao vào cuộc sống vật chất, bon chen, đua đòi với nhiều thể hiện nông cạn cùng mớ tư duy dường như trống rỗng.

Một cách trung thực thì thể hiện vui mừng cho những trận thắng giải của bóng đá thì chẳng có gì là sai cả. Vấn đề được đặt ra ở đây là chỉ một vài trận đá banh thắng thì tuổi trẻ xuống đường tung hô ồ ạt nhưng tại sao khi Tàu Cộng lấn chiếm Biển Đông cùng các đảo và một số đất liền thuộc 6 tỉnh dọc biên thùy, bắn giết, tông chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì dân chúng lại cúi đầu lặng thình?

Đó là cái tựa đề mà người viết muốn đề cập trong bài viết cho hiện trạng nhận thức về đất nước hôm nay của tuổi trẻ cùng số đông người dân Việt Nam.

Hệ quả của nền giáo dục "vuốt đuôi và bưng bô" của hệ thống nhồi sọ đã sinh sản ra những thế hệ tuổi trẻ mang tính lệ thuộc theo bầy đàn để đáp ứng những nhu cầu mà guồng máy cầm quyền độc tài muốn thấy. 

Nhà cầm quyền muốn thấy dân chúng với cờ đỏ sao vàng phất phới trên khắp nẻo đường, góc phố với niềm hân hoan rằng Việt Nam chiến thắng, cho dẫu chiến thắng ấy chỉ đơn thuần là một bộ môn thể thao, để cho nhũng người dân khác cũng như thế giới thấy rằng guồng máy của họ được đám đông ủng hộ một cách vui mừng đầy phấn khởi.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Hai phụ nữ gốc Việt

VNCH-Ngoc Trương - Hai phụ nữ gốc Việt, tuy cách biệt tuổi tác, nhưng có nhiều điểm chung:

- Cả hai đều là phụ nữ gốc Việt.

- Tình cờ họ đều mang họ Nguyễn.

- Cha của họ từng phục vụ trong quân đội hay chính phủ của Việt Nam Cộng Hòa.

- Cả hai đều là con của người tỵ nạn Việt Nam chạy trốn CS.

- Hai phụ nữ đều có học vấn đại học, lớn lên ở Úc, quốc gia tự do, từng là đồng minh của VNCH. Họ viết báo, tạp chí về nhiều vấn đề, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam, đăng trên các báo, tạp chí ở Úc và xuất bản sách vừa tiếng Anh, vừa tiếng Pháp bán ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Cả hai đều muốn nói lên quan điểm của chính họ xuyên qua hình ảnh của người cha, hay những quân nhân QLVNCH đã chiến đấu cho miền Nam tự do, những người lính bị thế giới cũng như đồng minh bỏ rơi và đối xử không công bằng.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Ông tướng này giàu thật!

Danlambao - Hữu Ước cũng là người từng bị Ls Trần Đình Triển tố cáo đã làm “phù phép” bán 2 mảnh đất rộng 28.000 m2 UBND TP Hà Nội cấp cho báo Công an nhân dân (CAND) để xây nhà ở cho cán bộ và bỏ túi 200 tỉ đồng. Sự việc đổ bể, ông trung tướng, cũng là nhà văn của đảng này làm văn bản xin trả lại cho thành phố. Vì là thành phần chuột trong bình nên Hữu Ước được hạ cánh an toàn và thảnh thơi xây dựng chốn lưu ẩn khủng.

Báo lề đảng vừa trình làng cơ ngơi của trung tướng kiêm nhà văn công an Nguyễn Hữu Ước. Nhìn vào cái được gọi là "chốn lưu ẩn" này của ông Bí thư Đảng bộ Báo Công an nhân dân; Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, Bộ Công an; Tổng Biên tập kênh truyền hình Công an nhân dân người ta tự hỏi: 

Nguyễn Phú Trọng đâu, sao không cử đàn em điều tra xem tướng này là tướng cướp hay tướng... cộng sản loại gì mà giàu đến mức này!?

Trả lời: nó còn ok tức là nó thuộc phe đồng chí ta chứ không phải phe đồng chí địch.

Và đây là "chốn lưu ẩn" của đồng chí ta:
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Góp ý với thiếu tướng CS Lê Mã Lương

Điệp Mỹ Linh - Khi đọc đến đoạn gia đình của tướng Lương có ba người con; một cô con gái đang sống cùng chồng con tại Đức và một cô con gái đang du học tại Anh thì… tôi chán nản, tắt computer! Lúc này tôi mới nhớ lời Ba tôi dạy tôi: “Đừng bao giờ tin/hy vọng vào bất cứ người Cộng Sản nào cả!”
***
Bất ngờ đọc được bài do Lưu Thủy – thuộc cơ quan truyền thông VTC News – phỏng vấn thiếu tướng Cộng Sản Việt Nam Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa xảy ra ngày 19-01-1974 giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng, tôi muốn góp ý với thiếu tướng Lê Mã Lương.

Là một ngòi bút không chuyên nghiệp và không thích bàn luận về chính trị – nhất là vấn đề chính trị liên quan đến đảng và “nhà nước” Cộng Sản Việt Nam (C.S.V.N.). Nhưng, sau khi đọc bài Lưu Thủy phỏng vấn thiếu tướng Lương, nhận xét đầu tiên của tôi là: Thiếu tướng Lương không có luận điệu tuyên truyền thái quá cho đảng và “nhà nước” C.S.V.N.. Thiếu tướng Lương cũng mạnh dạn nêu ra và xác định rằng Trung Cộng là một đất nước lúc nào cũng nuôi ý đồ xâm lăng Việt Nam và khống chế biển Đông. Một điều nữa cũng đáng cho tôi lưu ý đến bài phỏng vấn này là: Nếu phải đề cập đến miền Nam Việt Nam/chính thể Việt Nam Cộng Hòa (V.N.C.H.) thiếu tướng Lương chỉ “đổ tội” cho chính thể V.N.C.H. một cách tương đối; như câu sau đây: “…Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.”

Nhưng khi Lưu Thủy hỏi: “Sau này, đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền V.N.C.H. khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo đại tá Trung, khi đó V.N.C.H. vẫn có thể điều Không Quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu để giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?” thì câu trả lời của tướng Lương làm tôi vô cùng thất vọng! Thiếu tướng Lương đáp: “Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền V.N.C.H. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử. Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc…”

Trước nhất, xin nói qua về Nguyễn Thành Trung trong câu hỏi của Lưu Thủy.

Với kinh nghiệm của thời kỳ theo Kháng Chiến chống Tây, Ba tôi thường giải thích cho chị em tôi hiểu rằng: Một trong các lý do khiến Ba tôi bỏ Kháng Chiến để trở về miền Nam là vì Ba tôi nhận thấy, ngoài sự xảo trá/lừa lọc/gian manh không thể lường được, Việt Minh, về sau trở thành C.S.V.N., còn là một tập thể tàn ác hơn cả Tây và Nhật; vì Việt Minh – sau mỗi trận chiến – đều giết tất cả thương binh của họ để khỏi phải mang theo người bị thương!

Vì hiểu bản chất của người C.S.V.N. tàn ác như vậy, cho nên, suốt gần nửa thế kỷ qua, tôi cứ tự hỏi: Tại sao người C.S.V.N. đã giết những người cùng hàng ngũ với họ khi những người này bị thương mà họ lại “dùng” người “đại” phản bội Nguyễn Thành Trung – người đã lừa thầy/phản bạn/phản lại một thể chế mà Nguyễn Thành Trung đã lớn lên/được đi học/được thu nhận vào một trong các quân binh chủng oai hùng/can cường/liều lĩnh của Quân Lực V.N.C.H. và được sang Hoa Kỳ tu nghiệp?

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Hèn!

Nguyên Thạch - Và cũng từ hình ảnh nhu nhược ấy khiến chúng ta mới cảm kích được sự hào hùng oanh liệt của các tướng lãnh, công chức và các chiến sĩ hữu danh cũng như vô danh của Việt Nam Cộng Hòa trước và sau ngày mất nước như: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Đại Tá Đặng Sĩ Vinh, Trung-Tá Cảnh-Sát Nguyễn-Văn-Long, các chiến sĩ đã tự sát bằng lựu đạn hoặc chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, cùng một số các sĩ quan quân cán chính đã không chịu khuất phục giặc cộng và đã chết trong các trại lao tù.

*
Tháng Giêng còn lảng vảng và tháng Tư sắp đến, người viết xin mượn cuộc tòa xử về tham nhũng của tháng Giêng với hai nhân vật đảng viên lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN mà luận về chữ HÈN.

Trước tiên, tác giả không quên có lời cảm ơn đến 2 vị Đinh La Thăng cựu ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng nhiều chức vụ quan trọng khác và Trịnh Xuân Thanh Phó chủ tịch tỉnh tỉnh Hậu Giang phụ trách công nghiệp - thương mại. Ông đắc cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã hiện nguyên hình bản chất HÈN trước mặt các văn võ bá quan mà người cao nhất là ngài Tổng bí thư cho đến thứ dân thấp nhất là công chúng đã thấy qua màn hình TV bằng cách là 2 ông đã KHÓC.

He he... quan mà còn khóc thì dân còn phải khóc đến cỡ nào? Xin thưa, chớ vu oan. Không, dân không hề khóc cho dẫu rằng với nhiều bản kết án rất là nghịch lý vì ăn cắp một con vịt (1) trị giá 120.000 VNĐ để làm mồi nhậu, anh Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1997, trú ấp Phước Chung, xã Mong Thọ) đã không khóc. Người yêu nước Nguyễn Ngọc Như Quỳnh xuống đường phản đối Formosa thải chất độc giết biển, giết cá, phản đối Tàu cộng trong mưu đồ thôn tính Việt Nam, phản đối những tiêu cực của đảng CSVN và nhà cầm quyền khiến chị phải ở tù 10 năm với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 BLHS, cùng những năm theo dõi quản chế nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã không khóc hay van xin trước vành móng ngựa.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Ai đáng phải đứng trước vành móng ngựa?

Hương Khê - Hôm nay Nguyễn Phú Trọng đưa Đinh La Thăng và đồng bọn ra trước tòa để xét xử. Nhưng sẽ đến một ngày, nhân dân VN lại đưa Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn ra trước vành móng ngựa để xét xử về những tội lỗi của họ và phe đảng trong hàng ngàn tội ác mà cái đảng cướp ấy đã gieo rắc cho nhân dân VN trong mấy chục năm qua.

Vậy là sau 9 ngày “vừa thổi vừa húp” như người ăn cháo nóng, làm việc cả ngày nghỉ, và sau 5 ngày “nghị án”, cuối cùng thì vở tuồng xét xử Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, cũng đã kết thúc sáng nay 22/01/2018.

Theo đó: “TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC).

Sau khi đánh giá toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định cáo trạng truy tố các bị cáo trong vụ án là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Tòa quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) PVN 13 năm tù về tội Cố ý làm trái.

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVN 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân"(1).

Nói vụ án này là vở tuồng, vì chúng ta đều biết mọi phiên tòa đã và đang diễn ra trên đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của đảng độc tài toàn trị, thì ngành tư pháp chỉ là con rối nhằm tô vẽ cho ra dáng tòa án xét xử độc lập, khách quan mà thôi. Mọi bán án đã được đảng chỉ đạo và định sẵn, dân ta hay gọi là “án bỏ túi”. Do đó, thay vì tòa án phải “Nhân danh công lý” để xét xử như các nước dân chủ văn minh, thì tại VN, tòa án lại “Nhân danh nước CHXHCN VN” để đưa ra những bản án theo ý đảng.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Chiến lược xóa tiếng Việt trước khi sát nhập lãnh thổ Việt Nam vào nước tàu

Nguyễn Hoàng Hân - Ngày 20-11-2017, giáo sư tiến sĩ Bùi Hiền, 83 tuổi, tung ra một cuốn sách “Cải Tiến Tiếng Việt” sử dụng tiếng Việt Mới. Một loại tiếng Việt Hán hoá, phiên âm theo tiếng Tàu Bắc Kinh ( tổng hợp gồm đơn âm Quan Thoại và Bạch Thoại ). Nói cho dễ hiểu hơn, đây là một kiểu chữ Tàu áp dụng riêng cho người Việt Nam vào những thập niên sắp tới, phiên âm từ tiếng Tàu, nhằm địa phương hoá ngôn ngữ , tương tự như tiếng Tàu Quảng Đông, Hồ Nam, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông ….trong thời gian Tự Trị trước khi sát nhập. 

Quyển sách dầy 2000 trang, ông nói là do ông mất đúng 20 năm để biên soạn được Bộ Giáo Dục Việt Nam cho xuất bản. Tại Việt Nam, rải một tờ bươm bướm A4, quảng cáo dầu cù là hay thuốc xổ cao đơn hoàn tán cũng phải xin phép công an. Huống gì một công trình cải đổi từ tiếng Việt chuyển sang tiếng Tàu. Nếu không được sự uỷ nhiệm của Đảng, bà cố nội của ông Bùi Hiền cũng không dám làm điều nầy. Đây là một chiến dịch quy mô được phát động có kế hoạch, có âm mưu, có chiến lược, phổ biến rộng rãi để chuẩn bị tư tưởng người Việt nhằm tránh sự ngỡ ngàng một ngày kia không xa lắm, tiếng Việt sẽ bị xoá bỏ hẳn hòi. 

Người ta tạo ra một thứ tiếng Tàu riêng cho từng vùng, từng khu vực mục đích đánh lừa một dân tộc trước khi tiêu diệt ngôn ngữ của dân tộc đó, đồng hoá dân tộc đó một cách êm thắm do người bản xứ lãnh đạo, chỉ huy và thực thi phương án sát nhập trong thời hạn 60 năm bắt đầu năm 2020, hoàn tất vào năm 2060. Lúc đó, Việt Nam chỉ còn là một tỉnh lỵ. 

Ông Bùi Hiền nói láo, Đảng cũng nói lộn luôn! “Bộ Chữ Cải Tiến Tiếng Việt ” nầy hoàn toàn do “Cục Ngôn Ngữ Trung Quốc” mà Cục Trưởng là giáo sư Từ Hướng Hòa (con trai thứ ba của Thống Chế Từ Hướng Tiền) soạn thảo xong vào tháng 3 năm 1998, thời kỳ Giang Trạch Dân làm Tổng Bí Thư (1989-2002). Bây giờ đã đến lúc ra lệnh Nhà Nước VN có bổn phận thi hành nhiệm vụ hướng dẫn người Việt đi từ từ vào con đường đồng hoá cũng như hội nhập vào xã hội của “Trung Quốc” một cách “dịu dàng” ôn hòa, tự nguyện dâng hiến đất nước của mình trở thành một tỉnh lỵ của “Trung Quốc” !. 
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

‘Cái ô’ nào đang và sẽ che chở cho Đinh La Thăng?

Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa ở Hà Nội. (Ảnh: VNA/Doan Tan via REUTERS)
Phạm Chí Dũng - Trước phiên tòa “Thăng - Thanh”, trong dư luận xã hội và trên mạng xã hội đã râm ran những đồn đoán về một “âm mưu ám sát”. Tuy nhiên, đồn đoán này chỉ là một trong nhiều giả thiết và cách nào đó có thể bị giễu cợt và phản bác rằng đó chỉ là… “thuyết âm mưu”.

Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh - hai nhân vật cực kỳ quan trọng không chỉ đối với phiên tòa xử vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào đầu tháng 1/2018, mà còn được dư luận cho là đóng vai trò “xe - mã” trên bàn cờ chính trị Việt Nam, có thể dẫn thẳng đến cửa nhà cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những nhóm lợi ích của “thời kỳ trước”.

Cái ô!

Khi phiên tòa “Thăng - Thanh” bắt đầu khai diễn, công luận được thấy những bức hình về hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được hàng chục cảnh sát vây bọc như một cách “lấy thân mình lấp lỗ châu mai”, không khác gì nghiệp vụ bảo vệ nguyên thủ quốc gia ở các nước phương Tây. Công luận cũng nhìn thấy những cái ô được giương lên để che phủ hai bị cáo này; người ta không thể nghĩ khác rằng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã được “cơ quan bảo vệ pháp luật” tổ chức bảo vệ rất ngặt nghèo, khác hẳn với chế độ bảo vệ bình thường đối với tuyệt đại đa số bị cáo có nguồn gốc quan chức phạm tội “cố ý làm trái” hay “tham ô tham nhũng” bị đưa ra tòa trước đây.

Cũng khác hẳn với rất nhiều phiên tòa trước đây xử quan chức tham nhũng, phiên tòa “Thăng - Thanh” được báo chí và giới luật sư mô tả là “vượt trên mức cẩn mật”, khi cảnh sát được bố trí vòng trong vòng ngoài, các thiết bị điện tử của luật sư và báo giới bị khám xét rất kỹ, và nói chung bầu không khí của phiên tòa này tràn ngập tính “khủng bố”.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Những lời thỏ thẻ trước tòa

Trịnh Xuân Thanh (phải) và Đinh La Thăng tại Tòa ở Hà Nội.
Trân Văn - Những “lời cuối cùng” mà ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử vụ án “Cố ý làm trái qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trước khi các thẩm phán và hội thẩm nhân dân nghị án, giống như cáo trạng dành cho “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

***

Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” theo phương thức “phân công, phối hợp, kiểm soát các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Qua Hiến pháp, Đảng CSVN – lực lượng vẫn giành và cố giữ vai trò của “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” – cam kết “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Nội dung những “lời cuối cùng” mà ông Thăng, rồi ông Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử họ cho thấy, dẫu khoác áo “cộng hòa” nhưng Việt Nam có… vua. Tuy không ngai song ông vua này chính là người điều khiển “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Hiến pháp, pháp luật chỉ là những cái “bánh vẽ”. Đó là lý do cả ông Thăng lẫn ông Thanh cùng xin lỗi “Tổng Bí thư”, “bác Trọng”… cùng đưa ra những đề nghị mà thiên hạ đang đàm tiếu là ngây ngô: Ông Thăng xin được tại ngoại để “ăn Tết” với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành bản án mà Hội đồng xét xử sắp tuyên. Ông Thanh thì xin sang… Đức chăm sóc vợ dại và ba con thơ!
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Kịch bản ‘đả hổ diệt ruồi’ Việt Nam sẽ đi về đâu?

'Đả hổ diệt ruồi' của Việt Nam sẽ đi về đâu?

Thiện Ý - Kịch bản “đã hổ, diệt ruồi” nguyên tác của ông Tập Cận Bình người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc đã được ông Nguyễn Phú Trọng người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam sao ý bản chính và đang đạo diễn cho các cơ quan chức năng nhà nước thực hiện, với sự cố vấn, cam kết hổ trợ của đảng và nhà nước Trung Quốc. Nhiều người đã nhận xét như vậy để cho rằng chính cơ sở này mà Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng và nhóm lợi ích đang ở thế mạnh của ông mới dám chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, quyết liệt như hiện nay mà không sợ “bứt dây động rừng”, sự phản kháng của các đối tượng tham nhũng trong các nhóm lợi ích khác.

Khi chúng tôi viết bài này thị vụ đại án chống tham nhũng đã diễn ra một tuần và dự kiến kéo dài khoảng hai tuần. Đây là một đại án chống tham nhũng vì là vụ án lớn “điển hình” cho kịch bản chống tham nhũng “Đả hổ, diệt ruồi” do Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo thực hiện. Vụ đại án liên quan đến 22 viên chức cán bộ đảng viên cộng sản từng nắm những chức vụ lãnh đạo cấp cao trong chính quyền, điều hành các cơ sở kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lớn, tiền nhiều, đầy cám dỗ. Trong số các bi can này, cao cấp nhất là nguyên Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư thành ủy, Đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng đã bị tước hết binh quyền trước khi bị bắt giam hôm 8-12-2017 và truy tố ra tòa cùng với Trinh XuânThanh và khoảng 20 người khác thuộc hạng không hổ thì cũng là cọp beo; mà có đồn đoán là thuộc nhóm lợi ích của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả đều bị truy tố một hay cả hai tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 165, và tội “Tham ô tài sản” quy định nơi khoản 4, Điều 278, Bộ luật Hình sự năm 1999, không phải Bộ Hình sự 2015 có hiệu lực từ năm 2018. Vì các tội phạm xẩy ra trong thời gian ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng khi Bộ luật hình sự 1999 đang có hiệu lực pháp luật.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Xử lý hình sự ông Thăng: chỉ là kế sách yên dân?



Phiên xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cán bộ PVN

RFA - Sáng ngày 8/1, tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội gây thiệt hại và làm thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng tiền vốn và tài sản của nhà nước, trong thời gian từ 2005 đến 2011, lúc các bị cáo đang điều hành guồng máy lãnh đạo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, được gọi tắt là PVN, và Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam, tức PVC.

Ông Đinh La Thăng, 57 tuổi, bị truy tố với tội danh cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể lãnh bản án từ 10 đến 20 năm tù.

Trước khi bị truy tố, ông Thăng từng giữ những vai trò quan trọng trong đảng cũng như trong chính phủ, như ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.

Trong số 21 bị cáo cùng bị xét xử chung với ông Thăng, được chú ý đến nhiều nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam PVC, nguyên phó chủ tịch Tỉnh Hậu Giang.

Ông Thanh bị truy tố 2 tội danh cố ý làm trài quy định của nhà nước và tội tham ô tài sản. Nếu bị tòa xác nhận có tội tham ô tài sản, ông có thể đối mặt với án tử hình.

Ông Thanh được thế giới biết đến vì hồi 2016 khi đang làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, ông bất ngờ bỏ trốn sang Đức xin tỵ nạn chính trị. Một năm sau đó, chính quyền Việt Nam cho biết ông Thanh tự ý quay về Hà Nội và ra đầu thú, trong khi chính phủ Đức khẳng định ông này bị công an từ Việt Nam sang bắt cóc đưa về nước.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Lối thoát cho Việt Nam - Bất Tuân Dân Sự

Mai Thanh Truyết - Theo định nghĩa thông thường, Bất tuân (Disobedience) là sự từ chối hay phủ nhận, hay không vâng lời (một mệnh lệnh nào đó). Còn Bất tuân dân sự (civil disobedience) là từ chối tuân thủ các luật lệ do chính phủ áp đặt và gián tiếp buộc họ phải làm hoặc thay đổi (một chính sách hay luật lệ gì đó). Một thí dụ cụ thể trong đại học là Hội sinh viên của trường có thể thực hiện bất tuân dân sự để gây áp lực với Hội đồng Khoa để đòi thay đổi học phí hay chính sách thi cử v.v…

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Lời khai của ông Đinh La Thăng dẫn đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ Chính Trị

Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ bên phải sang) chụp cùng các Ủy viên Bộ Chính Trị tại lễ bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016. AFP

RFA - Ông Đinh La Thăng, cựu quan chức cấp cao đang phải ra tòa, khai rằng những quyết định của ông khi còn đứng đầu Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) là do đường lối của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Thăng trả lời như vậy trong phiên tòa xử ông vào ngày hôm qua, 9 tháng Một, khi tòa hỏi ông tại sao lại chỉ định thầu một dự án quan trọng cho công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam là Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Hãng tin Reuters loan tin này từ Hà Nội, và cho biết vào thời điểm ông Thăng đứng đầu PVN, ông không phải là ủy viên Bộ Chính trị, và lúc đó ông Nguyễn Tấn Dũng là Thủ tướng Chính phủ.

Giới phân tích chính trị đưa ra nhận định ông Nguyễn Tấn Dũng là một đối thủ chính trị của đương kim Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng. Ông Dũng đã ra khỏi Bộ Chính trị trong Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016, và ngay sau đó ông không còn làm Thủ tướng nữa.

Reuters cho biết đã tìm cách liên lạc với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bình luận về việc này nhưng không được.

Vụ xử ông Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng Một, 2018 và dự định kết thúc vào ngày 21 tháng này.

Ông Thăng bị cáo buộc là cố ý làm trái những nguyên tắc quản lý nhà nước vào thời kỳ ông đứng đầu Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng.

Đây được xem là một đại án vì không chỉ có cáo buộc về số tiền bị thất thoát quá lớn, mà còn là lần đầu tiên một Ủy viên Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản bị đem ra xử công khai.

Source: RFA




Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Góc tối quê hương

Nguyễn Thị Thảo An

Không phải chuyện đùa

“Nơi nào người ta đốt sách thì họ sẽ kết thúc bằng việc đốt sinh mạng con người.”

Mấy tuần nay, câu chuyện về cuộc cải cách tiếng Việt, chữ Việt trong nước là câu chuyện thời sự số 1 ở Việt Nam. Trong nước người thi nhau “ném đá”, ngoài nước cũng “ném”. “Đá” nhiều tới nỗi có thể “chôn sống” cả cái nhân vật chính, chủ trương cải cách, ông Bùi Hiền. Đến nước này thì không tò mò cũng không được.

Trên email, bạn bè gửi tới tấp chuyện động trời. Một ông tiến sĩ đòi sửa Tiếng Việt thành “Tiếg Việt”, “luật giáo dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”… Chẳng nói chơi, mới đây, trong cuốn sách “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập và Phát Triển (tập 1)” dày 2,200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành, nhân dịp “Hội thảo ngữ học toàn quốc” được tổ chức tại trường Đại Học Quy Nhơn, Bình Định, hồi Tháng Chín, trong bài viết “Chữ Quốc Ngữ và Hội Nhập Quốc Tế,” ông Bùi Hiền với đề nghị cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi kể cả trong và ngoài nước.

Theo báo Thanh Niên, Bùi Hiền là Phó Tiến Sĩ(?), cựu hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng Viện Nội Dung và Giáo Dục Theo Phương Pháp Phổ Thông. 

Theo ông Bùi Hiền, “Từ năm 1924, khi toàn quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư…”.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam