"Ai trở về xứ Việt
Ta gửi về theo một ít tự do
Tự do, tự do và nhiều lắm, nhiều nhớ thương tha thiết
Đến cửa ngục tù chia bớt chút buồn lo"... (Phan Văn Hưng)
Lê Diễn Đức - RFA - Trước hết khoan vội vã nghĩ về nghĩa bóng với ý xấu nào đó trong tựa đề bài viết của tôi. Những từ ngữ trong tựa đề có vẻ giật gân nhưng tôi chỉ muốn nói tới ngữ nghĩa đen đích thực của nó.
Tình...
Lên
đường về Việt Nam (VN), trong hành trang của mình, Khánh Ly mang nặng
chữ tình theo nghĩa rộng. Tình yêu quê hương; tình cảm với một quá khứ
sống động thời tuổi trẻ ở miền Nam; tình yêu âm nhạc, nghệ thuật; tình
cảm dành cho quần chúng hâm mộ trong nước; tình bằng hữu, đồng nghiệp;
và những băn khoăn trước thái độ không mấy hài lòng của một bộ phận
trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản (CS), mà Kánh Ly là một thành
viên không thể tách rời.
Tôi
chưa bao giờ có cái nhìn khắt khe với bất kỳ ai từ nước ngoài về thăm
VN. Là người Việt ly hương, mong được trở về quê nhà, dù dưới bất kỳ lý
do nào, làm ăn hay thăm thân, tôi đều cho là nguyện vọng chính đáng.
Điều cần đánh giá là thái độ và việc làm của họ trong thời gian ở VN,
cách ứng xử với nhà cầm quyền của chế độ CSVN, một chế độ mà họ đã tự
nguyện trốn chạy, muốn đoạn tuyệt, dù đã phải đối diện với nhiều hiểm
nguy, mất mát, thậm chí cả mạng sống.
Tôi
cũng giữ quan điểm đúng mức, trung dung trong việc các ca sĩ từ nước
ngoài về VN biểu diễn hay từ trong nước qua Mỹ, như là chuyện bình
thường. Tôi đã chứng kiến người Việt ở Mỹ vui vẻ chào đón các ca sĩ từ
miền Bắc qua như Hồng Nhung, Mỹ Linh, Thanh Lam, Thu Hà, Thu Phương,
v.v... Một số người cưới vợ, lấy chồng, sống hoà hợp và bình đẳng trong
cộng đồng. Những trường hợp bị chống đối dường như rất ít và thường có
lý do chính đáng, như Đàm Vĩnh Hưng, hay Hồng Vân. Chỉ khi thật sự đặt
mình vào hoàn cảnh của những người căm ghét chế độ CS vì chế độ này đã
gây ra bao nhiêu tai ương, tội ác cho họ và thân nhân, hiện vẫn đang
tiếp tục chà đạp công lý và quyền tự do ở trong nước, thì mới có thể
thông cảm và chia sẻ cho sự chống đối này.