Nguyễn Quang A - Ngày
2-1-2013 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được công bố để lấy ý kiến nhân
dân trong ba tháng. Nhiều người lẫn giữa việc lấy ý kiến của nhân dân
và việc trưng cầu dân ý. Hãy thử làm rõ sự khác biệt này.
Hiến
pháp là của ai? Ai là người quyết định về Hiến pháp và họ quyết định
thế nào? Đáng tiếc những vấn đề cơ bản như vậy từ rất lâu vẫn bị hiểu
nhầm.
Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng 2011 và các từ điển trước đó khá lâu) vẫn định nghĩa hiến pháp là “đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước”. Có lẽ những người soạn dự thảo lần này cũng vẫn hiểu lầm như thế.
Nếu muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, thì mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân. Hiến pháp không phải là của nhà nước, mà là của nhân dân. Trong
Hiến pháp nhân dân là chủ thể, là người quyết định, là những người trao
quyền cho nhà nước (phân quyền cho các nhánh nhà nước như lập pháp,
hành pháp và tư pháp) đến mức nào và như thế nào để bảo vệ các quyền tự
do và sự hạnh phúc của người dân. Đấy là quyền tối cao của nhân dân. Như
thế nhân dân là người quyết định Hiến pháp. Đối tượng của Hiến pháp
(đối tượng phải thi hành, phải tuân thủ Hiến pháp và bị hạn chế quyền
lực bởi Hiến pháp) chính là nhà nước chứ không phải người dân.
Tất nhiên, việc đòi hỏi tất cả nhân dân cùng tham gia vào soạn ra Hiến pháp là việc bất khả thi.
Nhân
dân có thể ủy thác cho các nhóm không quá đông người (có thể là một
Quốc hội lập hiến hay các nhóm có chức năng như vậy) để soạn ra (các) dự
thảo Hiến pháp.