Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Bàn cờ mới: Trung Quốc được lợi

Nguyễn Hưng Quốc - 09.04.2014 - Tôi định không viết về vụ Crimea ở Ukraine nữa nhưng không cách nào gạt vấn đề này ra khỏi đầu óc. Mà hình như không phải chỉ có một mình tôi. Chỉ cần rảo quanh trên các tờ báo lớn trên thế giới, chúng ta cũng sẽ thấy có vô số bình luận gia vẫn thường xuyên trăn trở về vấn đề này. Chuyện Nga chiếm Crimea có thể coi như đã ngã ngũ; trước mắt, hầu như không ai có thể giành lại được. Bàn về nó kể cũng vô ích. Nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài và có khả năng làm thay đổi bàn cờ chính trị thế giới trong ít nhất vài thập niên sắp tới. Đó mới là những chuyện đáng thảo luận.

Sự thay đổi đầu tiên là qua sự kiện ấy, Nga lại trở thành một tâm điểm cuốn hút sự chú ý của thế giới. Kể từ khi chế độ Cộng sản và Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, hầu như trên thế giới, người ta quên bẵng Nga; hoặc nếu nhớ, chỉ nhớ những sự bất hợp tác, thậm chí, quấy rối của Nga trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, liên quan đến một số điểm nóng nào đó, ví dụ, gần đây nhất, Iran và Syria. Tầm quan trọng duy nhất của Nga trên bàn cờ chính trị thế giới hầu như chỉ nằm ở cái ghế thành viên cố định trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (cùng với Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc); với cái ghế đó, Nga có quyền phủ quyết tất cả các nghị quyết không hợp ý họ. Hết. Ngay cả khi, vào năm 2008, Nga xua quân tấn công Georgia, không ai cảm thấy lo lắng thái quá. Nói theo ngôn ngữ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Nga chỉ còn là một cường quốc trong khu vực. Có tham vọng hay không tham vọng; tham vọng ấy, nếu có, dù lành hay dữ, chúng cũng không có tác động nào đến bàn cờ thế giới vốn nghiêng hẳn về Tây phương.

Mời đọc thêm

Có cần thiết phải giữ quốc tịch Việt Nam?

Bìa sách Pháp luật về Luật Quốc Tịch Việt Nam. Courtesy NXB Tư Pháp.

Hòa Ái - RFA - Theo quy định trong Khoản 2, điều 13 Luật Quốc Tịch mới của VN ban hành năm 2008 quy định người Việt định cư ở nước ngoài không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho đến ngày 1/7/2014 thì sẽ mất quốc tịch. Cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm đến quy định này như thế nào và có cần thiết phải giữ quốc tịch VN hay không?

Truyền thông trong nước loan tin “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch VN” vì Luật Quốc Tịch mới của VN quy định người Việt định cư ở nước ngoài phải đăng ký giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài cho đến 1/7/14, nếu không sẽ mất quốc tịch.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài, cho đến nay, bên cạnh con số 2.055 trường hợp xin thôi quốc tịch VN, chỉ có 6.000 người làm thủ tục đăng ký trong tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài, chỉ vào khoảng 0,13%. Các yếu tố chính yếu như ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyền chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan… được cho là nguyên nhân khiến nhiều người Việt hải ngoại không đăng ký giữ quốc tịch VN.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Ngày 30.4.75: gọi sao cho đúng?

Thành thử nếu người anh em “bên thắng cuộc” gọi Ngày 30 Tháng Tư 1975 là Ngày Giải Phóng thì cũng được đi, nhưng gọi như thế mới chỉ được một vế, làm mất ý nghĩa của “cuộc chiến tranh thần thánh” chấm dứt cách đây 39 năm. Tên đầy đủ phải là “Ngày giải phóng Miền Bắc khỏi khố rách áo ôm Xã hội Chủ nghĩa”.

Còn “bên thua cuộc” thì rành rành, trước sau như một, 30 Tháng Tư 1975 là Ngày Phỏng... Hai Hòn.

Nguyễn Bá Chổi - Danlambao - Cho đến nay, ba mươi chín năm sau, việc đồng bào Miền Nam gọi ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là ngày “phỏng...” gì đó vẫn là một sự xúc phạm không thể tha thứ đối với những ai chưa sờn lòng trên đường “Kách Mệnh” quyết “đưa năm châu đến đại đồng” như lời thủ lãnh của họ đã “nổ” dưới chân tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo cách đây hơn nửa thế kỷ (1), cho dù cái “nôi đại đồng” Liên Bang Sô Viết đã tan hàng, các quốc gia mang tên nước đúc khuôn “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết...” đã được ai về nhà nấy, mừng khúm trở lại “con đường xưa em đi”, từ dạo... lâu lắm rồi.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ra tù

Việc phóng thích TS Cù Huy Hà Vũ cũng là một thủ đoạn mà nhà cầm quyền CSVN thường xuyên mang ra đổi chác, mục đích là để tìm kiếm lợi ích cụ thể từ Mĩ và các nước phương Tây. 

Danlambao - Đài VOA dẫn theo một thông cáo của dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa được 'phóng thích' sau quãng thời gian 3 năm 6 tháng bị chế độ cộng sản bỏ tù.

Thông tin này được phổ biến vào hôm 7/4/2014 theo giờ Hoa Kỳ, dân biểu thuộc đảng cộng hòa này cũng cho biết TS Vũ hiện nay sức khỏe đã suy yếu do bị bệnh tim bẩm sinh.

Đài VOA trích lời dân biểu Royce nói trong thông cáo: "Chúng ta không được quên rằng còn có nhiều người khác đã bị giam cầm một cách bất công... Những ai lên tiếng vì nhân quyền hoặc dân chủ không nên bị trừng phạt. Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực thay cho những người Việt Nam tiếp tục tranh đấu cho tự do”.

Mời đọc thêm

Có đúng đó là “cuộc đánh tráo không thể có”?



Phan Châu Thành - Danlambao - Người Việt đã bị tẩy não và đa số vẫn còn lên đồng tập thể về Hồ Chí Minh

Lâu nay tôi thường đánh giá rất cao những bài viết của các nhà đấu tranh dân chủ phản tỉnh (tức là những cựu cán bộ trung cao cấp của cộng sản VN), trừ những bài viết hay những nội dung họ nói về Hồ Chí Minh (HCM). Tại sao vậy? Vì tôi nhận thấy đại đa số người Việt miền Bắc hoặc cộng sản Việt Nam nói chung không còn tỉnh táo và khách quan nữa khi viết/nói về HCM, dù họ ở cấp nào. Dường như họ đã bị CSVN tẩy não hoàn toàn về HCM vì họ đã bị đảng CSVN cho lên đồng tập thể để sùng bái HCM suốt hơn nửa thế kỷ nay, và vì thế dường như việc nói về HCM đối với họ là nói về thần tượng duy nhất của mình hay của cha ông mình mà nếu phải suy nghĩ khách quan và phê phán hay phủ nhận HCM thì đó sẽ là phê phán hay phủ nhận cả sự nghiệp và ý nghĩa cuộc đời chính họ và cha ông họ, nên đó là điều họ không thể làm, một cách vô thức, trên phạm vi toàn xã hội.

Mời đọc thêm

An ủi hoa hậu Lưu Thị Diễm Hương

Nguyễn Ngọc Già - Danlambao - Bài viết dưới đây đã được đăng tải trên Dân Luận với tựa đề “Bài viết tặng người đẹp Lý Nhã Kỳ”. Lĩnh vực “người đẹp” và “đại gia” hầu như chiếm chỗ vô cùng ít ỏi trong các bài viết của tôi. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần điểm tên, vạch mặt thói đạo đức giả khoác vẻ ngoài đạo mạo, cao cả, thánh thiện và “đỉnh cao trí tuệ” của cộng sản Việt Nam để cho thế hệ trẻ thấy rằng: họ đang ngập ngụa trong những “vũng lầy lừa dối” mà cứ ngỡ ngụp lặn trong những “dòng suối mát lành”.

Tuổi trẻ và nhan sắc đi kèm với khao khát sống sung sướng và nổi tiếng là điều bình thường, nhưng không thể bằng mọi giá. Tuy nhiên, nhiều các chàng trai, cô gái trong giới showbiz hiện nay không hề quan tâm đến thời cuộc, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam suy đồi đến cùng cực, cho nên họ không thấy toàn bộ “cội rễ” của những gì họ gánh chịu - như cô hoa hậu Diễm Hương - hầu hết xuất phát từ “giáo dục cộng sản” - một loại giáo dục nhồi sọ và gian dối để bằng mọi cách tồn tại trong “sung sướng” khi bao quanh toàn “lang sói”.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Tra tấn bằng điện và ớt

Ảnh: Theo Pháp Luật online, bà Trên, mẹ của Huỳnh Thế Anh, cho rằng con trai mình bị công an đánh đập dã man.

Bùi Tín - Theo báo Pháp Luật online giữa tháng 2/2014, ngày 7/2 tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, đã xảy ra một vụ vi phạm luật pháp rất kỳ quái: một số nhân viên công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi đang cùng bạn ngồi uống nước trong một quán nhỏ. Sau khi dùng điện tra tấn, nhóm 4 nhân viên cảnh sát này đã dùng ớt cay sát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên, làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi.

Phóng viên Mai Long của báo Pháp luật về tận nơi để tìm hiểu, chụp ảnh và viết bài về vụ việc này, đã gặp anh thanh niên Huỳnh Thế Anh vừa ở bệnh viện được đưa về nhà, mình mẩy thâm tím, mất ăn mất ngủ liền 2 ngày. Nhà báo này cũng gặp bà mẹ anh Huỳnh Thế Anh là bà Trần Thị Trên, 56 tuổi, trong tình trạng ốm yếu, hoang mang trước cảnh con trai đang thất nghiệp, lại bị 4 nhân viên cảnh sát hành hung tàn bạo một cách vô cớ.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Teacher Dinh Dang Dinh: poisoned in jail? (Thầy giáo Đinh Đăng Định bị đầu độc trong tù?)



Video: Thầy giáo Đinh Đăng Định kể lại việc bị đầu độc trong tù và bị công an trại giam đánh đập khi thầy yêu cầu được đưa đi khám chữa bệnh.

Danlambao - Sau hơn 2 năm 4 tháng bị chế độ cộng sản bỏ tù, thầy giáo Đinh Đăng Định đã trút hơi thở cuối cùng vào tối ngày 3/4/2014 do bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nguyên nhân khiến người giáo viên hóa phải qua đời ở độ tuổi 50 được xác định là do chế độ lao tù khắc nghiệt, không được chăm sóc y tế kịp thời, công an trại giam cố tình trì hoãn việc chữa trị khi bệnh mới ở giai đoạn đầu...

Mời đọc thêm

'Chính quyền nợ cha tôi một lời xin lỗi'


Nhà giáo bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định và gia đình, hình chụp ngày 16/2/2014.
Ông Định bị tuyên án 6 năm tù vì tội 'tuyên truyền chống nhà nước' vào năm 2013.

BBC - Ngay tại đám tang đang diễn ra ở Sài Gòn của tù nhân lương tâm Đinh Đăng Định, gia đình của ông nói chính quyền nợ ông 'một lời xin lỗi' vì ông vô tội.

Hôm 05/4/2014, cô Đinh Phương Thảo, con gái đầu lòng của ông Định - người vừa qua đời hôm thứ Sáu, sau một thời gian ngắn được 'đặc xá' về nhà trị bệnh, cũng đưa ra quan điểm gia đình không loại trừ ông Định đã bị 'đầu độc' trong thời gian ở trong tù.

Mời đọc thêm

Sài Gòn: Chuyển địa điểm tang lễ thầy giáo Đinh Đăng Định do CA quấy phá




Linh cữu thầy giáo Đinh Đăng Định đã được gia đình và bạn bè đưa về nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn vào lúc 18h30 tối ngày 5/4/2014.

Danlambao - Trước lúc qua đời, thầy giáo Đinh Đăng Định bày tỏ ý nguyện được Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn lo hậu sự. Theo dự kiến ban đầu, chương trình tang lễ cho thầy sẽ được làm nghi thức tẩn liệm và nhập quan tại Đắk Nông, sang đến ngày 5/4/2014 sẽ di quan về Sài Gòn và quàn tại Nhà nguyện Đức Mẹ Thăm Viếng (đường Hoàng Sa, phường 9, quận 3, Sài Gòn).

Mời đọc thêm

Phải chăng 99,99% người Việt hải ngoại không còn công nhận nước CHXHCN VN?

Trần An Lộc - Danlambao - Một bản tin vừa được Thanh niên online đăng ngày 30/3/2014 với tựa đề “Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch”, đã cho nhiều người Việt hải ngoại một trận cười no nê hơn cả những phim hài ăn khách nhất. Bản tin viết như sau (trích):

“TP - Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP. Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài”.

Nghiêm túc hơn, tôi, Trần An Lộc lại thấy vấn đề không phải chỉ là một chuyện để cười, mà chính nó lại là một bằng chứng hùng hồn về tinh thần chống cộng và thái độ không công nhận nhà nước CSVN của hầu hết người Việt trong và ngoài nước.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao người ta trở nên ác ôn?

Nguyễn Văn Tuấn - Dân Luận - Thế là 5 người công an đánh chết nghi can ở Tuy Hoà bị phạt theo kiểu “vỗ vai”. Mặc cho công luận bức xúc như thế nào, hình phạt vỗ vai vẫn là sự thật. Trong bối cảnh của một nền tư pháp và luật pháp còn nhiều bất cập và chính trị hoá thì có lẽ bản án trên không làm ai ngạc nhiên. Nhưng ngạc nhiên về hành động giết người của những người “bạn dân”. Đánh một người đã là hành động bất bình thường, đánh chết người bằng nhục hình thì đó là hành động vượt ngoài nhân tính. Do đó, chẳng phải ngẫu nhiên mà có người viết trên PLTP rằng “Phải gọi đúng tên đó là hành động vô nhân tính, hành động không xứng với một con người theo nghĩa giản dị nhất của từ này.” Nhưng tại sao người ta ác ôn với nhau? Xin giới thiệu các bạn một bài tôi viết cách đây không lâu bàn về câu hỏi này.

Mời đọc thêm

Bản án khuyến khích công an giết người?

Ảnh: Cười vì biết trước bản án và khóc cũng vì biết trước bản án....Files photos

Mặc Lâm - Vào lúc 2 giờ chiều hôm nay 3 tháng 4 năm 2014, Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa đã nghị án và tuyên phạt các bị cáo trong vụ án dùng nhục hình đến chết đối với nạn nhân Ngô Thanh Kiều.

Năm bị can gồm Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang, Phạm Ngọc Mẫn và Đỗ Như Huy.

Luật sư Võ An Đôn bảo vệ quyền lợi người bị hại cho biết kết quả của bản án do Tòa án Tuy Hòa tuyên vào chiều hôm nay:

-Dựa trên cáo trạng của Viện Kiểm sát thành phố Tuy Hòa tuyên bị cáo Thành 5 năm tù giam, bị cáo Mẫn 1 năm 6 tháng bị cáo Quyền hai năm tù, bị cáo Quang 1 năm 2 tháng tù treo còn bị cáo Huy cũng 1 năm 2 tháng tù treo.
Người mà ra bản án này thật là liều lĩnh. Liều lĩnh ở chỗ người ta đạp trên pháp luật và dư luận để ra một bản án trái pháp luật. Bản án này tuyên áp dụng không đúng pháp luật, hai là bỏ lọt tội phạm, dư luận thì rất bức xúc nhưng không biết vì sao tòa lại ra như vậy. Luật sư Võ An Đôn

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Tin buồn: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã ra đi vĩnh viễn

Danlambao - Thầy giáo Đinh Đăng Định vừa trút hơi thở cuối cùng trong vòng tay gia đình và bạn bè vào lúc 21 giờ 30 phút, tối ngày 3/4/2014 tại nhà riêng thuộc tỉnh Đăk Nông.

Sau hơn 2 năm tù đày khắc nghiệt và không được chăm sóc y tế, thầy giáo Đinh Đăng Định đã phải qua đời ở độ tuổi 50 vì căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Sự ra đi vĩnh viễn của thầy là nỗi tiếc thương vô hạn đối với phong trào dân chủ Việt Nam sau những cống hiến và hy sinh của thầy đối đất nước.

Thầy giáo Đinh Đăng Định sinh năm 1963 tại Hải Dương, từng là truy úy quân đội nhân dân Việt Nam. Do bất đồng quan điểm với đảng cộng sản, thầy rời khỏi quân đội và chuyển sang làm nghề giáo, dạy môn hóa tại trường THPT Lê Quý Đôn (Đắk Nông).

Trước sự tàn phá của dự án Bauxite, thầy giáo Đinh Đăng Định đã tích cực tham gia kêu gọi người dân ký tên phản đối dự án gây ô nhiễm này. Hoạt động trên đã thu hút sự hưởng ứng của nhiều người dân địa phương, và cũng là nguyên nhân khiến thầy bị sách nhiễu.

Mời đọc thêm

Từ Crimea, nhìn về Việt Nam

Ảnh: Vladimir Putin muốn làm Rambo

Hưng Việt: Hôm trước, khi Nga đưa ra lời tuyên bố là sẽ có một cuộc “trưng cầu dân ý” của người dân Crimea để hỏi xem họ vẫn muốn thuộc về xứ Ukraine hay muốn trở về với “mẫu quốc” Nga sô, Vladimir Putin đã viện dẫn lý do bào chữa “Vì Crimea có nhiều người thuộc sắc tộc Nga”.

Sự ngụy biện yếu ớt này đã bị một anh bạn của người viết bài tấn công không thương tiếc:

“Nói vậy mà nghe được. Thử hỏi ở nước Úc này, có nhiều người gốc Anh. Họ tụ họp về một thành phố nào đó, như Adelaide chẳng hạn, rồi Anh quốc nói phải cần bảo vệ tài sản, sinh mạng cho họ, rồi thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý ở Adelaide, thì nghe có được không ?”

Một anh bạn khác tiếp lời:

“Hay như hồi xưa, thời VNCH, người Hoa ở Chợ Lớn thật đông, Trung cộng hay cả Đài Loan có dám nói là vì muốn bảo vệ quyền lợi, an ninh của họ rồi làm một cuộc trưng cầu dân ý ở Chợ Lớn không?”

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Điện ảnh Việt đã “đốt tiền” vì Điện Biên Phủ như thế nào?

Ảnh: Poster phim Ký ức Điện Biên 

Dân trí - Sử dụng ngân sách nhà nước để làm phim “cúng cụ” từ lâu đã trở thành “sở trường” của phim Việt. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên, 1 triệu đô đã từng được “giải ngân” cho phim Ký ức Điện Biên. Kỷ niệm 60 năm, 1 triệu đô nữa vừa được rót xuống.

Số phận những bộ phim “cúng cụ” tiền tỷ 

Mừng kỷ niệm ngàn năm Thăng Long (10/10/2010), UBND thành phố Hà Nội từng không tiếc tiền đầu tư 56 tỷ đồng cho một bộ phim truyền hình hơn 30 tập- Thái Sư Trần Thủ Độ, để rồi đến 3 năm sau, phim mới ra mắt khán giả.

Rót tiền làm phim “cúng cụ” vào các dịp Lễ kỷ niệm (làm xong chủ yếu để chiếu một lần rồi xếp kho) từ lâu đã trở thành “chuyện thường ngày ở… phim Việt ”. Theo thói quen đó, các nhà làm phim ở các hãng “cựu nhà nước” sống vật vờ quanh năm đợi dự án phim “cúng cụ” rót về. Nhà nước sẵn tiền cứ rót, chẳng cần quan tâm đến “số phận” những bộ phim “cúng cụ” sẽ đi đâu, về đâu. Tính đến thời điểm hiện tại, các phim “cúng cụ” hầu hết đều… xếp kho, sau một vài lần chiếu lấy lệ. Về chất lượng phim “cúng cụ”? Khỏi bàn! 

Mời đọc thêm

Tại sao DCCT luôn đồng hành cùng người bị áp bức?

Ảnh: Linh mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của DCCT Sài gòn. RFA

Mặc Lâm - Trong nhiều năm qua bất kể sức ép của chính quyền, Dòng Chúa Cứu Thế nhà thờ Kỳ Đồng Sài gòn và Thái Hà, Hà Nội luôn chọn đứng chung và bảo vệ người bị áp bức qua các thánh lễ cầu nguyện, các bài giảng cũng như cụ thể trong việc giang tay đón bất cứ ai cần sự che chở. Mặc Lâm phỏng vấn Linh mục Giám Tỉnh Phạm Trung Thành của DCCT Sài gòn để tìm hiều thêm những hoạt động bác ái này.

Mặc Lâm: Thưa Linh mục Giám tỉnh, từ nhiều năm qua Dòng Chúa Cứu Thế tại Saigon và Hà Nội luôn có những hành động đồng hành cùng với những người bị áp bức, sách nhiễu ngay cả bị kết án giam cầm. Bên cạnh những thánh lễ cầu nguyện cho họ là sự chở che lúc lỡ đường hay giúp cho họ được chăm sóc sức khỏe về tâm hồn cũng như thể xác, điển hình là sinh viên Phương Uyên trước đây và ông Nguyễn Hữu Cầu hiện nay. Làm những công việc này DCCT Saigon có bị chính quyền khó dễ hay ngăn cấm gì không?

Mời đọc thêm

Vụ Ngô Thanh Kiều, thách thức của tòa án Tuy Hòa

Ảnh: Vợ và 2 con gái của anh Kiều, bé Ngô Thị Thanh Thảo (8 tuổi) và Ngô Thị Kim Oanh (2 tuổi). TinVN.VN

Mặc Lâm - Trong 4 ngày liên tiếp Tòa án Nhân dân thành phố Tuy Hòa đã xử một vụ án được cả nước theo dõi với tình tiết mỗi ngày một lôi cuốn hơn. Người ta đặc biệt chú ý vì đây là vụ án xử 5 viên công an đánh dân đến chết nhưng chỉ có một người bị Viện Kiểm sát đề nghị bản án 5 năm tù giam bốn kẻ còn lại cho hưởng án treo.

Công an lộng hành tra tấn như thời trung cổ

Năm điều tra viên là Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang, Phạm Ngọc Mẫn, và Đỗ Như Huy được phân công điều tra vụ án. Theo báo chí thì khuya ngày 13 tháng 5 năm 2012 anh Ngô Thanh Kiều bị công an tới nhà bắt đi và sau đó gia đình anh nhận được tin báo là anh đã chết.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Nomadic Matt: Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam?

Ảnh: Nomadic Matt và trang Web du lịch

Nomadic Matt, người Mỹ, là một tay du lịch “phượt” chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC, Yahoo!, Times, New York Times… 


Dưới đây là bài viết “Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” của Nomadic Matt.

Mời đọc thêm

"Sản phẩm" của giáo dục Việt Nam

Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quốc. AFP photo

Thanh Quang - Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.

Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.

Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.

Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam