Cá chết trắng ven biển miền Trung (Ảnh chụp từ Vietnamnet).
VOA - Một tờ báo ở trong nước gỡ bỏ bài viết với tựa đề “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, sau khi bài này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Khi bấm vào bài báo trên phiên bản điện tử của tờ Giáo dục và Thời đại, xuất hiện một thông báo “không tìm thấy trang này”, và “đường dẫn không tồn tại”.
Tuy nhiên, bài viết trích lời Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn còn tồn tại trên các trang web khác.
Bài báo dẫn lời ông Tuấn nói tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt Nam hôm 2/6 rằng đã “xác định được nguyên nhân cá chết” nhưng “chưa thể công bố”.
Không giống như một số tờ báo khác cũng trích ý kiến của quan chức phụ trách về báo chí của Việt Nam, tờ Giáo dục và Thời đại dùng một câu nói của ông Tuấn làm tựa đề.
Chân dung tiến sĩ Rupert Neudeck trong lễ tưởng niệm 14/6/2016. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn gửi RFA
Thanh Trúc - RFA - "Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị." - Ông Nguyễn Hữu Huấn
Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.
Trái tim nhân ái
Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc.
Tôi rất cảm phục ông Neudeck, một người sống rất giản dị và sống rất bình thường. Từ hồi còn trẻ, ông bị ám ảnh nhất là trong thời gian ông mới năm hay sáu tuổi thì đã phải đi lánh nạn cộng sản Nga. Thông cảm được nỗi đau khổ của người tị nạn, những nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói hay chủng tộc mà ông xả thân ra làm. Khó có thể tưởng tượng được một con người đã hy sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho tha nhân.
Là người Công Giáo thuần thành, ông lấy tấm gương một người Samaritain nhân hậu trong Thánh kinh là xả thân cứu người. Khi cứu người thoạt đầu ông bị biết bao nhiêu chống đối, thậm chí có những người quá khích đã ném phân vào nhà ông, nhưng ông vẫn chịu đựng và làm đủ mọi cách. Đầu tiên ông thành lập ủy ban có tên là Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam, chỉ để chuyên cứu với những thuyền nhân Việt Nam đang thập tử nhất sinh trên biển cả. Cuối cùng ông đã cứu được 11.300 sinh mạng thuyền nhân Việt Nam. Từ đó ông tiếp tục cho đến ngày ông mất.
Những người mời ông đi thuyết trình hay đi nói chuyện đều đề nghị trả tiền vé máy bay hay tiền khách sạn thì ông đều từ chối hết, ông yêu cầu lấy tiền đó để vào quĩ cứu giúp người nghèo. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tị nạn, không được tàu Cap Anamur vớt hay được tàu Cap Anamur vớt, khi biết về ông đều tỏ ra kính phục.
Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
Những nơi nguy hiểm nhất mà không người nào thèm đến để cứu giúp thì ông đến một mình. Thí dụ cuộc kháng chiến của Afghanistan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô trong thập niên 80 thì ông tự một thân một mình ra đi, hòa nhập vào đoàn người tị nạn ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan đó. Ông đã một lần bị máy bay trực thăng của Nga bắn nhưng rất may ông thoát chết.
Đó là lời ông Nguyễn Hữu Huấn, thành viên trong Ủy Ban Cap Anamur ở Hamburg, từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người mà tiến sĩ Rupert Nudeck vận động thành lập:
Đầu năm 1980 tôi đi vượt biển lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cướp 2 lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu. Lúc đó cảm giác như là được sống lại. Nhìn thấy con tàu đồ sộ còn cái ghe của mình quá nhỏ thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, tôi đi liên tục trong 5 năm rưỡi.
Ông Nguyễn Đình Phúc, có người anh cả được tàu Cap Anamur vớt hồi năm 1980:
Ngày 9 tháng Tám năm 1979, con tàu Cap Anamur bắt đầu khởi hành từ Hamburg. Chuyến cuối cùng thì tàu cũng cập cảng Hamburg tháng Tám năm 1986. Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và dân tộc Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức.
Theo cựu thuyền nhân Lê Ngọc Tùng, đang sinh sống tại Hamburg, nếu không có tiến sĩ Rupert Neudeck và những chiếc tàu Cap Anamur đi vớt người vượt biển từ 1979 đến 1986 thì:
Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực ... sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.
Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4 chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:
Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.
Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi.
Tang lễ đơn giản
Các linh mục người Việt ở Đức chuẩn bị lễ đồng tế. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn cung cấp RFA.
Ngày 8 tháng Sáu 2016 vừa qua, tang lễ chỉ được cử hành đơn giản trong vòng gia tộc thể theo ý nguyện của người quá cố. Là người thân thiết với gia đình qua nhiều năm làm việc cùng tiến sĩ Rupert Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur, cũng là người Việt duy nhất có mặt tại ngày vĩnh biệt, ông Nguyễn Hữu Huấn chia sẻ:
Gia đình từ vợ đến con cháu chỉ muốn mai táng ông một cách âm thầm thì vợ chồng tôi may mắn được tham dự. Tôi chưa thấy tang lễ nào đơn sơ như vậy bởi vì bà làm theo ý nguyện của ông là không hoa, không nến, không kèn không trống và chính những người con người thân khiêng quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện tại ngày hôm nay trước mộ của ông chỉ vỏn vẹn có cây Thánh giá và vái ba cây cỏ dại và chính ông bà muốn như vậy.
Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:
Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne) tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.
Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.
Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:
Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.
Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Thật tình ngày đó tôi thấy người Việt Nam người ta sụt sùi người ta khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi là muốn viếng mộ ông rồi muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.
Điều bất ngờ là không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng đến quá đông, ông Nguyễn Hữu Huấn nói:
Không ngờ người Đức đến quá đông, kể cả những người nổi tiếng, mặc dù bà Neudeck không chính thức mời. Thí dụ cựu thống đốc tiểu bang rồi cựu phó thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội rồi một số chủ tịch những đảng chính trị cũng đến nữa. Chúng tôi là người tổ chức chung với gia đình cho nên cái khó khăn là không biết làm sao mà sắp xếp chỗ ngồi cho họ cho đàng hoàng thì cũng chỉ biết cách xin những người Việt Nam nhường chỗ cho họ mà thôi.
Rồi lại còn thêm hầu hết những người đã từng ở trên tàu để đi vớt người thời thập niên 80, những người thiện nguyện của Ủy Ban Cap Anamur hồi trước là bác sĩ, là y tá đều đến hết.
Cũng nên nhắc lại hồi tháng Tám 2014, đại hội 35 năm tàu Cap Anamur, thay vì vẫn diễn ra tại quê nhà Troisdorf của tiến sĩ Rupert Neudeck, nơi một chiếc ghe của người vượt biển được kéo về trưng bày tại đó, thì lần tổ chức 35 năm Cap Anamur này được dời qua cảng Hamburg với cả ngàn người Việt khắp nơi trên nước Đức về tham dự:
Có hai lý do giải thích sự thay đổi này, thứ nhất là tại cảng Hamburg cách đây 5 năm một tấm bia biểu tượng người tị nạn đã được dựng lên nhằm đánh dấu nơi xuất phát mà cũng là nơi trở về của các con tàu định mệnh Cap Anamur.
Thứ hai chính là yêu cầu của tiến sĩ Rupert Neudeck, người sang lập Ủy Ban Cap Anamur, nói rằng sức khỏe của ông ngày một kém vì thế đây có thể là lần cuối cùng và ông mong muốn tổ chức ngày kỷ niệm 35 Cap Anamur tại Hamburg.
Không ai ngờ đến lần kỷ niệm 37 năm Cap Anamur thì tiến sĩ Rupert Neudeck đã lặng lẽ và thanh thản bay vào đại dương mênh mông trong sự nuối tiếc nghẹn ngào của những thuyền nhân vì ông mà được sống.
Một nén hương lòng thắp muộn cho vị đại ân nhân của người vượt biển Việt Nam.
Đan Viện Thiên An tại Huế trong Mùa Chay 2014. Courtesy of tonggiaophanhue.net
Gia Minh - RFA - "Hiện nay còn 2500 cơ sở của giáo hội Công giáo tại Việt Nam bị tước đoạt một cách trắng trợn mà không có bất cứ văn bản hợp pháp nào phù hợp với các thời kỳ của nhà nước qui định." - Ông Nguyễn Hữu Vinh
Tình trạng cơ sở, đất đai tôn giáo - nhất là của giáo hội Công giáo, bị trưng thu hay chiếm dụng nhiều chục năm qua đến nay vẫn chưa được giải quyết theo yêu cầu; trong khi nhu cầu tụ tập và phục vụ cho xã hội của phía giáo hội ngày một tăng lên.
Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6. Courtesy zing
RFA - Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Hà Sĩ Phu - Danlambao - Bài viết của nhà báo Đại tá Công an Nguyễn Như Phong nhân ngày Nhà báo, với tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” xuất hiện trên Petrotimes đã được bình luận nhiều về nhân cách nhà báo. Tôi xin hiến bạn đọc một bài viết cách đây 14 năm để hiểu thêm nguồn gốc bài viết của NNP nói trên và từ đó suy ngẫm về một điều khác, là số mệnh con người.
Tôi không duy tâm nên xưa nay vẫn không tin có số mệnh tiền định nào hết. Nhưng câu chuyện nhà báo Như Phong khiến tôi cứ buồn cười rằng hóa ra con người ta thế mà có số thật. Xem đấy, cái “mệnh” của nhà báo NNP không hiểu sao cứ dính chặt với danh xưng loài Khuyển mặc dù rất muốn thoát ra. Bài vừa rồi, tuyên bố thẳng thừng rằng NNP phải học theo con Chó (1), vì Chó không xấu, Chó đẹp lắm, vì Chó có những “phẩm chất cao quý” là ý đồ muốn thanh toán cái ám ành nhục nhã bấy lâu nay. Nhưng càng muốn thoát khỏi lại càng gắn chặt vào. Bạn đọc xem bài viết “Năm Mã nói chuyện Khuyển” kèm dưới đây sẽ rõ nguồn cơn.
Nhạc sĩ Tạ Trí Hải và người biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
Nguyễn Hữu Vinh - Ngày 3/6/2016, cụ Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố bất ngờ bị bắt vào Trung tâm Bảo trợ xã hội số 1 – Hà Nội.
Bắt vì tội yêu nước?
Có thể nói rằng việc nhiều người yêu nước, đi biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình bảo vệ môi trường sống, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến Biên giới Phía bắc dưới bom đạn kẻ thù dân tộc là bọn bành trướng bá quyền Trung Cộng, bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, vào đồn Công an, đánh đập, làm khó dễ… là chuyện không hiếm. Khi một nhà nước đã cam tâm kết bạn vàng với kẻ thù của đất nước thì chuyện bắt bớ trấn áp công dân yêu nước là bình thường.
Bùi Tín - Lòng dân ở các lục địa không khác nhau là mấy. Rõ ràng dân các nước rất ít muốn kết thân với TQ, trong khi tỷ lệ muốn kết thân với Hoa Kỳ ngày càng cao thêm.
Cả cuộc họp báo phản ứng, có người đòi Vương Nghị phải xin lỗi cô nhà báo về thái độ thô lỗ cực kỳ xấu trong quan hệ đối ngoại, lẽ ra để cho chủ nhà trả lời rồi ông ta có thể góp ý thêm. Rõ ràng hai vấn đề Nhân quyền và Biển Đông là hai gót chân A sin của TQ, Vương Nghị rất lo sợ bị phơi bày hai điều yếu kém xấu xa ấy ra ánh sáng.
Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn toàn diện. Về chính trị, cuộc tiến công của phe Tập Cận Bình vào thành lũy cuối cùng của phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, phe được Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Lưu Vân Sơn bí mật tiếp sức, vẫn lần lữa vì không nắm chắc phần thắng.
Danlambao - Đêm 14/6/2016, một du khách Trung Quốc đã có hành vi châm lửa đốt tiền Việt Nam tại quán bar TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Sau khi thực hiện hành vi ngạo mạn này, vị khách Trung Quốc (áo trắng trong ảnh) đã rút tiền Trung Quốc ra boa cho nhân viên tại đây.
Kính Hòa - RFA - Trước những bài viết của bà Ninh phản đối ông Kerrey, blogger Cánh Cò hỏi rằng tại sao một người như bà Ninh chỉ trích ông Kerrey vì vụ thảm sát Thạnh Phong, mà lại im lặng trước những cuộc thảm sát khác do người cộng sản gây ra vào Tết Mậu Thân ở Huế, hay tại Xuân Lộc vào năm 1975, và mới đây bà cũng im lặng trước thảm họa môi trường tại Hà Tĩnh.
Một điều không ai ngờ tới về kết quả của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, đó là việc tranh cãi xung quanh người đứng đầu quỹ tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FV). Ông Bob Kerrey một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, người đã nhận trách nhiệm trong việc thảm sát hơn 20 thường dân Việt Nam vào năm 1969.
Tranh cổ động 'Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông' được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' trên kênh truyền hình VTV.
VOA - Kênh truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) lại vấp phải chỉ trích của dư luận sau khi bị phát hiện sử dụng hình ảnh minh họa kêu gọi “học tập tư tưởng của Mao Trạch Đông”.
Bức tranh cổ động có tên "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông" đã được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý".
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết hiện có nhiều luồng dư luận về vụ việc này.
“Trong nước dư luận đang xôn xao, bức xúc về chuyện này. Dư luận có nhiều chiều. Có một chiều nói rằng là đồng hóa nhanh quá. Có một chiều nói rằng nhầm lẫn rồi ‘lỗi thằng đánh máy’. Nó bộc lộ một sự ngu dốt của các cơ quan truyền thông Việt Nam, khi mà phải ăn cắp những cái ảnh này”.
Bà Tạ Bích Loan trong chương trình Làm từ thiện để làm gì? Screen capture
Liên tiếp hai chương trình mới nhất của VTV do bà Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình đang bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì nội dung, tính cách và mục đích mà nó nhắm tới.
Trình độ và tâm địa
Chương trình thứ nhất có tên: “Chia sẻ để làm gì?” nhắm tới MC Phan Anh khi người MC này có một status trên trang Facebook của anh, chia sẻ những suy nghĩ về hiện tượng cá chết tại miền Trung. Bà Loan và khách mời là đại tá công an, TBT tờ Đại đoàn kết Hồng Thanh Quang đấu tố anh không khác gì hình ảnh của những ngày cải cách ruộng đất.
Nếu “Chia sẻ để làm gì?” mang màu sắc đấu tố một người thì chương trình thứ hai có tên “Làm từ thiện để làm gì?” lại có mục đích tấn công hàng ngàn người trong và ngoài nước khi họ dấn thân vào công việc từ thiện. Trong vai trò người dẫn chuyện, bà Tạ Bích Loan đưa ra gợi ý rằng việc làm từ thiện đang dẫn tới hậu quả nào đó hay không, bà Loan nói:
Bé gái Mông mặc 1 chiếc áo khoác ấm do đoàn từ thiện trao tặng đang đi lấy củi cùng mẹ. Ảnh: Na Sơn.
Tâm Quảng - Trong talk show “60 phút mở” “Làm từ thiện để làm gì?” MC Tạ Bích Loan cật vấn như tra khảo các nhà làm từ thiện về động cơ của họ, thì người ta cũng có quyền đặt câu hỏi: MC Tạ Bích Loan và TS Đặng Hoàng Giang dẫn chương trình này để làm gì?
Chắc bạn đã từng có cảm giác khó chịu, cảm thấy xót xa khi thấy một người bị tai nạn, một người tàn tật, hay một người đói rách, rồi tự nhiên trong lòng bạn có mối thương cảm và muốn làm một điều gì để giúp đỡ cho những người đó. Điều này xảy ra một cách tự nhiên như một phản ứng, một bản năng, không có động cơ nào cả. Người ta gọi đó là lòng trắc ẩn, lòng thương người, một thuộc tính vốn có của con người. Dửng dưng trước những trường hợp đáng thương gọi là vô cảm.
Một điều đáng suy nghĩ tại sao trong những nước xã hội chủ nghĩa như Trung cộng, Việt Nam lại có quá nhiều những người vô cảm?
2- Nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị có muốn người của một quốc gia khác, dân tộc khác thay thế người Việt Nam, dân tộc Việt Nam quyết định thể chế chính trị cho đất nước Việt Nam không?
Nguyễn Hồn Việt - Danlambao - Một vụ án mà tội phạm (Trung úy Bob Kerrey và đồng đội) đã nhận tội, thì tôi - một kẻ ngoài vụ án (không có mặt khi vụ án xảy ra) đóng vai luật sư - lại muốn giải oan (trắng án) cho tội phạm đó thì quả là quá khó! Nhưng không làm được những vụ án quá khó như thế này thì không thể đối diện được với Cộng sản Việt Nam!
Vì như ông Trần Trung Đạo đã viết trong bài Tôn Nữ Thị Ninh, đại biểu xuất sắc của “trí thức xã hội chủ nghĩa” đăng trên Danlambao: “Khi phê bình đảng CS, có người mạnh miệng nhận xét “Đảng CS thực tế chỉ là một đảng Mafia”. Ý nói đảng CS chỉ là tổ chức tội ác giết người cướp của trên một tầm vóc quốc gia chứ chẳng còn ý thức hệ CS như thời Liên Xô chưa tan rã. Thật ra, nói vậy không đúng và nếu có cũng chỉ một góc cạnh “giết người cướp của”. Nếu đảng CS là đảng Mafia thì đã sụp đổ lâu rồi.” (1)
“Định nghĩa đúng nhất cho trường hợp chế độ CS Trung Cộng và Việt Nam là định nghĩa của giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard khi ông gọi là chủ nghĩa CS hiện nay là một loại chủ nghĩa Lenin không có Marx.
Chủ nghĩa Lenin do hai bộ phận cấu thành: (1) một nhà nước chuyên chính sắt máu và (2) tuyên truyền lý luận tư tưởng tinh vi. “Bộ phận nhà nước chuyên chính rất rõ nét và gần như ai cũng thấy, nhưng đảng CS không tồn tại chỉ bằng nhà tù sân bắn mà còn được che chở bằng một hàng rào lý luận tuyên truyền vô cùng tinh vi thâm độc. Tuyên truyền là cột xương sống của chế độ CS...” (1)
Ông Bút - Danlambao - TT Obama thăm Việt Nam, sau đó đi Nhật, TT Obama đại diện một nước siêu cường và giàu có, nhưng qua chuyến thăm ai ai cũng cũng cảm khái mến mộ, trước những hình ảnh chân thật, ông bình dân, gần gũi và thân thương. Máy bay của TT chưa kịp đáp Tokyo, tại Việt Nam đã có hình ảnh rất trái khoáy, là thằng cán bộ cấp to, bự con lớn xác như trâu nước, cọp ăn 7 ngày chưa hết, nằm è trên lưng một "đồng chí" thuộc cấp tong teo cõng qua đường, vì sợ dơ giày!
Chân Như - RFA - Hơn 2 tháng qua, kể từ ngày con cá đầu tiên chết dạt vào bờ biển miền Trung, người dân vẫn chưa có câu trả lời về nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển và cá chết do đâu. Truyền thông bị kìm kẹp trong việc đưa tin, tin nhắn điện thoại bị chặn những từ khoá như "formosa", "cá chết", "Vũng Áng",..Đời sống người dân ven biển miền Trung hiện đang khó khăn từng ngày và hàng triệu người tiêu dùng bị ảnh hưởng,ngành du lịch thất thu, ngành xuất khẩu thuỷ - hải sản có nguy cơ bị đe doạ. Vì thế, câu chuyện cá chết liệu có bị “chìm xuồng” như muôn ngàn câu chuyện đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam hay không là suy nghĩ của nhiều người dân. Để hiểu rõ hơn, xin quý vị theo dõi chia sẻ của các bạn khách mời hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam trong diễn đàn bạn trẻ kỳ này:
Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6/2016.,
VOA - Một quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt, từng là người tị nạn rồi được một cặp vợ chồng Mỹ nhận làm con nuôi, mới đây đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành người thứ hai trong cộng đồng vươn lên vị trí này.
Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6.
TuanKhanh - Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.
Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”.
Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách kiểm duyệt – hay nói đúng hơn là sự sợ hãi dẫn đến điểm trung thành hèn hạ của rất nhiều người có chức vụ, khiến đời sống luôn trở thành những diễn tiến thô bỉ qua lưỡi hái kiểm duyệt.
Một sáng tác mới của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ trong nước với tựa đề “Hãy Gấp Trang Báo, Hãy Tắt Tivi” đang được lan truyền trên mạng như con gió lớn lan tràn qua khắp ngõ đường VN. Nhạc phẩm như lời trần tình về những khắc khoải trước những mặt trái của xã hội Việt Nam đang bị tha hóa bởi hệ giá trị xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát có các đoạn:
Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường
Và tôi cũng thấy những bóng tối phủ vây trên từng phố phường
Và tôi thấy từng mẹ già được quay hình để gắn huân chương
Và tôi cũng thấy bao người già sống lây lất trên đường
Một xã hội VN mà ở đó lẫn trong con người đích thực VN là ma qủy cộng sản. Tác giả kêu gọi mọi người thức tỉnh, thôi trốn tránh vào những trang báo và chương trình truyền hình mộng mị để đối diện với thực tế tang thương của đất nước; để thấy thật rõ đằng sau những hình ảnh tươi đẹp và mỹ miều mà ban tuyên giáo CSVN định hướng cho các đài báo và Tivi thực hiện là một VN trên đà trượt dốc xuống vực thẳm của vong thân.
Hãy gấp trang báo
Hãy tắt Tivi
Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề
Mở mắt đi nhé
Hãy lắng tai nghe
Cảm nhận và xúc động trước thông điệp đó của nhạc sĩ Tuấn Khanh, ca nhạc sĩ Mai Thanh Sơn đã soạn phần hòa âm mới cho nhạc phẩm này theo thể loại nhạc Rock và được trình bày bởi các ca sĩ Đoàn Phi, Mai Thanh Sơn, Nguyên Khanh và Đăng Vinh. Thu âm tại phòng thu của trung tâm Asia. Hãy đón nghe phiên bản hòa âm mới của nhạc phẩm “HÃY GẤP TRANG BÁO, HÃY TẮT TIVI” trong vài ngày tới trên đài truyền hình SBTN.