Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Tại sao chúng ta phải gây quỹ giúp Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc?

Lịch sử thành lập Cao Ủy tị Nạn Liên Hiệp Quốc (CUTNLHQ) 

Sau khi Thế Chiến thứ II kết thúc, hàng triệu người dân tại Âu Châu sau nhiều năm chiến tranh đã lâm vào cảnh bơ vơ nơi xứ lạ quê người, tị nạn rải rác tại khắp các nước ở châu lục này, cần phải được giúp đỡ để hồi hương và tái định cư, làm lại cuộc đời. Do nhu cầu cấp thời đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1950 Liên Hiệp Quốc đã thành lập Cơ Quan Tị Nạn LHQ, tiền thân của CUTN sau này, để phụ trách công tác tái định cư. Thoạt đầu, cơ quan này chỉ có một ngân khoản khiêm nhượng là 300 ngàn Mỹ kim, và dự định là sẽ giải tán sau 3 năm. Thế nhưng những mâu thuẫn và xung đột trên thế giới vẫn cứ liên tục xẩy ra ngày càng nhiều tại khắp nơi trên thế giới, khiến cho việc giải quyết vấn đề người tị nạn trở nên một nhu cầu thường xuyên. Cơ Quan Tị Nạn được đổi tên thành Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) và liên tục làm việc giúp đỡ những người tầm trú, lánh cư và tị nạn cho đến ngày nay. 

Từ một ngân khoản rất khiêm nhượng khi khởi đầu là 300 ngàn Mỹ kim, ngày nay mỗi năm CUTNLHQ cần đến gần 7 tỷ Mỹ kim để duy trì hoạt động cho 414 văn phòng tại 125 quốc gia. Lý do là vì con số người tầm trú đã tăng vọt nhiều lần: năm 1980 chỉ có khoảng 7-8 triệu người trên toàn thế giới, đến cuối năm 2015 đã lên tới 65 triệu theo thống kê mới nhất mà CUTN vừa công bố hồi đầu tuần này. 
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Tự do báo chí ở Việt Nam vẫn xếp hạng 175/180

Thanh Trúc - Việt Nam vẫn bị xếp hạng 175/180 trong phúc trình thường niên về tự do báo chí thế giới của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới RSF, công bố hôm thứ Tư 20 tháng 4.

Tự do báo chí của Việt Nam sa sút

“Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.”

Trên đây là nhận định của ông Benjamin Ismail chuyên trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, trụ sở tại Paris, Pháp. Ông Benjamin nói thêm:

“Lãnh vực tự do thông tin và tự do báo chí của Việt Nam sa sút đáng kể, những hành động bắt giữ, sách nhiễu bloggers và các nhà báo công dân tiếp tục xảy ra, điển hình như vụ việc Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm và trường hợp luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài sau này.
Dù vẫn giữ vị trí 175/180 như năm 2015 song phải nói là tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam có phần tệ hơn năm ngoái nữa.-Benjamin Ismail
Thông tin độc lập cũng như thông tin tự do là những cái không thể có trong một xã hội nằm dưới sự kiểm soát của một đảng cộng sản như Việt Nam.

Một số các bloggers, tự đứng ra thành lập nhóm của họ, đã bị truy bức một cách đáng sợ. Không những thế, gia đình vợ con của họ còn bị đánh đập dã man bởi công an mặc thường phục hoặc đôi khi bởi bọn côn đồ được thuê mướn. Mục đích của những hành dộng đó nhằm đe dọa và tìm cớ để buộc tội những ai đang bị công an để mắt tới.”
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Lạc Trôi

Lạc trôi. Sơn Tùng
Huyền Chiêu - Đầu năm 2017, ca sĩ trẻ Sơn Tùng ra mắt trên kênh youtube MV Lạc Trôi. Và chỉ một ngày sau đã có 4 triệu lượt vào xem. MV cũng được xếp vào hạng nhất châu Á khi có được 100 triệu lượt vào sau 61 ngày.

Quá lâu không nghe giới trẻ bây giờ hát gì nhưng lần này tôi vào Net xem MV Lạc Trôi.

Sơn Tùng mặc y phục cổ trang nhưng mang giày sneaker của hãng Bitti’s (hãng giày của Đài Loan sản xuất tại Việt Nam) kèm áo len cổ lọ. Hình ảnh, cảnh quan đẹp. Sơn Tùng đóng vai một ông vua Trung Quốc đang cô đơn, lạc lõng, tìm kiếm một tình yêu đích thực dù chung quanh có nhiều mỹ nữ.


Thật ngạc nhiên và buồn cười khi thấy một ca sĩ đã 24 tuổi, được giáo dục trong nhà trường Xã Hội Chủ Nghĩa, lại viết ra những câu ca đầy sáo ngữ và ngô nghê đến vậy.

Chúng ta hãy xem một trích đoạn của “Lạc Trôi” nhé:
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Vì đâu thủ tục hành chính "độc ác"?

Lã Yên - Nổi tiếng là người có nhiều phát ngôn ấn tượng, lại mới đây, ngày 23/2 trong cuộc thảo luận về dự án Luật dược (sửa đổi) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tỏ ra bức xúc: “Thủ tục hành chính của mình cay độc lắm, độc ác lắm, quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Nhiều thủ tục để làm gì, để có tiền thì mới xong chứ sao nữa." (Tuổi trẻ, 23/02/2016)

Luật do Quốc hội thông qua, thủ tục ra đời từ luật, ngay Chủ tịch Quốc hội còn phải than phiền về thủ tục hành chính như vậy, thì thử hỏi người dân biết kêu ai?

Khi đương chức, đương quyền ông im lặng vì quyền lợi của bản thân, của gia tộc, của Đảng. Nay đến khi sắp về hưu ông lại bộc bạch này nọ tỏ vẻ thương dân. Ông nói vậy, dường như ông cũng bất lực, bởi ông điều hành Quốc hội dưới sự chỉ đạo của Đảng, nên chỉ là bù nhìn nên ông không quyết định được gì cả. Hơn ai hết chính ông hiểu rỏ điều này nhất - trong phiên họp Quốc hội về xử lý trách nhiệm liên quan đến đầu tư công ngày 11/4/2014, ông nói: "Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội...". Xin hỏi ông, Chủ tịch Quốc hội mà không đứng đầu Quốc hội vậy ai đứng đầu?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Thiếu tướng công an Trương Giang Long: Chửi Tàu, dạy Mỹ, khen Nhật, bợ Trọng, nổ đảng


"Trung Quốc, không bao giờ từ bỏ dã tâm thôn tính chủ quyền của chúng ta. Mà không phải thời ông Tập Cận Bình đâu, ông khác lên cũng sẽ như vậy thôi. Câu chuyện là, bao giờ họ sẽ lấy và lấy bằng cách nào… Chính vì vậy mà chúng ta không loại trừ việc mà họ làm suy yếu từ bên trong... Tôi xin nói lại là Trung Quốc xấu như vậy hay xấu nữa chúng ta cũng phải tìm cách chung sống với họ, chỉ cố gắng phấn đấu làm sao để họ đừng xấu hơn... Hiện nay tụi nó khống chế chúng mình rất là kinh khủng!" - Trương Giang Long, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị, Công an Nhân dân.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Quan chức cho con đi du học: dấu hiệu của tham nhũng

Tuankhanh - "Tiền tham nhũng có thể dùng để trả học phí cho các trường nước ngoài"

Một bài viết trên tờ Times of London (Anh) vừa lên tiếng trong ngày 11/06/2016, cho biết nhiều trường đại học và tư thục đang bị cáo buộc là nhận các học sinh du học đến Anh, nhưng làm ngơ hoặc im lặng về nguồn gốc của các lượng tiền lên đến hàng triệu bảng Anh, nhiều khả năng là tiền tham nhũng, tiền bẩn từ các nước khác.

Ngành giáo dục Anh chỉ hợp tác và đưa ra ánh sáng được 9 trường hợp trong số 382.000 báo cáo cho chính quyền, qua các đợt điều tra về rửa tiền đến từ nước ngoài, trong niên khóa 2014-2015. Các nhà hoạt động chống tham nhũng nói rằng đã có một lỗ hổng để các luồng tiền tham nhũng được "rửa" thông qua các trường trung học và cao đẳng, đại học, mà những nơi này giờ cần có nghĩa vụ báo cáo những nghi vấn cho Cơ quan tội phạm quốc gia để ngăn chặn và giám sát chặt chẽ loại tiền này.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Nguyễn Đức Chung: Đất quốc phòng - cấm dân không được hỏi cùn để biết chúng nó dùng cho chuyện gì!

Nguyễn Hoàng Chương - Chúng có đem giao cho Tàu khựa khai thác cũng không được hỏi. Có giao cho ngoại bang xây sân goft, khách sạn, nhà hàng hay ổ chứa cũng đừng băn khoăn. Có chia năm xẻ bảy cho vợ 1, vợ 2, vợ 3 cũng đừng thắc mắc... Vì "đất quốc phòng" thuộc về an ninh quốc gia và gia tài riêng của đảng. 😏

Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đã phát ngôn tại sau buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra về vấn đề đất đai tại Đồng Tâm và sáng ngày 7/7, được báo lề đảng thuật lại như sau: "người dân, luật sư, kể cả cá nhân ông cũng không được phép đòi hỏi đất quốc phòng sử dụng vào việc gì, vì sao bỏ không, vì điều này thuộc về an ninh quốc gia. “Dân biết, kẻ thù biết thì đất nước ta phòng thủ thế nào được”, “chúng ta đừng hỏi “cùn” để lý sự, che lấp âm mưu khác."

Điều đó có nghĩa là nếu ai đó ngu dại nghe theo lời mị của đảng "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" mớ đất quốc phòng cướp từ tay dân Đồng Tâm để làm gì thì coi chừng bị kết án là hỏi “cùn”, là lý sự, là che lấp âm mưu khác.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Những kẻ chuyên nghề phá hoại đất nước

Tháng Chín - "Nếu để bán đảo Sơn Trà nguyên vẹn và chỉ để ngắm thôi thì uổng quá". Đó là phát biểu của tên Phó chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng. Đây là phát biểu của một cán bộ đảng viên nhưng cũng phản ảnh "sâu sắc" chủ trương và đường lối của đảng: muốn phá đi cái nguyên vẹn, hùng vĩ của Sơn Trà để âm mưu "quy hoạch" nhằm kinh doanh rút tiền bỏ túi.

Trong phiên họp của các quan chức Đà Nẵng vào ngày 05/07/2017, đa số các quan đều một lòng tán thành mổ xẻ bán đảo Sơn Trà để quy hoạch thành khu du lịch chứ không giữ nguyên.

Hiện tại đang có 25 dự án đang xếp hàng để xẻ thịt một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam với diện tích 4.439 ha, có một hệ sinh thái đa dạng và hiếm quý. Tuy nhiên, cho đến bây giờ và ít nhất trong nhiều năm nữa, các quan chức từ trung ương đến địa phương không có một nghiên cứu nghiêm chỉnh nào để đánh giá sự đa dạng sinh học cũng như có phương án bảo tồn thiên nhiên ở trên cạn lẫn dưới nước ở bán đảo Sơn Trà.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Hãy bỏ lúa, chăn lợn nuôi gà để chóng giàu như cán bộ!

Nông dân Nam bộ - Suốt nhiều năm tháng với những ngày nắng rát da người, nông dân ta lưng đội trời miệng cạp đất mà nghèo thì vẫn rớt mồng tơi. Trong khi đó thì các quan đỏ ngày đêm tận tụy phục vụ nhân dân, có chút thì giờ riêng nuôi lợn, nuôi gà mà đồng chí nào cũng dinh thự đầy đường. Thôi thì nông dân ta hãy bỏ lúa, nuôi lợn nuôi gà để chóng giàu như cán bộ!


Theo ngài quan to thiếu tướng côn an Phạm Lê Xuất, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an thì nhiều cán bộ ở Yên Bái khai rằng họ đã... tự diễn biến từ đội tiên phong của giai cấp vô sản sang thành phần đi đầu của giai cấp tư bản là nhờ chăn lợn nuôi gà. Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ Công an thì đảng ta không có cơ chế để kiểm soát các quan lớn gà lợn này có bao nhiêu chuồng, mỗi chuồng bao nhiêu con để làm nên mớ tài sản khủng.

Trong những đồng chí lái lợn gà này có thiếu tướng Đặng Trần Chiêu, giám đốc Công an tỉnh Yên Bái là chủ nhân khu biệt phủ khủng trên một ngọn đồi thuộc phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ở Mỹ tôi nhớ về Sài Gòn



Trần Bảo Như - 1975, Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam Cộng Hòa. Với ý đồ xóa sổ thủ đô của một chính thể tự do, văn minh, họ đã cưỡng đổi Sài Gòn bằng một cái tên khác, mà thời gian và lịch sử đã chứng minh là tên của một tội đồ dân tộc, kẻ đã đem chủ thuyết Cộng Sản sắt máu hoang tưởng áp đặt vào Việt Nam, đẩy dân tộc vào cuộc chiến tương tàn và cuối cùng là thảm họa Bắc thuộc lần thứ ba ngày nay.

Bốn mươi năm sau "hòa bình và thống nhất", "Hòn Ngọc Viễn Đông" chỉ còn là vang bóng. Sài Gòn trở thành một đô thị xô bồ đầy nghịch lý: Người dân thường chen chúc lam lũ trong môi trường ô nhiễm, nhưng lại chỗ giải trí cho các đại gia, tư bản đến ăn chơi, hưởng lạc. Sân golf mênh mông sát bên cạnh phi trường không còn đất mở rộng với những con đường chung quanh vào phi trường tắc nghẽn, để các đại gia có được thú "độc" là vừa chơi môn thể thao trưởng giả vừa ngắm/nghe các máy bay lên xuống... Thành phố ngập lụt cùng dòng rác rưởi sau những cơn mưa lũ. Giao thông gần như ngoài luật lệ và ngoài tầm kiểm soát...
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Thằng Khùng

Phùng Quán - THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù.

Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Bản án 10 năm đối với Mẹ Nấm: trò kiếm vốn để đi buôn chính trị của CSVN

Vũ Đông Hà - Thủ đoạn bắt người, bỏ tù để dùng đó làm món hàng đổi chác trong thương thảo quốc tế của CSVN không có gì mới. Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ là nạn nhân mới nhất trong ván bài mặc cả của CSVN đối với Hoa Kỳ để ra vẻ có một nhượng bộ về nhân quyền nhằm đổi lấy đầu tư của Mỹ.

Khi vinh danh Mẹ Nấm là một trong những phụ nữ quốc tế can đảm, khi đích thân bà Melania Trump có mặt tại buổi lễ vinh danh do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức, Mẹ Nấm đã trở thành "món hàng đắt giá" để CSVN đem rao bán với Hoa Kỳ.

Suốt gần 8 tháng, kể từ khi bắt giam Mẹ Nấm vào ngày 10/10/2016, CSVN đã dùng Mẹ Nấm để "gom góp vốn liếng làm ăn". Đó là: (1) bỏ tù không định thời hạn, (2) không cho gia đình gặp mặt và (3) không cho phép chính thức có luật sư.

Ba "cái vốn" trên được tạo dựng trên những khổ đau của người tù và những lo lắng khôn nguôi của người thân trong gia đình của Quỳnh.

Ba "cái vốn" trên đã được đem lên bàn đổi chác khi Nguyễn Xuân Phúc vận động để được qua Hoa Kỳ gặp Donald Trump.

Ba "cái vốn" trên đã được Hoa Kỳ đòi hỏi và CSVN đương nhiên chấp nhận. 

Kết quả: Nguyễn Xuân Phúc kiếm được hơn 20 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 10 tỉ đô la.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Tổng thống Đức nêu vụ Mẹ Nấm?



VOA - Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.

Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.

Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm.
Quan chức về nhân quyền của Đức nói.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Hủy diệt lòng yêu nước, sự dũng cảm, dung dưỡng sự thờ ơ, vô cảm

Song Chi - So với Trung Quốc, thế giới ít quan tâm đến VN và do đó tình hình chính trị, xã hội, “thành tích” nhân quyền ở VN ra sao cũng chả mấy người biết, nếu họ không vì một lý do gì đó chú ý đến VN. Tôi đã từng nói chuyện với nhiều người Na Uy, người châu Âu cho tới những khu vực khác trên thế giới, không có mấy người hiểu rõ về hệ thống chính trị, tình hình chính trị xã hội ở VN.

Có một vài người bạn từng nghe tôi nói nhiều về VN nhưng vẫn không hình dung hết, đến khi tôi gửi một loạt bài về tình hình VN trên trang Human Rights Watch, RFS (Reporters Without Borders), cả cái video của đài truyền hình quốc tế Aljazeera về sự hà khắc, bóp nghẹt mọi quyền tự do ngôn luận của người dân và cách hành xử đối với những blogger dám lên tiếng của nhà cầm quyền…họ mới thực sự sửng sốt.

Lâu thật lâu, như hôm nay, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về phiên tòa ô nhục kết án blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù, chỉ vì cái tội dám lên tiếng đấu tranh ôn hòa trước những sự bất công, phi lý, những vấn đề nhức nhối của xã hội như nạn công an lạm dụng quyền lực, bạo hành người dân đến chết khi đang trong lúc bị tạm giam để điều tra, hay thảm họa môi trường Formosa…
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Giới đấu tranh bàn biện pháp chống bạo hành

Buổi tọa đàm ở Hà Nội về vấn nạn bạo lực của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến vào chiều ngày 26/6/2017 tại Hà Nội. RFA


RFA - Hội Cựu Tù nhân Lương tâm vào chiều ngày 26/6/2017, tại Hà Nội, tổ chức buổi tọa đàm về vấn nạn bạo lực của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến.
Nội dung chi tiết

Tham gia buổi tọa đàm ở Hà Nội có sự góp mặt của các cựu tù nhân lương tâm, các nhà hoạt động xã hội, đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền, nhà báo độc lập và một viên chức của Đại sứ quán Thụy Sỹ.

Ông Nguyễn Vũ Bình - cựu tù nhân lương tâm, nhà báo độc lập cho biết thêm thông tin về buổi tọa đàm này:

“Hiện nay chúng ta biết, nhà cầm quyền Việt Nam đã chuyển phương thức sử dụng bạo lực là một trong những công cụ chính để đàn áp giới đấu tranh, thì chúng ta biết là dư luận xã hội rất đang quan tâm và hội tù nhân lương tâm hôm nay tổ chức là góp phần làm cho dư luận hiểu thêm được về hành xử của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến.”
Nhà cầm quyền Việt Nam đã chuyển phương thức sử dụng bạo lực là một trong những công cụ chính để đàn áp giới đấu tranh.- Nguyễn Vũ Bình
Tham gia tọa đàm, các nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm đưa ra phân tích các trường hợp nạn nhân bị bạo hành bởi lực lượng thân chính quyền trong nhiều năm trở lại đây. Qua đó, họ cùng nhau bàn thảo phương cách nào để giảm bớt vấn nạn bạo hành ngày càng gia tăng một cách công khai, coi thường luật pháp và các giá trị nhân bản.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Chính Nghĩa và Phi Nghĩa

Cánh Dù lộng gió - Xin giải thích sơ qua về Chính Nghĩa. Làm sao mới gọi là Chính Nghĩa? Khi một Chính Quyền được dân bầu ra, hợp hiến, hợp pháp, hết lòng vì nước vì dân, tất cả quân đội chỉ tập trung bảo vệ Tổ Quốc, chống lại sự xâm lấn của ngoại bang, hay nói đúng hơn là Chính Quyền này quân đội này chiến đấu vì lý tưởng tự do, bảo vệ người dân. Đó là lý tưởng được gọi là Chính Nghĩa, vì họ chiến đấu và bảo vệ lẽ phải và công bằng.

Trước năm 1975, VNCH là một Chính Phủ do dân bầu bằng những lá phiếu tự do của mình, mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu chọn ra những người mình thấy xứng đáng với sự tin tưởng của mình.

Chính Phủ này gồm Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Thượng Nghị Viện, Hạ nghị Viện.

Tất cả chỉ vì quyền lợi của Tổ Quốc và lo cho sự an nguy của dân tộc. Các đảng phái chính trị đều tranh đấu cho nhân quyền, chống lại sự bất công của xã hội.

Nói đến Chính Nghĩa thì cũng phải nói đến QLVNCH, họ chiến đấu chỉ vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ đồng bào thoát khỏi những sự khủng bố dã man khi bọn CSVN chiếm đóng một làng quê hay một khu vực nào có nhiều dân cư sinh sống.

Các trận đánh lớn như Đồng Xoài, Bình Giả, Đức Cơ, Khe Sanh, Đầm Dơi, Tống Lê Chân, Dakto, Pleime, Mậu Thân, An Lộc, Quảng Trị, Thường Đức, Long Khánh. (1)

Những trận đánh nhớ đời đã làm cho quân địch phải khiếp vía bỏ lại trận địa nhiều xác chết chất chồng lên nhau vì chúng dùng chiến thuật của Tàu Cộng lấy thịt đè người.

Nơi nào có QLVNCH thì nơi đó người dân đang bị CSVN cưỡng chế đều bỏ chạy về phía QLVNCH cho dù đạn của CSVN có cướp đi mạng sống của họ, họ cũng cố chạy thoát về phía lính VNCH để được bảo vệ như trận Mậu Thân, quốc lộ số 1 đại lộ kinh hoàng Quảng Trị dù bị pháo trực tiếp vào đoàn người đang chạy tỵ nạn họ cũng cố chạy đến vùng có lính VNCH đóng quân.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Đan sĩ Thiên An bị hành hung



Hòa Ái - Vào sáng ngày 28/6/2017, có khoảng 100 an ninh, công an và côn đồ đến Đan viện Thiên An ở xã Thủy Bằng, Huế đập phá và hành hung các tu sĩ trong lúc họ dựng thập tự giá. Linh mục Phêrô Khoa Cao Đức Lợi kể lại vụ việc đã xảy ra với RFA như sau:

“Khoảng 8 giờ sáng hơn, lúc đó Cha Bề trên dẫn một số soeur đến thăm ra về thì bên an ninh, công an xã, công an huyện, công an tỉnh, xã đội, phụ nữ và một số côn đồ được thuê đến đập thánh giá, hạ xuống, không cho dựng. Nhưng các thầy kiên quyết ôm thánh giá. Những người này nắm tóc, xé áo lôi các thầy ra. Các thầy chống cự thì bị đập luôn. Có hai thầy bị đánh bầm đen mắt. Chúng tôi thấy khủng khiếp quá!”

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Vụ Đồng Tâm: Liệu có xử được “quan” trước?


Lan Hương - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân.

Liệu viêc xử lý có thể diễn ra đúng như lời Thủ tướng nói hay không?

Nguyên văn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông trong nước trích dẫn:

“Việc bắt giữ người trái phép, phá hoại tài sản phải được điều tra nghiêm túc. Trước khi xử lý người dân sai trái, quá khích này phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở xã đó.”

Ai là những “cán bộ” này?
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 26 tháng 6, 2017

Chuyện kể nhân ngày của Cha

Tuankhanh - Tôi ghi lại câu chuyện có thật, với bản video dưới đây như một phút suy niệm dành cho những người Cha đang - hay sẽ - đối diện với con cái của mình, mỗi ngày, từ nay và đến về sau.

Câu chuyện diễn ra ở toà án tại Mỹ. Một ông bố ra toà vì tội đậu xe sai chỗ và có thể bị phạt đến 90$.

Bất ngờ, khi phiên toà bắt đầu, cậu bé 5 tuổi - con trai của bị cáo - đột nhiên leo xuống ghế và tiến đến gần chỗ bố cậu đang đứng. Những ai đang có mặt tại phiên toà đều buồn cười. Vị quan toà cũng vậy. Điều đáng yêu là ông đã mời cậu bé lên chỗ của ông để phỏng vấn về tình trạng phạm tội của bố cậu.

Khi vị quan toà hỏi cậu bé, tên là Jacob, rằng nếu cậu chọn lựa mức phạt nào, số tiền 90$ và 30$, hoặc miễn phạt cho bố cậu thì Jacob đã đáp nhanh là nên phạt mức 30$. Mọi người trong phòng xử án đều bật cười.

Vị quan toà với gương mặt phúc hậu cũng bật cười. Và ông hỏi rằng cậu có đồng ý không nếu ông phạt bố cậu bé số tiền 30$ nhưng là dùng số tiền đó đưa cậu đi ăn sáng, Jacob gật đầu. Câu chuyện kết ở đó, có hậu như một cổ tích ở đời thường.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Cho một kiếp mơ được yêu nhau

Tuankhanh - Tác giả hai bài thơ đã cùng âm nhạc của Phạm Duy trở thành bất hủ trong lòng người Việt, nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh, đã ra đi vào ngày 9/6/2017 tại miền Nam California. Một cái tên lớn của văn hoá Việt Nam đã hoá mây về trời trong những ngày ở quê nhà đầy mưa và mây xám.

Kiếp nào có yêu nhau và Đừng bỏ em một mình, là đôi tác phẩm trong hàng loạt các sáng tác của bà như truyện ngắn, truyện dài, thi tập... mà danh mục có đến 17 ấn bản, từ năm 1960 đến 1990.

Tài liệu về bà, chủ yếu được trích từ sách "Văn nghiệp & cuộc đời Minh Đức Hoài Trinh" do phu quân của bà là Nguyễn Huy Quang chép lại (sách đề tác giả là Nguyễn Quang). Hiện sách gần như tuyệt bản. Trong đó nói rõ tiểu sử của bà như sau:

"Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử. Bà sinh ngày 15 tháng 10 năm 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982. Tên tuổi của Minh Đức Hoài Trinh không ai trong giới văn học không biết. Bà sinh tại Huế, con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, Ông Nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình. Năm 1945 Bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó Bà biết sự lợi dụng của phong trào nên bà bỏ về Huế tiếp tục học.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Việt Nam: Điều luật mới đe dọa quyền được bào chữa

Luật Hình sự sửa đổi buộc luật sư tố cáo thân chủ, trừng phạt tự do ngôn luận

Human Rights Watch - Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ một điều khoản trong bộ luật hình sự sửa đổi có nội dung buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền. Luật sửa đổi cũng có một số thay đổi tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi phê phán chính phủ hoặc nhà nước độc đảng.

“Buộc luật sư phải vi phạm tính bảo mật giữa người bào chữa và thân chủ có nghĩa rằng các luật sư sẽ trở thành chỉ điểm cho nhà nước, và thân chủ sẽ không có lý do gì để tin tưởng luật sư của mình,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việt Nam coi mọi ý kiến phê phán hoặc phản đối chính phủ hay Đảng Cộng sản là vấn đề “an ninh quốc gia” – điều này sẽ tước bỏ mọi cơ hội bào chữa pháp lý thực sự trong các vụ việc như thế.”

Ngày 20 tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua bộ luật hình sự sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm 2018. Điều 19, khoản 3 của bộ luật hình sự sửa đổi quy định rằng: “Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.”
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Trung tâm Văn Bút Quốc Tế yêu cầu nhà nước CSVN phải hủy bỏ những cáo buộc đối với blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Danlambao - Trung tâm Văn Bút Quốc Tế (PEN International) đã ra lời kêu gọi các cầm quyền Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc đối với blogger Mẹ Nấm trước phiên tòa xét xử vào ngày 29 tháng 6 2017.

Theo tổ chức này thì những việc làm của blogger Mẹ Nấm chỉ có mục tiêu thể hiện quyền tự do ngôn luận của cô một cách ôn hòa. Do đó, nhà nước CSVN phải trả tự do cho Mẹ Nấm ngay lập tức và không điều kiện.

TTVBQT cũng kêu gọi mọi người gửi kháng cáo đến giới chức cầm quyền CSVN và:

- Gọi điện thoại đến các cơ quan chức năng của nhà nước Việt Nam để yêu cầu hủy bỏ những cáo buộc đối với blogger và cũng là người hoạt động bảo vệ nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và thả blogger này ngay lập tức và vô điều kiện;

- Bảo đảm rằng cho đến khi được thả ra, blogger Mẹ Nấm được phép tiếp cận gia đình và luật sư của cô ngay lập tức;
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Họa Cộng Sản

Nguyễn Cao Quyền - Thuật ngữ “cộng sản” xuất hiện một cách chính thức trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản do Karl Marx và F. Engels soạn thảo và công bố năm 1848. Nhưng nó không xuất hiện bình thường mà xuất hiện dưới hình thức một sự đe dọa siêu hình: bóng ma cộng sản.

Thế rồi bóng ma cộng sản dần dần trở thành sự thật và đã ám hại 2/3 nhân loại trong suốt một giai đoạn lịch sử kéo dài hơn 150 năm.

Bóng ma đó đã hiện hình thành một mỹ nhân đầy quyến rũ. Nhưng khi quyến rũ xong thì nó lộ mặt thật là một con quỷ ăn thịt người. Tất cả những người nhẹ dạ không cưỡng nổi sức quyến rũ của nó đều bị ăn thịt.

Cách diễn tả này có thể làm cho người đọc rùng rợn nhưng thực tế đã xảy ra như thế. Những vụ cộng sản ăn thịt chính con dân của nó đã xảy ra khắp mọi nơi nên ai cũng biết. Một trăm triệu người đã bị nó lạnh lùng giết hại và hiện tượng khiếp đảm này đã được ghi lại bằng hình ảnh, nhân chứng và tài liệu.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Những cánh hoa xuân tuyệt vời

Nguyên Thạch - Tặng Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho sự kiên trì chịu đựng trong cuộc đấu tranh.

Tôi muốn viết về những cây hoa lạ
Trổ nhánh đơm bông trên vùng đất khô cằn
Trên một Quê Hương khó khăn nối tiếp vạn khó khăn
Nhưng những cánh hoa vẫn căng đầy hương sắc.

Hoa vẫn nở dẫu dưới gót giầy bọn giặc
Vẫn vươn lên dẫu dường tắt ngõ cùng
Dẫu nắng thiêu, dẫu nghiệt ngã, tàn hung...
Hoa vẫn đượm và hòa cùng đất nước.

Hoa vẫn tươi thắm cho đời, dẫu cuộc đời xuôi ngược 
Vẫn ươm niềm mơ... mai đất nước ngàn xanh
Hoa vẫn kết trên vai các chiến sĩ theo nhịp bước quân hành
Lời cương quyết trên con đường đấu tranh cho dân tộc
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Gian hùng gặp anh hùng

Lời người dịch: Trước đây tôi có dịch bài về cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đăng trên trang mạng Dân Làm Báo dưới tựa đề "Cuộc gặp lịch sử" của tác giả Francis X. Winters. Hôm nay tôi dịch bài báo mà có lẽ là bài báo đầu tiên nói về cuộc gặp này và qua đấy giúp độc giả hiểu thêm phần nào bối cảnh và chi tiết về sự kiện. Tôi chân thành cảm ơn Thư viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã gởi cho tôi tài liệu đặc biệt này.

Trần Quốc Việt dịch

Trong suốt Đệ Nhị Thế Chiến và theo sau hậu quả của cuộc chiến, người Nhật, người Pháp và phe cộng sản của Hồ Chí Minh tất cả đều đánh lẫn nhau vì Đông Dương; tất cả họ đều muốn đạt được sự ủng hộ của Diệm người Quốc Gia nhưng ông từ chối tất cả bọn họ vì chẳng ai trong họ ủng hộ "nền độc lập thực sự."
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Hải sâm, vú nàng, máu và nước mắt



VOA - Nói về đất Quảng Ngãi là đang nói đến một vùng đất có nhiều mộ gió để tưởng nhớ các ngư dân đã bỏ mình trên biển và cũng nói về một làng chài mà ở đó, đời sống ngư dân chưa bao giờ bình yên.

Nếu như làng chài Lý Sơn luôn bất an bởi ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc đâm chìm, thậm chí xả súng thì làng chài Sa Kỳ, đặc biệt là ngư dân xã Bình Châu lại luôn thấp thỏm bởi lựa chọn chẳng đặng đừng của họ. Đó là đánh bắt trộm hải sâm, vú nàng ở các vùng biển của nước khác.

Hầu hết các gia đình có người bị bắt đều ngại tiếp xúc với người lạ và đóng cửa khi có ai đó bước vào xóm.

Hải sâm, vú nàng là tiếng gọi đầy ma lực mà cũng đầy rủi ro.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Chung quanh đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất

Hành lang phía trước sân bay Tân Sơn Nhất. RFA photo
RFA - Câu chuyện sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi Sài Gòn mưa lớn và các chuyến bay đi và đến ở Tân Sơn Nhất luôn nhiều quá tải so với sức tải của càng hàng không này có vẻ như chẳng còn là chuyện lạ. Thời gian gần đây, vấn đề quĩ đất của sân bay bị quân đội dùng để xây sân golf và nhà nước dự tính sẽ di dời Tân Sơn Nhất về Long Thành trở nên nổi cộm. Trước các luồng dư luận trong và ngoài nước, ngày 13 tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo “sẽ có đường băng thứ 3 ở Tân Sơn Nhất và đình chỉ thi công mọi công trình trong sân golf Tân Sơn Nhất.” Dư luận lại một lần nữa bán tín bán nghi.

Sân golf ráo, sân bay ngập

Một cư dân thành phố Sài Gòn, yêu cầu giấu tên, chia sẻ: “Ngập là do các ông đang chiếm để làm sân golf. Giờ lòi chành ra là đang đấu trên trung ương, các ông chiếm sân bay đều là ông lớn không à. Ông thiếu tướng bên quân đội ổng chiếm để kinh doanh sân golf đó, chia phần ra đó, giờ đang lở dở họp Quốc hội để quyết định việc này thế nào. Giờ nó thâu lại còn một chút trên này à, còn hồi đó sân bay rộng lắm, xuống dưới Bà Điểm, không được ai làm nhà, nó bao hết đường Quang Trung lên Gò Vấp xuống Nguyễn Kiệm, sân bay rộng lắm, không được làm nhà, làm gì hết để cất cánh, hạ cánh… nhưng sau này mấy ông chiếm đường Bạch Đằng rồi không cho làm nhà cao. Sau nữa mấy ông chiếm lên đến trên này, thu hẹp sân bay, rồi định dời xuống dưới Long Thành để lấy mảnh đất màu mỡ này để làm khách sạn, sân golf…
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Thêm một nạn nhân chết chỉ sau 1 đêm ở đồn công an

Danlambao - Ông Ngô Chí Tâm (SN 1977, ngụ đường số 13, P. Tam Bình, Q. Thủ Đức) được công an đến nhà để yêu cầu về trụ sở Công an P. Tam Bình, Q. Thủ Đức để làm việc. Sáng hôm sau, gia đình được công an thông báo nạn nhân đã tử vong.

Trao đổi với CTV Danlambao, em Ngô Từ Cẩm Tú - con gái của nạn nhân cho biết, khoảng 20h tối ngày 13/6, khi ba em đang ở nhà, phụ mẹ giặt quần áo thì có công an phường Tam Bình đến mời lên Trụ sở Công an phường làm việc. Công an mời nhưng chẳng có giấy mời hay bất cứ lệnh gì cả.

Đến khoảng 7h30 phút sáng ngày 14/6/2017 thì gia đình được công an xuống mời lên phường. Tại đây, công an thông báo cho biết ba em đã chết.

Phía công an nói rằng ba em “thắt cổ tự tử bằng giây thun luồn quần”. Và lúc đó ở trụ sở công an “không có ai trực nên không phát hiện kịp thời”.

Khi gia đình đến thì xác ba em đã bị công an đưa xuống bệnh viện An Bình (quận 5). Tại hiện trường không có gì cả.

Tại nhà xác bệnh viện thì trên thi thể ba em “mặt mày bị sưng và 2 mắt màu đỏ”.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

Dân làng Đồng Tâm ‘rất phẫn nộ’

Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Phạm Văn Trung chắp tay, cúi đầu nhiều lần hướng về phía nhiều người dân đứng xem.




VOA - Người dân Đồng Tâm nói lãnh đạo “lật lọng” trong khi vị “thủ lĩnh tinh thần” đang “bực bội”, sau khi chính quyền Hà Nội ra quyết định “khởi tố hình sự” trong vụ bắt giữ cảnh sát cơ động.

Người thân của ông Lê Đình Kình, nhân vật được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm, hôm 14/6 cho biết rằng ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, trong đó nhà lãnh đạo này được cho là đã nói rằng “không có con dấu của chính quyền” trên tờ cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự” mà ông Chung đã ký vào hồi tháng Tư.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

“Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước”

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Courtesy of Zing News
Hòa Ái - Dư luận phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định vừa ban hành vào hôm 13/6 của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự “bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản” ở xã Đồng Tâm.

Ông Nguyễn Đức Chung: “Phản trắc và lật lọng”

Hình ảnh người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức chọn giải pháp cuối cùng buộc phải bắt giữ 38 cán bộ, công an và cảnh sát cơ động hồi trung tuần tháng 4 để yêu cầu được đối thoại với chính quyền thành phố Hà Nội về những khuất tất trong vụ tranh chấp đất đai giữa giữa họ với chính quyền địa phương còn chưa phai nhòa.

Bút tích cam kết của ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, với người dân xã Đồng Tâm sẽ thanh tra khu đất tranh chấp trong vòng 45 ngày và sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người dân ở đây vẫn chưa ráo mực…Thế nhưng, ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là người bội ước.
Những lời lập luận và lý luận ông đưa ra để bào chữa cho việc ông tiếp tục khởi tố là chuyện rất vô lý, mình dùng từ ngữ nặng nề là ‘phản trắc và lật lọng với người dân’-Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung
Đó là ý kiến của rất nhiều cư dân mạng chia sẻ khi Công an Hà Nội vào ngày 13 tháng 6 ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản ở xã Đồng Tâm.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

“Biệt phủ" rộng 1,3 ha của Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái: Khác nào cung vua, phủ chúa ngày xưa!

Khu "biệt phủ" của gia đình giám đốc sở. Ảnh: Báo Thương hiệu và công luận.
Định An - Những ngày qua truyền thông, báo chí, dư luận bàn tán nhiều về thông tin "Biệt phủ" rộng 1,3 ha của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái được đăng tải trên báo đời sống Việt Nam - ông Quý là em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái.

Có lẽ từ trước đến nay, với “hàm” giám đốc Sở, cơ ngơi của ông Phạm Sĩ Quý phải xếp vào dạng “kinh khủng” nhất. Bởi vì, nó không phải là biệt thự, dinh thự vài trăm mét vuông như những quan chức khác mà là “biệt phủ” trong khuôn viên rộng 1,3ha: Tọa lạc ở một vị trí đắc địa tại TP. Yên Bái, gồm một ngôi biệt thự thiết kế kiểu giật tam cấp, lưng tựa đồi, nhìn ra hồ nước. Bên cạnh đó là khu nhà sàn rộng chừng 60 m2. Trước mặt “biệt phủ”, có hồ nước chiếm phần lớn diện tích khuôn viên phía trước. Xung quanh hồ nước, có thiết kế phần động đá, trồng cây, hoa, khu nuôi gà cảnh…

Nói thật, thời phong kiến, trừ cung vua, phủ chúa ra thì đến quan nhất phẩm như là thừa tướng, thượng thư cũng không bao giờ có dinh cơ như thế.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Đối thoại là văn minh, độc thoại là đáng khinh

Nguyễn Tiến Trung - Ngày 18/5 vừa qua, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã tuyên bố rằng đảng cộng sản “không sợ đối thoại, không sợ tranh luận” đã gây chú ý trong người dân và nhất là tầng lớp trí thức.

Đảng cộng sản “không sợ đối thoại”?

Khi ông Thưởng phải khẳng định “không sợ” tức là để phủ định ý kiến trong dân chúng là đảng cộng sản rất sợ đối thoại. Thế thì tại sao lại có dư luận như vậy, dù rằng đảng cộng sản đang cầm quyền, muốn bắt ai thì bắt?

Ngược lại lịch sử, ngay từ năm 1958, đảng Lao Động, tên trước đây của đảng cộng sản, trong vụ án Nhân văn Giai phẩm, đã phải đàn áp các nhân sỹ trí thức dám nêu các ý kiến phản biện lại đường lối của đảng. Ngay từ thời điểm đó, giới lãnh đạo của đảng cộng sản đã biết rõ không thể biện minh được cho các chính sách của đảng, nhất là chính sách độc quyền chính trị, nếu tất cả được đem ra thảo luận công khai.

Việc ông Thưởng cho biết Ban bí thư đang thông qua vấn đề trao đổi, đối thoại cho thấy trên đất nước Việt Nam này, đến giờ phút này, người dân vẫn không thể trao đổi thẳng thắn với nhau và với đảng cầm quyền trên nền tảng một nền báo chí tự do. Cũng có nghĩa là Việt Nam hoàn toàn không có dân chủ, vì như Hồ Chí Minh đã nói: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.

Thật vậy, ở Việt Nam hoàn toàn không hề có báo chí tư nhân trong khi thời thực dân Pháp vẫn có rất nhiều nhà xuất bản tư nhân được hoạt động. Cuộc Cách mạng tháng Tám hóa ra lại đưa dân tộc vào thế bị kìm kẹp ghê gớm hơn về mặt tự do ngôn luận, trong khi “tự do ngôn luận là linh hồn của mọi thứ tự do” (Voltaire).
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Nền giáo dục ‘tô son trét phấn’

Hình minh họa.
Lê Việt Hà - Đến hẹn lại lên, phụ huynh Việt Nam mấy ngày nay vào mùa họp phụ huynh cuối niên học.

Vào lớp, cô giáo bắt đầu bi bô về tình hình học tập của lớp: Nào là “em rất khổ vì nhiều học sinh lớp ta vẫn chưa học giỏi đều các môn. Ngoài Toán, Tiếng Việt , Khoa Học, Lịch Sử , Địa Lý, nhiều em còn bị giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ than phiền….”

Rồi cô tiếp: “Em dạy Toán, Tiếng Việt, Khoa Học nhưng cuối giờ phải tranh thủ 30 phút làm thay luôn cả giáo viên Nhạc, giáo viên Vẽ gò cho từng đứa biết đọc nhạc, biết vẽ đúng… để lớp ta đạt tỉ lệ cao học sinh giỏi đấy các bác các anh chị ạ. (vì chỉ cần một môn không Tốt là không được chấm học sinh giỏi, không được giấy khen!), nếu không giáo viên bị phê bình, hạ thi đua, trường cũng mất danh hiệu, huân huy chương …”
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Một bài hát của Thức



Tuankhanh - Một ngày cuối tháng 4, tôi nhận được cú điện thoại từ gia đình của anh Trần Huỳnh Duy Thức, kể tình hình của anh Thức trong trại giam lúc này. Câu chuyện kèm theo một món quà bất ngờ: một bài hát mà anh Thức sáng tác nhân ngày của mẹ, vào tháng 5/2017.

Nhiều ngày, tôi không có lòng nào mà nghe nổi bài hát, bởi chỉ loay hoay nghĩ về tình trạng của anh Thức trong nhà tù số 6, một nơi nằm sâu ở phía tây Nghệ An. Từ tháng 8/2016, trong phòng giam nóng bức và tăm tối cả ngày lẫn đêm, những người quản lý trại tù số 6 đã quyết định cắt điện phòng giam của anh Thức. Mọi sinh hoạt của anh đều phải diễn ra trong một khung cảnh nhờ nhờ, suốt trong nhiều tháng, đã khiến thị lực của anh bị sút giảm trầm trọng.

Anh Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của anh Thức kể lại sau chuyến đi thăm nuôi vào tháng 4 vừa rồi, rằng anh Thức đang bị tình trạng mắt nhìn không còn rõ, lại có nhiều biểu hiện như ruồi bay trước mắt. Lúc này, anh đọc hay nhìn rất tệ. Khi gia đình xin trại giam mở điện phòng vào ban ngày, hoặc nếu không thì xin được gửi vào cho anh Thức chiếc đèn pin nhỏ bằng nhựa để anh có thể nhìn rõ hơn, thì phía nhà tù đã từ chối, nói rằng đèn pin thuộc vào thiết bị điện tử, nên không được sử dụng.
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Que sera, sera - Cái gì đến, sẽ đến?

Nguyên Thạch - Thời gian 42 năm trôi qua cho cả nước, trên 70 năm cho xã hội miền Bắc, thiết nghĩ không phải là chặng đường dài ư?. Bạn viết lên những khuôn mực đầy triết tính, tôi trang trải nỗi lòng đau đáu trăn trở cho một quê hương lầm than, các còm sĩ nêu lên những nỗi niềm bực dọc (bức xúc) căm hờn... Còn lại đây là những gì?. Hành động, đúng vậy, hành động là chặng đường cuối sau khi đã được trang bị bị những kiến thức và nỗi lòng cùng bầu nhiệt huyết... Bằng không, 2020 lù lù tiến đến, nó cuộn đi tất cả những gì mà chúng ta đã nói, đã trang trải trong hơn 42 năm qua vào bể khổ ải đầy vô vọng.

Bạn và tôi cứ ngồi vào bàn phím, cứ viết, cứ đọc cho dẫu rằng tâm hồn tôi bạn trĩu nặng khối tâm tư, cho dẫu rằng tôi bạn đau đáu trăn trở hàng ngày hàng giờ về một quê hương Việt Nam thê thảm đang bị ĐCSVN giày xéo, tàn phá về mọi mặt. Lời nói... sẽ chỉ là những lời nói suông nếu lời nói không được đi đôi với hành động.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Câu chuyện của dòng sông

Trần Thảo - Lúc ấy tôi còn bé lắm mà Ban Hợp Ca Thăng Long đã là ban hợp ca nổi tiếng nhất ở miền nam VN. Những ca khúc được Ban Thăng Long trình bày, với giọng ca của Hoài Bắc Phạm Đình Chương, Hoài Trung Phạm Đình Viêm, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc, như Ra đi khi trời vừa sáng, Ngựa Phi Đường Xa, Hội Trùng Dương v.v. đã để lại trong tâm hồn tôi chẳng những là sự thích thú vì được thưởng thức nghệ thuật mà còn là mênh mang một tình yêu quê hương thắm thiết.

Là một cậu bé ở một tỉnh lỵ nhỏ miền trung nghèo nàn, tôi làm gì có cơ hội để tận mắt chứng kiến những cảnh giang sơn hùng vĩ trên khắp miền quê hương! Nên không hề cường điệu khi nói rằng Ban Hợp Ca Thăng Long đã chắp cánh cho tôi bay tới những chân trời, dẫu là bằng trí tưởng tượng, để thấy hãnh diện, để thấy yêu quý quê hương vô vàn qua hình ảnh Sông Hồng cuồn cuộn, Sông Hương tĩnh lặng êm đềm, và giòng sông Cửu Long bốn mùa tưới tiêu cho miền đồng bằng nam bộ thành một vựa lúa, một vùng trái ngọt cây lành.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Giáo sư Phạm Minh Hoàng từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam

Trần Quang Thành - Giáo sư Phạm Minh Hoàng trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành 

Ngày 1/6/2017 mới đây trong cuộc tiếp xúc với Tổng lãnh sự Pháp tại Sài Gòn, giáo sư Phạm Minh Hoàng được biết Chủ tịch nhà nước cộng sản Trần Đại Quang vào ngày 17/5/2017 đã ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam của ông.

Theo giáo sư Phạm Minh Hoàng đây là một quyết định quá bất ngờ gây cho ông choáng váng và phẫn nộ. Ông cho biết đã làm đơn từ bỏ quốc tịch Pháp để phản đối nhà nước cộng sản tước quốc tịch Việt Nam của ông.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Lũ quỷ lại đòi chặt cây

Hạ Trắng - Nhà cầm quyền Hà Nội loan tin sẽ chặt khoảng 1300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng trước ngày 30/9/2017 để thi công Dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch- cầu Thăng Long. Cụ thể, sẽ chặt 1000 cây xanh, di chuyển 158 cây và cắt tỉa 142 cây. Công trình này do Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình giao thông Hà Nội (Sở Giao thông- Vận tải Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội đưa ra “sáng kiến” chặt cây để phát triển kinh tế (theo lý giải của những kẻ lãnh đạo thành phố này) mà dư luận đã dậy sóng bởi những đợt chặt cây vô tội vạ vào mùa hè năm 2015- một mùa hè nóng như thiêu đốt.

Lần chặt cây năm nay cũng diễn ra trong bối cảnh Hà Nội nóng như chảo lửa, nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức 45 đến 50 độ C, thậm chí vào giờ nắng gắt nhất, nhiệt độ đo được tại lòng đường là gần 60 độ C. Người dân thủ đô đang phải chịu đựng những đợt nắng nóng chưa từng thấy, khắc nghiệt hơn những đợt nóng kỷ lục của năm 2015. Trong tình trạng nắng nóng khủng khiếp như thế này thì chặt một cây xanh trên đường phố cũng không thể chấp nhận được dù với bất cứ lý do nào. Chưa cần phân tích đến yếu tố môi trường, chỉ cần nói đến tác dụng làm “bóng mát” của cây xanh, cũng thấy được sự độc ác và ngu dốt của những kẻ được gọi là “lãnh đạo thành phố”.
Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Đức Giáo Hoàng Francis-Con đường hy vọng chung cho tuổi trẻ

Trần Quốc Việt - dịch - Các em thì đứng còn tôi lại ngồi. Thật là rất khiếm nhã! Nhưng các em biết tại sao tôi ngồi; chính vì tôi cần ghi lại những điều mà người bạn chúng ta ở đây đã nói. Những điều ấy là những điều hôm nay tôi muốn nói đến.

Một từ thật ấn tượng bạn ấy dùng là "mơ". Một nhà văn Châu Mỹ La tinh từng nói rằng tất cả chúng ta đều có hai mắt: một mắt thịt và một mắt thủy tinh. Bằng mắt thịt, chúng ta thấy những gì trước mắt chúng ta. Bằng mắt thủy tinh, chúng ta thấy những gì chúng ta mơ tưởng. Đẹp chứ, phải không các em?

Trong hiện thực cuộc sống hàng ngày, phải có chỗ cho mơ mộng. Người trẻ không biết mơ mộng thì cô độc, khép kín. Mọi người đôi khi mơ về những chuyện mà không bao giờ xảy ra. Nhưng dù sao vẫn hãy mơ về chúng, hãy ao ước chúng, hãy tìm kiếm những chân trời mới, hãy mở lòng ra trước những điều lớn lao.

Tôi không biết chắc ở Cuba các em có dùng từ này không, nhưng ở Argentina chúng tôi nói: " Đừng làm kẻ yếu đuối!". Đừng cam phận hay buông xuôi. Hãy mở lòng ra mơ mộng! Hãy mơ có các em xã hội có thể khác đi. Hãy mơ nếu các em gắng hết sức mình, các em sẽ góp phần làm thay đổi xã hội này. Đừng quên mơ! Nếu các em say mê mơ mộng quá nhiều, cuộc đời sẽ cắt ngang giấc mơ các em. Tuy chẳng thay đổi gì; nhưng dù sao vẫn cứ mơ, và hãy chia xẻ ước mơ của các em. Hãy nói về những điều cao cả các em mong muốn, vì các em có thể mơ càng cao thì các em sẽ đi càng xa hơn; cho dù cuộc đời cắt ngang nửa chừng giấc mơ các em thì các em vẫn đã đi khá xa rồi. Cho nên, trước hết, hãy mơ!
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Hải sản nguy hiểm từ hai phía

Cá dùng để làm chả cá ở Lý Sơn.







RFA - Bài tường trình này xem như một lời cảnh báo sau những gì chúng tôi tận mắt chứng kiến cách mà người ta xử lý hải sản, gồm tôm, cá, cua, ghẹ, mực, nghêu… và cả rong biển, mực biển. Dường như sự nguy hiểm của các loại thực phẩm liên quan đến hải sản đều bắt nguồn từ hai phía gồm môi trường biển hiện tại và trách nhiệm của người bán hải sản. Trong đó, vấn đề trách nhiệm của người bán hải sản cần đặt lên hàng đầu và cần phải có điều chỉnh kịp thời nếu như họ không muốn gián tiếp giết chết đồng loại của mình.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Bùi Quang Vơm - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.
Mời đọc thêm

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Việt Nam ơi, vận mệnh của quốc gia nằm trong tay những kẻ này sao?

Hồn Nhiên - Chuyến Mỹ du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong 2 ngày tới đang tạo cho tôi cảm hứng muốn viết, muốn trang trải với quý vị một vài suy nghĩ của tôi. Tôi không thể không bật cười khi hình dung một cái đầu hói bóng lưỡng, trên đó phẳng lì như phi đạo của một phi trường nào đó ở xứ cờ hoa, khuôn mặt cái thúng trông rất dị dạng. Anh mắt nhìn tuồng như trong đó chẳng thấy phản chiếu thứ gì ngoài một ánh nhìn vô tri vô giác. Hình như lãnh đạo cộng sản người nào cũng vậy, mặt vị nào cũng nung núc những mỡ là mỡ khiến cho ta sống lại cái thời phong kiến trong các tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, hay Ngô Tất Tố dạo nào khi miêu tả những ông quan phụ mẫu chi dân. Không phải “khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo” như dân gian người ta hay nói, mà vì nghĩ về những thảm họa xảy ra trên đất nước Việt Nam cùng với những điều lệ ngu ngơ chỉ để nhằm trấn áp những tiếng nói vì dân tộc mà tôi trở nên khó chịu khi nhìn thấy những khuôn mặt này.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam