Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc hội nghị trung ương 7

Hội nghị Trung ương 7dự kiến kéo dài đến ngày 11/05/2013 (DR)

Thanh Phương - rfi - Hôm nay, 02/05/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.

Theo báo chí chính thức, trong bài phát biểu khai mạc, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là Hội nghị trung ương 7 sẽ xem xét và quyết định 6 vấn đề lớn. Bên cạnh việc « hoàn thiện hệ thống chính trị » và « tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận », ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.

Tuy tổng bí thư Đảng kêu gọi các ủy viên trung ương phải «chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân», nhưng ông nhấn mạnh Nhà nước sẽ vẫn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tức là sẽ không chấp nhận những kiến nghị đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp.

Mời đọc thêm

900 người bị bắt tại Trung Quốc vì lấy thịt chuột giả làm thịt bò

Cảnh một khu chợ bán thịt trung tâm Bắc Kinh. REUTERS 

Thụy My - rfi - Bộ Công an Trung Quốc hôm nay 03/05/2013 thông báo vừa bắt giữ hơn 900 người vì làm giả thực phẩm, bán thịt chuột hay thịt chồn nhưng nói là thịt bò hay cừu.

Việc loan báo về chiến dịch đã được tiến hành trong ba tháng qua diễn ra vào lúc cả nước đang còn bị sốc vì các xì-căng-đan thực phẩm trước đó, như dầu ăn thu gom từ ống cống, sữa em bé bị cho vào các chất hóa học độc hại.

Theo Bộ Công an, « có 382 trường hợp thịt bị bơm nước, thịt cừu và thịt bò giả mạo, thịt đã hư thối, các sản phẩm có chứa thịt độc hại và nguy hiểm » đã được phát hiện. Tổng cộng có « 904 nghi can đã bị bắt, hơn 20.000 tấn thịt bị nhuộm phẩm màu hay chất lượng xấu » đã bị tịch thu.

Tại tỉnh Giang Tô thuộc miền đông, những người bán lẻ dùng thịt chuột và thịt chồn, cho các chất hóa học vào để giả làm thịt cừu đem bán. Số khác tại Quý Châu ở miền nam, trộn chân gà - món ăn được người Trung Quốc ưa chuộng - với một thứ chất lỏng có chứa péroxyde hydrogène.

Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Quốc Tế Lao Động ... CỨU TÔI VỚI!




Cái ngày gọi là Quốc Tế Lao Động, 1 tháng 5, này có MỘT điểm LẠ và có VÀI điểm NGỘ NHẬN.

Cái LẠ đầu tiên là ở chổ nó phát sinh từ một sự kiện xãy ra ở Mỹ nhưng Mỹ không lấy ngày này làm ngày lễ nhưng cái nước khác thì lại gọi nó là ngày lễ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG.

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1886 có một vụ sự kiện đáng nhớ xãy ra tại Haymaket, thành phố Chicago, Hoa Kỳ. Trong một cuộc biểu tình đình công lớn đòi giới hạn giờ làm việc 8 tiếng một ngày, xãy ra một vụ ném bom vào cảnh sát, sau đó nhiều loạt đạn bắn ra làm chết 4 người biểu tình. Các nhân chứng mục kích cho rằng loạt đạn này phát ra từ phía cảnh sát. Sự kiện này xãy ra tạo tiền đề cho sự nhượng bộ của giới chủ nhân Mỹ trước giai cấp thợ thuyền. Tổ chức Công Đoàn Mỹ cũng ra đời từ đây. Công nhân Mỹ từ đó chỉ làm việc tối đa 8 giờ một ngày. Nếu có làm thêm thì phải được trả thêm tiền phụ trội. Tuy nhiên, Quốc Hội Mỹ khởi đầu không muốn chọn ngày này làm ngày lễ vì lo sẽ gợi lên sự bất mãn. Thay vào đó họ chọn ngày thứ hai đầu tháng 9 hàng năm làm ngày Lễ Lao Động.

Mời đọc thêm

Một vài hướng dẫn cho Buổi Dã ngoại trao đổi về Quyền Con Người - Chủ Nhật 5.5.2013

1. Nếu các bạn gặp những cản trở ngoài ý muốn trên đường đến địa điểm, xin tìm mọi cách thông báo đến với các trang mạng hoặc gửi lời nhắn về địa chỉ email: tuyenbocongdantudo@gmail.com. Hành vi ngăn chặn việc tham gia dã ngoại, cản trở các công dân tự do gặp nhau để trao đổi về Quyền Làm Người, nếu có, chính là một vi phạm về Nhân Quyền mà dư luận và thế giới cần biết.

2. Khi tập trung tại địa điểm dã ngoại, xin các bạn theo lời hướng dẫn của nhóm tổ chức trong sinh hoạt cũng như trong những phản ứng đối với mọi tình huống. Chúng ta sẽ hành xử thật ôn hòa, văn minh. Nếu có những cá nhân cố tình thể hiện những hành động quá khích, đi ngược với tinh thần hòa nhã chung, xin các bạn hãy cùng với mọi người tránh ra chỗ khác và không can dự vào.

3. Trong trường hợp bị ngăn cản không cho sinh hoạt tại địa điểm đã được thông báo, các bạn đừng rời khỏi hiện trường. Các bạn sẽ được hướng dẫn đến một nơi khác.

4. Nếu vì một lý do nào đó không được ngồi chung tất cả lại với nhau, chúng ta sẽ chia ra từng nhóm, mỗi nhóm 4 người và sinh hoạt ngoài trời một cách bình thường trong khuôn khổ và quy định của luật pháp.

Mời đọc thêm

Vẫn có những con tàu Vinashin hàng nghìn tỷ lang thang trên biển chẳng để làm gì...

Handicrafts Vinh: 
"Nếu không lang thang thì lại hỏng nặn hơn, phải lang thang để coi như vẫn chưa chết, tiền dầu lại được ăn ra. Đến khi nào chết dí lại bỏ đói thủy thủ hihi"

https://www.facebook.com/nhungcongdantudo 
Mời đọc thêm

Ngày tự do báo chí thế giới 3/5








Hôm nay là ngày tự do báo chí thế giới 3/5, Việt Nam nằm trong danh sách các nước không có tự do báo chí.








https://www.facebook.com/nhungcongdantudo


Mời đọc thêm

Chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước bị chỉ trích

Vàng miếng được bày bán tại một cửa hảng ở Zurich, Thụy Sĩ. Rất nhiều vàng đã được nhập vào Việt Nam do chênh lệch giá trong thời gian qua. Reuters
 
Thanh Phương - Chuyện các tờ báo chính thức ở Việt Nam lỡ đăng thông tin « nhạy cảm », sau đó buộc phải gỡ xuống, là chuyện chẳng có gì mới mẻ. Thế nhưng, sự kiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phản ứng rất mạnh đối với bài báo « Rửa » vàng bằng cơ chế của tờ Thanh Niên, đăng trên mạng ngày 24/4, khiến tờ báo này phải vội vã rút bài xuống và hôm sau đăng đính chính trên báo in, đã khiến mọi người chú ý, bởi vì sự kiện này đặt nhiều dấu hỏi về chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Bài báo nói trên của tờ Thanh Niên trích dẫn các số liệu của Hiệp hội Vàng thế giới về tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 để phân tích và đi đến kết luận rằng các chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng khác sang vàng thương hiệu độc quyền của Ngân hàng Nhà nước, tức vàng SJC, trong thời gian qua cho thấy có khả năng « trục lợi chính sách để « rửa » số tiền nhập lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam »

Mời đọc thêm

Vụ lính Mỹ Robertson còn sống ở Việt Nam là giả mạo

Trung sĩ nhất lực lượng đặc nhiệm Mỹ John H. Robertson. Ảnh chụp vào khoảng 1964 (DR)

Thanh Phương - Trong một thông cáo gởi đến hãng tin AFP vào ngày hôm nay, 02/05/2013, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khẳng định người tự nhận là lính đặc nhiệm Mỹ sống tại Việt Nam từ năm 1968, trên thực tế là một người gốc Việt Nam.

Bộ phim « Unclaimed » của đạo diễn Michael Jorgensen đã gây chấn động dư luận kể từ khi được công chiếu vào đầu tuần này, bởi vì phim này nói về trung sĩ nhất lực lượng đặc nhiệm Mỹ John H. Robertson, mà trực thăng bị bắn rơi vào năm 1968 và từ 45 năm nay vẫn sống ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Trong phim có cảnh cựu chiến binh Robertson xúc động gặp lại người thân sau hàng mấy chục năm xa cách.

Thế nhưng, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, nhân vật trong phim nói trên không phải là cựu lính đặc nhiệm Robertson, mà là một người Việt Nam. Trong bản thông cáo, sứ quán Hoa Kỳ nhắc lại rằng, hai lần vào năm 2004 và 2009, các nhà điều tra Mỹ đã thẩm vấn người đàn ông tự nhận là Robertson, nhưng các dấu tay của ông này không khớp với dấu tay có trong hồ sơ của Robertson và ADN cũng không tương hợp với ADN của anh chị em của Robertson.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Sinh hoạt của Người Việt Quốc Gia tại Úc Đại Lợi....

Cờ Việt Nam Cộng Hòa trên khăn choàng của một giới chức Úc Đại Lợi, trong ngày Anzac Day 2013.. 

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Hình ảnh , bài viết, thơ về những sinh họat của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Úc Đại Lợi..

1.- Diễn hành của Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH, tiểu bang Queensland, trong ngày Anzac Day 2013 tại Brisbane.
Được biết: 
** ANZAC: Australian and New Zealand Army Corps.
** Anzac Day được xem như là ngày Chiến Sĩ Trận Vong của Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan... 
( Nếu không đúng xin Qúy Vị bổ túc..Cám ơn ). 

2.- Bài thơ: Những Viên Đạn Đúc Bằng Máu Tim của Chiến Sĩ Võ Đại Tôn, viết nhân dịp tham dự biểu tình Quốc Hận lần thứ 38, trước tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Canberra.. 

Xin mời Quý Vị xem , để tường...

BMH 

Mời đọc thêm

THÁNG TƯ




( Tặng các bạn bè, bà con Kiều Bào - Hải Ngoại, các thân nhân liệt sĩ và những người lính Cộng Hoà )

Tháng Tư cờ Đỏ thắm nồng
Trắng Đen đau xót nhuộm hồng Vàng son
Tháng Tư nối dải nước non
Lòng người chia rẽ xé mòn ly tan

Tháng Tư rũ bóng cờ tàn
Máu cùng nước mắt hoà tan tiếng cười
Vui ngày thống nhất nửa người
Đau ngày mất nước nụ cười bẻ cong

Tháng Tư mấy kẻ vui mong
Cũng ngần ấy kẻ khóc trong đau buồn
Ôi dòng nước mắt mặn tuôn
Hay dòng biển mặn tiễn buồm thuyền đi

Mời đọc thêm

Xin Lỗi Tháng Tư !




Thời trai trẻ ,gác bút nghiên , gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ !"
Cây súng trên vai , máu đỏ trong tim !
Mụ lí trí ! Hùng hục vượt Trường Sơn .
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót , áo sờn vai thấm lạnh !
Mẹ còng lưng vắt Kiệt sức ,mỏi mòn , thao thức đợi con về !
" Ba mươi tháng Tư"Bên Thắng cuộc ,hả hê !!!
Con trở thành kẻ " kiêu binh !" trong đoàn " quân Giải phóng !"
Nhưng ! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng !
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai ???
Chỗm trệ trên cao , toàn những kẻ bất tài !
Đáy xã hội , nhiều " dân oan !" mất đất .
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất !
Mời đọc thêm

Chức sắc 5 tôn giáo cùng ra tuyên bố chung về sửa đổi Hiến pháp

Danlambao - Hôm 1/5, Các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Nội dung bản Tuyên Bố Chung nhấn mạnh đến 8 điểm:

Mời đọc thêm

Ngày Quốc Tế Lao Động và những cuộc đời cần lao ở Hà Nội

Một người bán hàng rong tại Hà Nội hôm 29 tháng 9 năm 2012. RFA PHOTO/Uyên Nguyên

Uyên Nguyên, tường trình từ Việt Nam cho RFA 2013-05-01

Hà Nội, sau lễ ăn mừng 30 tháng Tư, tiếp theo, lễ Quốc Tế Lao Động, cờ hoa, băng rôn và biểu ngữ khắp phố, nhất là thành phố thủ đô của đất nước vốn do giai cấp công nhân lãnh đạo. Nhưng, cũng chính trong những ngày lễ này, có một bộ phận không nhỏ tuy vẫn biết về ngày lễ Quốc Tế Lao Động, vẫn mong mỏi được nghỉ, được ăn mừng nhưng lại không có cơ hội nào để họ giải lao. Đó là những người bán trái cây, bán nước, bán vé số dạo và những dân oan trong vườn hoa Mai Xuân Thưởng hay công viên Lý Tự Trọng.

Mời đọc thêm

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Clip vui: Bộ Chính Trị họp khẩn sau khi quái chiêu 'Đổi tiền - Quỵt nợ' bại lộ



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=4CyX7OiG6zc#!

Mời đọc thêm

Mỉa mai chua xót về lòng yêu nước

Lê Anh - Danlambao - Tình cờ, tôi đọc được bài phỏng vấn ông Nguyễn Thành Trung được thực hiện bởi hai tác giả Trung Dũng và Minh Nguyễn của báo Sài Gòn Tiếp Thị, sau được dẫn lại trên Dân Làm Báo. Tôi tưởng đã quên cái ngày ấy, lúc đó tôi còn nhỏ đi chạy giặc theo ba tôi, chúng tôi đã đến đảo Phú Quốc khi hay tin ông ném bom vào Dinh Độc Lập. Khi ấy tôi đã hét lên rằng quân phản bội, và hàng ngàn tiếng hét lên án hành động của ông. Rất tiếc, ông đã không chứng kiến cảnh người ta lên án ông vào cái ngày ấy. Nhưng tôi thì không thể nào quên. Và nếu như ngày hôm nay, không có cảnh ngư dân đánh cá trên lãnh thổ mình nhưng lại bị quân Trung Quốc bắn và giết một cách vô nhân đạo; nếu không có cảnh các cô gái, trẻ em bị lừa đảo làm gái mại dâm tại Campuchia và Nga, và nếu không có hàng trăm cảnh đau lòng khác mà một người Việt Nam có tình yêu với quê hương không thể làm ngơ... thì tôi có thể xin lỗi ông khi lên án, dù lúc ấy tôi chưa trưởng thành.

Mời đọc thêm

30 tháng Tư trong thế giới mạng

Người dân tại cả hai bên chiến tuyến đều chịu thiệt hại về người và của trong Cuộc chiến Việt Nam
  
Sự kiện 30/04 được chính quyền nói đế́n nhiều trên phương tiện truyền thông nhà nước và cũng là chủ đề bảo chí tiếng Việt tại hải ngoại khai thác, nhưng gần đây có thêm sự tham gia nhiều và mạnh hơn của cư dân mạng.

Là trang thu hút hàng chục triệu người Việt trong nước và ở nước ngoài sử dụng, Facebook, mạng xã hội từng bị chặn tại Việt Nam, đang xuất hiện các thông điệp tương đối trái chiều để đánh dấu sự kiện 30/04.

Tờ Dân Trí có bài mô tả rằng “các bạn trẻ treo trên tường nhà cùng với việc thay avatar hình lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam”.

“Cộng đồng mạng còn hạ quyết tâm “nhuộm đỏ” Facebook với sự xuất hiện của quốc kì, đó không chỉ là trào lưu mà là hành động thiết thực thể hiện tình yêu với quê hương đất nước,” bài báo của Dân Trí viết.

Mời đọc thêm

Chàng trai Mỹ và 'tình yêu tuyệt vời' với tiếng Việt

Hồng Hoa - 23.04.2013 - Theo học ngành xã hội học tại trường đại học Hobart and William Smith, Sam Smukler, chàng trai người Mỹ đến từ bang New York đã nhanh chóng ‘bén duyên’ với tiếng Việt và đất nước Việt Nam cách đây hai năm. Sam đến Việt Nam và ở đó một thời gian thông qua chương trình du học do trường đại học tổ chức. Khi trở về Mỹ, vì không có nhiều người Việt ở khu vực mình sinh sống để có thể thực hành tiếng Việt, anh đã tự mình tiếp tục học tiếng Việt. Một cách mà anh chọn thực hiện đó là đăng tải lên trang Youtube những đoạn video tập nói, tập đọc báo, và thậm chí là hát những bài hát tiếng Việt với mong muốn nhận được phản hồi, đóng góp từ những người Việt.


Những video của anh nhận được rất nhiều sự quan tâm tích cực từ những bạn trẻ Việt Nam. Nhiều bạn đã băn khoăn anh đã học tiếng Việt bao lâu và như thế nào để có thế nói tiếng Việt tốt như vậy. Để trả lời những thắc mắc này, VOA Việt ngữ đã liên lạc và trò chuyện nhanh với anh để giúp mọi người hiểu nhiều hơn về chàng thanh niên thích học tiếng Việt này. Xin mời quý vị cùng lắng nghe cuộc phỏng vấn với Sam Smukler do Hồng Hoa thực hiện.

Mời đọc thêm

38 năm sau ngày 30 tháng 4

Cộng đồng người Việt tại Houston tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư.

Nguyễn Phục Hưng - 30.04.2013 - HOUSTON, TEXAS — Đối với người Việt Nam, 30 Tháng Tư là một ngày có lẽ không bao giờ quên được. Với những người yêu chuộng tự do, dù ở trong nước hay hải ngoại, Tháng Tư 1975 vẫn được nhắc đến là "Tháng Tư Đen". Trong khi nhà nước Cộng Sản coi ngày 30 tháng Tư là "ngày mừng chiến thắng" thì những người yêu chuộng tự do lại coi đây là "Ngày Quốc Hận". Houston là một nơi có nhiều người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ và năm nào người Việt cũng tổ chức kỷ niệm Ngày 30 tháng Tư rất trọng thể.

Tối ngày 28 tháng Tư năm nay, nhiều người Việt đến tham dự "Ngày Quốc Hận' trong khu Tượng Đài Chiến Sĩ vùng Tây Nam thành phố. Hiện diện trong buổi lễ, còn có các vị dân cử Việt Mỹ như dân biểu tiểu bang Hubert Võ, dân biểu liên bang Al Green, người đại diện cho vùng Houston.

Mời đọc thêm

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 2)

Một người tị nạn Việt Nam đã cố gắng tự tử để chống lại lệnh hồi hương, được cảnh sát kéo đi tại một trại tị nạn ở Philippines hôm 17/3/1995. AFP photo

Ngọc Lan - Thông tín viên RFA - 2013-04-30

Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

Không thể quên
Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

Sơn Trần, một kỹ sư điện toán đang sống tại San Jose, miền Bắc California, đặt chân đến phi trường Los Angeles vào một đêm mùa thu năm 1984, cũng không quên 3 chuyến vượt biên của mình khi đang còn là sinh viên đại học Bách Khoa Sài Gòn.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nếu Việt Nam Cộng Hòa chiến thắng?

Từ nhỏ cho đến năm mười chín tuổi, mỗi dịp 30-4 tôi thực sự vui mừng và tự hào bởi đó là ngày chiến thắng và thống nhất của đất nước. Việt Nam đã chiến thắng cường quốc số một thế giới về quân sự và kinh tế.

Cuối năm 1989, tôi có cơ hội được sang CHDC Đức (cũ) và được chứng kiến người dân Đông Đức lật đổ chế độ cộng sản để thống nhất với chế độ tư bản, dân chủ ở Tây Đức. Tôi lại có dịp may mắn được sang Tây Berlin để xem cuộc sống sung túc và tự do của chế độ tư bản, dân chủ. Và tôi hiểu tại sao người dân Đông Đức đã không cam chịu sống dưới sự cai trị độc đoán, phi lý, lạc hậu của chế độ cộng sản.

Cùng thời điểm đó, tất cả người dân các nước Đông Âu đã vùng lên đập tan sự cai trị của các chế độ cộng sản. Và họ đã xây dựng lại từ đầu chế độ tư bản, dân chủ. Cho đến nay, tất cả các nước Đông Âu, người dân đều có cuộc sống sung túc và hạnh phúc trong một chế độ chính trị tự do và dân chủ mà không có sự cai trị của chế độ cộng sản.

Mời đọc thêm

Bloggers ở Việt Nam nghĩ gì về tháng tư


http://media.sbs.com.au/audio/vietnamese_130419_263394.mp3
Mời đọc thêm

Còn một vĩ tuyến 17 trong tâm thức?


Đâu là sự khác nhau khi viết những tác phẩm về chiến tranh ngày hôm qua và những cuộc chiến mới xảy ra hôm nay? Và nhân tố hoà bình sẽ nằm ở đâu trong những tác phẩm ấy? Đến khi nào những câu chuyện hôm qua trở nên chán ngắt? 

Chúng tôi vẫn hỏi nhau như vậy, khi bàn chuyện viết.

Lê Quý Dương, đạo diễn sân khấu thế hệ 6x từng chia sẻ một ám ảnh: năm anh 4 tuổi, B52 dội xuống Khâm Thiên, sát nhà anh có bà già câm điếc sống một mình. mỗi khi có còi báo động thì phải chạy qua gọi cụ. Lần ấy Dương bận lo cho mấy đứa em vì bố mẹ đi vắng, không kịp chạy sang, khi còi báo yên anh trồi lên cũng là lúc chứng kiến căn nhà của bà cụ chỉ còn là đống gạch vụn.

Mời đọc thêm

Nỗi buồn tháng Tư

Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo

Thanh Quang, phóng viên RFA 2013-04-29

Hiện là thời điểm đánh dấu Biến Cố 30 tháng tư, năm 1975 khi Miền Nam VN Tự do rơi vào tay người CS. Theo blogger Thuỳ Linh thì biến cố ấy, dù cho tới nay đã 38 năm, vẫn là “một ngày rất buồn”:

Đó là một ngày rất là buồn vì bao nhiêu sinh mạng con người đã ngã xuống trên mảnh đất này mà chưa đem lại một nền hòa bình thực sự do vẫn còn cuộc chiến trong ý thức, trong cách hành xử của cả bên thắng lẫn bên thua. Niềm vui chiến thắng của một bộ phận người Việt không thể che lấp nỗi buồn của nhiều người.

Qua tác phẩm “Bên thắng cuộc”, “mấy lời của tác giả” Huy Đức, tức blogger Osin, cho biết rằng cuốn sách của ông “ bắt đầu từ ngày 30-4-1975 – ngày nhiều người tin là miền Bắc đã giải phóng miền Nam. Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hoá ra lại là miền Bắc”.

Khi viết về “Buồn Vui Tháng Tư”, nhà văn Sơn Tùng cư ngụ tại Virginia, Hoa Kỳ không khỏi “Thật đau lòng và cũng thật đáng tự hào cho những người đã đứng trong hàng ngũ ‘bên thua cuộc’ vào ngày 30.4.1975”. Theo nhận xét của nhà văn Sơn Tùng, thì “ không bao lâu sau, ‘bên thắng cuộc’ đã dần dần biến thành thua bại. Bắt đầu tuột giốc không thể kìm hãm”. Nhà văn Sơn Tùng phân tích:

Mời đọc thêm

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1)


Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978. AFP photo

Ngọc Lan, thông tín viên RFA - 2013-04-29 - Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương.

Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do.

Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua.

Mời đọc thêm

Kỷ niệm 30-4, trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam tử nạn

Ảnh Masgatotkaca: Khu trại tị nạn ở Galang, Batam, Indonesia.
Ngọc Hân - 29.04.2013 - SYDNEY, AUSTRALIA — Văn khố Thuyền nhân Việt Nam, một tổ chức thiện nguyện cộng đồng tại Melbourne, tiếp tục đẩy mạnh chương trình trùng tu mộ phần thuyền nhân tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á, như là một nỗ lực đáng kể về phương diện truyền thống đạo đức và tín ngưỡng của dân tộc, cũng như là một đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn di sản của người Việt ở nước ngoài.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu, trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines, hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu mộ phần cho những đồng bào xấu số.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

CÁI BÁNH VẼ

Hai thằng anh em ruột bất đồng với nhau về cái bánh vẽ.

Thằng em bảo:

- Đó là cái bánh vẽ, không ăn được, ông mang về làm gì?

Thằng anh:

- Nói bậy, đây là cái bánh “thiên đường XHCN”, rất ngon, bổ, khỏe… tao mang về cho cả nhà ăn.

Thằng em nhất quyết không ăn, cãi với thằng anh về cái bánh vẽ. Cãi nhau không xong, chẳng ai nhường ai, 2 thằng anh em lao vào đánh nhau. Mỗi bên kéo theo một số người, là những người thân ruột thịt trong gia đình, bạn bè và hàng xóm, về phe của mình.

Đánh nhau bao nhiêu năm nhưng bất phân thắng bại, hai anh em hụt hơi. Thằng anh đi vay vũ khí của bạn Nga và bạn Tàu, là nơi đã chỉ cho thằng anh cái bánh vẽ mang về nhà, để đánh thằng em. Thằng em cũng không vừa, đi mượn vũ khí của bạn Mỹ, chơi lại thằng anh.

Mời đọc thêm

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt – Người Di Tản Buồn

Ảnh: Nhạc sĩ Nam Lộc năm 1975. Hình do nhạc sĩ Nam Lộc cung cấp.

Vũ Hoàng, phóng viên RFA - 2013-04-28 - Và đã 38 năm trôi qua, Sài Gòn giờ đã khoác áo mới, cuộc sống trải qua bao thăng trầm, nhưng những giai điệu đượm buồn, đầy tâm sự của Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt và Người Di Tản Buồn của Nam Lộc thì dường như vẫn còn giữ nguyên sự chất chứa, đau đáu thuở nào.

Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt

“Tôi sáng tác trong giai đoạn đầu tiên, lúc mọi người đang trong hoàn cảnh vừa xa cách quê hương, trong tâm trạng vô cùng xao động của một cuộc thay đổi đời sống và chính niềm thương nhớ day dứt cũng như nỗi đớn đau của thân phận người tỵ nạn trong thời gian đó, nó đã bùng lên và làm cho tôi phải viết ra những dòng nhạc.

Thực sự mà nói khi tôi viết ca khúc này tôi dùng một vài câu hát, một vài dòng nhạc để tự an ủi chính mình, bởi vì lúc đó tôi chỉ ra đi có một mình trong một sự bất ngờ hoàn toàn, không có định trước. Chuyện thứ hai nữa, sở dĩ tôi nhắc như vậy là bởi vì trước khi tôi viết Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt thì trong đời tôi chưa bao giờ sáng tác cả, cho nên bất thình lình mình tự viết ra những dòng nhạc sơ sài an ủi cho chính thân phận mình thôi. Có lẽ vì bài hát chia sẻ tâm trạng của mình cũng giống như nhiều người, có thể vì đó, mà mọi người đón nhận bài hát này.

Mời đọc thêm

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

"GIẢI PHÓNG"???

Em trót sinh ra sau ngày "giải phóng"
Và lớn lên khi đất nước "thanh bình"
Nhưng cuộc đời sao vất vả điêu linh
Mẹ buôn gánh bán bưng nuôi con dại

Em đi học, qua đồng khô cỏ cháy
Trời quê hương bàng bạc áng mây buồn
Đường chiều về leo lét ánh tà buông:
- "Con đói quá, mẹ ơi trời sắp tối!"

Sáng đi học bụng em còn thấy đói
Cô dạy em phải yêu kính "bác" Hồ
Em hỏi: - " 'bác' là ai vậy, hở Cô?"
Cô bảo: -"Nhờ 'bác', đảng ta 'CHIẾN THẮNG '!"

Mời đọc thêm

Phim Bụi đời Chợ Lớn

Ảnh: Đạo diễn Charlie Nguyễn đang hướng dẫn một cảnh quay trong phim. (phim3s.net)

Mặc Lâm, biên tập viên RFA - 2013-04-26 - Bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang trở thành câu chuyện thời sự trên các bàn tròn của thanh niên và giới mê điện ảnh khi tin tức báo chí loan tải bộ phim này bị kiểm duyệt không cho trình chiếu vì có quá nhiều cảnh bạo lực không phù hợp với khung cảnh hiện thực xã hội Việt Nam. Tuy nhiên những luận điểm mà Hội đồng xét duyệt phim của Cục điện ảnh đưa ra đã không ít thì nhiều gây tranh luận trên nhiều tờ báo và mạng xã hội, chúng tôi có cuộc trao đổi với hai đạo diễn Lê Hoàng và Đỗ Minh Tuấn chung quanh sự kiện này nhằm tìm ra câu trả lời, tuy chỉ là một góc nhỏ của vấn đề nhưng có thể cho thấy đôi nét về sự kiểm duyệt phim ảnh đang diễn ra tại Việt Nam.

Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

ĐGM Nguyễn Văn Long: Người Việt khắp nơi hãy liên kết phá tan xiềng xích bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ Cộng Sản

VRNs (24.04.2013) – Melbourne, Aus – “Gần 70 năm từ ngày bạo quyền cai trị miền bắc và gần 38 năm từ ngày họ áp đặt chế độ ngoại lai “Mác-Lê” trên khắp quê hương thân yêu, Cộng Sản đã gây ra bao nhiêu chết chóc, kinh hoàng, bao hận thù, chia rẽ, bao bất công, đau khổ, bao nhục nhằn cay đắng. Từ chính sách đấu tố “cải cách ruộng đất” của thập niên 50 tại miền Bắc, cho tới cuộc thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế năm 1968; từ những cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu cho tới nỗi nhục quốc thể còn đang tiếp diễn như những người lao động hợp tác bị ngược đãi; những trẻ em bị bán làm nô lệ tình dục; những người dân oan bị tư bản đỏ cướp đất; các công nhân bị bóc lột ở các hãng xưởng trong nước v.v.. Thật oái oăm và mâu thuẫn khi chế độ Cộng Sản hứa hẹn một thiên đàng cho giai cấp vô sản, nhưng trên thực tế họ lại bị sống trong một địa ngục đầy bất công và bị bóc lột bởi chính hệ thống tư bản đỏ”. Đây là một đoạn trích lời phát biểu của Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, tại State Parliament House, Melbourne, ngày 20.04.2013 vừa qua.

VRNs xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu này do chính tác giả gởi đến.

Mời đọc thêm

Kỷ niệm 30 tháng 4: Một chuyến đi thăm nuôi chồng

Hoàng Yến - 4/24/2013 - Tiếng chuyển động rì rì của máy chiếc xe đò loại nhỏ đang chạy trên tuyến đường từ Qui nhơn đi Pleiku Kontum. Hành khách trên xe bắt đầu chập chờn vào giấc ngủ. Dù có mệt mỏi cho một chuyến đi xa, tôi không thể nào ngủ được, mắt nhìn ra khung cảnh ngoài cửa sổ xe, nhà cửa lui dần khỏi cảnh ồn ào bụi bậm trong thành phố. Nhìn xa xa, những ngọn núi nối tiếp ẩn hiện nhấp nhô, được bao phủ lớp sương mù như mây như khói. Xe bắt đầu tăng ga để leo dốc, con đường dốc ngoằn nghèo thật cao, một bên là vách núi đá một bên là vực sâu, chiếc xe như chênh vênh đang bò bên bờ vực, phía dưới vực rừng cây mờ mờ thật sâu. Tôi không dám nhìn xuống phía dưới, đưa tay áp lấy ngực miệng lâm râm cầu nguyện, cứ tưởng tượng không biết lúc nào chiếc xe sẽ lao xuống vực. Xe leo gần tới đỉnh đèo, ngay khúc quẹo hình chữ V độ dốc thẳng và cao. Đột nhiên xe khựng mạnh và dừng hẳn. Những người trên xe bừng tỉnh nhốn nháo vì đầu máy xe đang bốc khói mù mịt, sợ xe cháy ông tài xế nhảy vọt ra khỏi cửa sổ xe. Chiếc xe không người lái lùi lại từ từ, mọi người trong xe hoảng hốt tìm cách nhảy ra ngoài. Tôi ngồi hàng ghế bên trong, kẹt cứng giữa đám người đang chen nhau thoát ra khỏi xe. Chiếc xe lùi lại thật nhanh. Thất thần mắt nhìn thấy bờ vực cận kề tôi hét to “Lậy Chúa tôi”. 

Mời đọc thêm

Chính sách xóa đói giảm nghèo có đến được với người dân tộc?

Ảnh: Một em bé của một gia đình nghèo thuộc dân tộc thiểu số đôi khi tự đi kiếm ăn. RFA file

Việt Hà, phóng viên RFA - 2013-04-24 - Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hay còn được gọi tắt là chương trình 135, là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo do chính phủ Việt Nam thực hiện từ năm 1998 đến nay. Năm nay, chính phủ quyết định thực hiện giai đoạn 3 của chương trình này với mong muốn giảm số hộ nghèo xuống dưới 35%. Liệu cuộc sống của những người dân tộc hiện sống ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, những người được hưởng lợi từ các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ đã thực sự được cải thiện? và họ mong muốn gì trong giai đoạn tới?

Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc chiếm từ 45% đến 70%

Chị Liên: là người dân tộc Nùng, hiện sống ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Gia đình chị hiện có 2 vợ chồng và hai con nhỏ đang học cấp 1. Trong nhiều năm, gia đình chị được xếp vào hộ nghèo ở nông thôn và được hưởng trợ cấp từ chính phủ. Thế nhưng năm nay, gia đình chị được nâng cấp lên hộ cận nghèo tức có mức thu nhập khoảng 400,000 đồng một người một tháng. Với sự ‘nâng cấp’ này, gia đình chị bị cắt một loạt các trợ cấp vốn đã ít ỏi trước đây và đẩy kinh tế gia đình chị vào nhiều khó khăn, nhất là chuyện học phí, bảo hiểm y tế cho hai đứa con nhỏ.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

“Rửa vàng” từ chính sách của Ngân hàng nhà nước

 Mạc Lâm - RFA - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn yêu cầu Tổng cục 2 thuộc Bộ Công an điều tra những sai phạm của một bài báo trên tờ Thanh Niên cho rằng đang có dấu hiệu “rửa vàng” trong các chính sách tạm nhập tái suất vàng. Tại sao lại xảy ra một sự việc có thể nói là rất nghiêm trọng đối với một tờ báo như vậy?

“Rửa” vàng bằng cơ chế?

Bài báo của Thanh Niên có tựa: “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?” đăng ngày 24 tháng Tư đã làm công luận thật sự hốt hoảng. Dựa trên những thông tin từ Hiệp hội Vàng thế giới, bài báo đưa ra cái nhìn hết sức logic về những diễn biến điều hành vàng của Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp khiến giá vàng không thể liên thông với giá vàng thế giới do chính sách xuất nhập và chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC và có dấu hiệu ai đó đang trục lợi và không thể không bỏ qua yếu tố “rửa vàng” trong các động thái này.

Bài báo nhấn mạnh nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu USD.

Mời đọc thêm

Vô tâm hay ác ý.

Tháng tư về.

Với những người miền Bắc, đó là tháng của những niềm vui. Từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, những “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về” và đó chính là “ mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên” như trong lời ca mà nhạc sỹ Văn Cao đã viết.

Niềm vui đó không dừng ở việc đoàn tụ gia đình, mà nó còn là những món quà của bộ đội mang từ miền Nam về. Những mặt hàng như: Đồng hồ, Radio, vảii vóc, quần áo…đối với người miền Bắc là xa xỉ. Bởi thế, nên có câu “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Hiện tại là những nhãn hàng Quốc tế được treo bày la liệt trên khắp cửa ngỏ tiến vào Hà Nội. Một thế giới Tư Bản đang dần dần làm cho đời sống của người dân Cộng Sản trở nên đầy đủ hơn.

Nhưng đối với người miền Nam thì tháng Tư về gợi lại trong họ những tháng ngày đen tối liên tiếp. Những chia cắt, phân ly. Những bắt bớ,tù tội, giết chóc, trù dập, giết hại, thuyền nhân…Nó không được như trong ca từ mà Văn Cao đã viết “Từ đây người biết yêu người. Từ đây người biết thương người”. Những hận thù trong chiến tranh được họ thoải mái mang ra trả thù của những kẻ đứng trên cương vị của người chiến thắng.

Không phải dễ dàng để người như ông Võ Văn Kiệt nói: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Ấy phải trăn trở lắm mới có thể nói được. Vì, ông Kiệt cũng là một người miền Nam. Bà con ruột thịt của ông cũng có người làm cho chế độ cũ.

Mời đọc thêm

Nguyễn Ngọc Già: Trần Huỳnh Duy Thức - Tình Yêu Kỳ Diệu



Nguyễn Ngọc Già - Dân Luận - Tôi đã từng hỏi nhà tôi: Nếu anh bị bắt như những người tù nhân lương tâm thì sao?

Em không biết, dù đã từng vài lần nghĩ về điều này. Em cũng không biết, lúc đó em có đủ bản lĩnh đấu tranh cho anh như những người vợ khác không nữa, nhưng có một điều chắc chắn: em sẽ chờ anh, chờ anh về cho đến khi nào em còn sống - nhà tôi nhẹ nhàng trả lời.

Câu trả lời giản dị của nhà tôi làm tôi chợt nhớ đến vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức.

Tôi không biết chị là ai, ngoài một bài báo cũ gần 4 năm về trước cho hay chị có tên Lê Đính Kim Thoa, khi đài BBC phỏng vấn về tình trạng chồng mình.

Mời đọc thêm

Ngày người Mỹ gốc Việt tại Texas

 
Dân biểu Hubert Võ

AUSTIN, TEXAS —
Ngày người Mỹ gốc Việt tại Texas



Nguyễn Phục Hưng - VOA - 24.04.2013 - Trong phiên họp sáng ngày thứ Tư, 17 tháng 4, 2013, Hạ viện tiểu bang Texas thông qua Nghị Quyết HR 1400 do Dân biểu gốc Việt Hubert Võ đệ trình. Nghị quyết này tuyên bố ngày 17 tháng 4 năm 2013 là “Vietnamese Americans Day in Texas” để vinh danh Người Mỹ gốc Việt tại Texas. Buổi chiều cùng ngày, Thượng viện Texas cũng thông qua Nghị Quyết SR 690 với cùng một mục đích.

Mời đọc thêm

Tổng lãnh sự Mỹ thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa


Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân (thứ hai từ trái sang) và các tham tán và viên chức chính trị của tòa đại sứ Mỹ đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng, hồi chiều thứ ba 23 tháng Tư. Courtesy danang.gov.vn

RFA - 25.04.2013 - Tổng lãnh sự Hoa Kỳ Lê Thành Ân hướng dẫn phái đoàn gồm các tham tán và viên chức chính trị của tòa đại sứ Mỹ đến thăm và làm việc với UBND huyện Hoàng Sa tại Đà Nẵng, hồi chiều thứ ba 23 tháng Tư.

Ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa chào đón Đoàn công tác, đồng thời thông tin chia sẻ một số vấn đề về kết quả hoạt động và định hướng phát triển của UBND huyện Hoàng Sa và của Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Mời đọc thêm

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

DÂN CHỦ HÓA LÀ SỰ TIẾN TRIỂN KHÔNG THAY ĐỔI ĐƯỢC CỦA LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (?)

“1975-2013: 38 năm, những chế độ từng được chính người VN xem là những chế độ độc tài tàn bạo nhất trong khu vực đã lần lượt chuyển hoá thành những thể chế dân chủ. Hàn Quốc chia tay với Park Chung Hee và Chun Doo Hwan. Philippines tống tiễn Marcos. Indonesia hạ bệ Suharto. Myanmar là nước mới nhất chia tay với tập đoàn quân phiệt, bước vào con đường dân chủ. Thái Lan sau thời khuynh đảo của các tướng lãnh cũng đang bước vào thời kỳ dân chủ ổn định hơn. Ngay ở Singapore đảng Hành động nhân dân PAP cũng không còn có thể thống trị chính trường như trước.

Chuyển qua thể chế dân chủ, đó là xu hướng rõ ràng, là con đường nay có thể nói là không thể đảo ngược của các quốc gia trong khu vực. Cũng nhờ đó nền kinh tế của họ phát triển ổn định hoặc ít nhất là không thường xuyên co giật.

Chỉ VN là lội ngược dòng.”

Nguồn: Facebook của Nhà thơ Đỗ Trung Quân

https://www.facebook.com/nhungcongdantudo
Mời đọc thêm

Ngày Tổng vận động cho Nhân quyền Việt Nam được phát động tại Mỹ

Cuộc vận động dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt kéo về Quốc hội Hoa Kỳ để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.

Trà Mi-VOA - 22.04.2013 - Cuộc vận động do Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS khởi xướng dự kiến sẽ thu hút hàng trăm người Việt tại Mỹ kéo về Quốc hội Hoa Kỳ, để kêu gọi cơ quan lập pháp này thúc đẩy chính phủ của Tổng thống Obama áp lực Việt Nam tôn trọng và cải thiện nhân quyền.

Một cuộc vận động vào cơ quan hành pháp Hoa Kỳ hồi tháng 3 năm ngoái đã dẫn tới cuộc đón tiếp của đại diện Tòa Bạch Ốc với hàng trăm người Mỹ gốc Việt kêu gọi nhân quyền cho Việt Nam.

Mời đọc thêm

Băng đảng và nhà nước

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok - Hiện tượng doanh nghiệp và chính quyền đứng sau lưng xã hội đen tấn công người dân ngày càng trở nên công khai, phổ biến khiến xã hội như đang rơi vào sự hổn loạn có chủ đích của các thế lực lợi ích nhóm được tiếp tay bởi chính quyền các cấp đang là mồi lửa rất nguy hiểm hiện nay. Mặc Lâm tìm hiểu thêm chi tiết trong vụ mới nhất này.
Phần âm thanh
Ảnh: Hiện trường nơi xảy ra vụ xô xát  

Chính quyền làm ngơ cho xã hội đen lộng hành?

Vào trưa ngày hôm qua hơn 50 côn đồ đã được công ty Hoa Thành thuê tới khu vực đất tranh chấp tại xã Đại Thắng huyện Tiên Lãng tấn công người dân đang đấu tranh đòi đền bồi giải tỏa cho họ. Nói đến côn đồ Hải Phòng người dân nghĩ ngay đến những đầu gấu nổi tiếng từ những thập niên 80 khi các nhóm này cùng tháp tùng những người vượt biên tìm tự do sang Hong Kong định cư trong các trại tỵ nạn lúc bây giờ, đã cấu kết nhau dùng mọi thủ đoạn để tước đoạt vật phầm ít ỏi do Cao Ủy phân phối cho người tỵ nạn. Những nhóm côn đồ này sau cùng lọt sổ qua vài nước đa số là Canada một số khác bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam và tiếp tục kiếm sống bằng những hành động phi pháp. Họ được bảo kê vì trong xã hội Việt Nam không có bất cứ một hành động côn đồ nào có thể qua mắt được công an khu vực.
Mời đọc thêm

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Suy nghiệm tháng Tư, trò chuyện với nhà văn Thùy Linh

Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-04-23 - Nhà văn Thùy Linh vốn không bắt đầu sự nghiệp của mình bằng ý định trở thành nhà văn, nhưng Văn đã thành nghiệp và Chị đã đoạt các giải thưởng lớn về văn học như: Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn Nghệ (1985) với truyện "Mặt trời bé con của tôi"; giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2001-2002) với truyện "Gió mưa gửi lại"; giải B (không có giải A) của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho tập truyện ngắn "Gió mưa gửi lại" (2004). Chị cũng viết trang blog buudoan.com mà trong đó chị viết nhiều về chính trị xã hội. Là một người trưởng thành sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc, chị hầu như không có kỷ niệm về chiến tranh,

Ảnh: Những người lính VNCH sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. RFA files

“Chiến tranh với Linh là những nỗi nhớ về mẹ, và về không gian yên bình ở thôn quê khi đi sơ tán để tránh bom Mỹ. Linh hầu như không có kỷ niệm gì về chiến tranh.”

Dù vậy hình ảnh người lính vẫn có mặt trong các truyện ngắn của nhà văn Thùy Linh.

“Người lính không thóat khỏi tâm lý hậu chiến. Nhân vật trong câu chuyện Những người còn lại là người lính bị điên lên sau chiến tranh. Linh biết những chuyện đó khi tiếp xúc với những bạn nhà văn đã từng là lính. Khi nói chuyện, dù bắt đầu với đề tài gì họ cũng lại quay về với chiến tranh, họ bị ám ảnh bởi chiến tranh. Những người bạn văn của Linh đã từng là lính cứ mỗi dịp 30/4 là họ lại tập trung lại, kể về những người đồng đội đã hy sinh, rồi họ khóc.”

Mời đọc thêm

Vụ "hòn đá lạ" ở Đền Hùng : quản lý bừa bãi di tích lịch sử

Thanh Phương - RFI - Ngày 19/04, tức ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, nghi thức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đã diễn ra tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Phú Thọ. Trước đó vào tối 13/04, tức mồng 4 tháng 3 Âm lịch, UBND tỉnh Phú Thọ đã chính thức đón Bằng công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ảnh: "Hòn đá lạ" ở Đền Hùng Phú Thọ (TỄU - BLOG)

Nhưng thay vì bảo tồn tín ngưỡng thờ cúng vô cùng thiêng liêng này đối với người dân Việt Nam, thì các nhà quản lý Đền Hùng lại đưa vào di tích này những thứ hoàn toàn không có một cơ sở lịch sử nào, như "vụ hòn đá lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong những ngày qua, mà theo lời tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, đó là mà một sự « hỗn loạn về tâm linh », toàn là những sự bịa đặt.

Bên cạnh sự quản lý lỏng lẻo các di tích như Đền Hùng, cách hành xử của một bộ phận người dân Việt Nam đối với những nơi thờ tự thiêng liêng như vậy cũng đã gây bất bình dư luận. Báo chí trong nước mấy ngày qua đã đưa lên nhiều hình ảnh hàng quán, dịch vụ loạn xạ đón khách vào Đền Hùng, bày bán đủ thứ, thượng vàng hạ cám, từ hàng giải khát, cơm cháo, bún phở, bánh kẹo, quần áo, giầy dép, hàng gia dụng, cho đến cây cảnh, măng chua, điếu cày..., thậm chí dọc hai bên đường còn bày bán cả thịt gia súc.

Mời đọc thêm

Tin vịt về Tòa Bạch Ốc làm các thị trường chứng khoán Mỹ xáo trộn

Ảnh chụp màn hình tin nhắn trên mạng twitter trong tài khoản của AP, 
nhưng được bác bỏ sau đó vì là tin sai

VOA - 23.04.2013 - Một thông tin sai lạc hôm thứ Ba nói rằng có những tiếng nổ ở Tòa Bạch Ốc Hoa Kỳ, gây thương tích cho Tổng thống Obama khiến cho các chỉ số chứng khoán chao đảo, nhưng đã hồi phục nhanh chóng sau khi các nhà đầu tư biết ra là một tin vịt.

Hãng tin AP nói các tin tặc đã lọt vào bộ phận tin tức của trang mạng xã hội Twitter, và đưa ra một Twitt nói rằng có hai tiếng nổ ở Tòa Bạch Ốc làm Tổng thống Obama bị thương.

Mời đọc thêm

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Có hay không chuyện đổi tiền?


Bảng Đỏ - Danlambao - Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ông Nguyễn Chí Thành vừa lên báo Lao Động phản bác tin đồn Nhà nước sắp đổi tiền, kèm theo lời khẳng định chắc nịch “Không có chuyện đổi tiền ở thời điểm này”. Bên cạnh đó, ông quan CS còn đổ lỗi việc tỷ giá đồng Đô-la vọt lên đến 21.500 trong nhiều ngày gần đây là do 'tin đồn thất thiệt về việc đổi tiền gây ra. Cũng ngay trong tối ngày 22/4, Ngân Hàng Nhà Nước lập tức phát đi thông cáo báo chí bác bỏ tin đổi tiển được đăng trênCổng Thông Tin Điện Tử Chính phủ.

Mời đọc thêm

Suy nghiệm tháng Tư

Kính Hòa, phóng viên RFA - 2013-04-22 - Andrew Lâm là một nhà báo và nhà văn người Mỹ gốc Việt. Anh là một trong những người Việt thuộc thế hệ di dân gia nhập vào dòng chính của truyền thông Hoa Kỳ. Andrew sinh ra ở Việt Nam, con trai của một viên tướng thuộc quân đội Việt nam Cộng Hòa, sang Mỹ ngay năm 1975 và trưởng thành ở quê hương thứ hai của anh. Andrew bắt đầu sự nghiệp báo chí và văn chương của mình ngay lúc còn học đại học. Anh đã được giải thưởng của Hiệp hội báo chí chuyên nghiệp, các giải thưởng cho hai quyển sách đầu tay là Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora (Giấc mơ hương: Suy tư về cộng đồng người Việt hải ngoại) và East Eats West, Writing in two hemispheres (Đông Tây quấn quít, viết giữa hai thế giới). Cuốn sách thứ ba của anh cũng vừa ra mắt bạn đọc tựa đề Bird of Paradise lost (Hoa thiên điểu đã mất).
 
 AFP PHOTO: Sài Gòn ngày 30-04-1975.

Mời đọc thêm

Giới trẻ Úc gốc Việt và Ngày 30 tháng 4

Những người Việt Nam miền Nam tị nạn đi qua một chiếc tàu của Hải quân Mỹ; Operation Frequent Wind, 
cuộc hành quân cuối cùng ở Sài Gòn, bắt đầu 29/4/1975. (Ảnh: tư liệu của chính phủ liên bang Mỹ)

Giới trẻ Úc gốc Việt và 'Ngày Quốc hận 30 tháng 4'

Ngọc Hân - VOA - 22.04.2013 - Thời gian không làm phai nhòa hình ảnh và tình cảm đối với biến cố 30 tháng 4 năm 1975 mà cộng đồng người Việt nước ngoài gọi là "Ngày Quốc Hận". Điều này rất tự nhiên đối với thế hệ thứ nhất người Việt định cư tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Thế nhưng, việc giới trẻ hải ngoại - sinh sau năm 1975 trong nước cũng như ngoài nước - tiếp tục quan tâm đến Ngày Quốc Hận là điều đáng chú ý.

Mời đọc thêm

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

TẢ BÁC BỘ TRƯỞNG

Hôm qua Bộ trưởng tới thăm

Cả trường em được bữa ăn no phè

Bài tập cô giáo giao về

Tả bác lãnh đạo xa quê – người Mèo


“Đầy tớ là phải rất nghèo

Là đít phải móp, là eo phải gầy

Là không chém gió mỏi tay

Là tóc phải bạc, là mày phải chau

Là mặt thì phải rất nhàu

Việc dân, việc nước, trước sau, bộn bề…”


Mời đọc thêm

5 lần phá CNXH để tồn tại

 Chú thích hình: Dân Hungary có óc sáng tạo – Họ vào nhà hàng 
thức ăn nhanh McDonald để ăn bánh mì thịt kẹp McLenin

 *

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội ( CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng : Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọan đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta ( và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu , Liên Xô ( cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ.v.v..Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thủy Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự .

Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ.

Mời đọc thêm

Phát ngấy về các ngài!



“Đứng trước ngài, ta có cảm tưởng hỗn xược như ta lại phải ăn một mâm cỗ đầy ắp những thịt mỡ khi ta đã no nê. Nghĩa là ta phát ngấy về sự phì nộn của ngài.” Đoạn văn này Nguyễn Công Hoan tả ông quan huyện bây giờ có thể dùng để tả Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Giàng Seo Phừ.
 
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam