Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Lấy của dân nghèo chia cho người giàu

Nỗi lòng của người dân Quận 2

Tây Khuê (Danlambao) - Đây là một khẳng định mà chính tôi là người trong cuộc, là một “dân nghèo” đúng nghĩa. Vì sao ư, chúng tôi đã mang theo câu hỏi đó hơn mười năm để đi tìm câu trả lời.

Tôi là một trong những hộ dân ở Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 đang nằm trong khu quy hoạch “ bất động” 174 hecta. Ra quyết định giải tỏa hơn mười năm rồi mà cả nhà đầu tư lẫn chính quyền địa phương vẫn chưa tiến hành cái dự án khủng đó. Mười năm không phải là dài nhưng đủ để nhà chúng tôi hư hỏng, dột nát. Vậy mà không được sửa chữa, nâng cấp cuộc sống, nhìn vào thì không còn giống căn nhà nữa. Đến cả thủ tục về giấy tờ đất đai chúng tôi cũng không được phép làm. Nhà cửa đối với con người thiết thực như áo quần, nhà hư hỏng không được sửa sang khác nào áo cũ mà không được thay, quần rách không được vá lại. Phải chăng nếu có vị lãnh đạo nào có đất nằm trong quy hoạch cũng sẵn lòng chịu mặc áo rách bao năm như chúng tôi? Quả thật là chúng tôi là những dân nghèo, nghèo về cái gọi là “ nhân quyền”.
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, Sài Gòn

Công an chặn bắt 

SÀI GÒN & HÀ NỘI (NV) -Một cuộc biểu tình được kêu gọi ở Sài Gòn và Hà Nội để “ủng hộ Luật Biển Ðảo Việt Nam” và “phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa” đã gặp phải sức cản trở mạnh mẽ của công an và an ninh Việt Nam, nhưng vẫn diễn ra ở cả hai chỗ.
Đoàn biểu tình tại Sài Gòn đang tiến từ phía công viên trước mặt 
Dinh Ðộc Lập về phía tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc trên 
đường Hai Bà Trưng. (Hình: Facebook Nguyen Vanhung)

Trước ngày dự trù biểu tình, một loạt những người đã từng đi biểu tình chống Trung Quốc, và cũng từng bị công an làm khó dễ trước đây, được trao giấy mời lên gặp công an hoặc viên chức khác ở cấp phường, khu phố - mặc dù 1 tháng 7 là ngày Chủ Nhật.
Mời đọc thêm

Trung Quốc ngang ngược và dư luận Việt Nam

Phùng Thức/Người Việt

Sự kiện Trung Quốc ngang ngược gọi thầu các mỏ dầu bên trong thềm lục địa Việt Nam cho thấy hai thái độ rõ rệt trong phản ứng của chính quyền và dư luận Việt Nam.

Phía chính quyền cố gắng tiếp tục làm tròn vai diễn với những tuyên bố từ cấp bộ ngoại giao như thông lệ. Có thể lần này ngôn ngữ ngoại giao mạnh mẻ hơn nhưng về chất lượng phát ngôn vẫn không khác mấy với những lần trước dù mức độ Trung Quốc lấn xâm lấn chủ quyền quốc gia là nghiêm trọng. Ở phía dư luận công dân rộng rãi người ta nghe thấy một giọng nói chung rất cô động, gần như có tính kết luận về sự việc mất chủ quyền này là: Việt Nam hết cửa!

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, sáng Chủ Nhật, 1 tháng Bảy, 2012
 (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Khái niệm ‘Việt Nam hết cửa’ được người dân đưa ra gần với nghĩa bị Trung Quốc chiếu bí trên một ván cờ. Không cần suy diễn đến viễn cảnh Trung Quốc có gọi được thầu hay không gọi được thầu, chỉ cần phát ngôn và hành động gọi thầu của Trung Quốc đã cho thấy Bắc Kinh, thông qua Tổng công ty dầu khí Hải Dương ( CNOOC) đã cướp đoạt chủ quyền biển của Việt Nam, đã làm phá sản những nước đi ngoại giao và cả luật biển của Việt Nam vừa mới được quốc hội thông qua.
Mời đọc thêm

Nhà văn Nguyễn Viện: Chính quyền Việt Nam quá nhu nhược trước Trung Quốc

Liêu Thái/Người Việt (thực hiện)

LTS: Là một nhà văn tự do, từng có những “va chạm” về chính kiến trên tác phẩm cũng như ngoài đời thật với chính quyền, và, đặc biệt, trong cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 năm 2012 này, ông là một trong những người được an ninh “chăm sóc” kỹ lưỡng. Cuộc phỏng vấn của Liêu Thái với nhà văn Nguyễn Viện ngõ hầu tỏ rõ hơn quan điểm của một người biểu tình chống Trung Quốc, một người yêu nước và, hơn hết là nỗi thao thức của một cư dân ở một quốc gia vẫn còn mang nhiều vết dấu nhược tiểu trong cách hành xử đối ngoại cấp vĩ mô...

Biểu tình chống Trung Quốc sáng Chủ Nhật, 1 Tháng Bảy tại Sài Gòn. (Hình: Facebook)

-Liêu Thái: Ông vui lòng cho biết lý do vì sao sáng hôm nay ông không tham gia cuộc biểu tình được?

-Nguyễn Viện: Sáng Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012, tôi uống cà phê với anh Lê Hiếu Ðằng và vài người bạn khác. Chúng tôi cùng hẹn nhau sáng Chủ Nhật sẽ ra Nguyễn Du (góc nhà thờ Ðức Bà) uống cà phê. Từ điểm tập trung đó, chúng tôi sẽ cùng với các bạn trẻ biểu tình.
Mời đọc thêm

Nghe Quốc hội nói & nhìn Công an làm


Chào Bác,

Tèo chưa hết “bức xúc” vì hình thù cái đồ án tỉnh Nghệ An xây đền thờ cả họ nhà bác mà bất cứ ai, kể cả các nữ nhân đang sống đời xa vòng tục lụy, nhìn vào cũng đều thấy ngay đó là một con chim đang cố rúc đầu vào lùm cỏ. Trong khi đang dồn mọi nỗ lực vào việc truy bắt để “xử lý” tên phản động nào đã cả gan xâm nhập vào ngay nội bộ họ tộc bác để chơi đòn đại độc đại đểu này, thì lại xảy ra sự cố phá hoại con đường cứu nước của bác đã bỏ công sức hy sinh cả đời mình đi tìm mà kết quả vừa mới lù lù ra khi ngài Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến Cam Ranh.
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Việt Nam: Biểu tình chống Trung Quốc ngày 1.7.2012‏

VIỆT NAM (NV) – Dù hầu hết các tờ báo lớn tại Việt Nam gần như hoàn toàn im tiếng (cho đến chiều Chủ Nhật, 1 tháng 7) nhưng hình ảnh và tin tức về hai cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn chống Trung Quốc diễn ra buổi sáng  tràn ngập trên các trang mạng xã hội và truyền thông quốc tế.
 
Dưới đây là một số hình ảnh về hai cuộc biểu tình do phóng viên AFP và các blogger ghi nhận được.
Hà Nội


Tin tức cho hay đoàn biểu tình ở Hà Nội có khoảng hơn 300 người. 
(Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)
Mời đọc thêm

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Cù Huy Hà Vũ: Lương tâm thời đại

 
Huỳnh Thục Vy

Tôi không nghĩ như giáo sư Châu, qua những sự kiện nổi bật liên quan đến tiến sỹ Vũ từ trước đến nay, chúng ta có thể thấy những việc ông đã làm không những sáng suốt, hợp pháp, hợp lòng người, mà còn thể hiện hài hòa tinh thần trách nhiệm với lòng yêu nước, lòng nhân ái với dũng lược của một sĩ phu.

Mấy hôm nay định viết một bài về Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ nhưng không biết phải viết gì, vì những bài viết về ông đã quá nhiều. Hôm qua, nhân đọc cái note “Về sự sợ hãi” từ blog “Thích học Toán” của Giáo sư Ngô Bảo Châu về Tiến sỹ Vũ, cảm thấy không thể không viết vài lời để nói lên những suy nghĩ của mình.

Bắt đầu bài viết ngắn của mình, giáo sư Châu nói rằng : “Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường”. Mượn lời ông, tôi cũng muốn nói rằng tôi không đặc biệt hâm mộ giáo sư Ngô Bảo Châu, và vì thế không bị lòng ngưỡng mộ chi phối đến nỗi không thể viết một bài phản biện bài viết của ông.
Mời đọc thêm

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Biểu tình chống Trung quốc xâm lược

Đại Nghĩa – Góp gió (Danlambao) - Một năm đã trôi qua, tôi vẫn còn nhớ rõ những ngày nhân dân ta đã hăm hở “xuống đường”. (thật ra chỉ đi trên lề cho nên phải gọi là “lên đường” mới đúng nghĩa ở đây mới đúng). Những nhà trí thức cách mạng lão thành, những sinh viên học sinh, những người dân hiền hòa đã bày tỏ lòng yêu nước qua những cuộc biểu tình mà phải mang danh “tự phát, tụ tập đông người”. Thế rồi khí thế của những ngày đầu biểu tình đã tàn lụi dần vì nhà cầm quyền CSVN đã “đồng thuận” với quân bành trướng nên “đàn áp nặng tay” một cách không thương tiếc.

“Trên thực tế, sáng 5-6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở Tp. HCM để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 2 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”. (Đàn Chim Việt online ngày 5-6-2011)
Mời đọc thêm

‘Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc’

(ĐVO) Đưa tàu trở lại bãi cạn Scarborough, mời thầu dầu khí ở ngay trong thềm lục địa Việt Nam… cung cách ứng xử của Trung Quốc đang ngày càng nguy hiểm và ngạo mạn.

Bài viết “Sự ngạo mạn nguy hiểm của Trung Quốc” (China’s Dangerous Arrogance) đăng trên The Diplomat cho rằng việc Trung Quốc tìm cách độc chiếm vùng biển châu Á và đe dọa quyền tự do hàng hải quốc tế đang trở thành vấn đề không chỉ đối với các nước láng giềng.

Theo bài viết, thái độ quyết đoán của Trung Quốc về ngoại giao và quân sự rõ ràng được thúc đẩy bởi sự tự tin thái quá và khiến cho người khác cảm thấy vô cùng lo ngại, đặc biệt về tự do hàng hải.
Thái độ tự tin thái quá của Trung Quốc thường được thể hiện qua những tuyên bố của Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Ảnh THX

Khi Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng, nước này càng trở nên quyết đoán hơn trong lĩnh vực ngoại giao. Thái độ quyết đoán này ngày càng gia tăng cùng với sức mạnh hải quân của Trung Quốc và khiến cho người ta tự hỏi liệu nó có biến thành ngạo mạn, đặc biệt ở Biển Đông.
Mời đọc thêm

Quốc hội đã ừ với chủ quyền biển đảo thì chính phủ làm tới luôn đi chứ?!

Trình Phụng Nguyên

Số là một số các bạn vẫn cứ phải lén lút yêu nước có lẽ vì cho rằng tránh voi chả xấu mặt nào. Nhận được thông tin là ngày 21.06.2012 Quốc hội đã thông qua luật biển xác định chủ quyền biển đảo tại biển đông, các bạn ấy tự „một mình“ đứng ra „Kêu gọi tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc, ủng hộ luật biển của Việt Nam. Sau khi phải rào trước đón sau, họ nhấn mạnh: „Cuộc tuần hành này KHÔNG CÓ người chỉ huy, cầm đầu mà tất cả những ai cảm thấy bất bình, muốn bày tỏ lòng yêu nước đều có thể tham gia và vận động người thân, bạn bè tham gia“.

Tại sao họ lại phải làm thế?
Mời đọc thêm

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Quốc tế tồng ngồng


Lột trần bộ mặt của đảng/Biếm họa Babui (Danlambao)
Xích Tử 

Nghe đưa tin, những ngày này, tại thủ đô Athene của Hy Lạp, 800 đại biểu nữ ưu tú, trong đó có các yếu nhân, chính khách đến từ nhiều nước, bao gồm nữ Phó Chủ tịch nước Việt Nam, tham dự hội nghị “thượng đỉnh” của phụ nữ thế giới. Cùng với những hoạt động sôi nổi nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, đây là một sự kiện lớn của phụ nữ trong năm 2012. Tất cả các vị đại biểu dự hội nghị, qua màn ảnh truyền hình, đều xinh đẹp, quan trọng và sang trọng, với váy áo, với những cánh tay trần, với những trang sức đắt tiền và ấn tượng.
Nghe đưa tin, những ngày này Quốc hội đang họp. Nhiều nữ đại biểu đăng đàn phát biểu, thảo luận, gặp gỡ báo chí, cũng xinh đẹp, rực rỡ, sang trọng, đầy trách nhiệm.
Mời đọc thêm

Ðội nón ‘HS-TS-VN’, một phụ nữ (blogger Bùi Thị Minh Hằng) bị bắt.

Theo Người Việt

HÀ NỘI (NV) - Một phụ nữ từng nhiều lần biểu tình chống Trung Quốc bị bắt hôm Chủ Nhật sau khi đi bộ tại bờ Hồ Hoàn Kiếm đội nón lá ghi hàng chữ “HS-TS-VN” và “Ðả đảo Trung Quốc xâm lược”.

Bà Bùi Thị Minh Hằng bị xông vào giựt nón lá. (Hình: Facebook)

Vụ giựt nón và bắt bà Bùi Thị Minh Hằng xảy ra trong chớp nhoáng nhưng được một số bạn bè của bà Hằng chụp ảnh được.

Theo lời kể trong các tin nhắn trên mạng và trên trang Facebook, bà Bùi Thị Minh Hằng đội chiếc nón lá, trên chóp nón có ghi hàng chữ “HS-TS-VN” tức “Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam” và vành ngoài thì ghi “Ðả đảo Trung Quốc xâm lược”.
Mời đọc thêm

Quan Điểm Cơ Bản của Đảng Vì Dân



Đảng Vì Dân được thành hình nhằm mục đích góp phần đấu tranh thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa xã hội, và xây dựng một nước Việt Nam Mới thật sự có hòa bình, tự do, ấm no và tiến bộ.
Với mục tiêu cụ thể đó, các nỗ lực đấu tranh đặt trên nền tảng các quan điểm cơ bản được trình bày đại cương như sau:

Mời đọc thêm

Lời phát động "PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM"



Việt Nam, ngày 10 tháng 06 năm 2012,

LỜI PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM

Thưa quốc dân đồng bào,
Cách đây hơn 100 năm phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân đã ra đời và được nhân dân ta hưởng ứng nhiệt thành. Nếu như chính quyền cai trị của Pháp lúc đó không đàn áp thành công các phong trào yêu nước này thì giờ đây tinh thần “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh” đã đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển không thua kém gì Nhật Bản và các nước thuộc thế giới thứ nhất khác.

TIẾP CON ĐƯỜNG DUY TÂN
Tinh thần đó, nói một cách hiện đại chính là “Hiểu biết để Tự tin để Làm giàu cuộc sống” cho mình và mọi người. Phong trào Con đường Việt Nam xin được tiếp nối tinh thần này, tiếp quản sự nghiệp của tiền nhân, tiếp nhận hồn thiêng sông núi để tiếp tục một con đường đúng đắn mà dân tộc ta đã chưa đi đến đích. Chặng đường dở dang còn nhiều khó khăn nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua nó chỉ cần một hành trang: tự tin sử dụng quyền con người của mình.
Dưới chính quyền thực dân phong kiến, quyền con người của nhân dân ta bị tước đoạt trầm trọng. Nhưng từ khi thoát khỏi đô hộ của ngoại bang đến giờ các quyền mặc nhiên này của chúng ta chưa bao giờ được thực sự tôn trọng và bảo vệ. Đây chính là căn nguyên cốt lõi khiến nước ta đến giờ vẫn còn chậm tiến cho dù nhân dân ta đã rất vất vả, luôn cần cù chịu thương chịu khó và luôn khát vọng vươn lên đến cháy bỏng. Căn nguyên này được rút ra từ một quy luật mà chỉ khi tuân thủ nó – tức tôn trọng và bảo vệ đầy đủ quyền con người – thì xã hội loài người mới có thể phát triển công bằng, thịnh vượng và văn minh được.
Mời đọc thêm

Đàn áp có cần văn hóa không?

Nguyễn Ngọc Già

Bà Aun Sang Suu Kyi đã được tạp chí Forbes xếp hạng 47 trong 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới vào năm 2006 (1). Bà cũng được xem như là người góp phần vô cùng lớn lao cho cuộc đổi thay tốt đẹp Miến Điện hiện nay với những bước đi thận trọng nhưng không kém phần khéo léo và dứt khoát.

Đổi thay từ Miến Điện trong những tháng gần đây càng trở thành biểu tượng đấu tranh bất bạo động thành công từ Daw Aun Sang Suu Kyi - biểu tượng Hòa Bình không chỉ cho người Miến Điện.

Hai bài viết của nhà báo Huỳnh Thục Vy (2) và tác giả Nguyễn Thanh Sơn (3) đã khơi gợi lại cho tôi về "lãnh tụ" - tác nhân quan trọng cho cuộc cách mạng (có thể nói) ở những xứ sở bị coi là "dân trí thấp". Hình như ở những xứ sở như vậy, yếu tố "lãnh tụ" vẫn còn cần thiết lắm cho cuộc cách mạng thành công? Đó là câu hỏi cần đặt lại một cách nghiêm túc.
Mời đọc thêm

Tại sao là Miến Điện mà không phải Việt Nam?

Đã gần hai tháng trôi qua nhưng dư âm của cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung ở Miến Điện vẫn có sức lan tỏa lớn. Vẫn còn nhiều dè dặt, thậm chí là hoài nghi về những đổi thay chính trị chóng vánh ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được quyền tin tưởng vào một tương lai mới, tốt đẹp hơn cho xứ sở vàng này.

Miến Điện thay đổi, Việt Nam thì chưa

Nhiều nguyên nhân của sự thay đổi được nói đến: 1/ do tác động của Hoa Kỳ và phương Tây lên chính quyền Miến Điện vì họ không muốn Miến Điện với vị trí địa chính trị quan trọng, rơi vào tay Trung cộng; 2/ do sức ép về sự nghèo khổ, lạc hậu và ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc; 3/ do tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của những người lãnh đạo Miến Điện trước hiện trạng đất nước bị cô lập với thế giới; 4/ do sự đấu tranh ngoan cường của nhân dân Miến Điện dưới biểu tượng Aung San Suu Kyi, cùng với tác động của các cuộc nổi dậy ở Ả Rập khiến Nhà cầm quyền nhận thấy sự cần thiết phải nới lỏng chính sách cai trị “bàn tay sắt” của mình nếu không muốn chịu chung số phận với những kẻ độc tài đã ra đi ở Ả Rập…
Mời đọc thêm

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Muốn diệt trừ tham nhũng tận gốc?

 

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng VNCS luôn xưng danh là “đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động…”. Nhưng lợi ích từ sự phát triển kinh tế đã không được chính phủ dành cho nhân dân, đặc biệt là các thành phần lao động. Trong thực tế, đảng VNCS đã ngang nhiên dùng vai trò lãnh đạo độc quyền để làm giàu bất chính, thay vì chăm lo cho quyền lợi của nhân dân.
Tình trạng tham ô của công đã hoành hành đến nỗi các lãnh đạo Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng thừa nhận rằng tham nhũng đang là một “quốc nạn”. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã phải công khai đặt vấn đề là với mức lương bổng, tiền thưởng, chế độ đang có (do nhà nước cấp hàng tháng) thì tiền đâu mà vô số quan chức lại có nhà cao cửa rộng, tài sản, của chìm, của nổi, lớn và nhiều đến như vậy. Có đại biểu đã lên tiếng trước quốc hội, đề nghị chính phủ phải làm rõ việc chạy chức, chạy quyền từ cấp cao đến cấp địa phương.
Mời đọc thêm

Việt Nam thông qua Luật Biển. Trung Quốc cực lực phản đối

Thụy My - Hôm nay 21/06/2012 Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã lên tiếng kịch liệt phản đối. Theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành.


Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á khác (DR)

Đại biểu Quốc hội đồng thời là nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với AFP việc Quốc hội Việt Nam hôm nay đã thông qua Luật Biển, trong đó có đoạn « khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ». Tuy nhiên, ông cho biết bộ luật này chưa được công bố trong nhiều ngày tới. Còn theo báo chí Việt Nam, Luật Biển đã được 495/496 đại biểu bỏ phiếu tán thành, đạt tỉ lệ 99,2%.
Mời đọc thêm

Biển Đông : Lãnh đạo Việt Nam cần có dũng khí, đặt quyền lợi quốc gia trên tất cả.

Thụy My (RFI) - Như chúng ta đã biết, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển, trong đó khẳng định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay lập tức Trung Quốc đã kịch liệt phản đối, triệu đại sứ Việt Nam ở Bắc Kinh lên để kháng nghị, đồng thời nâng cấp hành chính vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Quốc vụ viện tức Quốc hội Trung Quốc cũng đòi hỏi Quốc hội Việt Nam phải « sửa đổi ».
Việc Luật Biển được thông qua với số phiếu áp đảo đã được người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhân sĩ trí thức đón nhận như thế nào ? Chúng tôi đã trao đổi với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 
RFI : Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, ông có nhận xét như thế nào về việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng : Chúng tôi rất hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó có điều khoản xác định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc Việt Nam. Đây là một cơ sở pháp lý để cho nhân dân Việt Nam đấu tranh, cũng như khẳng định với thế giới chủ quyền Việt Nam trong các vùng biển đảo mà Trung Quốc hiện nay đang ngày càng tìm cách để khẳng định là của họ, bất kể luật pháp quốc tế. Nghị quyết của Quốc hội tạo cái khung pháp lý để mình đấu tranh trong nước cũng như ở khu vực và trên thế giới.

Theo tôi đây là hơi chậm, bởi vì tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như việc Trung Quốc khẳng định đường lưỡi bò hình chữ U, đáng lẽ mình phải có phản ứng nhanh. Nhưng dù sao chậm còn hơn không.
Mời đọc thêm

Không may cho Việt Nam là toàn bộ hệ thống, từ nền móng cho tới trật tự xã hội được kiến tạo trên nền móng đó, thực sự là rất tồi tệ.

Iris Vinh Hayes - ... Một ngôi nhà được xây dựng trên một nền đất bùn thì không thể nào không nghiêng lún và nứt nẻ, càng sửa chữa thì càng nứt nẻ, càng thêm tầng thì càng nghiên lún, càng theo thời gian thì càng trầm trọng. Mưa dột, tường thấm, meo mốc lan tràn, trùng bọ khắp nơi . . . tất cả chỉ là hậu quả tất yếu của một ngôi nhà bị nghiên lún, nứt nẻ vì đã xây trên một nền móng rất yếu. 

Để có được một cao ốc to đẹp và bền vững, giải pháp tốt nhất không phải là tiếp tục gia cố móng rồi chồng thêm tầng cho một ngôi nhà xây trên nền đất bùn đã bị nghiên lún, nứt nẻ đến mức tồi tệ. Lại càng không phải là tiếp tục tốn công sức, tốn tiền của, tốn thời gian để chống dột, chống thấm, chống meo mốc, chống trùng bọ . . . rồi cứ nhắm mắt tiếp tục chồng thêm tầng. Giải pháp tốt nhất là phải mau chóng bỏ cái nhà tồi tệ đó đi rồi xây một cao ốc mới trên một nền đất mới chắc chắn và ổn định, một nền đất thích hợp cho một kiến trúc hoành tráng.
Mời đọc thêm

Tuyên Cáo của Tuổi Trẻ Việt Nam