Trần Mạnh Hảo - Danlambao - Nước Nga của “đại đế” Putin đã chính thức ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, như một mũi dao đâm sau lưng “bạn vàng Việt Nam” một thuở.
Chưa hết, hai “ông em ruột” của Việt Nam là Lào và Cămpuchia cũng đứng hẳn về phía Trung Quốc, gián tiếp (ngầm) ủng hộ đường lưỡi bò của bọn giặc Trung cộng…
Than ôi, Việt Nam từng moi ông Hunsen từ trong túi quần của bè lũ Pôn Pốt để dựng ông này lên thành “lãnh tụ” hôm nay, hi sinh cả mấy vạn sinh mạng “bộ đội tình nguyện” và tiêu tốn hàng tỉ đô la cho chế độ bạn vàng Hunsen để hôm nay ông này thọc lưỡi dao Trung Quốc vào sườn tây nam đất nước.
Việt Nam cũng đã hi sinh nhiều vạn “bộ đội tình nguyện” và hàng tỉ đô la từ kháng chiến chống Pháp đến hôm nay cho nước Lào đỏ. Nay Lào miệng thì vẫn hô Việt Nam là ruột thịt số một, nhưng đứng hẳn về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, gián tiếp thọc lưỡi dao vào sườn Tây tổ quốc.
Nếu Trung Quốc phát động chiến tranh đánh cướp đảo và đất liền Việt Nam, chắc chắn hai “ông em ruột” Miên - Lào sẽ cho Trung Quốc mượn đất và hợp tác với giặc Tầu bao vây toàn diện nước ta, hòng cho Việt Nam vào rọ thép không đường thoát.
Như vậy, chiến lược ngoại giao của nhà nước Việt Nam: “làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống lại nước khác” đã hoàn toàn thất bại.
Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như bây giờ, hoàn toàn không có “bạn vàng” hoặc ông lớn nào giúp đỡ bảo vệ khi Trung Quốc tiến đánh.
Cũng chưa bao giờ vận mệnh dân tộc, tổ quốc nguy nan, nghìn cân treo sợi tóc như hôm nay. Buộc người dân yêu nước phải lo lắng và lên tiếng.
Một người lính Việt Nam Cộng Hòa được di tản bằng trực thăng vào ngày 22 Tháng 2 năm 1971 sau khi bị thương trong cuộc đụng độ với Việt Cộng. AFP photo
Xuân Nguyên - RFA - Sau biến cố 1975, nỗi buồn và niềm đau vẫn còn đọng mãi trong tâm trí và xác thịt của những người lính thuộc chế độ cũ, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người lính này trở về với cuộc sống thường ngày. Phía những thương binh miền Bắc, họ luôn nhận được sự ưu ái, hỗ trợ từ chính quyền mới, còn bên các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền, nên họ buộc phải bươn chải với đời để tồn tại với cơ thể không còn nguyên vẹn.
Thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức. Nước Anh phân hóa. EU khủng hoảng
Vũ Ngọc Yên - Danlambao - Tại Anh, ngày 23 tháng Sáu đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của Vương Quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU). Ngày 24. 06 kết quả kiểm phiếu được công bố:
- Khoảng 46,5 triệu cử tri ghi danh;
-72% cử tri tham gia bỏ phiếu;
- 51,8% cử tri (17. 410. 742 người) đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Brexit, từ kép Britain và Exit có nghĩa Anh rời khỏi EU);
- 48,1% cử tri (16. 141. 241 người) bỏ phiếu Anh ở lại Liên minh.
Với kết quả này, Anh là quốc gia đầu tiên rút lui khỏi Liên Minh EU sau 40 năm thành viên.
Cá chết trắng ven biển miền Trung (Ảnh chụp từ Vietnamnet).
VOA - Một tờ báo ở trong nước gỡ bỏ bài viết với tựa đề “Nguyên nhân cá chết liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó”, sau khi bài này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội.
Khi bấm vào bài báo trên phiên bản điện tử của tờ Giáo dục và Thời đại, xuất hiện một thông báo “không tìm thấy trang này”, và “đường dẫn không tồn tại”.
Tuy nhiên, bài viết trích lời Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn vẫn còn tồn tại trên các trang web khác.
Bài báo dẫn lời ông Tuấn nói tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt Nam hôm 2/6 rằng đã “xác định được nguyên nhân cá chết” nhưng “chưa thể công bố”.
Không giống như một số tờ báo khác cũng trích ý kiến của quan chức phụ trách về báo chí của Việt Nam, tờ Giáo dục và Thời đại dùng một câu nói của ông Tuấn làm tựa đề.
Chân dung tiến sĩ Rupert Neudeck trong lễ tưởng niệm 14/6/2016. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn gửi RFA
Thanh Trúc - RFA - "Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị." - Ông Nguyễn Hữu Huấn
Trên trang sử tị nạn cũng như trong lòng bao thuyền nhân Việt đi tìm tự do sau 30 tháng Tư 1975, hình ảnh tiến sĩ Rupert Neudeck và hình ảnh những chiếc tàu cứu mạng Cap Anamur không bao giờ có thể phai mờ trong ký ức.
Ngày 31 tháng Năm vừa qua, tiến sĩ Rupert Neudeck, người đã vận động với chính phủ Đức để có được 4 chiếc tàu mang tên Cap Anamur lướt sóng ra khơi cứu người vượt biển Việt Nam trong thập niên 75 cho đến 85, đã qua đời tại thành phố quê nhà của ông ở Troisdorf nước Đức, hưởng thọ 77 tuổi.
Trái tim nhân ái
Có thể xuôi tay nhắm mắt ở tuổi 77 là hãy còn quá sớm, thế nhưng với rất nhiều người Việt thì con người phi thường ấy, tiến sĩ Rupert Neudeck, dù đã lìa đời nhưng khoảng trống để lại thì quá đầy, bởi nhờ ông mà từ 1979 đến 1986 đã có 11.300 người già trẻ lớn bé được những chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur vớt từ biển cả mênh mông đưa về bến bờ an toàn hạnh phúc.
Tôi rất cảm phục ông Neudeck, một người sống rất giản dị và sống rất bình thường. Từ hồi còn trẻ, ông bị ám ảnh nhất là trong thời gian ông mới năm hay sáu tuổi thì đã phải đi lánh nạn cộng sản Nga. Thông cảm được nỗi đau khổ của người tị nạn, những nạn nhân của chiến tranh, nghèo đói hay chủng tộc mà ông xả thân ra làm. Khó có thể tưởng tượng được một con người đã hy sinh toàn bộ cuộc sống của mình cho tha nhân.
Là người Công Giáo thuần thành, ông lấy tấm gương một người Samaritain nhân hậu trong Thánh kinh là xả thân cứu người. Khi cứu người thoạt đầu ông bị biết bao nhiêu chống đối, thậm chí có những người quá khích đã ném phân vào nhà ông, nhưng ông vẫn chịu đựng và làm đủ mọi cách. Đầu tiên ông thành lập ủy ban có tên là Ủy Ban Một Con Tàu Cho Việt Nam, chỉ để chuyên cứu với những thuyền nhân Việt Nam đang thập tử nhất sinh trên biển cả. Cuối cùng ông đã cứu được 11.300 sinh mạng thuyền nhân Việt Nam. Từ đó ông tiếp tục cho đến ngày ông mất.
Những người mời ông đi thuyết trình hay đi nói chuyện đều đề nghị trả tiền vé máy bay hay tiền khách sạn thì ông đều từ chối hết, ông yêu cầu lấy tiền đó để vào quĩ cứu giúp người nghèo. Tôi tin chắc rằng đại đa số người tị nạn, không được tàu Cap Anamur vớt hay được tàu Cap Anamur vớt, khi biết về ông đều tỏ ra kính phục.
Bên Công Giáo nhiều người gọi ông là Thiên Thần của Chúa gởi đến cho nhân loại, người bên Phật Giáo thì gọi ông là một vị Bồ Tát đã xả thân cứu người không phân biệt chủng tộc, màu da, xu hướng chính trị.
Những nơi nguy hiểm nhất mà không người nào thèm đến để cứu giúp thì ông đến một mình. Thí dụ cuộc kháng chiến của Afghanistan chống lại sự xâm lăng của Liên Xô trong thập niên 80 thì ông tự một thân một mình ra đi, hòa nhập vào đoàn người tị nạn ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan đó. Ông đã một lần bị máy bay trực thăng của Nga bắn nhưng rất may ông thoát chết.
Đó là lời ông Nguyễn Hữu Huấn, thành viên trong Ủy Ban Cap Anamur ở Hamburg, từng được tàu Cap Anamur vớt, sau trở lại làm việc trên những chuyến tàu ra khơi cứu người mà tiến sĩ Rupert Nudeck vận động thành lập:
Đầu năm 1980 tôi đi vượt biển lần thứ ba, ghe của tôi bị hải tặc cướp 2 lần. Khi ghe lênh đênh ngoài biển và không còn dầu nhớt nữa, máy đã bị hư thì chúng tôi được tàu Cap Anamur cứu. Lúc đó cảm giác như là được sống lại. Nhìn thấy con tàu đồ sộ còn cái ghe của mình quá nhỏ thì chúng tôi rất bàng hoàng, có thể nói là được một lần nữa tái sinh. Tôi được chính phủ của tiểu bang Hamburg cho đi học tiếng Đức trong vòng 11 tháng. Cuối năm 81 tôi bắt đầu trở thành thành viên của Ủy Ban Cap Anamur, tôi đi liên tục trong 5 năm rưỡi.
Ông Nguyễn Đình Phúc, có người anh cả được tàu Cap Anamur vớt hồi năm 1980:
Ngày 9 tháng Tám năm 1979, con tàu Cap Anamur bắt đầu khởi hành từ Hamburg. Chuyến cuối cùng thì tàu cũng cập cảng Hamburg tháng Tám năm 1986. Cộng đồng người Việt tị nạn toàn nước Đức nói chung và tại Hamburg nói riêng chân thành cảm ơn ông Neudeck và dân tộc Đức đã mở lòng nhân đạo, cứu vớt và nhận cho thuyền nhân Việt Nam được cư ngụ tại nước Đức.
Theo cựu thuyền nhân Lê Ngọc Tùng, đang sinh sống tại Hamburg, nếu không có tiến sĩ Rupert Neudeck và những chiếc tàu Cap Anamur đi vớt người vượt biển từ 1979 đến 1986 thì:
Thống kê cho biết khoảng 200.000 người Việt Nam đã đi tìm tự do đã chết giữa biển. Nếu không có con tàu Cap Anamur thì chắc chắn số người chết giữa biển vì hải tặc, bị sóng cuốn, bị thiếu lương thực ... sẽ là rất nhiều. Cap Amamur là con tàu tình thương đã vớt tổng cộng 11.300 người tất cả. Và 11.300 người người này sau đó còn bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang nữa để có cuộc sống tự do.
Vì được tài trợ bởi chính phủ và người dân Tây Đức lúc bấy giờ, 4 chiếc tàu của Ủy Ban Cap Anamur được trang bị như một bệnh xá di động, hoàn tất ngoạn mục sứ mạng vớt người trên biển cho đến khi chấm dứt năm 1987:
Ủy Ban Cap Anamur lấy mỗi con tàu đều là tên Cap Anamur hết. Bốn con tàu đi liên tiếp nhau chứ không phải đi vớt một lần 4 chiếc. Tôi được chuyến Cap Anamur số 1 vớt. Tàu Cap Anamur số 1 từ 1979 đến 1982 chia thành 29 chuyến thì đã vớt được 199 chiếc ghe. Cho đến khi chấm dứt vào năm 1987 là tàu Cap Anamur số 4.
Sau khi các trại tị nạn tại các nước Đông Nam Á loan báo đóng cửa và không nhận thuyền nhân vào nữa, những con tàu Cap Anamur 5 và Cap Anamur 6 đã không vớt người mà chỉ dẫn dắt và cứu hộ những chiếc ghe vượt biển, tìm cách đưa họ an toàn vào trại tị nạn mà thôi.
Tang lễ đơn giản
Các linh mục người Việt ở Đức chuẩn bị lễ đồng tế. Hình do ông Nguyễn Hữu Huấn cung cấp RFA.
Ngày 8 tháng Sáu 2016 vừa qua, tang lễ chỉ được cử hành đơn giản trong vòng gia tộc thể theo ý nguyện của người quá cố. Là người thân thiết với gia đình qua nhiều năm làm việc cùng tiến sĩ Rupert Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur, cũng là người Việt duy nhất có mặt tại ngày vĩnh biệt, ông Nguyễn Hữu Huấn chia sẻ:
Gia đình từ vợ đến con cháu chỉ muốn mai táng ông một cách âm thầm thì vợ chồng tôi may mắn được tham dự. Tôi chưa thấy tang lễ nào đơn sơ như vậy bởi vì bà làm theo ý nguyện của ông là không hoa, không nến, không kèn không trống và chính những người con người thân khiêng quan tài của ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Hiện tại ngày hôm nay trước mộ của ông chỉ vỏn vẹn có cây Thánh giá và vái ba cây cỏ dại và chính ông bà muốn như vậy.
Trái với vẻ bình lặng đơn sơ của tang lễ ở Troisdorf, lễ tưởng niệm tiến sĩ Rupert Neudeck, cha đẻ những con tàu tình thương Cap Anamur, hàng ngàn người Việt đã đổ về thành phố Koln để chào kính vị ân nhân, vị anh hùng không cùng máu mủ ruột thịt với mình:
Buổi tưởng niệm ngày 14 tháng Sáu vừa qua là Tòa Tổng Giám Mục ở Giáo phận Koln( Cologne) tổ chức và Đức Hồng Y đúng chủ lễ. Trong ngày đó chỉ có một bức hình thật lớn để trên Cung Thánh và một bó hoa của nhà thờ.
Bà Neudeck nói bà không mời bất cứ một chính trị gia hay là những người nổi tiếng trên nước Đức mà riêng người Việt Nam thì bà mời đến. Đó là ý nguyện của bà và gia đình.
Đó là một buổi lễ tưởng niệm long trọng, cảm động, ngập tràn nước mắt của thuyền nhân. Chủ lễ buổi tưởng niệm là Đức Hồng Y Giáo Phân Koln cùng 12 linh mục người Đức gốc Việt:
Mười hai linh mục Việt Nam là những người được tàu Cao Anamur cứu vớt hồi trước, được phép làm lễ đồng tế chung với Đức Hồng Y trên bàn thờ.
Trong khi đó thì người Việt Nam kéo đến, theo báo chí là đến khoảng hơn một ngàn rưỡi người đến nỗi không còn chỗ ngồi. Thật tình ngày đó tôi thấy người Việt Nam người ta sụt sùi người ta khóc. Thậm chí trong khi làm lễ và sau khi làm lễ người Việt Nam mình kéo nhau đến tạ ơn ông Neudeck, cứ xếp hàng mà quì lạy trước chân dung ông Neudeck. Người ta cứ hỏi là muốn viếng mộ ông rồi muốn thắp nhang ở đó. Nhiều người theo kiểu Việt Nam mình là muốn đưa phong bì cho tang gia nhưng bà Neudeck không nhận, nói là xin chuyển vô hai hội thiện nguyện đi giúp người của ông Neudeck.
Điều bất ngờ là không chỉ người Việt mà người bản xứ cũng đến quá đông, ông Nguyễn Hữu Huấn nói:
Không ngờ người Đức đến quá đông, kể cả những người nổi tiếng, mặc dù bà Neudeck không chính thức mời. Thí dụ cựu thống đốc tiểu bang rồi cựu phó thủ tướng, cựu chủ tịch quốc hội rồi một số chủ tịch những đảng chính trị cũng đến nữa. Chúng tôi là người tổ chức chung với gia đình cho nên cái khó khăn là không biết làm sao mà sắp xếp chỗ ngồi cho họ cho đàng hoàng thì cũng chỉ biết cách xin những người Việt Nam nhường chỗ cho họ mà thôi.
Rồi lại còn thêm hầu hết những người đã từng ở trên tàu để đi vớt người thời thập niên 80, những người thiện nguyện của Ủy Ban Cap Anamur hồi trước là bác sĩ, là y tá đều đến hết.
Cũng nên nhắc lại hồi tháng Tám 2014, đại hội 35 năm tàu Cap Anamur, thay vì vẫn diễn ra tại quê nhà Troisdorf của tiến sĩ Rupert Neudeck, nơi một chiếc ghe của người vượt biển được kéo về trưng bày tại đó, thì lần tổ chức 35 năm Cap Anamur này được dời qua cảng Hamburg với cả ngàn người Việt khắp nơi trên nước Đức về tham dự:
Có hai lý do giải thích sự thay đổi này, thứ nhất là tại cảng Hamburg cách đây 5 năm một tấm bia biểu tượng người tị nạn đã được dựng lên nhằm đánh dấu nơi xuất phát mà cũng là nơi trở về của các con tàu định mệnh Cap Anamur.
Thứ hai chính là yêu cầu của tiến sĩ Rupert Neudeck, người sang lập Ủy Ban Cap Anamur, nói rằng sức khỏe của ông ngày một kém vì thế đây có thể là lần cuối cùng và ông mong muốn tổ chức ngày kỷ niệm 35 Cap Anamur tại Hamburg.
Không ai ngờ đến lần kỷ niệm 37 năm Cap Anamur thì tiến sĩ Rupert Neudeck đã lặng lẽ và thanh thản bay vào đại dương mênh mông trong sự nuối tiếc nghẹn ngào của những thuyền nhân vì ông mà được sống.
Một nén hương lòng thắp muộn cho vị đại ân nhân của người vượt biển Việt Nam.
Đan Viện Thiên An tại Huế trong Mùa Chay 2014. Courtesy of tonggiaophanhue.net
Gia Minh - RFA - "Hiện nay còn 2500 cơ sở của giáo hội Công giáo tại Việt Nam bị tước đoạt một cách trắng trợn mà không có bất cứ văn bản hợp pháp nào phù hợp với các thời kỳ của nhà nước qui định." - Ông Nguyễn Hữu Vinh
Tình trạng cơ sở, đất đai tôn giáo - nhất là của giáo hội Công giáo, bị trưng thu hay chiếm dụng nhiều chục năm qua đến nay vẫn chưa được giải quyết theo yêu cầu; trong khi nhu cầu tụ tập và phục vụ cho xã hội của phía giáo hội ngày một tăng lên.
Đội cứu hộ Việt Nam đã tìm thấy một số mảnh vỡ thuộc về chiếc máy bay tuần thám CASA 212 dùng để tìm kiếm chiến đấu cơ mang số hiệu SU30-MK2 bị rơi hôm 14 tháng 6. Courtesy zing
RFA - Chuyện đến lúc này mới nói có vẻ như hơi muộn. Nhưng đến thời điểm bây giờ mới có thể nhìn bao quát được trong chừng mực nào đó về vụ hai chiếc máy bay (SU-30 MK2 và CASA 212) cùng với một người tử nạn và chín người mất tích. Có những câu hỏi đặt ra lúc này: Máy bay của quân đội Việt Nam bị bắn? Hệ thống kĩ thuật của hai chiếc máy bay này có vấn đề? Đâu là hướng điều tra?
Ở câu hỏi thứ nhất, máy bay quân đội Việt Nam bị bắn? Một phần xác của chiếc CASA 212 cho thấy rằng không phải tự nhiên mà nó rơi tan tành từng mảnh, giày nổi trôi, áo phao lênh đênh và vụn vỡ, không tìm thấy người như hiện tại. Nếu bị bắn thì ai bắn? Chắc chắn rằng quân đội Mỹ, Phillipines, Ấn Độ, Brunei, Indonesia không thể bắn. Vì chiếc SU này không nằm trong vùng cấm bay của họ, chiếc CASA 212 cũng không nằm trong vùng cấm bay của họ. Nếu có một vụ bắn, khả năng do quân đội Trung Quốc bắn là rất cao.
Hà Sĩ Phu - Danlambao - Bài viết của nhà báo Đại tá Công an Nguyễn Như Phong nhân ngày Nhà báo, với tựa “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” xuất hiện trên Petrotimes đã được bình luận nhiều về nhân cách nhà báo. Tôi xin hiến bạn đọc một bài viết cách đây 14 năm để hiểu thêm nguồn gốc bài viết của NNP nói trên và từ đó suy ngẫm về một điều khác, là số mệnh con người.
Tôi không duy tâm nên xưa nay vẫn không tin có số mệnh tiền định nào hết. Nhưng câu chuyện nhà báo Như Phong khiến tôi cứ buồn cười rằng hóa ra con người ta thế mà có số thật. Xem đấy, cái “mệnh” của nhà báo NNP không hiểu sao cứ dính chặt với danh xưng loài Khuyển mặc dù rất muốn thoát ra. Bài vừa rồi, tuyên bố thẳng thừng rằng NNP phải học theo con Chó (1), vì Chó không xấu, Chó đẹp lắm, vì Chó có những “phẩm chất cao quý” là ý đồ muốn thanh toán cái ám ành nhục nhã bấy lâu nay. Nhưng càng muốn thoát khỏi lại càng gắn chặt vào. Bạn đọc xem bài viết “Năm Mã nói chuyện Khuyển” kèm dưới đây sẽ rõ nguồn cơn.
Nhạc sĩ Tạ Trí Hải và người biểu tình chống tập đoàn Đài Loan Formosa ở trung tâm Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP PHOTO
Nguyễn Hữu Vinh - Ngày 3/6/2016, cụ Tạ Trí Hải, nghệ sĩ đường phố bất ngờ bị bắt vào Trung tâm Bảo trợ xã hội số 1 – Hà Nội.
Bắt vì tội yêu nước?
Có thể nói rằng việc nhiều người yêu nước, đi biểu tình chống Trung Quốc, biểu tình bảo vệ môi trường sống, tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến Biên giới Phía bắc dưới bom đạn kẻ thù dân tộc là bọn bành trướng bá quyền Trung Cộng, bị nhà cầm quyền Việt Nam đưa vào trại “phục hồi nhân phẩm”, vào đồn Công an, đánh đập, làm khó dễ… là chuyện không hiếm. Khi một nhà nước đã cam tâm kết bạn vàng với kẻ thù của đất nước thì chuyện bắt bớ trấn áp công dân yêu nước là bình thường.
Bùi Tín - Lòng dân ở các lục địa không khác nhau là mấy. Rõ ràng dân các nước rất ít muốn kết thân với TQ, trong khi tỷ lệ muốn kết thân với Hoa Kỳ ngày càng cao thêm.
Cả cuộc họp báo phản ứng, có người đòi Vương Nghị phải xin lỗi cô nhà báo về thái độ thô lỗ cực kỳ xấu trong quan hệ đối ngoại, lẽ ra để cho chủ nhà trả lời rồi ông ta có thể góp ý thêm. Rõ ràng hai vấn đề Nhân quyền và Biển Đông là hai gót chân A sin của TQ, Vương Nghị rất lo sợ bị phơi bày hai điều yếu kém xấu xa ấy ra ánh sáng.
Trung Quốc đang ở trong tình trạng bất ổn toàn diện. Về chính trị, cuộc tiến công của phe Tập Cận Bình vào thành lũy cuối cùng của phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng, phe được Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm Lưu Vân Sơn bí mật tiếp sức, vẫn lần lữa vì không nắm chắc phần thắng.
Danlambao - Đêm 14/6/2016, một du khách Trung Quốc đã có hành vi châm lửa đốt tiền Việt Nam tại quán bar TV Club trên đường Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Sau khi thực hiện hành vi ngạo mạn này, vị khách Trung Quốc (áo trắng trong ảnh) đã rút tiền Trung Quốc ra boa cho nhân viên tại đây.
Kính Hòa - RFA - Trước những bài viết của bà Ninh phản đối ông Kerrey, blogger Cánh Cò hỏi rằng tại sao một người như bà Ninh chỉ trích ông Kerrey vì vụ thảm sát Thạnh Phong, mà lại im lặng trước những cuộc thảm sát khác do người cộng sản gây ra vào Tết Mậu Thân ở Huế, hay tại Xuân Lộc vào năm 1975, và mới đây bà cũng im lặng trước thảm họa môi trường tại Hà Tĩnh.
Một điều không ai ngờ tới về kết quả của chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, đó là việc tranh cãi xung quanh người đứng đầu quỹ tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FV). Ông Bob Kerrey một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, người đã nhận trách nhiệm trong việc thảm sát hơn 20 thường dân Việt Nam vào năm 1969.
Tranh cổ động 'Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông' được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết 'Những tấm gương bình dị mà cao quý' trên kênh truyền hình VTV.
VOA - Kênh truyền hình quốc gia Việt Nam (VTV) lại vấp phải chỉ trích của dư luận sau khi bị phát hiện sử dụng hình ảnh minh họa kêu gọi “học tập tư tưởng của Mao Trạch Đông”.
Bức tranh cổ động có tên "Học tập, ứng dụng tư tưởng triết học Mao Trạch Đông" đã được dùng làm hình nền minh hoạ cho chương trình truyền hình trực tiếp trao giải cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý".
Ông Phan Tất Thành, một cựu du học sinh tại Trung Quốc, cho VOA Việt Ngữ biết hiện có nhiều luồng dư luận về vụ việc này.
“Trong nước dư luận đang xôn xao, bức xúc về chuyện này. Dư luận có nhiều chiều. Có một chiều nói rằng là đồng hóa nhanh quá. Có một chiều nói rằng nhầm lẫn rồi ‘lỗi thằng đánh máy’. Nó bộc lộ một sự ngu dốt của các cơ quan truyền thông Việt Nam, khi mà phải ăn cắp những cái ảnh này”.
Bà Tạ Bích Loan trong chương trình Làm từ thiện để làm gì? Screen capture
Liên tiếp hai chương trình mới nhất của VTV do bà Tạ Bích Loan làm người dẫn chương trình đang bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội vì nội dung, tính cách và mục đích mà nó nhắm tới.
Trình độ và tâm địa
Chương trình thứ nhất có tên: “Chia sẻ để làm gì?” nhắm tới MC Phan Anh khi người MC này có một status trên trang Facebook của anh, chia sẻ những suy nghĩ về hiện tượng cá chết tại miền Trung. Bà Loan và khách mời là đại tá công an, TBT tờ Đại đoàn kết Hồng Thanh Quang đấu tố anh không khác gì hình ảnh của những ngày cải cách ruộng đất.
Nếu “Chia sẻ để làm gì?” mang màu sắc đấu tố một người thì chương trình thứ hai có tên “Làm từ thiện để làm gì?” lại có mục đích tấn công hàng ngàn người trong và ngoài nước khi họ dấn thân vào công việc từ thiện. Trong vai trò người dẫn chuyện, bà Tạ Bích Loan đưa ra gợi ý rằng việc làm từ thiện đang dẫn tới hậu quả nào đó hay không, bà Loan nói:
Bé gái Mông mặc 1 chiếc áo khoác ấm do đoàn từ thiện trao tặng đang đi lấy củi cùng mẹ. Ảnh: Na Sơn.
Tâm Quảng - Trong talk show “60 phút mở” “Làm từ thiện để làm gì?” MC Tạ Bích Loan cật vấn như tra khảo các nhà làm từ thiện về động cơ của họ, thì người ta cũng có quyền đặt câu hỏi: MC Tạ Bích Loan và TS Đặng Hoàng Giang dẫn chương trình này để làm gì?
Chắc bạn đã từng có cảm giác khó chịu, cảm thấy xót xa khi thấy một người bị tai nạn, một người tàn tật, hay một người đói rách, rồi tự nhiên trong lòng bạn có mối thương cảm và muốn làm một điều gì để giúp đỡ cho những người đó. Điều này xảy ra một cách tự nhiên như một phản ứng, một bản năng, không có động cơ nào cả. Người ta gọi đó là lòng trắc ẩn, lòng thương người, một thuộc tính vốn có của con người. Dửng dưng trước những trường hợp đáng thương gọi là vô cảm.
Một điều đáng suy nghĩ tại sao trong những nước xã hội chủ nghĩa như Trung cộng, Việt Nam lại có quá nhiều những người vô cảm?
2- Nếu có ai đó hỏi bạn: Anh/chị có muốn người của một quốc gia khác, dân tộc khác thay thế người Việt Nam, dân tộc Việt Nam quyết định thể chế chính trị cho đất nước Việt Nam không?
Nguyễn Hồn Việt - Danlambao - Một vụ án mà tội phạm (Trung úy Bob Kerrey và đồng đội) đã nhận tội, thì tôi - một kẻ ngoài vụ án (không có mặt khi vụ án xảy ra) đóng vai luật sư - lại muốn giải oan (trắng án) cho tội phạm đó thì quả là quá khó! Nhưng không làm được những vụ án quá khó như thế này thì không thể đối diện được với Cộng sản Việt Nam!
Vì như ông Trần Trung Đạo đã viết trong bài Tôn Nữ Thị Ninh, đại biểu xuất sắc của “trí thức xã hội chủ nghĩa” đăng trên Danlambao: “Khi phê bình đảng CS, có người mạnh miệng nhận xét “Đảng CS thực tế chỉ là một đảng Mafia”. Ý nói đảng CS chỉ là tổ chức tội ác giết người cướp của trên một tầm vóc quốc gia chứ chẳng còn ý thức hệ CS như thời Liên Xô chưa tan rã. Thật ra, nói vậy không đúng và nếu có cũng chỉ một góc cạnh “giết người cướp của”. Nếu đảng CS là đảng Mafia thì đã sụp đổ lâu rồi.” (1)
“Định nghĩa đúng nhất cho trường hợp chế độ CS Trung Cộng và Việt Nam là định nghĩa của giáo sư sử học Roderick Macfarquhar, thuộc đại học Harvard khi ông gọi là chủ nghĩa CS hiện nay là một loại chủ nghĩa Lenin không có Marx.
Chủ nghĩa Lenin do hai bộ phận cấu thành: (1) một nhà nước chuyên chính sắt máu và (2) tuyên truyền lý luận tư tưởng tinh vi. “Bộ phận nhà nước chuyên chính rất rõ nét và gần như ai cũng thấy, nhưng đảng CS không tồn tại chỉ bằng nhà tù sân bắn mà còn được che chở bằng một hàng rào lý luận tuyên truyền vô cùng tinh vi thâm độc. Tuyên truyền là cột xương sống của chế độ CS...” (1)
Ông Bút - Danlambao - TT Obama thăm Việt Nam, sau đó đi Nhật, TT Obama đại diện một nước siêu cường và giàu có, nhưng qua chuyến thăm ai ai cũng cũng cảm khái mến mộ, trước những hình ảnh chân thật, ông bình dân, gần gũi và thân thương. Máy bay của TT chưa kịp đáp Tokyo, tại Việt Nam đã có hình ảnh rất trái khoáy, là thằng cán bộ cấp to, bự con lớn xác như trâu nước, cọp ăn 7 ngày chưa hết, nằm è trên lưng một "đồng chí" thuộc cấp tong teo cõng qua đường, vì sợ dơ giày!
Chân Như - RFA - Hơn 2 tháng qua, kể từ ngày con cá đầu tiên chết dạt vào bờ biển miền Trung, người dân vẫn chưa có câu trả lời về nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển và cá chết do đâu. Truyền thông bị kìm kẹp trong việc đưa tin, tin nhắn điện thoại bị chặn những từ khoá như "formosa", "cá chết", "Vũng Áng",..Đời sống người dân ven biển miền Trung hiện đang khó khăn từng ngày và hàng triệu người tiêu dùng bị ảnh hưởng,ngành du lịch thất thu, ngành xuất khẩu thuỷ - hải sản có nguy cơ bị đe doạ. Vì thế, câu chuyện cá chết liệu có bị “chìm xuồng” như muôn ngàn câu chuyện đã từng xảy ra trên đất nước Việt Nam hay không là suy nghĩ của nhiều người dân. Để hiểu rõ hơn, xin quý vị theo dõi chia sẻ của các bạn khách mời hiện đang sống và làm việc tại Việt Nam trong diễn đàn bạn trẻ kỳ này:
Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6/2016.,
VOA - Một quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt, từng là người tị nạn rồi được một cặp vợ chồng Mỹ nhận làm con nuôi, mới đây đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành người thứ hai trong cộng đồng vươn lên vị trí này.
Ông Lapthe Flora, (tên Việt là Châu Lập Thể), trước đó là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, đã được thăng hàm cấp tướng hôm 6/6.
TuanKhanh - Trong phút chốc, con cá ở Việt Nam trở thành một hình tượng mang tính cấm kỵ. Từ cuối tháng 4, khi khu công nghiệp luyện thép Formosa, Hà Tĩnh, đầu độc biển Việt Nam và quan chức các cấp của chính phủ bày tỏ một thái độ che đậy đến kỳ cùng, con cá bỗng nhiên trở nên là một thứ dễ khích động cảm giác của người dân. Vì vậy, trong danh sách của muôn vàn thứ khác bị điểm danh, con cá bị chụp ảnh, lăn tay và đánh số như một tội phạm mới mẻ.
Trong tạp chí Đẹp số tháng 6/2016, diễn viên Hứa Vĩ Văn được mời chụp ảnh với chiếc áo có hình con cá. Thế nhưng sự tinh ý trước thời cuộc của những người kiểm duyệt, họ đã biến con cá thành con ốc. Dĩ nhiên, lý do ngụy trá ấy là “cho đỡ phần nhạy cảm”.
Sự kiện này làm tôi nhớ lại xiết bao, hơn 10 năm làm báo của mình trong hệ thống truyền thông nhà nước, mà cách kiểm duyệt – hay nói đúng hơn là sự sợ hãi dẫn đến điểm trung thành hèn hạ của rất nhiều người có chức vụ, khiến đời sống luôn trở thành những diễn tiến thô bỉ qua lưỡi hái kiểm duyệt.
Một sáng tác mới của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ trong nước với tựa đề “Hãy Gấp Trang Báo, Hãy Tắt Tivi” đang được lan truyền trên mạng như con gió lớn lan tràn qua khắp ngõ đường VN. Nhạc phẩm như lời trần tình về những khắc khoải trước những mặt trái của xã hội Việt Nam đang bị tha hóa bởi hệ giá trị xã hội chủ nghĩa. Lời bài hát có các đoạn:
Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường
Và tôi cũng thấy những bóng tối phủ vây trên từng phố phường
Và tôi thấy từng mẹ già được quay hình để gắn huân chương
Và tôi cũng thấy bao người già sống lây lất trên đường
Một xã hội VN mà ở đó lẫn trong con người đích thực VN là ma qủy cộng sản. Tác giả kêu gọi mọi người thức tỉnh, thôi trốn tránh vào những trang báo và chương trình truyền hình mộng mị để đối diện với thực tế tang thương của đất nước; để thấy thật rõ đằng sau những hình ảnh tươi đẹp và mỹ miều mà ban tuyên giáo CSVN định hướng cho các đài báo và Tivi thực hiện là một VN trên đà trượt dốc xuống vực thẳm của vong thân.
Hãy gấp trang báo
Hãy tắt Tivi
Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề
Mở mắt đi nhé
Hãy lắng tai nghe
Cảm nhận và xúc động trước thông điệp đó của nhạc sĩ Tuấn Khanh, ca nhạc sĩ Mai Thanh Sơn đã soạn phần hòa âm mới cho nhạc phẩm này theo thể loại nhạc Rock và được trình bày bởi các ca sĩ Đoàn Phi, Mai Thanh Sơn, Nguyên Khanh và Đăng Vinh. Thu âm tại phòng thu của trung tâm Asia. Hãy đón nghe phiên bản hòa âm mới của nhạc phẩm “HÃY GẤP TRANG BÁO, HÃY TẮT TIVI” trong vài ngày tới trên đài truyền hình SBTN.
Ngày 05.06.2016, Ngày Môi Trường Thế Giới, trong khi ở Sài Gòn và Hà Nội công an đã đàn áp và dập tắt tất cả những nỗ lực lên tiếng bảo vệ môi trường. Tuy nhiên ở Nghệ An, cuộc biểu tình đã thành công ngoài sự mong đợi.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 05.06.2016, hơn một ngàn người dân đã có cuộc tuần hành đầy khí thế khắp các con đường ở khu vực giáo xứ Phú Yên, thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Sau thánh lễ sáng Chúa Nhật, từ người già cho đến trẻ nhỏ đều ăn mặc chỉnh tề với nhiều băng rôn và khẩu hiệu xuống đường biểu tình phản đối Formosa, đòi công lý cho các nạn nhân thảm họa môi trường và bày tỏ tình hiệp thông với Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh.
Điều ấn tượng là tất cả mọi người xếp thành hai hàng vừa đi vừa ca hát, và có khi đứng lại cầu nguyện.
Đoàn người biểu tình kéo dài cả mấy trăm mét. Các băng rôn và khẩu hiệu của người dân mang theo cũng như những dải băng rôn treo trên từng ngóc ngách của giáo xứ rất độc đáo và ý nghĩa. Một số biểu ngữ được thấy trong đoàn biểu tình như: “Biển chết, dân sống thề nào?”, “Công lý và hòa bình cho biển Đông”, “Đừng giết con cháu bằng chất độc Formosa”, “Bảo vệ môi trường là mệnh lệnh của lương tâm”, “Chúng con luôn đồng hành với Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp”....
Khi tới khu vực ghe tàu neo đậu, mọi người đã dừng lại đọc kinh cầu nguyện cho nhà cầm quyền biết trở về với nhân dân, và cho dân tộc Việt Nam sớm thoát nạn “thủy triều đỏ”.
Trước đó, trong thánh lễ sáng nay và tối hôm qua, Linh mục An tôn Đặng Hữu Nam đã có những bài giảng đầy tâm huyết và sinh động về thực trạng Việt Nam và trách nhiệm của người tín hữu trong sự xuống cấp của đời sống xã hội.
Trong bài giảng của mình, Linh mục Nam kêu gọi: “Hơn bao giờ hết, anh chị em đồng loại của chúng ta là những nạn nhân của thảm họa môi trường cần một tấm lòng, một tấm lòng để sẻ chia, để đồng cảm, để nói lên tiếng nói của công lý và sự thật."
Cuộc xuống đường sáng nay cũng là lời đáp trả cho bức Thư Chung của Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp và thao thức của vị linh mục đáng kính của giáo xứ Phú Yên, giáo Phận Vinh.
Tuấn Khanh - Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.
Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.
Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Nguyễn Thanh Giang - Dân Luận:"Lê Thăng Long – người bạn đồng môn của Thức – thì kể rằng, một hôm, trên đường đến văn phòng công ty, Thức thấy một bà lão ngã rụi bên vệ một bùng binh. Thức bảo lái xe dừng lại, tự mình xuống đỡ cụ dậy. Sau khi hỏi han để biết cảnh ngộ éo le, Thức đã vay tiền người lái xe biếu bà cụ rồi mời cụ lên xe của mình bảo lái xe đưa cụ đến bệnh viện. Hôm ấy Thức phải đi xe ôm đến Công ty."
Tài
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó; đến nỗi: mẹ phải đi tù chỉ vì chưa chạy đủ số thóc để nạp thuế, em trai tử nạn trên đường đạp xe mang gạo đi bán để phụ giúp gia đình; anh là con thứ bẩy, mười tuổi, sáng đi học, chiều, đi chăn bò, tối, phải đi ngủ ở một chòi nhỏ cách nhà mười cây số để canh trộm thuê cho một chủ vườn cây trái ở Long Hải, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đến khi lập nghiệp thì chỉ từ hai bàn tay trắng. Chính xác hơn, từ cái ống thụt cầu tiêu.
Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1966 tại Gia Định, Sài Gòn (nay thuộc quận Bình Thạnh – Tp. HCM), ngay từ năm học thứ ba, chàng sinh viên giỏi toán-lý này đã phải tạm lơi những ước mơ nghiên cứu khoa học xa vời để lao vào kiếm sống. Anh mày mò tự chế tác ra cái ống thụt cầu tiêu để tự đem đi bán rong khắp hang cùng ngõ hẻm … Thế mà rồi chỉ ít năm sau, ở cái tuổi ngoài ba mươi, chính anh chàng đó đã bay sang Mỹ mua lại một công ty điện thoại internet đem về lập công ty cổ phần Công nghệ thông tin EIS (EIS, Inc.) với lời tuyên bố tự trao sứ mệnh: “Tiến công mạnh mẽ vào thị trường công nghệ thông tin quốc tế, chuyển tri thức Việt Nam thành những giá trị cao trong nền kinh tế tri thức thế giới”.
Như thần thông biến hóa, cái anh chàng “ai mua ống thụt cầu tiêu ê” bỗng sử dụng được tiếng Anh lưu loát như Việt kiều khi đứng ngang mặt các doanh nhân tầm cỡ thế giới. Người đó chính là Trần Huỳnh Duy Thức.
Các khách mời tham gia chương trình "60 phút mở" của VTV1
Dân Luận - Câu chuyện MC Phan Anh bị đấu tố tập thể trên truyền hình đang là một sự kiện nóng thu hút dư luận. Qua chương trình "60 phút mở" của VTV1 với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì”, chúng ta không chỉ thấy một đài truyền hình Quốc Gia rất tùy tiện, sẵn sàng quy chụp, đấu tố chính đồng nghiệp của mình mà dường như VTV còn đang cố tình tấn công những người lên tiếng về vụ việc cá chết ở Miền Trung.
VTV chụp mũ "động cơ" chia sẻ thông tin của Phan Anh
Câu chuyện xoay quanh việc MC Phan Anh đã chia sẻ một video được thực hiện bởi VTC tháng 04/2016. Video này ghi lại hiện tượng những con cá chết chỉ sau 2 phút bơi trong nước lấy từ vùng biển Vũng Áng - Hà Tĩnh. Trong chương trình, họ tranh luận, MC Phan Anh với tư cách là một người của công chúng có nên chia sẻ một thông tin tiêu cực nhưng mà lại chưa được kiểm chứng như vậy hay không.
Tưởng như đây sẽ là một không gian tranh luận cởi mở trên truyền hình nhưng chỉ sau vài phút đầu nhiều khán giả đã nhận diện đây chỉ là một hình thức “đấu tố kiểu mới”.
Trong chương trình, mỗi người đều có những ý kiến riêng nhưng MC Phan Anh đã bị số đông áp đặt, thậm chí ngắt lời, cắt gọt chương trình nhằm quy chụp hành động chia sẻ thông tin của Phan Anh là vì "nhu cầu quyền lực".
MotTheGioi.VN - Lấy của công biến thành của tư gọi là tham nhũng nhưng tự lấy tài sản là chiếc ô tô riêng có giá hàng tỷ đồng ‘sung’ công quỹ, như ông phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, có là việc làm đáng biểu dương?
Mới đây, dư luận miền Tây xôn xao khi thấy sự xuất hiện hàng loạt chiếc xe sang có giá ít nhất 5 tỷ đồng, mang biển số xanh. Xôn xao là phải, bởi theo quy định hiện hành, cán bộ cấp tỉnh chỉ được sử dụng xe công có giá từ 1,1 tỷ đồng trở xuống.
Trước mắt, người dân phát hiện có 4 chiếc xe siêu sang, giá khoảng 6 tỷ đồng/chiếc là xe công thuộc tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là một tỉnh nghèo ở miền Tây, đợt hạn mặn vừa qua đã công bố thiên tai, xin hỗ trợ của Chính phủ…
Còn ở Hậu Giang, người ta phát hiện chiếc Lexus giá trên 5 tỷ đồng, biển số 95A-0699, cũng mang biển xanh. Nhưng sau khi xác minh thì lãnh đạo tỉnh ở đây không hề vung ngân sách quá tay để sắm chiếc xe công này. Bởi đây vốn là xe cá nhân của ông phó chủ tịch UBND tỉnh.
J.B Nguyễn Hữu Vinh - 2016-05-22 - Ngày hôm nay, màn diễn "bầu cử" lại rầm rộ triển khai trên khắp cả nước.
Đã mấy chục năm nay, cứ dăm năm lại một lần diễn đi rồi diễn lại. Tốn kém đến cả hàng ngàn tỷ đồng tiền dân. Trong khi báo chí cho biết: Hiện đang có những bà cụ gần 90 tuổi hàng ngày uống nước ao cho đỡ đói. Hiện hàng trăm ngàn hộ dân ở các tỉnh đang phải cứu đói. Đặc biệt là thảm họa môi trường miền Trung đang đe dọa hàng triệu người dân các tỉnh và nguy cơ ô nhiễm lan ra cả nước.
Vậy, để làm gì với những màn diễn đó? Đơn giản chỉ được một việc: Để cho có vẻ dân chủ. Chấm hết.
Một nhạc phẩm mới do Đài Truyền Hình SBTN thực hiện để thương tặng đến những tù nhân lương tâm và đặc biệt là anh Trần Huỳnh Duy Thức, người đang chịu bản án 16 năm tù dưới chế độ CSVN phi nhân.
Con Đường Việt Nam
Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu tình đời có những người đi tù vì Quê Hương
Bao người vì yêu nước vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Dẫu chông gai để còn có ngày mai
Vẫn hiên ngang bước đường dài miệt mài
Đi lao tù, vì đồng bào vì quê hương
Trong bóng tối trại giam
Đêm gục đầu anh ngồi nhớ nhà
Anh nhớ cha mẹ già , nhớ vợ hiền nhớ cả đàn con ngoan
Ôi ngày về xa quá , biết mẫu thân có chờ được ngày về
Đến khi hay tin người đã tàn hơi
Nén đau thương, nén dòng lệ tủi hờn
Anh chưa về, chưa đội được vành khăn tang
Thương anh thương Quê Hương vì quyền dân vẫn còn chưa đủ
Vì tự do dân chủ còn lu mờ , vì cơ cực còn gieo rắc thê lương ,
vì quanh anh đầy bao nỗi xót thương
Thương cho dân mình còn nghèo,
người theo người cầu thực chốn tha hương
Thương cho Việt Nam mình bé nhỏ
trước ngoại xâm, trước hiểm họa diệt vong !
Trong bóng tối trại giam nơi cầm tù những người có tội
Nhưng trớ trêu nào bằng có những người bởi nặng tình non sông
Bao người vì yêu nước (lời 2: “Anh Trần Huỳnh Duy Thức”) vẫn dấn thân dẫu ngục tù đọa đày
Ông chỉ có hơn hai ngày đến thăm Việt Nam. Chào xã giao và làm việc với bốn vị nguyên thủ xong, ông đi ăn tối ở một quán ăn bình dân. Ngày hôm sau ông nói chuyện với hơn một ngàn người về chuyến viếng thăm, về các quan điểm và tình cảm của ông đối với đất nước này rồi ông lên xe ra sân bay bay vào Sài gòn. Trên đường đi ông chống dù che mưa, ghé thăm nhà một người dân bình thường ven lộ. Ông hỏi thăm đời sống, chụp hình chung với họ... Tại SG, ông thắp hương một ngôi chùa cổ trước khi đi gặp gỡ các nhà lãnh đạo ở đó. Ông nói chuyện với những con người trẻ tuổi của một phong trào lập nghiệp ở khu vực được hình thành trên sáng kiến của ông... Rồi ông bay đi Nhật để hội đàm với 7 nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất toàn cầu.... Chưa tròn 3 ngày với lịch trình kín mít, ông đã để lại cái gì cho đất nước Việt nam?...
Danlambao - Ngày 24/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có bài phát biểu biểu đầy xúc động trước người dân Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Dù vậy, báo chí nhà nước khi dịch bài diễn văn này sang tiếng Việt đã cố tình làm mờ nhạt, hoặc lờ đi những thông điệp về tự do, nhân quyền mà Obama muốn gửi gắm đến nhân dân Việt Nam.
Thậm chí, nhiều tờ báo đảng còn giở trò “phiên dịch” theo phong cách của ban tuyên giáo, khiến cho nội dung bài phát biểu trở nên hoàn toàn sai lạc so với bản gốc tiếng Anh.
Dường như nhận ra sự bất ổn như trên, chiều ngày 26/5/2016, website Đại Sứ quán Hoa Kỳ đã cho phổ biến toàn văn bản dịch tiếng Việt rất chính xác và đầy đủ.
Nếu mang ra so sánh, bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra sự lố bịch và trơ trẽn của báo đảng khi cố tình dùng thủ đoạn nhét chữ vào miệng Obama.
Dựa trên bản dịch chính thức của đại sứ quán Hoa Kỳ, Danlambao đã làm phụ đề Việt ngữ cho video bài phát biểu trên.
Hy vọng rằng, những thông điệp trong diễn văn kiệt xuất của Tổng thống Obama sẽ giúp các bạn trẻ Việt Nam có thêm động lực để hướng đến sự thay đổi cho đất nước.
Người dân ở Sài Gòn chào đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016.
VOA Tiếng Việt - Hàng chục nghìn người Việt đổ ra đường chào đón và từ biệt Tổng thống Barack Obama, hoàn toàn trái ngược với cảnh nhiều người dân xuống đường phản đối chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nguyên thủ Mỹ rời Việt Nam hôm qua, 25/5, nhưng dư âm của chuyến thăm được coi là lịch sử này vẫn còn.
Báo chí Việt Nam hôm nay vẫn tiếp tục đăng tải các bài viết liên quan tới ông chủ Nhà Trắng, trong khi trên các trang mạng xã hội, hình ảnh cũng như video về ông Obama vẫn xuất hiện dày đặc.
Lê Hải Lăng - Danlambao - Chuyến đi Việt Nam của Obama được dân chúng quan tâm và tự nguyện chào đón một cách thiện cảm mà bài viết này gọi là hiện tượng Obama. Một vị Tổng Thống nước dân chủ lãnh đạo số 1 thế giới đi thăm một nước độc tài đảng trị cộng sản, được dân chúng ái mộ vô vàn. Đó cũng là thể hiện sự trắc nghiệm lòng dân mà nhà cầm quyền Việt Nam cần phải tìm con đường thay đổi hệ thống để đáp lại nguyện vọng và nhu cầu của dân chúng trong tiến trình phát triển đất nước.
Trong những ngày qua, đọc các cái tít một số tờ báo lớn đảng loan tin Obama đi thăm chỗ này, Obama thế nọ thế kia. Có nhiều tiết mục bài báo thay vì dùng TP HCM lại viết lên hai chữ Sài Gòn. Có báo nhảy rào dùng những lời phát biểu của Obama như chạy tít: “Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ” hoặc bài “Hoàn cầu ấm ức Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN, sao không dỡ với TQ”.
Có thể nói rằng thay vì xiết chặt báo chí trong vụ săn tin cá chết như ban tuyên giáo trung ương đã làm, đằng này hầu như có một cởi trói nào đó cho báo đảng được thảnh thơi chạy tít cho sự kiện Obama viếng thăm. Gây chú ý và lôi cuốn hấp dẫn người đọc chẳng hạn như là: Người dân túa ra phố xem siêu xe chở ông Obama. Giây phút đầu tiên Obama tới Hà Nội. TT Obama thưởng thức bún chả HàNội. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Obama dưới trời mưa. Người dân Sài Gòn đội mưa, hào hứng chờ đón ông Obama. Obama cởi áo vét, xắn tay áo trò chuyện cùng bạn trẻ Việt.
Hiện tượng Obama đơn giản từ cử chỉ hòa đồng bắt tay nồng ấm với dân nơi khu vực quán ăn tại Hà Nội, tác phong hài hòa biểu hiện qua chụp hình tươi cười cùng người dân khi ghé quán trong cơn mưa ở Mễ Trì. Một vài chi tiết nhỏ báo đưa tin, nhưng đó là cả một dịp may, cơ hội để cho dân so sánh cách sống của người nước dân chủ do dân bầu với quan đỏ của đảng tự bán tự bầu.
Từ lời khuyên lớp trẻ đứng lên bằng đôi chân của mình. Từ chuyện đề cập hành xử cường quốc để cảnh cáo: Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ. Obama như muốn truyền đạt giấc mơ độc lập tự chủ cho cho một dân tộc nhỏ, láng giềng với một cái bang luôn dòm ngó muốn thôn tính.
Như sau một cơn bão tàn phá khủng khiếp, gặp ân nhân mang phẩm vật cứu trợ tới. Người dân VN đón chào Obama trong tâm trạng khát khao được ai đó cho miếng bánh trong cảnh tượng mang sức sống với nguồn gió mới. Họ đã chán ngấy độc tài độc diễn trước ngày bầu cử vừa qua với những màn đấu tố diễn lại cách đây nửa thế kỷ. Họ đã thất vọng mất sạch cả niềm tin dù là rất nhỏ nhoi vào nhà nước. Vì đảng không có người tài đức giải quyết vấn nạn khủng hoảng kinh tế cũng như âm mưu che đậy tội ác trong vụ cá chết.
Đón tiếp TT một nước dân chủ, lại là cường quốc số 1. Người dân đã thể hiện quan điểm của mình qua các phản hồi trong tất cả các báo nhà đảng kiểm soát. Phần đông là chào mừng và khen tư cách của vị khách quý. Trong thâm tâm của người dân ủng hộ Obama có nghĩa là nêu cao tự do dân chủ mà dưới thể chế độc tài CS người dân không có quyền hưởng.
Xin đơn cử một vài ý kiến ngắn của người dân lo lắng đến vận mạng đất nước trước giặc ngoại xâm:
Trong bài Giây phút đầu tiên TT Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Thanh Đức: “Kính chào ông OBAMA, rất hân hạnh được ông đến thăm đất nước và nhân dân VN chúng tôi. Hy vọng ông sẽ tiếp thêm sinh khí dân chủ, hòa bình, hữu nghị tốt đẹp vào đất nước và con người Việt Nam. Quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ là nhân tố quan trọng nhất cho công cuộc đổi mới và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của VN trước họa xâm lược của T. Q". (Vnnet)
Trong bài TT Mỹ Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Mồi Câu Cá Chép: “Trong đời tôi chưa từng chứng kiến sự thật nào trọng đại và tuyệt vời như thế này. Chúc Việt-Mỹ mãi mãi là anh em một nhà"(Vnexpress)
Người dân so sánh sự cách biệt giữa quan đỏ trong thể chế độc tài với tác phong của TT nước dân chủ:
Trong lúc quan chức VN đi họp đường bị lụt bắt bảo vệ cõng. Thì trong bài Cuộc gặp bất ngờ với ông Obama dưới mưa. Ý kiến của Thủy: “TT tự cầm ô”. Và đây là ý kiến của Hiên: “Xúc động và ước gì chúng ta có nhiêu lãnh đạo cao cấp dành cho nhân dân sự thân thiện tự đáy lòng như thế”
Hiện tượng Obama đã xảy ra như một trận bóng hào hứng, người dân tung hô quả banh Obama đá ra bằng đường chuyền từ nhân cách cầu thủ đội dân chủ đá qua lưới toán quân độc tài cần mở mắt có tầm nhìn.
Dẹp bỏ qua mọi khía cạnh khác trong chuyến đi của TT Obama. Cá nhân ông có thể mất vui khi nhà cầm quyền bắt cóc những nhà hoạt động XHDS không được tiếp xúc với ông. Nhưng về lâu về dài, với tư cách của ông đã gây ra hiện tượng Obama mà nơi đó người dân VN nhất là giới trẻ vượt qua sợ hãi để từng bước tìm cho mình đất đứng trong một nước thật sự độc lập, tự do, dân chủ mà ông Obama được hưởng trong nước Mỹ của ông.
Ông Obama đi ra nước ngoài bắt tay dân nói chuyện với dân. Còn lãnh đạo VN chỉ biết ra lệnh đánh dân, hành hạ dân, bắt dân bỏ tù khi dân lên tiếng.
Hiện tượng Obama là một bài học cho những người ngồi trên con thuyền biết:
Chèo ngược dòng nước sẽ bị lật trong dòng thác dân tộc vươn lên để sinh tồn.
Hiện tượng Obama cho những cái đầu con hoang Ba Đình thấy rằng:
Tinh thần dân tộc Việt Nam muốn thoát Trung cho khỏi họa nô vong là điều tối cần cho tiền đồ đất nước.
TỔNG THỐNG OBAMA: Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, trái tim tôi thực sự xúc động trước tấm lòng nhân hậu vốn nổi tiếng của người Việt Nam. Qua vô số những người đứng xếp hàng trên các con phố, tươi cười và vẫy tay chào, tôi cảm nhận được tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Tối qua, tôi đã đến thăm phố cổ Hà Nội và thưởng thức một vài món ăn đặc sắc của Việt Nam. Tôi đã ăn Bún Chả. (Vỗ tay). Uống một chút bia Hà Nội. Nhưng tôi phải thú thực là đường phố thật đông đúc, cả đời tôi chưa bao giờ thấy có nhiều xe máy đến vậy. (Cười). Vì vậy tôi chưa thử đi qua đường, nhưng có thể sau này khi có dịp tôi quay trở lại, các bạn có thể chỉ cho tôi cách qua đường.
Tôi không phải là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây. Nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống nhiều bạn ở đây, đã trưởng thành sau cuộc chiến giữa hai nước chúng ta. Khi những lực lượng cuối cùng của Hoa Kỳ rời khỏi Việt Nam, tôi mới tròn 13 tuổi. Do vậy lần đầu tiên tôi trực tiếp biết đến Việt Nam và tiếp xúc với người Việt Nam là khi tôi lớn lên ở Hawaii, với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đầy tự hào ở đó.